Dịch cuốn MOLECULAR BIOLOGY PROBLEM SOLVER

Mình là sinh viên năm cuối (năm 4). Khoa công nghệ sinh học. Đại học Nông Lâm TpHCM. Một chương mình sẽ dịch trong một tháng.

Võ Khánh Hưng

Hãy cùng làm nền khoa học nước nhà phát triển
 
PIPETTE (Michele A.Kennedy)
Việc lấy chính xác lượng dung dịch là quan trọng trong hầu hết các phần việc thí nghiệm. Nếu lấy thể tích không chính xác, kết quả có thể trở nên rắc rối trong suốt toàn bộ thí nghiệm. Phần này sẽ trình bày về các vấn đề xảy ra từ việc lựa chọn pipette đúng cho tới việc đảm bảo rằng pipette đang hoạt động tốt.

Pipette nào là phù hợp nhất cho ứng dụng của bạn?
Những ứng dụng khác nhau sẽ yêu cầu sử dụng các loại pipette hay các phương pháp khác nhau. Trước khi mua pipette, phải quyết định loại pipette nào phù hợp với nhu cầu của phòng thí nghiệm. Có hai loại pipette chính: loại thay đổi thể tích khí hút (air displacement), và thay dương tính (positive displacement) (Hình minh họa). Pipette thay khí được sử dụng phổ biến nhất trong phòng thí nghiệm. Ở loại này, đầu pipette sử dụng một lần được lắp vào pipette có chứa pistion. Thể tích khí được điều khiển bởi piston bên trong pipette, cho phép hút đẩy mẫu. Loại pipette này sử dụng lí tưởng cho các dung dịch nước.


Loại pipette thứ hai là thay dương tính. Trong pipette này, piston ở trong đầu pipette sử dụng một lần và tiếp xúc trực tiếp với dịch mẫu. Pipette thay dương tính này được sử dụng cho dung dịch có áp suất hơi lớn và rất nhớt. Khi hút đẩy dung dịch có áp suất hơi lớn, người ta thường làm ướt đầu pipette trước. Điều này cho phép thể tích khí nhỏ trong hệ thống pipette thay dương tính bão hòa với hơi trong dung dịch. Sự tiền ướt này sẽ làm tăng độ chính xác của pipette do mẫu không bay hơi vào môi trường đã bão hòa, nếu không sẽ tạo thành bao khí trong pipette.

Khi bạn đã quyết định loại pipette phù hợp với phòng thí nghiệm, tiếp theo là việc chọn đúng phổ thể tích. Hãy xác định thể tích thường xuyên sử dụng nhất. Điều này sẽ giúp bạn chọn loại pipette có độ chính xác cao nhất. Pipette có thể tích cố định đưa ra độ chính xác cao nhất nhưng bị hạn chế do chỉ sử dụng được cho một loại thể tích. Pipette có thể tích thay đổi ít chính xác hơn, nhưng cho phép thay đổi thể tích sử dụng trên một pipette. Thí dụ, độ sai lệch của pipette thể tích thay đổi Eppendorf® Series 2100 10-100ml, đặt tại 100ml là ±0.8%, trong khi pipette thể tích cố định Series 2100 100 ml là ±0.6%. Khi chọn pipette thể tích thay đổi, hãy nhớ rằng tất cả các pipette thuộc loại này có độ chính xác cao nhất tại giới hạn lớn nhất của phổ thể tích. Một pipette thể tích thay đổi Eppendorf Series 2100 10-100ml, đặt tại 100ml có độ sai lệch ±0.8%, trong khi đó pipette 100 – 1000ml đặt tại 100ml có độ sai lệch ±3.0%.

Yếu tố nào để sử dụng pipette một cách chính xác?
Sau khi đã chọn được pipette phù hợp với ứng dụng của bạn, bạn cũng phải biết sử dụng nó đúng cách. Sử dụng sai một pipette có thể làm thay đổi thể tích phân phối. Khi làm việc với pipette, hãy kiểm tra rằng piston chuyển động trơn và không bị kẹt. Hút mẫu quá nhanh có thể tạo dòng xoáy từ đó làm tăng thể tích hút.

Khi hút mẫu, việc theo sát những chỉ dẫn sau là rất quan trọng. Đầu tiên, nên chỉ để ngập đầu pipette vài mm dưới mặt thoáng của mẫu (Hình 4.7). Điều này để chắc chắn rằng áp suất thủy tĩnh trong quá trình hút và phân phối là như nhau. Tiếp đó, nên đặt pipette thẳng đứng hoàn toàn trong quá trình hút. Đặt pipette nghiêng một góc 30° sẽ tạo ra độ sai lệch lớn nhất là +0.5% (Products and Applications for the Laboratory 2000, Eppendorf ®catalog, p.161).

Khi phân phối mẫu, đầu pipette nên chạm vào thành bình để mẫu chảy đều và không tạo giọt. Nếu một giọt còn đọng lại trong đầu pipette, thể tích phân phối sẽ sai lệch.

Ngăn chặn và giải quyết các vấn đề
Một lịch bảo dưỡng và căn chỉnh rất quan trọng để đảm bảo pipette hoạt động tốt. Nên thực hiện căn chỉnh pipette theo nhà sản xuất thường xuyên hơn việc kiểm tra và lau sạch (More often than not, the factory-set calibration on a pipette is changed before a proper inspection and cleaning has been performed.). Một chương trình bảo dưỡng tốt có thể ngăn chặn những thay đổi không cần thiết khi căn chỉnh, có thể tiết kiệm chi phí tính trên tổng thời gian sử dụng của pipette.

Một số từ/câu chưa rõ:

loại thay đổi thể tích khí hút (air displacement)
loại thay dương tính (positive displacement)
(Có hình minh họa trên http://www.nature.com/app_notes/nmeth/2006/063006/fig_tab/nmeth887_F1.html).

Nên thực hiện căn chỉnh pipette theo nhà sản xuất thường xuyên hơn việc kiểm tra và lau sạch (More often than not, the factory-set calibration on a pipette is changed before a proper inspection and cleaning has been performed.).
 
Một số ý kiến về bảo dưỡng:
Luôn đặt pipette ở vị trí thẳng đứng. Điều này để tránh đầu côn hay piston bị uốn khi đặt trong ngăn kéo.

Luôn đảm bảo pipette phải sạch. Bụi bẩn trên đầu côn khiến đầu pipette không kín, do đó sẽ ảnh hưởng tới thể tích hút đẩy.

Kiểm tra đầu côn của pipette có bị tắc hay uốn cong. Nếu có, nó có thể thay đổi cột khí dùng để đẩy thể tích mẫu và sẽ ảnh hưởng tới thể tích đẩy.

Đảm bảo rằng đầu côn phải gắn chặt lên pipette. Khi lắp đầu côn lên pipette không nên quay pipette. Chỉ quay khi sử dụng đầu côn không đúng cỡ. Việc quay đầu côn sẽ làm lỏng đầu côn và do đó pipette sẽ hút không chính xác lượng thể tích cần thiết.

Việc kiểm tra khe hở nên được thực hiện theo mô tả dưới đây trước khi bạn tái căn chỉnh pipette. Nếu pipette hở, thay thế vòng O mới có thể là tất cả những gì cần làm để đưa pipette về đúng sự căn chỉnh gốc tại nơi sản xuất. Cuối cùng là căn chỉnh lại pipette.

Nên lau pipette như thế nào?
Việc lau pipette nên được thực hiện theo phương pháp đúng, làm sạch từ ngoài vào trong.

Lau các phần ngoài của pipette bằng dịch xà phòng. Trong hầu hết các trường hợp pipette có thể được làm sạch với isopropanol, nhưng hãy kiểm tra lại điều này với nhà sản xuất. Tiếp đó, bỏ đầu côn bằng nút thoát. Làm sạch nút thoát để nó không chứa mảnh vụn hay bụi. Lau sạch hoàn toàn phần đầu côn.

Bỏ đầu côn (, which is usually screwed into the pipette handle). Trong hầu hết các trường hợp, điều này sẽ phơi ra piston, dấu (?seals) và vòng O. Lau miệng đầu côn để loại hết bụi bẩn.

Kiểm tra trạng thái của piston, vòng O, và seal. Nên loại bỏ bất kì loại bụi bẩn nào trong piston. Piston gốm (Eppendorf pipette) nên được lau sạch và bôi trơn bằng dầu silicone của nhà sản xuất. Piston thép không gỉ (Rainin® pipette) nên được làm sạch, giữ cho không bị ăn mòn, và không nên bôi trơn. Vòng O nên được lắp khít vào seal và di chuyển dễ dàng trên piston.

Tất cả thiết kế pipette đều tương tự như trong hình (Hình 4.8) nhưng cũng có một số chi tiết hơi khác. Hãy nhớ luôn tham khảo sách hướng dẫn của nhà sản xuất cho việc làm sạch pipette.

Nên kiểm tra độ chính xác pipette thường xuyên như thế nào?

Protocol để kiểm tra một pipette có thể được xác định dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Thị trường thông thường, bao gồm các PTN dùng cho giảng dạy và nghiên cứu, tuân theo tiêu chuẩn của ASTM, ISO, DIN, GMP, GLP, hay FDA. Các PTN y tế nên theo tiêu chuẩn đặc biệt như của NCCLS, CAP, CLIA và JCAHO.

Pipette nên được xem xét và kiểm tra định kì. Thời gian giữa những lần kiểm tra phụ thuộc vào hướng dẫn đưa ra bởi nhà sản xuất và mức độ thường xuyên sử dụng, nhưng nhìn chung, tối thiểu là phải kiểm tra theo quý.

Cách tốt nhất để xây dựng thời gian giữa các lần kiểm tra là xem lại công việc bạn làm và xác định bao lâu sau đó bạn muốn lặp lại nghiên cứu nếu có vấn đề xảy ra. Thí dụ, nếu một công ty dược đang phát triển một loại thuốc mới và đã kiểm tra sự căn chỉnh các pipette, chỉ để tìm rằng pipette của họ có căn chỉnh đúng hay không - nên lặp lại tất cả công việc đã được làm có sử dụng pipette chưa căn chỉnh. Bằng việc giảm thời gian giữa các lần căn chỉnh, bạn sẽ giảm thời gian tiêu tốn do phải làm lại các thí nghiệm khi có vấn đề xảy ra.

Bạn có thể kiểm tra hoạt động của pipette như thế nào?

Tất cả những bộ phận bên trong của pipette phải được kiểm tra hoạt động đúng. Trước hết, nên kiểm tra sự chuyển động dễ dàng của piston. Pistion di chuyển lên xuống phải nhẹ nhàng. Tiếp theo, kiểm tra các bộ phận bên trong, thực hiện kiểm tra rò rỉ (leak test). Mặc dù việc kiểm tra này sẽ không tính tới độ chính xác và lặp lại kết quả, nhưng nó là một phương pháp nhanh và đơn giản để biết các bộ phận bên trong có hoạt động đúng hay không. Nên nhớ rằng việc kiểm tra này chỉ đảm bảo các bộ phận bên trong của pipette không tạo ra sự rò ở pipette hay hệ thống phía đầu. Nó không kiểm tra việc pipette có chuyển thể tích đúng theo yêu cầu hay không. Hai phương pháp để kiểm tra sự rò sẽ được mô tả dưới đây. Phương pháp này phù hợp với pipette có dung tích lớn hơn 10ml; những pipette có dung tích nhỏ hơn không thay thế lượng không khí đủ để quan sát được sự hoạt động của pipette.

Bỏ đầu côn (Remove the nose cone, which is usually screwed into the pipette handle)
dấu (seals?)
kiểm tra rò rỉ (leak test)
 
Cách đầu tiên và đơn giản nhất là đặt pipette tại thể tích lớn nhất, gắn đầu côn, hút chất lỏng, và giữ pipette tại vị trí thẳng đứng trong 15 giây. Nếu chất lỏng không nhỏ giọt, seal và vòng O quanh piston đã chuẩn và không cần thay mới. Nếu rò rỉ như có giọt ở đầu côn, cần bảo dưỡng lại pipette.

Cách thứ hai là kiểm tra sự ổn định của cột chất lỏng trong một đoạn ống PVC 20 cm gắn vào pipette. Giữ pipette thẳng đứng, hút chất lỏng (nên sử dụng chất có màu) và đánh dấu mức mặt cong trên ống. Sau một phút, kiểm tra lại mức mặt cong đó có thay đổi không. Nếu có tức là có rò rỉ, pipette cần được bảo dưỡng (Eppendorf SOP Manual, p.26.) Nếu ống được nối trực tiếp với pipette, việc này sẽ kiểm tra các phần bên trong nhưng không xét tới mối tương tác giữa pipette và đầu côn. Hãy kiểm tra chỗ nối trực tiếp với pipette và sau đó kiểm tra chỗ nối giữa pipette và đầu côn để chắc chắn rằng không có rò rỉ ở cả các phần bên trong và đầu côn. Kích thước của ống phụ thuộc vào dung tích của pipette kiểm tra.

Dung tích pipette(microl) Đường kính trong ống (mm)
10–100 .................... 0.5–1
100–500 .................... 1.5–2
>500 ....................... 5

Kiểm tra việc phân phối chính xác một lượng thể tích của pipette như thế nào?

Phân tích khối lượng của pipette sẽ xác định được lượng thể tích phân phối của chất lỏng. Việc này đã chuyển trọng lượng về thể tích, và sau đó xác định lượng thể tích đó có trong chi tiết kĩ thuật của nhà sản xuất hay không (???Gravimetric testing of pipettes refers to the technique of weigh- ing a dispensed amount of liquid,changing the weight to a volume,
and then determining if the volume is within the manufacturer’s stated specifications). Đây là phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra thể tích chuyển của pipette.

Theo quy trình hoạt động tiêu chuẩn của Eppendorf cho việc căn chỉnh pipette, những thông tin sau cung cấp chi tiết về thiết bị, quy trình thực tế, và những cân nhắc có tính toán cần thiết để xác định pipette có trong sự căn chỉnh được chỉ dẫn bởi nhà sản xuất hay không.

Cần những thiết bị sau để căn chỉnh pipette:
1. Cân chính xác (kiểm tra bởi Board of Weights and Measures; e.g.,Sartorius® ,Mettler ®,Ohaus ®,or AnD.). Độ phân giải của cân phụ thuộc vào dung tích của pipette được kiểm tra. Dung tích càng thấp, càng cần độ phân giải cao. Nên đặt cân tại nơi thật sạch sẽ.

Thể tích không thực của Giới hạn lỗi của Độ chính xác cần thiết
Pipette (ml) Thiết bị kiểm tra (g)
1–50* ................. 0.1–1.0 0.00001
100–1000 ................ 1.0–10 0.0001
>1000 ................... >10 0.001

2. Chống bay hơi. Đề nghị sử dụng một bẫy ẩm hoặc thiết bị để ngăn sự bay hơi, như bình thót cổ có thể tích nhỏ. Ngoài ống cân hẹp, nên sử dụng bẫy ẩm trong cân, đơn giản là đặt một đĩa chứa khoảng 10ml nước cất vào trong cân. Đối với pipette có dung tích lớn nhất bằng hoặc hơn 5000ml, không cần thiết sử dụng bẫy ẩm.

3. Nhiệt độ phòng. Trong khi đo, nhiệt độ xung quanh nên trong khoảng từ 20° tới 25°C, ±0.5°C. Nên tránh các yếu tố có thể ảnh hưởng lên nhiệt độ của pipette và trạng thái đo (thí dụ, ánh sáng mặt trời trực tiếp). Nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ của chất lỏng kiểm tra và pipette phải tương đương với nhiệt độ của đầu côn. Thí dụ, nếu nhiệt độ mẫu là 4°C và nhiệt độ phòng (22°C) có thể gây sai lệch lớn nhất là -5.4% (Eppendorf catalog 2000, p.161). Nên cân bằng nhiệt độ của tất cả những thành phần tham gia khoảng ba tới bốn giờ trước khi căn chỉnh.

4. Kiểm tra chất lỏng. Nên sử dụng nước đã chưng cất hai lần, khử khí, ion và có nhiệt độ tương đương với nhiệt độ phòng (20–25°C). Phải thay đổi theo giờ và không tái sử dụng nước trong bình chứa hay trong ống cân. Nên duy trì độ ẩm không khí trên bề mặt chất lỏng của ống cân tại một giá trị nhất định trong khoảng 60% - 90% độ ẩm tương đối.

Phân tích khối lượng của pipette sẽ xác định được lượng thể tích phân phối của chất lỏng. Việc này đã chuyển trọng lượng về thể tích, và sau đó xác định lượng thể tích đó có trong chi tiết kĩ thuật của nhà sản xuất hay không (???Gravimetric testing of pipettes refers to the technique of weigh- ing a dispensed amount of liquid,changing the weight to a volume,
and then determining if the volume is within the manufacturer’s
stated specifications).
 
5. Hướng dẫn sử dụng. Bởi có rất nhiều loại thiết bị đo thể tích khác nhau, nên việc tham khảo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trong quá trình kiểm tra là đặc biệt quan trọng.

6. Điểm cần kiểm tra (Test points). Số lượng điểm kiểm tra được xác định bởi tiêu chuẩn sử dụng. Theo quy luật, kiểm tra nhanh gồm 4 điểm, kiểm tra tiêu chuẩn gồm khoảng 8 điểm, và căn chỉnh hoàn thiện có thể gồm bằng hoặc hơn 20 điểm tại mỗi thể tích.

7. Thể tích kiểm tra. Hầu hết các tiêu chuẩn kiểm tra tại ba giá trị sau của pipette có thể điều chỉnh thể tích:
a. Thể tích không thực (thể tích lớn nhất của pipette)
b. Khoảng 50% thể tích không thực
c. Thể tích có thể điều chỉnh nhỏ nhất, thể tích này sẽ không nhỏ hơn 10% thể tích không thực
Khi kiểm tra pipette thể tích cố định, chỉ kiểm tra thể tích không thực. Khi kiểm tra pipette đa kênh, kiểm tra các thể tích bằng nhau trên mỗi kênh

Thực hiện kiểm tra khối lượng như sau:
1. Cân mẫu:
Trừ bì cân
Làm tiền ẩm đầu côn (làm ướt đầu côn trước)
Hút và phân phối lượng thể tích lặp lại 3 lần. Thực hiện đẩy bật hơi.

2. Hút thể tích được kiểm tra từ bình chứa như sau:
Giữ pipette thẳng đứng trên bình chứa.
Giữ đầu côn ngập khoảng 2-3 mm trong chất lỏng.
Hút thể tích kiểm tra chậm và đều. Nhớ giữ trong 1 tới 3 giây. (Observe the waiting period of one to three seconds)
Nhấc đầu côn ra khỏi chất lỏng chậm và đều. Nhả lượng chất lỏng còn lại bằng cách đặt đầu côn chạm vào mặt trong ống.

3. Nhả thể tích kiểm tra lên ống cân như sau:
Đặt đầu côn có chứa chất lỏng một góc 30° so với mặt trong của ống cân
Nhả thể tích kiểm tra chậm và đều lên nấc phanh đầu tiên (phanh đo) và giữ khoảng 1 tới 3 giây.
(Điều này chỉ áp dụng với pipette thao tác bằng tay.)
Nhấn pipette tới nấc thứ hai (đẩy bật hơi) và nhả hết lượng chất lỏng còn lại trong đầu côn.
Trong lúc giữ pipette, kéo đầu côn dọc lên trên theo mặt trong của ống cân. Thả nút điều chỉnh.

4. Ghi lại số xuất hiện trên cân ngay lập tức sau khi số hiện bắt đầu ổn định. Ghi nhận giá trị từ một loạt số đo như được mô tả phía trên.
Đánh giá độ lệch và độ tin cậy như được mô tả sau đây.
Xác định độ chính xác của việc căn chỉnh
Nhằm xác định pipette có trong phổ căn chỉnh, của nhà sản xuất, dung tích trung bình, sự lệch tiêu chuẩn, hệ số biến đổi, % sai lệch và % không chính xác phải được xác định.

Điều này bao gồm việc hoàn thành các tính toán sau
1. Dung tích trung bình(). Đây là tổng của các số đo chia cho số điểm kiểm tra.

Trong đó
X1, X2, X3, X4, etc là khối lượng kiểm tra thực tế.

2. Sự điều chỉnh yếu tố Z. Yếu tố Z tính tới tác động của nhiệt độ và áp suất baromet trong quá trình kiểm tra (Xem bảng 4.3)

Trong đó
Z= yếu tố Z
X= trung bình thể tích đo được l
V= thể tích trung bình được điều chỉnh

3. Tính Độ tin cậy (không tin cậy) (A). Điểm tin cậy trên lượng phân bố mà pipette biến đổi từ giá trị được đặt:

Trong đó
A= Độ tin cậy
V= thể tích trung bình đã điều chỉnh
SV= thể tích đặt của pipette

4. Tính Độ lệch chuẩn (sd). Điểm tính toán sd trên sự phân bố thể tích quanh giá trị trung bình:

Trong đó
Z= nhân tố Z
X1, X2, X3, X4, etc: trọng lượng đo được thực tế
SV: thể tích đặt của pipette

5. Tính toán độ chính xác (không chính xác) với hệ số phân tán (CV). Tính độ lệch chuẩn theo phần trăm:

Trong đó
sd= độ lệch chuẩn
V= thể tích trung bình đã điều chỉnh

(Chú ý: Một số công thức ko viết được)
 
Sau khi có tất cả các thông tin trên, nên so sánh kết quả với chi tiết kỹ thuật của nhà sản xuất. Nếu pipette nằm trong tiêu chuẩn, nó đã đạt yêu cầu của việc kiểm tra căn chỉnh.

Nếu pipette không có đúng tiêu chuẩn, phải thay đổi việc căn chỉnh pipette. Có thể thực hiện việc này theo hai cách khác nhau, phụ thuộc vào loại và kiểu pipette. Trong một số pipette, để thay đổi việc căn chỉnh bạn phải điều chỉnh độ dài phanh piston. Điều này làm thay đổi cơ bản quãng đường piston di chuyển trong lúc hút/nhả, do đó sẽ thay đổi thể tích hút sap cho đúng với lượng thể tích cần thiết. Cách khác là thay đổi số hiện thể tích để phù hợp với lượng thể tích thực phân phối. Hãy tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất để điều chỉnh pipette của bạn đúng cách.

Sau khi điều chỉnh, pipette nên được kiểm tra lại để chắc chắn rằng nó làm việc tốt.

Giải quyết vấn đề
Bảng 4.4 mô tả những vấn đề thường xảy ra và các cách giải quyết.

Máy đo pH (Jane Stevens)
Một máy đo pH gồm những thành phần nào?

Điện cực cảm ứng
Điều này sẽ được mô tả chi tiết hơn trong phần “Điện cực nào phù hợp nhất đối với việc phân tích của bạn?”

Điện cực chuẩn
Từ “chuẩn” trong thuật ngữ lĩnh vực điện hóa sử dụng cho điện cực bán phần có thế điện cực chuẩn E0 trong phương trình Nernst (Hình 4.9). Điện cực bán phần này dưới điều kiện ổn định sinh ra một điện áp cố định dùng để so sánh với điện cực cảm ứng pH. Có nhiều hệ thống điện cực chuẩn. Một số như điện cực hydro chuẩn đóng vai trò quan trọng trong lí thuyết nhưng không thiết thực trong các ứng dụng thực tế. Hệ thống điện cực chuẩn phổ biến nhất là bạc/bạc clorua (Ag/AgCl). Dây bạc được đặt trong dung dịch Kali Clorua có bão hòa bạc để ion bạc có thể bổ sung lên dây. Hệ thống calomel sử dụng thủy ngân thay cho bạc; các nhà sản xuất cũng cung cấp các hệ thống chuẩn không sử dụng ion kim loại.

Mối nối
Mối nối ở đây có nghĩa là vị trí mẫu tiếp xúc điện với điện cực. Dung dịch bên trong và mẫu hòa lẫn tại mối nối. Điện cực nên có một dòng đủ lớn của dung dịch đi qua mối nối, do đó mẫu gặp dung dịch tại bề mặt mẫu ở mối nối. Điều này bảo vệ điện cực tốt hơn để tránh khỏi sự chảy ngược của thành phần mẫu. Điện thế (điện thế mối nối) theo sự di chuyển ion phát triển trên mối nối sẽ tạo nên điện áp nhỏ trên toàn hệ thống đo. Thông thường đây là một lỗi nhỏ. Nếu dòng dung dịch không đủ lớn, sự chảy ngược có thể gây lỗi lớn hơn do ion di chuyển với tốc độ khác nhau gây ra sự tích điện. Dung dịch nên được truyền cân bằng (các ion dương và âm có thể truyền tự do qua mối nối) để giảm thiểu sự tích điện và lỗi điện thế tại mối nối. Xác nhận một dòng có đủ lớn hay không trong mối nối điện cực không phải là việc đơn giản. Một mối nối có dòng nhanh như kiểu vòng khuyên và dao động (Hình 4.10) sẽ làm giảm nguy cơ về mối nối tồi giữa mẫu và điện cực. Mối nối tồi sẽ đưa ra giá trị biến đổi và do đó giá trị pH sẽ sai khi dung dịch động tạo ra lượng điện tích dư. Cần một thay đổi 6mV để thay đổi giá trị pH 0.1. Khó để lặp lại kết quả và có độ chính xác mà dòng chảy qua mối nối không đủ lớn. Giá trị hiện lên chậm và biến đổi chỉ ra dòng đã bị suy yếu.

Dung dịch
Dung dịch chuẩn là chất điện phân – là điểm tiếp xúc giữa mẫu và điện cực chuẩn. Dung dịch hoàn thiện vòng mạch để đo thay đổi điện áp theo mẫu. Nó bao gồm muối để dẫn điện và cho phép điện cực chuẩn có điện áp ổn định trong một khoảng thời gian. Dung dịch này thường bao gồm Kali Chlorua, nhưng không phù hợp với một số mẫu cần dung dịch thay thế khác. Một ví dụ là khi cần dung dịch khác là phải sử dụng nước tinh khiết và có nồng độ ion thấp. Nồng độ KCl cao sẽ gây biến đổi giá trị đọc khi nó được hòa với nước tinh khiết. Một dung dịch nồng độ ion thấp, như 2.0M KCl bão hòa với Ag +, sẽ tạo ra giá trị đọc nhanh và chính xác hơn.

Khe đổ (Fill hole)
Khe đổ ở thân điện cực phải được loại bỏ để dòng dương tính đi qua được mối nối.
 
pH mét đo như thế nào?
Lí thuyết
pH là số đo điện hóa hoạt độ ion hydro, H+ trong một dung dịch cụ thể. pH mét đo điện thế bằng millivolt (mV) bởi “pin” được tạo ra do các điện cực trong dung dịch(Hình 4.11). Điện áp đo được là do sự chênh lệch điện thế giữa điện cực chuẩn và điện cực cảm ứng. Điện cực cảm ứng thường được làm bằng thủy tinh và rất nhạy với sự thay đổi hoạt độ ion hydro. Phần mềm ở pH mét sẽ chuyển đổi thành giá trị pH của dung dịch dựa trên dữ liệu căn chỉnh trước đó đã lưu trong bộ nhớ. Máy sẽ hiện giá trị pH của dung dịch sau khi tính toán. Những thông tin liên quan khác, như nhiệt độ, thời gian và điện thế thực tế của mẫu thường cũng được biểu hiện trên các máy tiên tiến.

Việc căn chỉnh
Để cho hệ thống máy và điện cực xác định pH mẫu, nó phải so sánh mẫu với giá trị đã biết hay giá trị chuẩn. Chuẩn là các đệm có công thức đặc biệt đã được nghiên cứu cẩn thận để xác định ảnh hưởng của nhiệt độ lên giá trị pH. Sử dụng những đệm này để tạo ra các đường chuẩn biểu thị giá trị pH đã biết qua điện thế mV đo được, từ đó xác định pH mẫu. Biểu diễn giá trị mV của mẫu được biểu thị trên đường chuẩn và suy ra giá trị pH.
Đường chuẩn pH bản chất là đường tuyến tính. Xác định độ dốc trung bình sau khi căn chỉnh và đưa dưới dạng %, với 100% là giá trị lí thuyết tại nhiệt độ đo, hoặc một số điện thế mV trên một đơn vị pH ( mV per decade of pH-đây là độ chênh lệch giá trị điện thế khi pH từ điểm này tới điểm tiếp theo-trên trục pH là trục hoành có chia thành các khoảng đều nhau – cái này xem hình trên mạng để giải thích) mà tại đó 59.16 là chuẩn lí thuyết tại 25 oC (Hình 4.12). Độ dốc này thay đổi theo nhiệt độ, nhưng máy đo sẽ tự chỉnh nếu nhập vào nhiệt độ đúng.

Hầu hết các điện cực pH phòng thí nghiệm được thiết kế sao cho điện thế bằng 0 tại pH 7. Điểm 0 này gọi là điểm đẳng điện. Các đường chuẩn phụ thuộc vào nhiệt độ nhưng tất cả đều đi qua điểm này cho dù có độ dốc khác nhau. Đệm được cung cấp với giá trị pH điều chỉnh theo nhiệt độ ghi trên nhãn, hoặc có thể tìm thấy trong các tài liệu nghiên cứu.
 
pH mét đo như thế nào?
Lí thuyết
pH là số đo điện hóa hoạt độ ion hydro, H+ trong một dung dịch cụ thể. pH mét đo điện thế bằng millivolt (mV) bởi “pin” được tạo ra do các điện cực trong dung dịch(Hình 4.11). Điện áp đo được là do sự chênh lệch điện thế giữa điện cực chuẩn và điện cực cảm ứng. Điện cực cảm ứng thường được làm bằng thủy tinh và rất nhạy với sự thay đổi hoạt độ ion hydro. Phần mềm ở pH mét sẽ chuyển đổi thành giá trị pH của dung dịch dựa trên dữ liệu căn chỉnh trước đó đã lưu trong bộ nhớ. Máy sẽ hiện giá trị pH của dung dịch sau khi tính toán. Những thông tin liên quan khác, như nhiệt độ, thời gian và điện thế thực tế của mẫu thường cũng được biểu hiện trên các máy tiên tiến.

Việc căn chỉnh
Để cho hệ thống máy và điện cực xác định pH mẫu, nó phải so sánh mẫu với giá trị đã biết hay giá trị chuẩn. Chuẩn là các đệm có công thức đặc biệt đã được nghiên cứu cẩn thận để xác định ảnh hưởng của nhiệt độ lên giá trị pH. Sử dụng những đệm này để tạo ra các đường chuẩn biểu thị giá trị pH đã biết qua điện thế mV đo được, từ đó xác định pH mẫu. Biểu diễn giá trị mV của mẫu được biểu thị trên đường chuẩn và suy ra giá trị pH.
Đường chuẩn pH bản chất là đường tuyến tính. Xác định độ dốc trung bình sau khi căn chỉnh và đưa dưới dạng %, với 100% là giá trị lí thuyết tại nhiệt độ đo, hoặc một số điện thế mV trên một đơn vị pH ( mV per decade of pH-đây là độ chênh lệch giá trị điện thế khi pH từ điểm này tới điểm tiếp theo-trên trục pH là trục hoành có chia thành các khoảng đều nhau – cái này xem hình trên mạng để giải thích) mà tại đó 59.16 là chuẩn lí thuyết tại 25 oC (Hình 4.12). Độ dốc này thay đổi theo nhiệt độ, nhưng máy đo sẽ tự chỉnh nếu nhập vào nhiệt độ đúng.

Hầu hết các điện cực pH phòng thí nghiệm được thiết kế sao cho điện thế bằng 0 tại pH 7. Điểm 0 này gọi là điểm đẳng điện. Các đường chuẩn phụ thuộc vào nhiệt độ nhưng tất cả đều đi qua điểm này cho dù có độ dốc khác nhau. Đệm được cung cấp với giá trị pH điều chỉnh theo nhiệt độ ghi trên nhãn, hoặc có thể tìm thấy trong các tài liệu nghiên cứu.

Có thể thay toàn bộ từ "pH mét" trong toàn bọ bài này bằng "pH kế" nghe có vẻ thuần Việt hơn không? ví dụ có chữ thermometer tiêng Việt ta thường gọi là nhiệt kế, có chữ độ ẩm kế,vv.
 
pH kế hoạt động như thế nào?
Máy đo xác định pH mẫu bằng cách đo mV mẫu, sau đó dùng phương trình Nernst để đưa ra giá trị pH. Phương trình Nernst được sử dụng để mô tả giá trị điện cực:

Trong đó S là độ dốc, và E measured là điện thế điện cực cảm ứng, E0 là điện thế điện cực chuẩn,và loghoạt độ hydro là giá trị pH. Hầu hết pH kế đều có đầu dò trong cả điện cực chuẩn và cảm ứng. Sự biểu hiện giá trị độ dốc trong công thức chứng minh tầm quan trọng của việc căn chỉnh hệ thống đo và điện cực. Máy đo sử dụng đúng độ dốc đối với nhiệt độ mẫu sẽ đưa ra giá trị pH chính xác hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi giá trị pH chênh lệch lớn so với điểm đẳng điện thế. Giá trị pH càng xa điểm đẳng điện thế, ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ lên kết quả tạo thành càng lớn.

Mục đích của việc hiệu chuẩn tự động (auto buffer- recognition)?
Nhiều máy đo tự căn chỉnh, tự hiệu chuẩn làm đơn giản hóa việc căn chỉnh. Hệ thống này cho phép máy đo có thể xác định đệm bằng giá trị mV được biểu hiện. Thí dụ, đệm có giá trị mV lân cận 0 được xác định có pH 7.00, giá trị lân cận 167mV sẽ được xác định có pH 4.01. Nếu máy có đo nhiệt độ, nó có thể tự điều chỉnh giá trị đệm theo sự thay đổi của nhiệt độ.

Những lỗi căn chỉnh thường xảy ra do lỗi tại hoạt động tự hiệu chỉnh trong máy đo. Do hầu hết máy đo đưa ra giá trị pH đều tính tới nhiệt độ (theo bảng có sẵn hoặc thuật toán trong phần mềm), người sử dụng không cần điều chỉnh giá trị biểu hiện để tính tới sự thay đổi pH đệm theo nhiệt độ như căn chỉnh bằng tay.

Các vấn đề xảy ra do nguyên nhân thứ hai là đệm hay bộ đệm không phù hợp với loại đặt trong máy. Nhiều máy đo cho phép người sử dụng chọn loại đệm mà họ muốn tự hiệu chỉnh. Đó có thể là đệm NIST (National Institute of Standards and Technology) (4.01,6.86,etc.), và đệm 4,7,và 10, những bộ được sử dụng phổ biến ở các nước hay theo các quy định của chính phủ, như đệm DIN. Phần “Bạn có nên sử dụng đệm không thuộc loại NIST hay không có dấu vết NIST để căn chỉnh pH kế hay không” sẽ đưa ra những chi tiết về vấn đề này. Mỗi chế độ đệm sẽ có pH thay đổi theo bảng nhiệt độ hay thuật toán áp dụng công thức cụ thể khác nhau, do đó sẽ gây lỗi khi sử dụng loại đệm khác. Thí dụ, pH 7.00 và NIST 6.86 cùng đưa ra giá trị xấp xỉ 0mV nhưng chịu ảnh hưởng khác nhau bởi nhiệt độ do khác nhau trong thành phần hóa học. Lỗi trong căn chỉnh sẽ làm sai lệch kết quả.

Sử dụng loại đệm nào phù hợp với bước căn chỉnh của bạn?
Chọn phổ đúng
Một điều quan trọng là các tiêu chuẩn căn chỉnh phải bao trùm toàn bộ phổ pH dự đoán trước của mẫu và bao gồm đệm gần với điểm đẳng điện áp. Nếu pH trong dải 5 tới 6, đệm 4 và 7 là phù hợp. Nếu pH trong dải 9 tới 10, đệm 4 và 7 không đưa ra kết quả chính xác bởi máy sẽ ngoại suy đường chuẩn để xác định pH mẫu, nhưng lại không tính đến các biến số điện cực khác. Sử dụng đệm căn chỉnh có pH 7 và 10 là phù hợp trong trường hợp này. Phân tích mẫu trong phổ rộng sẽ chính xác hơn khi căn chỉnh trên nhiều điểm như 4, 7, và 10, hay thậm chí 1.68, 4, 7, 12.46. Những máy tiên tiến không chỉ tạo ra đường chuẩn tốt nhất khi căn chỉnh mà còn áp dụng độ dốc thu được vào tất cả các phép đo. Để có kết quả chính xác nhất, mẫu phải được so sánh với đoạn đường chuẩn có chứa giá trị pH mẫu. Do đó mẫu với pH 11 sẽ được tính toán sao cho có sử dụng độ dốc của đoạn đường chuẩn từ pH 10 tới pH 12.46. Chiến lược căn chỉnh nhiều điểm làm tăng tối đa độ chính xác và tiết kiệm thời gian do giảm số lần căn chỉnh cần phải thực hiện khi phân tích mẫu trong phổ rộng.

hiệu chuẩn tự động (auto buffer- recognition)? – cái này tính theo điểm (points), tra tiếng Việt trên web về pH kế thì sự hiệu chuẩn tự động cũng được tính theo điểm. Mọi người kiểm tra giúp xem dùng từ đã chính xác chưa --> auto buffe recognition sự hiểu chuẩn tự động: nghĩa đưa ra chi tiết trong bài dịch
Cảm ơn ạ.
 
Đệm NIST hay không có chứng nhận NIST
Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn và Công nghệ (NIST) là cơ quan chính phủ Mĩ tiêu chuẩn hóa các máy đo. NIST cung cấp các loại muối để tạo ra một phổ đệm và bảng quan hệ nhiệt độ - pH có trong các sách hóa tham khảo như CRC Handbook of Chemistry (Weast 1980). Những muối đệm này dùng để làm chuẩn cơ bản, chúng có giá thành rất cao bởi tuân theo những nghiên cứu thực hiện trên những mẫu cụ thể. Hầu hết đệm thương mại được phải được so sánh với những đệm trên. Những đệm thương mại này dán nhãn có chứng nhận NIST. Cộng đồng chung Châu Âu sử dụng một bộ đệm từ các công ty hóa chất khác nhau, được gọi là đệm DIN. Hầu hết các nước sử dụng đệm từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng tốt nhất là nên kiểm tra khi phép đo phải tuân theo quy định có tính chất quốc tế. Cũng như bất kì việc đo đạc hóa học mà phải tuân theo các tiêu chuẩn khi định lượng mẫu, chất lượng tiêu chuẩn rất quan trọng để đưa ra kết quả chính xác. Các đệm có bảo đảm bởi một cơ quan đã được chấp nhận sẽ đưa ra kết quả đáng tin cậy hơn là đệm chưa được kiểm tra hay có chất lượng không rõ ràng. Mẫu đo với đệm đã được chứng nhận sẽ được bảo đảm khi các phòng thí nghiệm được kiểm toán.

Sự bù nhiệt là gì và chọn phương pháp nào tốt nhất cho một phân tích?
Sự bù nhiệt là thuật ngữ sử dụng khi điều chỉnh máy đo theo ảnh hưởng của nhiệt độ trên đường chuẩn. Máy có thể xác định nhiệt độ mẫu bằng nhiều cách khác nhau, bằng một đầu dò bù nhiệt tự động (ATC), cung cấp riêng hoặc đặt trực tiếp trên điện cực. Cách khác là có thể tự nhập nhiệt độ qua bộ điều khiển. Cách tốt nhất đối với người sử dụng quyết định bởi tính chất của mẫu và giá cả. Thường dùng đầu dò ATC hoặc điện cực pH kết hợp với đầu dò ATC nếu có đủ lượng mẫu cần thiết. Đầu dò ATC làm bằng thủy tinh, epoxy, thép không gỉ, và vật liệu khác để phù hợp với các loại mẫu khác nhau.

Khi máy đo có khả năng bù ảnh hưởng của nhiệt độ lên việc căn chỉnh, pH của dung dịch có thể tự chỉnh theo nhiệt độ. Nhiệt độ dung dịch có thể thay đổi một cách tương đồng trong dung dịch, mà trong dung dịch này có thể tạo ra hay làm mất đi ion đang đo (???The solution temperature can shift equilibria within the solution, which can create or scavenge the ions being measured.). Do không thể dự đoán hay điều khiển ảnh hưởng của nhiệt độ, nên ghi lại nhiệt độ khi đo pH để có thể lặp lại kết quả trong lần thí nghiệm tiếp theo. Việc chuẩn điện cực cũng cần một khoảng thời gian nào đó để đạt cân bằng nhiệt độ với đầu cảm ứng (do dung dịch ở bên trong và dây kim loại thay đổi nhiệt độ với tốc độ khác nhau). Có thể giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt độ bằng cách sử dụng điện cực với hệ thống chuẩn không phải là kim loại.

Độ phân giải ảnh hưởng tới việc đo pH như thế nào?
Độ phân giải là số vị trí thập phân sau dấu chấm (của số thập phân theo hệ Anh Mĩ) hiện trên máy đo. Một số máy đo có thể đặt giá trị này, như 9.0, 0.03 hay 9.034. Tốt nhất là nên sử dụng số vị trí yêu cầu cho phép đo. Thí dụ, nếu một dung dịch phải được điều chỉnh pH 4.3 tới 4.5, không nên cố gắng đọc pH 4.302. Càng sử dụng nhiều vị trí thập phân, càng mất thời gian để có giá trị cân bằng bởi đầu dò phải từ từ đạt tới giá trị cuối cùng. Độ phân giải của điện cực rẻ tiền thấp hơn các điện cực refillable (refillable electrodes). Kiểm tra đặc điểm điện cực để chắc chắn có sử dụng độ phân giải đó không hay chỉ làm chậm quá trình đo và không bao giờ đạt tới giá trị hoàn toàn ổn định. Giá trị pH ổn định có thể vẫn hiển thị sự thay đổi trên màn hình theo sự dao động của nhiệt độ. Điều này là bình thường, nhưng sẽ thấy rõ ảnh hưởng này hơn khi đặt tại độ phân giải cao.

Không hiểu câu này trong đoạn có nghĩa gì: Nhiệt độ dung dịch có thể thay đổi một cách tương đồng trong dung dịch, mà trong dung dịch này có thể tạo ra hay làm mất đi ion đang đo (???The solution temperature can shift equilibria within the solution, which can create or scavenge the ions being measured.).

điện cực refillable (refillable electrodes)

Sự tự nhận đệm (auto buffer- recognition) (theo đề nghị của một anh làm tại công ty có liên kết với Promega- Cảm ơn anh :D)
 
Không hiểu câu này trong đoạn có nghĩa gì: Nhiệt độ dung dịch có thể thay đổi một cách tương đồng trong dung dịch, mà trong dung dịch này có thể tạo ra hay làm mất đi ion đang đo (???The solution temperature can shift equilibria within the solution, which can create or scavenge the ions being measured.).

điện cực refillable (refillable electrodes)

Sự tự nhận đệm (auto buffer- recognition) (theo đề nghị của một anh làm tại công ty có liên kết với Promega- Cảm ơn anh :D)[/quote]


The solution temperature can shift equilibria within the solution, which can create or scavenge the ions being measured
= Nhiệt độ của dung dịch có thể làm thay đổi các cân bằng ion trong dung dịch đó, cho nên nồng độ của các ion cần đo có thể tăng hoặc giảm khi nhiệt độ dung dịch thay đổi.
Lý do: tôi hiểu chữ equilibria ở đây là cân bằng ion (nồng độ các ion tự do trong dung dịch phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch vì nhiệt độ ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của chất trong dung dịch, sự tăng hay giảm nồng độ ion trong dung dịch là kết quả của sự thay đổi cân bằng gây ra do nhiệt độ thay đổi). Từ "which" ở đây là từ thay thế cho ý của tất cả mọi từ trong vế trước dấu phảy, hàm ý: nhiệt độ dung dịch mà thay đổi thì làm cho cân bằng ion trong dung dịch đó sẽ thay đổi >>> thay đổi nồng độ ion cần đo >>> đo cùng 1 dung dịch nhưng nếu nhiệt độ khác nhau thì kết quả đo sẽ khác nhau đấy nhé (!). Ý sâu xa của câu này có lẽ như vậy.

điện cực refillable (refillable electrodes): điện cực có thể được "fill" lại hay gì gì đó, "fill" là gì thì chỉ có người trong ngành mới hiểu, các bác bên bách khoa tham gia đi.
 
Tại sao máy đo hiện “Ready” cả khi pH vẫn thay đổi?

Do điện cực từ từ mới đạt tới giá trị cuối cùng nên phải có thời gian trễ trước khi ghi nhận số liệu có độ chính xác cần thiết. Các máy đo được thiết kế khác nhau để xác định khoảng thời gian trễ này. Sự thay đổi giá trị sau khi máy hiện “ready” thường nhỏ. Giá trị pH ổn định, có bù nhiệt sẽ vẫn thay đổi trên màn hình hiển thị do nhiệt độ thay đổi.

Điện cực pH nào phù hợp nhất với phân tích của bạn?

Mẫu
Mẫu là yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi chọn điện cực phù hợp. Protein, đệm Tris, và các mẫu sinh học khác (bản agar, plasma, tế bào, mẫu trong thiết bị lên men) kết tủa với ion bạc. Giải pháp tốt nhất là dùng điện cực không phải bạc. Ngoài ra có thể dùng mối nối hình khuyên chuyển động tự do để giảm ảnh hưởng này bởi nó sẽ ít bị kẹt do có dòng chảy bên ngoài mạnh hơn và dễ dàng lau rửa. Điện cực calomel truyền thống sử dụng cho mẫu protein và đệm Tris, nhưng lại thường sử dụng điện cực chuẩn thủy ngân/thủy ngân clorua thay vì bạc/bạc clorua. Do thủy ngân gây ra những nguy hại về sức khỏe và rất tốn kém để xử lí nên chúng ít được sử dụng. Hiện nay, một số nhà sản xuất đưa ra hệ chuẩn cặp oxy hóa khử phi kim loại không gây nguy hiểm cho các mẫu sinh học cũng như con người trong PTN. Nó cũng không chứa ion mà có thể kết tủa với protein. Các điện cực mới cũng có thể được cung cấp dưới dạng là phần dây bạc được ngăn cách và dung dịch AgCl không tiếp xúc với mẫu. Những điện cực này sử dụng gel polymer để ngăn cách mẫu và phần bạc. Các nhà sản xuất điện cực có thể hướng dẫn bạn lựa chọn điện cực phù hợp nhất.

Thể tích và dạng mẫu

Điện cực chuẩn có đường kính điển hình 12-13 mm, nhưng không thể tiếp xúc với mẫu nếu không chuyển mẫu sang bình chứa phù hợp. Khi không được phép lấy mẫu ra, phải sử dụng loại điện cực dài. Điện cực bán vi có đường kính đầu cảm ứng 4-6 mm sử dụng với lượng mẫu nhỏ. Có thể đo pH bề mặt mẫu bằng loại điện cực sử dụng cho mặt phẳng, như khi đo mặt bản agar, pho mát, hay một giọt mẫu. Người ta cũng cung cấp vi điện cực mà một số nhỏ như đầu kim để có thể xuyên qua vách ngăn và đo pH trong ống. Điều này thuận tiện khi đo mẫu không được phép phơi ra ngoài không khí. Vi điện cực cũng có thể đo pH trong bản vi độ chuẩn (micro titer plates).


Nhiệt độ

Cũng phải xem xét tới nhiệt độ mẫu khi lựa chọn điện cực. Hầu hết điện cực thủy tinh đều ổn định tới 100 oC. Các điện cực khác được thiết kế sao cho chịu được hơi nước sôi hay trong nồi hấp tiệt trùng (autoclave). Không sử dụng điện cực epoxy với nhiệt độ cao; một số loại có thể ổn định tới 90 oC nhưng hầu hết đều bị biến dạng tại 80 oC.

Điện cực phối hợp

Điện cực phối hợp là điện cực đơn bao gồm cả điện cực chuẩn và điện cực cảm ứng. Điện cực chuẩn thường làm bằng dây bạc nhúng trong dung dịch AgCl, mặc dù nó cũng có thể là calomel, cặp oxy hóa khử, hay hệ thống điện cực chuẩn khác. Điện cực cảm ứng thường là điện cực thủy tinh nhưng cũng có thể là trasitor đặc biệt trong trường hợp điện cực trasitor ảnh hưởng bởi vùng đặc hiệu ion (ion specific field effect transistor ISFET hoặc FET). Điện cực phối hợp cần lượng nhỏ thể tích mẫu hơn hệ thống hai điện cực, nhưng lại hạn chế về khả năng tách và thay đổi phần điện cực chuẩn, mà điều này cho phép dùng cho nhiều thí nghiệm hơn.

Dung dịch trong điện cực có thể thay đổi hay không thể thay đổi?
Các điện cực không thể thay đổi dịch thường rẻ hơn và ít cần bảo dưỡng. Chúng có thể đặt ngập bởi không có khe hở trên cạnh để áp suất khí quyển có thể vào và làm chuyển động dung dịch. Chúng thường có mối nối dạng sợi hoặc bấc cho dung dịch có tính gel có thể chảy ra ngoài và dòng chảy này cũng không bị ngăn lại. Thông thường, những mối nối này đưa ra một “bộ nhớ mẫu” theo dòng chảy ngược của vật liệu mẫu vào trong điện cực. Nhiều điện cực có mối nối kép và ít cần bảo dưỡng sử dụng dung dịch bên trong là polymer. Những điện cực này có mối nối mở, nơi mà polymer bao phủ khe hở trên thành và điện cực chuẩn Ag/AgCl được ngăn với mẫu bởi polymer này. Những điện cực này cũng có thể sử dụng cho các mẫu thương phẩm bởi mẫu không tiếp xúc với bạc mà chỉ tiếp xúc với gel. Trong một số loại, polymer có tính thủy phân, nhưng những điện cực này lại có tuổi thọ cao, ít cần bảo dưỡng và đưa ra đặc tính tốt.


bản vi độ chuẩn (micro titer plates)

nồi hấp tiệt trùng (autoclave)

trasitor đặc biệt trong trường hợp điện cực trasitor ảnh hưởng bởi vùng đặc hiệu ion (ion specific field effect transistor ISFET hoặc FET)

Đoạn cuối em thấy hơi khó dịch. Các bác đọc thấy chỗ nào ngang thì xem lại giúp. Em post lên cả đoạn. Cảm ơn ạ

Nonrefillable electrodes are less costly and require low mainte-
nance. They may be submersible as there is no hole on the side
that must have atmospheric pressure to cause the filling solution
to flow.They usually have a fiber or wick junction for the gelled
filling solution to leak outside and this flow cannot be stopped.
Often these junctions exhibit a “sample memory”which is due to
backflow of sample material into the electrode. Several double-
junction, low-maintenance electrodes utilize a high-performance
polymer for the internal filling solution. These electrodes have
open junctions,where the polymer fills a hole in the glass and the
silver/silver chloride reference is isolated from the sample by the
polymer.These electrodes also can be used with commercial pro-
duction samples since the silver never contacts the sample,just the
gel which has no silver in it. While some polymer systems are
prone to hydrolysis, these electrodes offer longer lifetimes, low
maintenance and advanced features.
 
Điện cực có thể thay dịch có tính linh động nhất và tuổi thọ lâu nhất. Hầu hết chúng được giữ khô nên phù hợp với người sử dụng không thường xuyên như trong công tác giảng dạy. Dung dịch có thể được thay đổi theo yêu cầu của mẫu hay bị nhiễm mẫu. Loại điện cực này chi phí cao nhưng lại hiệu quả bởi có tuổi thọ lớn hơn điện cực không thể thay thế dịch – có giá thành thấp hơn.

Làm thế nào để tối ưu độ chính xác và sự lặp lại kết quả khi đo pH?
Các hệ thống mới
Chuẩn bị và đưa vào sử dụng điện cực
Điện cực cần phải đạt yêu cầu trước khi sử dụng. Điện cực phối hợp được sử dụng nhiều nhất trong PTN bởi các thành phần của nó có tính ổn định để có thể đưa ra kết quả đáng tin cậy. Điện cực sẽ khô đi khi bảo quản trong thời gian dài, và điện cực có thể thay dịch đã khô cần được bổ sung dung dịch có khả năng tự cân bằng hóa học và nhiệt học với vật chuẩn (reference material???). Ngoài ra, điện cực cảm ứng bằng thủy tinh cần được hydrat hóa để đo pH. The junctions need to be flowing again (cũng không hiểu câu này viết gì) để đệm và mẫu có thể tiếp xúc với điện cực chuẩn. Điện cực có thể thay dịch được giữ ẩm (với khe hở được đậy lại) cần mở khe này để tạo ra dòng chảy dương tại mối nối (Refillable electrodes stored wet with their fill hole covers closed need the fill hole opened to create a positive flow at the junction – em chả hiểu câu này viết gì cả). Những mối nối, cụ thể là làm bằng gốm, tắc do muối KCl hay các thành phần mẫu khác khi khô, do đó cần phải nhúng ướt hoàn toàn để flow (???) đúng. Do tất cả các lí do trên, cần thời gian để ổn định điện cực trước khi sử dụng.

Việc đưa điện cực vào sử dụng quan trọng để khởi đầu tốt quá trình phân tích. Nên nhúng ướt điện cực khoảng 15 phút trong dung dịch bảo quản thương mại để hydrate hóa và cân bằng điện cực. Nếu không có sẵn dung dịch bảo quản, có thể dùng tạm thời hỗn hợp 200ml đệm pH 7 và 1 gram KCl. Người ta thường đưa điện cực vào sử dụng tại khoảng pH 7 cho điểm căn chỉnh đầu tiên, và đây là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết các loại điện cực. Một trường hợp loại trừ là điện cực transistor ảnh hưởng vùng chọn lọc ion (FET), điện cực này được đưa vào sử dụng tại đệm pH 4. Nên thực hiện đường chuẩn sau khi đã đưa điện cực vào sử dụng. Nếu căn chỉnh thất bại và quan sát thấy tín hiệu biến đổi quá nhanh hay hiện lên chậm, hãy kiểm tra lại mối nối và tăng thời gian trong việc đưa điện cực vào sử dụng.

Bác nào còn giữ sách hóa hay thân với bạn nào học hóa giúp em xem lại nghĩa mấy từ này với. Em dịch phần này nhưng không biết dùng nghĩa tiếng Việt nào cho phù hợp.
vật chuẩn (reference material???)
Điện cực có thể thay dịch được giữ ẩm (với khe hở được đậy lại) cần mở khe này để tạo ra dòng chảy dương tại mối nối (Refillable electrodes (which is) stored wet with their fill hole covers closed/ need the fill hole opened to create a positive flow at the junction – em chả hiểu câu này viết gì cả)
flow (???) (junctions flow)
 
Bác nào còn giữ sách hóa hay thân với bạn nào học hóa giúp em xem lại nghĩa mấy từ này với. Em dịch phần này nhưng không biết dùng nghĩa tiếng Việt nào cho phù hợp.
vật chuẩn (reference material???)
Điện cực có thể thay dịch được giữ ẩm (với khe hở được đậy lại) cần mở khe này để tạo ra dòng chảy dương tại mối nối (Refillable electrodes (which is) stored wet with their fill hole covers closed/ need the fill hole opened to create a positive flow at the junction – em chả hiểu câu này viết gì cả)
flow (???) (junctions flow)

Hic độ này bận (ăn chơi) quá nên không xem xét được, chỉ hàng ngày vào bấm thanks thôi. Tư vấn 1 chút là em Ngọc chịu khó google image để xem cá refillable electrode nó thế nào, khi có hình tượng thì dễ lướt hơn.
 
hình có nhưng em chưa nghĩ ra từ nào khá hơn :D. cần diễn đàn mà. mà chỉ cần sắp xếp thời gian xem giúp những từ chính thôi để em còn sửa tiếp các đoạn sau. câu cú đúng ý tạm thời là đc rồi vì dần dần sẽ sửa đc khi xem lại toàn bộ lần nữa.
cảm ơn mọi người,
NN
 

Attachments

  • ph110Refill.jpg
    ph110Refill.jpg
    5.9 KB · Views: 1
hình có nhưng em chưa nghĩ ra từ nào khá hơn :D. cần diễn đàn mà. mà chỉ cần sắp xếp thời gian xem giúp những từ chính thôi để em còn sửa tiếp các đoạn sau. câu cú đúng ý tạm thời là đc rồi vì dần dần sẽ sửa đc khi xem lại toàn bộ lần nữa.
cảm ơn mọi người,
NN

Thiết nghĩ bạn cứ đưa câu bản ngữ cụ thể nào mà bạn còn băn khoăn lên đây, mọi người sẽ cùng nhau tranh luận và chuyển ngữ đến cùng. Hoan nghênh các bạn đang làm việc cụ thể có ý nghĩa cho nền SH nước nhà, hồi tôi còn học năm 2 ở nhà chả hiểu các manual nó viết chữ gì cả, đến năm 3 đại học qua nước ngoài du học mới bắt đầu biết đọc manual để thí nghiệm, vừa tiếng tây vừa không có nền tảng nên khổ lắm. Các bạn hãy đóng góp cụ thể như Ngọc, chả cần hô hào to tát cho mệt.
 
Một số từ/câu chưa rõ:

loại thay đổi thể tích khí hút (air displacement)
loại thay dương tính (positive displacement)
(Có hình minh họa trên http://www.nature.com/app_notes/nmeth/2006/063006/fig_tab/nmeth887_F1.html).

Nên thực hiện căn chỉnh pipette theo nhà sản xuất thường xuyên hơn việc kiểm tra và lau sạch (More often than not, the factory-set calibration on a pipette is changed before a proper inspection and cleaning has been performed.).

Có hứng rồi, học bài với Ngọc nhé.

air displacement = pippet hoán khí
positive displacement = pippet vô hoán khí
more often than not = usually; as a rule
More often than not, the factory-set calibration on a pipette is changed before a proper inspection and cleaning has been performed = thông số chuẩn do nhà sản xuất đặt trên pippet thường bị thay đổi trước khi việc kiểm tra và làm sạch đúng đắn được thực hiện.
 
Bỏ đầu côn (Remove the nose cone, which is usually screwed into the pipette handle)
dấu (seals?)
kiểm tra rò rỉ (leak test)

Trước hết cần chú ý cái nose cone thường dùng cho cái pippet trông như dưới đây.
LABNET_FASTPETTE-med.jpg

Có thể dịch nose cone = đầu mút (cái đầu này thường bằng cao su hoặc nhựa dẻo để mút chặt vào ống pippet gắn vào)

O-ring = gioăng tròn hoặc rõ hơn thì goi là gioăng cao su tròn
seal = cái phớt (hic từ chuyên môn may mà trước đi sửa xe máy kiếm tiền nên biết) Ngọc google image để biết cái seal-phớt trông thế nào nhé). Hoặc mua 1 cái pippet tháo ra biết liền hihi.

kiểm tra rò rỉ (leak test): đúng rồi.

Remove the nose cone, which is usually screwed into the pipette handle = tháo đầu mút, bộ phận thường được bắt vào thân pippet.
 
Phân tích khối lượng của pipette sẽ xác định được lượng thể tích phân phối của chất lỏng. Việc này đã chuyển trọng lượng về thể tích, và sau đó xác định lượng thể tích đó có trong chi tiết kĩ thuật của nhà sản xuất hay không (???Gravimetric testing of pipettes refers to the technique of weigh- ing a dispensed amount of liquid,changing the weight to a volume,
and then determining if the volume is within the manufacturer’s
stated specifications).

Gravimetric testing of pipettes refers to the technique of weighing a dispensed amount of liquid,changing the weight to a volume, and then determining if the volume is within the manufacturer’s stated specifications

= Kiểm tra pippet theo phương pháp trọng lượng là kỹ thuật cân một lượng chất lỏng do nhà cung cấp phân phối, au đó chuyển đổi khối lượng cân được thành thể tích và xác định xem thể tích này có nằm trong tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất hay không.

Nói thêm chút, phương pháp này có thể thực hiện bằng cách cân nước cất hút vào đầu côn để xem pippet có còn chính xác hay không.
 
hiệu chuẩn tự động (auto buffer- recognition)? – cái này tính theo điểm (points), tra tiếng Việt trên web về pH kế thì sự hiệu chuẩn tự động cũng được tính theo điểm. Mọi người kiểm tra giúp xem dùng từ đã chính xác chưa --> auto buffe recognition sự hiểu chuẩn tự động: nghĩa đưa ra chi tiết trong bài dịch
Cảm ơn ạ.

Dịch vậy đúng quá rồi. Trong bản gốc nó cũng giải thích mà:

Many meters have an autocalibration feature, autobuffer recognition, that simplifies calibration.

Ngọc tự chọn trong các từ hiệu chỉnh - hiệu chuẩn - định chuẩn xem từ nào phù hợp văn cảnh hơn nhé.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top