Cho tôi nhận chương 17: Hiện tượng tự miễn và bệnh tự miễn
Nhờ admin xác nhận hộ cái Thanks!
Cảm ơn bạn đã tham gia. Bạn có thể dịch chương này. Mong bạn cho biết hạn hoàn thành?
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Cho tôi nhận chương 17: Hiện tượng tự miễn và bệnh tự miễn
Nhờ admin xác nhận hộ cái Thanks!
Xin đăng ký chương 18: Thiếu hụt miễn dịch; hoàn thành trước 15/12/2007.
Chào Cường, vậy đã oversea rồi hả? Chúc mừng cậu nhé!Xin đăng ký chương 18: Thiếu hụt miễn dịch; hoàn thành trước 15/12/2007.
Chào Cường, vậy đã oversea rồi hả? Chúc mừng cậu nhé!
Hôm nay bắt chước anh Hưng, em cũng đưa lên đây một phần bài dịch để mọi người nhận xét và góp ý. Sau khi dịch em có chỉnh sửa lại câu văn tí chút nhưng vẫn chưa thấy hay mà chưa biết nên viết lại thế nào. Mọi người nhớ góp ý nha.
Nhân tiện, anh Hưng ơi, cái từ điển thuật ngữ sinh học Anh Việt anh có thì share cho em với.
Bắt đầu bài dịch đây:
Chương 15. MIỄN DỊCH HỌC CẤY GHÉP
GIỚI THIỆU
Sự cấy ghép có thể được định nghĩa là quá trình chuyển tế bào, mô hoặc cơ quan từ cá thể này vào cá thể khác. Vật được cấy ghép khi đó được gọi là mảnh ghép, cá thể cho mô ghép thường được gọi là bên cho và cá thể nhận mô ghép được gọi là bên nhận hay vật chủ. Trong khám chữa bệnh, việc cấy ghép được thực hiện để sửa chữa những khiếm khuyết về hình thể hoặc chức năng của bệnh nhân. Một trường hợp cấy ghép đặc biệt là truyền máu, tức là cấy máu lưu thông hoặc các thành phần của máu. Những cố gắng cấy ghép cơ quan hoặc mô đã được thực hiện từ thời xa xưa và hầu hết đều thất bại do bên nhận thường loại bỏ mô ghép. Chỉ đến giữa thế kỷ 20 các nhà khoa hoặc mới hiểu rõ rằng sự loại thải mô ghép chính là kết quả của phản ứng miễn dịch ở cơ thể vật chủ. Trong chương này, chúng tôi sẽ thảo luận một số thí nghiệm kinh điển đã giúp thiết lập bền vững quan điểm này.
Quan niệm chính giúp cải tiến sự cấy ghép và miễn dịch học cơ bản là chính các phân tử MHC kiểm soát phản ứng loại thải mảnh ghép. Cấy ghép là một hiện tượng nhân tạo, hoàn toàn nhân tạo và do vậy không thể nói rằng kiểm soát phản ứng loại thải mô ghép là vai trò sinh học chủ yếu của các phân tử MHC. Hơn nữa, chức năng đó của MHC chỉ là “phụ’ và bắt chước vai trò sinh học thật sự của nó ở miễn dịch tế bào T là kháng lại các kháng nguyên vi sinh vật hoặc ung thư. Tuy nhiên, việc mổ xẻ vai trò của MHC trong phản ứng loại thải mảnh ghép đã dẫn đến những thành tựu quan trọng (ví dụ: gắn kết vật cho và cá thể nhận để cấy ghép) cũng như một số phát hiện quan trọng về cơ sở miễn dịch học phân tử. Trong chương này, vai trò của MHC trong miễn dịch cấy ghép mô sẽ được thảo luận dựa trên quan điểm này.
Sự loại thải mô ghép có thể có nhiều dạng. Biết được cơ chế chung của việc nhận biết mô ghép và đáp ứng của vật chủ đối với mô ghép là một việc rất quan trọng. Nhưng có lẽ, hiểu rõ các đặc điểm lâm sàng và hình thái học của các dạng loại thải mô ghép khác nhau để có thể chẩn đoán chúng chính xác cũng quan trọng không kém. Trong chương này, chúng tôi sẽ cung cấp các đặc điểm của phản ứng loại thải mô ghép siêu cấp tính, cấp tính và mãn tính và cũng sẽ trình bày cách hoạt động của cơ chế miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được trong các kiểu phản ứng loại thải khác nhau. Chúng tôi cũng thảo luận một số hướng tiếp cận trong trị liệu và chẩn đoán sự loại thải mô ghép.
Ở cuối chương, chúng tôi sẽ thảo luận trường hợp cấy ghép mô đặc biệt – cấy ghép tủy xương. Chúng tôi sẽ phân tích hiệu quả của hướng tiếp cận đầy hứa hẹn này đối với việc điều trị các dạng ung thư và suy giảm miễn dịch khác nhau, và những hạn chế của phương pháp này. Chúng tôi cũng chỉ rõ đặc điểm và mô tả những biến chứng chính của việc cấy ghép tủy - bệnh ký chủ chống lại mô ghép. Cuối cùng, chúng tôi sẽ thảo luận về sự phát sinh bệnh suy giảm miễn dịch ở những người sống được sau khi cấy ghép tủy xương và nêu bật một số khám phá thực nghiệm mới và thú vị đã chỉ rõ nguồn gốc và khả năng ngăn chặn những hiện tượng này.
Ah, "morphology" em hay dịch là "hình thái" (vì em làm về cây trồng mà), nhưng không biết bên động vật và người thì nên dịch thế nào?
Mời mọi người cùng nhảy vô mổ xẻ, để lần sau em út dịch bài lên tay hơn. Thanks a lot.
- Để có bản dịch hay hơn thì:
+ Một số chỗ có thể đảo lại trật tự câu, trật tự từ (nhưng nhớ phải giữ nguyên ý nghen )
+ Xóa bớt những từ rườm rà không cần thiết để rút ngắn tối đa câu mà vẫn rõ ý
+ Đôi chỗ có thể ghép 2 câu đơn thành câu phức hoặc tách 1 câu phức thành 2 câu đơn
- Góp ý về thuật ngữ:
+ "Bone marrow" nên dịch là "tủy xương" vì còn nhiều loại tủy khác.
+ "graft-versus-host disease" nên dịch là "bệnh do mô ghép chống lại ký chủ".
+ "morphology" dịch là "hình thái" thì đúng rồi, động hay thực vật, cấp độ tế bào hay cơ thể cũng như nhau cả.
Tóm lại: bản dịch tốt (tốt hơn tôi dịch). Mọi người có thể gửi bản dịch của mình cho Chi sửa .
cho em gia hạn thời gian dịch phần miễn dịch lại là 01-04-08.
Tại vì dạo này bài học quá trời luôn nên em không dám lơ là. Em xin làm phiền. Em cám ơn.
Chương 15 (tt)
THẢO LUẬN
15.1 Các thuật ngữ chuyên môn đề cập đến sự kết hợp giữa mảnh ghép và cá thể nhận trong quá trình cấy ghép. Những thuật ngữ này là gì?
Những thuật ngữ này đều hình thành dựa trên các từ hoặc một phần từ có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạp như: auto có nghĩa là giống nhau, cùng (nguồn/cá thể); syn- là tiền tố chỉ 2 thứ giống nhau; allos: khác (nguồn); và xeno có nghĩa là lạ, ngoại lai. Các thuật ngữ bắt nguồn từ các từ Hi Lạp và được sử dụng trong chuyên ngành cấy ghép như sau. Một mô ghép được cấy ghép trên cùng cá thể lấy mô được gọi là tự ghép - autologous graft hay autograft. (Tự ghép được sử dụng trong các thí nghiệm, đôi khi trong khám chữa bệnh, ví dụ như trong quá trình cấy ghép tủy xương; xem các phần sau). Một mô ghép được cấy ghép giữa hai cá thể giống nhau về mặt di truyền (ví dụ như từ một con thú thuộc dòng cận huyết sang một con thú khác cũng cùng dòng, hoặc từ một cá thể của cặp song sinh này sang cá thể kia) được gọi là ghép cùng loại (syngeneic graft). Một mô được ghép giữa hai cá thể khác nhau về mặt di truyền nhưng cùng loài (ví dụ, từ một con thú thuộc dòng cận huyết này sang một con thú thuộc dòng cận huyết kia, hoặc từ một con thú được giao phối ngẫu nhiên, hoặc từ người này sang người khác) được gọi là sự dị ghép – allogeneic graft/ allograft. Mô ghép được cấy ghép giữa hai cá thể thuộc hai loài khác nhau được gọi là ghép khác loại – xenogeneic graft/ xenograft. Dị ghép được dùng rộng rãi nhất trong khám chữa bệnh, mặc dù, như chúng tôi sẽ mô tả chi tiết sau đây, việc ghép khác loài vẫn thu hút nhiều sự chú ý vì tiềm năng cao đến mức ngạc nhiên trong một số trường hợp khám chữa bệnh.
Ah, trong từ điển mà em nhận được có từ có nghĩa khác hẳn so với quyển từ điển sinh học Anh Việt - Việt Anh của NXB Khoa học kỹ thuật (Hà nội, 1997) mà em đang có. Hic hic, khó xử quá!
Em đăng kí dịch chương 9. Hạn là 30/1/08.
Em xin dịch phần Immunology Tolerance.
[/FONT] [FONT="]Câu này dịch như vậy chưa rõ nghĩa. Theo mình có thể dịch là: <o></o>[/FONT] [FONT="]“Hơn nữa, đích chính của tấn công miễn dịch do ký chủ phát động là các phân tử MHC trên mô ghép.“<o></o>[/FONT] [FONT="]Câu này có thể đưa ra làm ví dụ điển hình của việc cần hiểu nghĩa sau đó đảo trật tự các từ và cụm từ sao cho rõ nghĩa.[/FONT]Hơn nữa, các phân tử MHC hoạt động như là mục tiêu tấn công miễn dịch chính nằm trên mô ghép do vật chủ phát triển.
Thật xin lỗi vì em không xem trang cuối đã gửi tin đăng kí.
Khen ai khéo chọn màu. Trách mình tính nông nổi!
Nếu ai bận quá mà đã nhận hơi nhiều thì cứ thông báo nha
(Ở quyển nào cũng vậy )