Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Lí thuyết

Quần thể loài nào sau đây có kích thước bé nhất?
A.Chủ chốt
B. Ưu thế
C.Ngẫu nhiên
D.Thứ yếu
Em phân giữa C,D ko biết cái nào mới đúng nữa?
 
Quần thể loài nào sau đây có kích thước bé nhất?
A.Chủ chốt
B. Ưu thế
C.Ngẫu nhiên
D.Thứ yếu
Em phân giữa C,D ko biết cái nào mới đúng nữa?
Loài ngẫu nhiên đó bạn. Loài thứ yếu thay thế khi loài ưu thế bị diệt vong.
 
son gohan, cho mình hỏi cái: thể truyền có thể là virut(thực chất là ADN của virut đã được biến đổi gen) là sao? tại sao phải biến đổi gen. Cam on songohan
 
son gohan, cho mình hỏi cái: thể truyền có thể là virut(thực chất là ADN của virut đã được biến đổi gen) là sao? tại sao phải biến đổi gen. Cam on songohan
Cái này thì thực sự mình cũng chưa biết rõ vì kiến thức còn hạn hẹp.
Vấn đề này nhờ anh @pdn giải thích giúp !
 
son gohan, cho mình hỏi cái: thể truyền có thể là virut(thực chất là ADN của virut đã được biến đổi gen) là sao? tại sao phải biến đổi gen. Cam on songohan
Phải cải biến nó cho phù hợp thì mới gắn được gen cần chuyển vào, hơn nữa nếu virus mang gen gây hại nào đó thì cũng cần loại bỏ trước để không gây ảnh hưởng cho TB nhận.
 
Dạ cho em hỏi
1/ Vì sao không có chuyển đoạn giữa 2 NST tương đồng?
2/ Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là gì?
 
Xem quơ cúp hết rùi à? :(
Dạ cho em hỏi
1/ Vì sao không có chuyển đoạn giữa 2 NST tương đồng?
2/ Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là gì?
 
Dạ cho em hỏi
1/ Vì sao không có chuyển đoạn giữa 2 NST tương đồng?
2/ Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là gì?

1) Cái này người ta xét thế rồi thì phải, nếu chuyển đoạn giữa 2 NST tương đồng thì nó hình thành lặp đoạn, hoặc mất đoạn.
2) Đóng góp chủ yếu là giải thích rõ ràng tiến hóa nhỏ thì phải. :hum:
 
cho mình hỏi:
khi nói về ADN plasmit tái tổ hợp,có bào nhiêu nhận định đúng:
1- để tạo ADN plasmit tái tổ hợp ng ta phải dùng cùng một loại enzim cắt ristrictaza để cắt ADN của tb cho và cắt ADN của tb nhận.
2- plasmit của tb nhận nối với đoạn ADN của tb cho nhờ enzim nối ligaza.
3- ADN plasmit tái tổ hợp đc hình thành khi đầu dính của ADN cho và plasmit khớp vs nhau theo ng tắc BS.
4- các ADN sử dụng tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp phải có quan hệ họ hàng gần nhau trong hệ thống phân loại.
5- các ADN dùng để tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp có trong tb sống hoặc đc tổng hợp invitro.
6-sử dụng nhiều loại enzim nối ligaza để nối phân tử ADN tái tổ hợp với plasmit đã đc mở vòng.
 
cho mình hỏi:
khi nói về ADN plasmit tái tổ hợp,có bào nhiêu nhận định đúng:
1- để tạo ADN plasmit tái tổ hợp ng ta phải dùng cùng một loại enzim cắt ristrictaza để cắt ADN của tb cho và cắt ADN của tb nhận.
2- plasmit của tb nhận nối với đoạn ADN của tb cho nhờ enzim nối ligaza.
3- ADN plasmit tái tổ hợp đc hình thành khi đầu dính của ADN cho và plasmit khớp vs nhau theo ng tắc BS.
4- các ADN sử dụng tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp phải có quan hệ họ hàng gần nhau trong hệ thống phân loại.
5- các ADN dùng để tạo ra ADN plasmit tái tổ hợp có trong tb sống hoặc đc tổng hợp invitro.
6-sử dụng nhiều loại enzim nối ligaza để nối phân tử ADN tái tổ hợp với plasmit đã đc mở vòng.
Theo mình nghĩ thì là 2, 3, 4 :???:
 
ý 1 và 2 sai ở cụm " tb nhận", phải là ADN plasmit. ý 3 sai vì sau khi khớp bổ sung thi cần có E.ligaza tạo lk phosphodieste làm liền mạch, ý 4 sai vì chúng vẫn có thể khác xa nhau trong hệ thống phân loại như plasmit là của VK còn ADN ho là của người. ý 6 mình nghĩa nó sai. vì vậy chỉ còn ý 5 đúng! nhưng ko có đáp án.
 
ý 1 và 2 sai ở cụm " tb nhận", phải là ADN plasmit. ý 3 sai vì sau khi khớp bổ sung thi cần có E.ligaza tạo lk phosphodieste làm liền mạch, ý 4 sai vì chúng vẫn có thể khác xa nhau trong hệ thống phân loại như plasmit là của VK còn ADN ho là của người. ý 6 mình nghĩa nó sai. vì vậy chỉ còn ý 5 đúng! nhưng ko có đáp án.
Nghe bạn nói xong mình không thấy ý nào đúng là sao :akay: Cái ý 5 "invitro" có phải là cái invitro tạo mô sẹo không vậy?
 
Mình thì cũng rất là ngu phần này. Nhưng mà mình nghĩ là nếu môn sinh cũng cái cấu trúc như các môn lý thuyết của khối A thì mình nghĩ là sẽ k có phần này đâu vì phần này ở sgk nâng cao mà :p
Chúc bạn thi tốt đạt điểm cao nhé ;)
 
bài đột biến cấu trúc nhiễm sắc thế em có những thắc mắc sau:
1/ sách giáo khoa ghi sinh vật nhân sơ chứa 1 phân tử ADN mạch kép, ủa em nhớ là mạch đơn chứ, em nhớ là vi khuẩn virus vì đơn nên alen đột biến bất kể trội lặn đều biểu hiện ra kiểu hình nên mới dễ dàng sinh ra thể kháng thuốc.
2/ vì sao đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thế?
3/ Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở
động vật?
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
đáp án A nhưng ko biết cái nào, em làm thì cả 1 và 4 đều đúng @@
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top