Topic LTĐH 2013 Môn Sinh - Bài tập

Status
Not open for further replies.
câu trên này kq là 6.25% là chính xác
Lời giải tham khảo : Khả năng con mắc bệnh (P) là 1/2 .
Khả năng con gái mắc bệnh (Q)( đã đc tính trong phép lai giới tính rồi nên khỏi nhân 1/2) : sẽ là 1/2*1/4
Kết quả là 1/16
:xinkieu:
vớ vẩn con gái nào ở đây =.=' Đúng là mềnh nhầm 1 chút, quên mất TH người mẹ còn 1/2 :hihi: tại tính nhẩm vào luôn nên nhầm
 
Cho F1 tự thụ phấn ở đời con F2 thu được 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn chiếm 1%. Nếu một gen qui định 1 tính trạng và không có đột biến xảy ra thì tính theo lý thuyết tỉ lệ những cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp trội ở F2 là:
A. 1%
B. 2%
C. 20%
D. 51%
p/s Sao chán thế mọi người sôi động lên nào :)
 
Cho F1 tự thụ phấn ở đời con F2 thu được 4 loại kiểu hình khác nhau trong đó tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng lặn chiếm 1%. Nếu một gen qui định 1 tính trạng và không có đột biến xảy ra thì tính theo lý thuyết tỉ lệ những cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp trội ở F2 là:
A. 1%
B. 2%
C. 20%
D. 51%
p/s Sao chán thế mọi người sôi động lên nào :)

A. 1% luôn phải không bạn?
 
A. 1% luôn phải không bạn?
A_B_ = aabb + 50%
Câu này là 1% + 50% = 51%

Công thức này tự nhiên các cô ném cho mà chẳng nói tại sao, nên mình mày mò ra được cách chứng minh, xin mạo muội post lên, nếu ai biết rùi cho qua nhé
Giả sử : P: AaBb (1) x AaBb (2) (Các gen có thể Lk hoàn toàn, hoán vị 1 bên, 2 bên hay PLĐL cũng đk, liên kết vị trí đồng hay đối đều ok, thậm chí tần số hoán vị 2 cơ thể là khác nhau)
Giảm phân:
(1) cho các loại giao tử: AB = ab = a => Ab = aB = 0.5 - a (a có thể = 0 nếu LK hoàn toàn hay hoán vị 1 bên nhé)
(2) cho các loại giao tử: AB = ab = b => Ab = aB = 0.5 - b
ta có:
aabb = a x b
A_bb = (0.5 - a) x (0.5 - b) + (0.5 - a) x b + (0.5 - b) x a
= (0.5 - a) x (0.5 - b + b) + (0.5 - b) x a
= (0.5 - a) x 0.5 + (0.5 - b) x a
= 0.25 - 0.5 x a + 0.5 x a - a x b
= 0.25 - a x b
= 25% - aabb
Tương tự vs aaB_
Vậy A_B_ = 1 - aabb - 2 x (0.25 - aabb)
= 0.5 + aabb
Thế thui :p
 
Last edited:
A_B_ = aabb + 50%
Câu này là 1% + 50% = 51%
Nếu muốn mình có thể giải thích, nhưng hơi lằng nhằng đấy.
tính theo lý thuyết tỉ lệ những cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp trội ở F2 là:
A. 1%
đồng hợp trội chứ k phải là 2 tính trạng trội lần đầu đọc cũng làm như c
 
tính theo lý thuyết tỉ lệ những cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp trội ở F2 là:
A. 1%
đồng hợp trội chứ k phải là 2 tính trạng trội lần đầu đọc cũng làm như c
À ừ nhỉ đọc lộn :twisted: Xấu hổ ghê :oops: Tối rồi mắt mũi kèm nhèm, kiểu này vào phòng thi chắc die mất :)
 
Một gen ở sinh vật nhân thực có 6 đoạn exon, nếu AND này làm nhiệm vụ phiên mã và trên mARN trưởng thành tạo ra từ gen này đều có đầy đủ 6 loại exon và không có đột biến xảy ra thì số loại mARN trưởng thành được tạo ra là:
A. 120
B. 24
C. 6.
D. 1
 
Một gen ở sinh vật nhân thực có 6 đoạn exon, nếu AND này làm nhiệm vụ phiên mã và trên mARN trưởng thành tạo ra từ gen này đều có đầy đủ 6 loại exon và không có đột biến xảy ra thì số loại mARN trưởng thành được tạo ra là:
A. 120
B. 24
C. 6.
D. 1

B. 24 đúng không nhỉ :oops:
 
6 đoạn e xon 2 đoạn dầu cố định còn 4 đoạn tùy chon chỗ nên có 4! = 24 cách
Lúc đầu nhầm cứ ngỡ là 6 ! hi
 
A_B_ = aabb + 50%
Câu này là 1% + 50% = 51%

Công thức này tự nhiên các cô ném cho mà chẳng nói tại sao, nên mình mày mò ra được cách chứng minh, xin mạo muội post lên, nếu ai biết rùi cho qua nhé
Giả sử : P: AaBb (1) x AaBb (2) (Các gen có thể Lk hoàn toàn, hoán vị 1 bên, 2 bên hay PLĐL cũng đk, liên kết vị trí đồng hay đối đều ok, thậm chí tần số hoán vị 2 cơ thể là khác nhau)
Giảm phân:
(1) cho các loại giao tử: AB = ab = a => Ab = aB = 0.5 - a (a có thể = 0 nếu LK hoàn toàn hay hoán vị 1 bên nhé)
(2) cho các loại giao tử: AB = ab = b => Ab = aB = 0.5 - b
ta có:
aabb = a x b
A_bb = (0.5 - a) x (0.5 - b) + (0.5 - a) x b + (0.5 - b) x a
= (0.5 - a) x (0.5 - b + b) + (0.5 - b) x a
= (0.5 - a) x 0.5 + (0.5 - b) x a
= 0.25 - 0.5 x a + 0.5 x a - a x b
= 0.25 - a x b
= 25% - aabb
Tương tự vs aaB_
Vậy A_B_ = 1 - aabb - 2 x (0.25 - aabb)
= 0.5 + aabb
Thế thui :p

Cấy ni có thể tham khảo thêm tài liệu của thầy nguyentu:http://www.sinhhocvietnam.com/forum/newreply.php?do=newreply&p=75808
 
6 đoạn e xon 2 đoạn dầu cố định còn 4 đoạn tùy chon chỗ nên có 4! = 24 cách
Lúc đầu nhầm cứ ngỡ là 6 ! hi

Rứa là khi cắt bỏ intron rồi nối exon lại thì 2 đầu mút luôn cố định à. Răng lại rứa???:???::hum:
 
Bài toán:
1)Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEH/eh thực hiện giảm phân . Sô loại tinh trùng tối thiểu và tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
2) Giả sử trên mạch mã gốc của một gen cấu trúc được cấu tạo từ các loại Nu là A,T,X. Số bộ ba mã hóa axit amin có thể có tối đa trong gen là bao nhiêu
3)Ở một loài động vât, xét một locut A nằm trên NST thường quy đinh màu mắt có 4 alen. Tiến hành phép lai
PL1: mắt đỏ x mắt nâu -> 25% đỏ ;50% nâu :25%vàng
PL2 mắt vàng x mắt vàng -> 75% vàng:25%trắng
Trình tự các tính trạng từ lặn đến trội là thế nào ?
4) Gen 1 có 2 alne, gen II có 3 alen, gen III có 4 alen . Biết Gen I và Gen II cùng nằm trên 1 cặp NST thường, gen II thuộc một cắp NST thường khác. Tìm sô kiểu gen tối đa tạo ra trong quần thể.

P?S mọi người giúp em với, trường sắp thi thử rồi mà kiến thức sinh còn hạn chế quá.
 
Last edited:
Rứa là khi cắt bỏ intron rồi nối exon lại thì 2 đầu mút luôn cố định à. Răng lại rứa???:???::hum:
việc này tớ cũng không rõ nhưng theo tớ vì 2 đầu của exon của mARN trưởng thành cần điểm đầu và điểm cuối một số nu qui định mở đầu và kết thúc thế nên exon đc cố định 2 đầu
Thân:xinkieu:
 
Bài toán:
1)Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEH/eh thực hiện giảm phân . Sô loại tinh trùng tối thiểu và tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
2) Giả sử trên mạch mã gốc của một gen cấu trúc được cấu tạo từ các loại Nu là A,T,X. Số bộ ba mã hóa axit amin có thể có tối đa trong gen là bao nhiêu
3)Ở một loài động vât, xét một locut A năng trên NST thường quy đinh màu mắt có 4 alen. Tiến hành phép lai
PL1: mắt đỏ x mắt nâu -> 25% đỏ ;50% nâu :25%vàng
PL2 vãng vàng -> 75% vàng:25%trắng
Trình tự các tính trạng từ lặn đến trội là thế nào ?
4) Gen 1 có 2 alne, gen II có 3 alen, gen III có 4 alen . Biết Gen I và Gen II cùng nằm trên 1 cặp NST thường, gen II thuộc một cắp NST thường khác. Tìm sô kiểu gen tối đa tạo ra trong quần thể.

P?S mọi người giúp em với, trường sắp thi thử rồi mà kiến thức sinh còn hạn chế quá.

Như thế này bạn nhé câu 1: mỗi tb sinh dục đực sinh tạo 4 tinh trùng 3 tb sinh tinh tạo 12 tinh trùng ( mỗi tb ở TH này cho 2 loại ) trường hợp tạo số loại tinh trùng tối thiểu thì có thể ở cả 2 tb đều cho 2 loại tinh trùng là như nhau vậy tối thiểu là 2 loại
Còn tối đa không nhắc đến loài nào nên khi có HVG thì số loại là tối đa: 3*4= 12 ( 3 là 3 tb đó bạn ak)
câu 2 sẽ là 3^3 -3 =24 ( có 3 bộ 3 không mã hóa cho a.a nào )
câu 3: bạn ghi lại đề dùm cái
câu 4: dễ thấy gen I,II nằm trên một cặp NST thường thì số KG tối đa là 2*3(2*3+1)/2
Với gen III: 4*(4+1)/2
Nhân lại bạn ra đc kết quả mong bạn học tốt và lần sau ghi đề ghi cho kĩ nha bạn
Thân:twisted:
 
Trích:
2) Giả sử trên mạch mã gốc của một gen cấu trúc được cấu tạo từ các loại Nu là A,T,X. Số bộ ba mã hóa axit amin có thể có tối đa trong gen là bao nhiêu

Mã mở đầu đâu?
:dapchet:
 
Trích:
2) Giả sử trên mạch mã gốc của một gen cấu trúc được cấu tạo từ các loại Nu là A,T,X. Số bộ ba mã hóa axit amin có thể có tối đa trong gen là bao nhiêu

Mã mở đầu đâu?
:dapchet:
Ý cậu là sao ?
 
Như thế này bạn nhé câu 1: mỗi tb sinh dục đực sinh tạo 4 tinh trùng 3 tb sinh tinh tạo 12 tinh trùng ( mỗi tb ở TH này cho 2 loại ) trường hợp tạo số loại tinh trùng tối thiểu thì có thể ở cả 2 tb đều cho 2 loại tinh trùng là như nhau vậy tối thiểu là 2 loại
Còn tối đa không nhắc đến loài nào nên khi có HVG thì số loại là tối đa: 3*4= 12 ( 3 là 3 tb đó bạn ak)
c:twisted:
Cảm ơn bạn nhưng bạn có thể giải thích tại sao lại nhân 4 không, mình kém sinh lắm/
=
Đề câu 3 là thế này
3)Ở một loài động vât, xét một locut A nằm trên NST thường quy đinh màu mắt có 4 alen. Tiến hành phép lai
PL1: mắt đỏ x mắt nâu -> 25% đỏ ;50% nâu :25%vàng
PL2 mắt vàng x mắt vàng -> 75% vàng:25%trắng
Trình tự các tính trạng từ lặn đến trội là thế nào ?
 
Cảm ơn bạn nhưng bạn có thể giải thích tại sao lại nhân 4 không, mình kém sinh lắm/
=
Đề câu 3 là thế này
3)Ở một loài động vât, xét một locut A nằm trên NST thường quy đinh màu mắt có 4 alen. Tiến hành phép lai
PL1: mắt đỏ x mắt nâu -> 25% đỏ ;50% nâu :25%vàng
PL2 mắt vàng x mắt vàng -> 75% vàng:25%trắng
Trình tự các tính trạng từ lặn đến trội là thế nào ?

Bạn phải hiểu rõ ở đây 1 tb sinh tinh cho ra 4 giao tử đực ( đây là số lượng chứ không phải loại giao tử ) ( Nếu vẫn chưa hiểu thì bạn nên đọc lại quá trình NP - GP thì sẽ rõ hơn )
Loại giao tử thì nếu 1 tb sinh tinh có KG Aa chẳng hạn cho ra 4 giao tử trong đó sẽ có tối đa hai loại giao tử là A và 2 loại giao tử là a. Trường hợp có trao đổi chéo tối đa sẽ là 4 loại bạn ak
 
Last edited:
Bạn phải hiểu rõ ở đây 1 tb sinh tinh cho ra 4 giao tử đực ( đây là số lượng chứ không phải loại giao tử ) ( Nếu vẫn chưa hiểu thì bạn nên đọc lại quá trình NP - GP thì sẽ rõ hơn )
Vậy nếu bài toán cho không phải là 3 tế bào sinh tinh mà là 10 chẳng hạn thì kết quả sẽ thế nào?
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top