Dịch cuốn Schaum's Outline of Theory and Problems of Immunology

Hôm nay bắt chước anh Hưng, em cũng đưa lên đây một phần bài dịch để mọi người nhận xét và góp ý. Sau khi dịch em có chỉnh sửa lại câu văn tí chút nhưng vẫn chưa thấy hay mà chưa biết nên viết lại thế nào. Mọi người nhớ góp ý nha.

Nhân tiện, anh Hưng ơi, cái từ điển thuật ngữ sinh học Anh Việt anh có thì share cho em với.

Bắt đầu bài dịch đây:

Chương 15. MIỄN DỊCH HỌC CẤY GHÉP
GIỚI THIỆU

Sự cấy ghép có thể được định nghĩa là quá trình chuyển tế bào, mô hoặc cơ quan từ cá thể này vào cá thể khác. Vật được cấy ghép khi đó được gọi là mảnh ghép, cá thể cho mô ghép thường được gọi là bên cho và cá thể nhận mô ghép được gọi là bên nhận hay vật chủ. Trong khám chữa bệnh, việc cấy ghép được thực hiện để sửa chữa những khiếm khuyết về hình thể hoặc chức năng của bệnh nhân. Một trường hợp cấy ghép đặc biệt là truyền máu, tức là cấy máu lưu thông hoặc các thành phần của máu. Những cố gắng cấy ghép cơ quan hoặc mô đã được thực hiện từ thời xa xưa và hầu hết đều thất bại do bên nhận thường loại bỏ mô ghép. Chỉ đến giữa thế kỷ 20 các nhà khoa hoặc mới hiểu rõ rằng sự loại thải mô ghép chính là kết quả của phản ứng miễn dịch ở cơ thể vật chủ. Trong chương này, chúng tôi sẽ thảo luận một số thí nghiệm kinh điển đã giúp thiết lập bền vững quan điểm này.
Quan niệm chính giúp cải tiến sự cấy ghép và miễn dịch học cơ bản là chính các phân tử MHC kiểm soát phản ứng loại thải mảnh ghép. Cấy ghép là một hiện tượng nhân tạo, hoàn toàn nhân tạo và do vậy không thể nói rằng kiểm soát phản ứng loại thải mô ghép là vai trò sinh học chủ yếu của các phân tử MHC. Hơn nữa, chức năng đó của MHC chỉ là “phụ’ và bắt chước vai trò sinh học thật sự của nó ở miễn dịch tế bào T là kháng lại các kháng nguyên vi sinh vật hoặc ung thư. Tuy nhiên, việc mổ xẻ vai trò của MHC trong phản ứng loại thải mảnh ghép đã dẫn đến những thành tựu quan trọng (ví dụ: gắn kết vật cho và cá thể nhận để cấy ghép) cũng như một số phát hiện quan trọng về cơ sở miễn dịch học phân tử. Trong chương này, vai trò của MHC trong miễn dịch cấy ghép mô sẽ được thảo luận dựa trên quan điểm này.
Sự loại thải mô ghép có thể có nhiều dạng. Biết được cơ chế chung của việc nhận biết mô ghép và đáp ứng của vật chủ đối với mô ghép là một việc rất quan trọng. Nhưng có lẽ, hiểu rõ các đặc điểm lâm sàng và hình thái học của các dạng loại thải mô ghép khác nhau để có thể chẩn đoán chúng chính xác cũng quan trọng không kém. Trong chương này, chúng tôi sẽ cung cấp các đặc điểm của phản ứng loại thải mô ghép siêu cấp tính, cấp tính và mãn tính và cũng sẽ trình bày cách hoạt động của cơ chế miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được trong các kiểu phản ứng loại thải khác nhau. Chúng tôi cũng thảo luận một số hướng tiếp cận trong trị liệu và chẩn đoán sự loại thải mô ghép.
Ở cuối chương, chúng tôi sẽ thảo luận trường hợp cấy ghép mô đặc biệt – cấy ghép tủy xương. Chúng tôi sẽ phân tích hiệu quả của hướng tiếp cận đầy hứa hẹn này đối với việc điều trị các dạng ung thư và suy giảm miễn dịch khác nhau, và những hạn chế của phương pháp này. Chúng tôi cũng chỉ rõ đặc điểm và mô tả những biến chứng chính của việc cấy ghép tủy - bệnh ký chủ chống lại mô ghép. Cuối cùng, chúng tôi sẽ thảo luận về sự phát sinh bệnh suy giảm miễn dịch ở những người sống được sau khi cấy ghép tủy xương và nêu bật một số khám phá thực nghiệm mới và thú vị đã chỉ rõ nguồn gốc và khả năng ngăn chặn những hiện tượng này.

Ah, "morphology" em hay dịch là "hình thái" (vì em làm về cây trồng mà), nhưng không biết bên động vật và người thì nên dịch thế nào?

Mời mọi người cùng nhảy vô mổ xẻ, để lần sau em út dịch bài lên tay hơn. Thanks a lot.

Oái, kiểu này phải đổi nghề thôi, hôm trước vừa bất ngờ về bản dịch của Uyên, hôm nay lại đến bản dịch của Chi gây bất ngờ.

Trước tiên xin lỗi vì mình cứ nghĩ đã nhắm tin link load từ điển tới Chi. Mời check lại hộp tin nhắn để biết link download.

Dạo này mình đang bận quá nên chưa đối chiếu với bản gốc. Tuy nhiên nhận xét khi đọc bản dịch:

- Rất tốt, có đầu tư nhiều thời gian vào việc chau chuốt bản dịch cho thuần Việt, văn như lưu thủy hành vân :D, đã tránh được các lỗi thường gặp sau:

+ Lỗi dùng từ lặp
+ Lỗi dùng quá nhiều từ "sự", "các", "được", "thì là mà va"....
+ Lỗi dùng toàn câu bị động
......

- Để có bản dịch hay hơn thì:

+ Một số chỗ có thể đảo lại trật tự câu, trật tự từ (nhưng nhớ phải giữ nguyên ý nghen :D)
+ Xóa bớt những từ rườm rà không cần thiết để rút ngắn tối đa câu mà vẫn rõ ý
+ Đôi chỗ có thể ghép 2 câu đơn thành câu phức hoặc tách 1 câu phức thành 2 câu đơn

Sự cấy ghép có thể được định nghĩa là quá trình chuyển tế bào, mô hoặc cơ quan từ cá thể này vào cá thể khác.

--> Có thể định nghĩa cấy ghép là quá trình chuyển tế bào, mô hoặc cơ quan từ cá thể này vào cá thể khác.

Sự loại thải mô ghép có thể có nhiều dạng.

--> Có nhiều dạng thải loại mô ghép.

Biết được cơ chế chung của việc nhận biết mô ghép và đáp ứng của vật chủ đối với mô ghép là một việc rất quan trọng.

--> Hiểu biết cơ chế chung trong nhận biết và đáp ứng của vật chủ với mô ghép là rất quan trọng.

- Góp ý về thuật ngữ:

+ "Bone marrow" nên dịch là "tủy xương" vì còn nhiều loại tủy khác.
+ "graft-versus-host disease" nên dịch là "bệnh do mô ghép chống lại ký chủ".
+ "morphology" dịch là "hình thái" thì đúng rồi, động hay thực vật, cấp độ tế bào hay cơ thể cũng như nhau cả.

Tóm lại: bản dịch tốt (tốt hơn tôi dịch). Mọi người có thể gửi bản dịch của mình cho Chi sửa :D.
 
- Để có bản dịch hay hơn thì:

+ Một số chỗ có thể đảo lại trật tự câu, trật tự từ (nhưng nhớ phải giữ nguyên ý nghen :D)
+ Xóa bớt những từ rườm rà không cần thiết để rút ngắn tối đa câu mà vẫn rõ ý
+ Đôi chỗ có thể ghép 2 câu đơn thành câu phức hoặc tách 1 câu phức thành 2 câu đơn

- Góp ý về thuật ngữ:

+ "Bone marrow" nên dịch là "tủy xương" vì còn nhiều loại tủy khác.
+ "graft-versus-host disease" nên dịch là "bệnh do mô ghép chống lại ký chủ".
+ "morphology" dịch là "hình thái" thì đúng rồi, động hay thực vật, cấp độ tế bào hay cơ thể cũng như nhau cả.

Tóm lại: bản dịch tốt (tốt hơn tôi dịch). Mọi người có thể gửi bản dịch của mình cho Chi sửa :D.

Cảm ơn những lời nhận xét và góp ý của anh Hưng, lần đầu tiên post bài dịch lên được khen vậy là em đã tự tin hơn được tí chút rồi và có thêm khí thế để tiếp tục dịch những phần sau. Em vẫn mong sẽ nhận được thêm lời góp ý để bản dịch sẽ hay hơn nữa. Phần Giới Thiệu của chương 15 em sẽ sửa lại theo góp ý của anh Hưng và post lai sau nhe.
Về từ "mophology", trong đoạn văn trên em đã dịch là "hình thể" (sửa chữa những khiếm khuyết về hình thể hoặc chức năng của bệnh nhân). Mọi người thấy vậy có hợp lý hơn không?
Em sẽ tranh thủ post tiếp những phần tiếp theo để mọi người sửa giúp. Nice weekend, everybody!
 
Xin đăng ký thêm chương 11. Miễn dịch bẩm sinh (chương 11 đã nhường cho đồng chí vợ dịch rồi). Cố gắng hoàn thành trước 15/12/2007.

----------------------
Đã ghi danh, trân trọng cảm ơn.

NXH
 
cho em gia hạn thời gian dịch phần miễn dịch lại là 01-04-08.
Tại vì dạo này bài học quá trời luôn nên em không dám lơ là. Em xin làm phiền. Em cám ơn.
 
cho em gia hạn thời gian dịch phần miễn dịch lại là 01-04-08.
Tại vì dạo này bài học quá trời luôn nên em không dám lơ là. Em xin làm phiền. Em cám ơn.

Đã sửa lại. Nếu Long bận quá thì có thể chỉ dịch 1 chương thôi. Vì dời tới 1/4 thì lâu quá. Mình định hoàn thành cuốn này trước tháng 2/2008.

Nếu các chương còn lại chưa có người nhận hoặc không thể hoàn thành trước 2/2008 mình sẽ nhận hết :D.
 
Chương 15 (tt)
THẢO LUẬN
15.1 Các thuật ngữ chuyên môn đề cập đến sự kết hợp giữa mảnh ghép và cá thể nhận trong quá trình cấy ghép. Những thuật ngữ này là gì?
Những thuật ngữ này đều hình thành dựa trên các từ hoặc một phần từ có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp như: auto có nghĩa là giống nhau, cùng (nguồn/cá thể); syn- là tiền tố chỉ 2 thứ giống nhau; allos: khác (nguồn); và xeno có nghĩa là lạ, ngoại lai. Các thuật ngữ bắt nguồn từ các từ Hi Lạp và được sử dụng trong chuyên ngành cấy ghép như sau. Một mô ghép được cấy ghép trên cùng cá thể lấy mô được gọi là tự ghép - autologous graft hay autograft. (Tự ghép được sử dụng trong các thí nghiệm, đôi khi trong khám chữa bệnh, ví dụ như trong quá trình cấy ghép tủy xương; xem các phần sau). Một mô ghép được cấy ghép giữa hai cá thể giống nhau về mặt di truyền (ví dụ như từ một con thú thuộc dòng cận huyết sang một con thú khác cũng cùng dòng, hoặc từ một cá thể của cặp song sinh này sang cá thể kia) được gọi là ghép cùng loại (syngeneic graft). Một mô được ghép giữa hai cá thể khác nhau về mặt di truyền nhưng cùng loài (ví dụ, từ một con thú thuộc dòng cận huyết này sang một con thú thuộc dòng cận huyết kia, hoặc từ một con thú được giao phối ngẫu nhiên, hoặc từ người này sang người khác) được gọi là sự dị ghép – allogeneic graft/ allograft. Mô ghép được cấy ghép giữa hai cá thể thuộc hai loài khác nhau được gọi là ghép khác loại – xenogeneic graft/ xenograft. Dị ghép được dùng rộng rãi nhất trong khám chữa bệnh, mặc dù, như chúng tôi sẽ mô tả chi tiết sau đây, việc ghép khác loài vẫn thu hút nhiều sự chú ý vì tiềm năng cao đến mức ngạc nhiên trong một số trường hợp khám chữa bệnh.

Ah, trong từ điển mà em nhận được có từ có nghĩa khác hẳn so với quyển từ điển sinh học Anh Việt - Việt Anh của NXB Khoa học kỹ thuật (Hà nội, 1997) mà em đang có. Hic hic, khó xử quá!

Bản dịch khá.

1. Animal nên dịch là động vật, dịch là "con thú" nghe như truyện cổ tích :D. (Nên bỏ bớt một số chữ "một")

2. Việc các từ điển chuyên ngành khác nhau dịch thuật ngữ khác nhau là bình thường vì ở VN chưa hề có sự thống nhất thuật ngữ khoa học giữa các khoa học gia Bắc-Nam cũng như một số khoa học gia Việt Kiều khác.

Khi dịch nếu Chi thấy thuật ngữ nào các từ điển dịch khác nhau thì nên đưa ra để mọi người cùng thảo luận và thống nhất.
 
Em đăng kí dịch chương 9. Hạn là 30/1/08.

Em xin dịch phần Immunology Tolerance.

Thôi chết còn mỗi một chương mà bà con tranh nhau thế này biết làm sao bây giờ :((.

Về tình thì Bạn Ngọc đang tham gia dịch cuốn kia rồi thì nên nhường bạn Chương 1 tí nhỉ :D.

Về Lý thì

- Bạn Chương đăng ký trước nhưng chưa đưa ra hạn dịch.
- Bạn Ngọc đăng ký sau nhưng lại đúng quy trình thủ tục (có kinh nghiệm cuốn kia rồi mà :D).

Khó nhỉ. Hai bạn tự liên hệ giải quyết vậy hihi.
 
[FONT=&quot]Phần này đúng là hơi khó dịch, nhưng Chi dịch vậy là tốt đấy, hiểu nó nói cái gì:D.

Một số thuật ngữ theo mình có thể làm rõ hơn:

first set fashion: Mô hình thải loại lần đầu
[/FONT] [FONT=&quot]

second set fashion: Mô hình thải loại lần hai<o></o>
[/FONT] [FONT=&quot]

Present: trong miễn dịch thường dịch là trình diện.

Nói nôm na thì đây là quá trình mà các tế bào trình diện kháng nguyên "nuốt" kháng nguyên vào trong, sau đó hệ enzyme nội bào "chế biến" kháng nguyên này thành đoạn peptide sau đó "trình diện" ra bên ngoài bề mặt của nó để T hay B lymphocytes có thể nhận diện và phản ứng.

adoptive transfer: truyền tế bào mượn. <o></o>
[/FONT] [FONT=&quot]Lại nói nôm na tí nữa vậy :D. Trong miễn dịch người ta thường hay sử dụng kỹ thuật truyền tế bào mượn này. Một trong các ví dụ là:
Thường ở mức in vivo, nếu muốn biết vai trò của một gene thế nào, người ta "nốc ao" cái gene đó bằng phương pháp mà bác Capecchi mới nhận Nobel đó.
Sau khi "nốc ao" xong thì họ làm đủ trò để xem việc "nốc ao" này tác động thế nào đến kiểu hình chú chuột. Thấy có thay đổi kiểu hình là sướng rồi, có thể đăng báo. Tuy nhiên thường thì vậy vẫn chưa đủ để lên Nature hay Science ngồi chơi.
Để lên đó chơi thì họ cần mượn tế bào của đồng chí chuột nguyên vẹn (wild type) rồi truyền vào chú chuột bị "nốc ao" xem có khôi phục được chú "nốc ao" này thành kiểu hình bình thường không (loại tế bào nào và truyền vào đâu thì tùy mục tiêu nghiên cứu và dựa trên kết quả thay đổi kiểu hình). Nếu được thì rõ ràng không tranh cãi nữa là cái gene kia chịu trách nhiệm cho kiểu hình thay đổi. Giờ thì lên Nature ngồi được rồi :D.
[/FONT][FONT=&quot]<o></o>[/FONT] [FONT=&quot]

antigene presenting cells: tế bào trình diện kháng nguyên

passenger leukocytes: bạch cầu khách (đây là các bạch cầu nằm trong mô ghép được cấy vào ký chủ, thành phần chính là tế bào tua (dendritic cells))

strength: dịch là cường độ thì hay hơn độ mạnh

Bỏ bớt/thay thế một số từ "các", "sự"

lymphocyte T: mình thấy dịch là lympho bào T hay hơn là tế bào bạch huyết T<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]--><o></o>
[/FONT] [FONT=&quot]
Hơn nữa, các phân tử MHC hoạt động như là mục tiêu tấn công miễn dịch chính nằm trên mô ghép do vật chủ phát triển.
[/FONT] [FONT=&quot]Câu này dịch như vậy chưa rõ nghĩa. Theo mình có thể dịch là: <o></o>[/FONT] [FONT=&quot]“Hơn nữa, đích chính của tấn công miễn dịch do ký chủ phát động là các phân tử MHC trên mô ghép.“<o></o>[/FONT] [FONT=&quot]Câu này có thể đưa ra làm ví dụ điển hình của việc cần hiểu nghĩa sau đó đảo trật tự các từ và cụm từ sao cho rõ nghĩa.[/FONT]
 
Thật xin lỗi vì em không xem trang cuối đã gửi tin đăng kí.
Khen ai khéo chọn màu. Trách mình tính nông nổi!

Nếu ai bận quá mà đã nhận hơi nhiều thì cứ thông báo nha :D
(Ở quyển nào cũng vậy :))
 
Thật xin lỗi vì em không xem trang cuối đã gửi tin đăng kí.
Khen ai khéo chọn màu. Trách mình tính nông nổi!

Nếu ai bận quá mà đã nhận hơi nhiều thì cứ thông báo nha :D
(Ở quyển nào cũng vậy :))

Ok, vậy mời bạn Chương cho biết hạn hoàn thành.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top