Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Lí thuyết

Cho hỏi đoạn mồi ARN là gì?
Tạo sao số mồi ARN = số okazaki + 2 nên ADN nhân đôi 1 lần?

Screenshotfrom2012-06-23193953.png

với mỗi đơn vị tái bản, số mồi ARN = số okazaki + 2
 
Cho mình hỏi tại sao quần thể lại là đối tượng tác động chủ yếu của Chọn lọc tự nhiên? Mình nghĩ cá thể là đối tượng chủ yếu cũng được mà?
Cảm ơn các bạn
 
Cho mình hỏi tại sao quần thể lại là đối tượng tác động chủ yếu của Chọn lọc tự nhiên? Mình nghĩ cá thể là đối tượng chủ yếu cũng được mà?
Cảm ơn các bạn

ý kiến của mình nha:mình nghĩ chọn lọc tự nhiên tức là có sự chọn lọc xảy ra,loại bỏ KH nào,giữ lại KH nào cho phù hợp. Do đó chỉ có thể nói QT là đối tượng tác động of CLTN thôi,kg thể nói cá thể là đối tượng của CLTN đc vì lúc đó chỉ biết cá thể đó bị loại bỏ hay đc giữ lại thôi,kg biết đc xu hướng của quá trình chọn lọc(vì đang xét trên cá thể thôi nên kg thể biết đc).
*kg biết mình nghĩ vậy có đúng kg,diễn đạt hơi lủng củng,m.n cho ý kiến nha*
 
Mình có một thắc mắc, mọi người giải thích rõ cho mình hiểu với : Tại sao thể đa bội và đột biến lệch bội thường ít gặp ở động vật.
 
Theo mình được biết, ở động vật, hệ thống tổ chức phát triển hơn thực vât. Do đó, khi xảy ra đột biến đa bội và dị bội, sự mất cân bằng bộ gen trong tế bào rất lớn(mất hay thiếu tới cả 1,2 NST hay tăng gấp n lần bộ NST đơn bội), do đó may mắn lắm thì sống được vài năm đầu (như ở Đao), còn hầu hết thì chết khi còn trong bụng mẹ. Mong bạn góp ý thêm
 
Mình có một thắc mắc, mọi người giải thích rõ cho mình hiểu với : Tại sao thể đa bội và đột biến lệch bội thường ít gặp ở động vật.

Thường thì nó gây rối loạn cơ chế xác định giới tính bạn ạ.
 
Cho mình hỏi là tại sao cơ chế cách li địa lí lại thường xảy ra đối với các động vật ít di chuyển? Trong cơ chế CLĐL nêu rằng có sự tách của quần thể gốc thành các nhóm cá thể di chuyển sang các khu vực địa lí khác là điều kiện cần để có CLĐL. Nếu chúng ít di chuyển thì sao chúng có thể di chuyển sang khu vực khác được nhỉ?
 
Topic lý thuyết vắng vẻ quá!
Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây
A. gây đột biến ở hợp tử
B. lai giống
C. xử lí hạt giống bằng chất consixin
D. làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây

Phát biểu nào nói về CLTN là đúng theo quan niệm của học thuyết tiến hóa hiện đại
A. CLTN làm thay đổi kiểu gen của quần thế theo chiều hướng nhất định
B.CLTN làm nghèo nàn vốn gen của quần thế
C.CLTN chỉ làm thay đổi tần số alen khi điều kiện thời tiết thay đổi mạnh
D.CLTN phần lớn làm đa dạng vốn gen của quần thế

Tần số alen a của quần thế X đang là 0,5 qua vài thế hệ giảm bằng 0 nguyên nhân chính có lẽ là do
A.Đột biến gen A thành a
B. Kích thước quần thế đã bị giảm mạnh
C.Môi trường thay đổi chống lại alen a
D.Có quá nhiều cá thể của quần thể đã di cư đi nới khác
 
Cho mình hỏi tại sao mối quan hệ giữa tế bào vi khuẩn lam và nấm lại là cộng sinh? Nếu dựa trên định nghĩa mà sách giáo khoa đưa ra là nếu không có thì không tồn tại có đúng? Bởi theo mình thì nếu không sống cùng nấm thì tế bào vi khuẩn lam có thể sống cùng cây khác để nhận chất dinh dưỡng mà?
 
Cho mình hỏi tại sao mối quan hệ giữa tế bào vi khuẩn lam và nấm lại là cộng sinh? Nếu dựa trên định nghĩa mà sách giáo khoa đưa ra là nếu không có thì không tồn tại có đúng? Bởi theo mình thì nếu không sống cùng nấm thì tế bào vi khuẩn lam có thể sống cùng cây khác để nhận chất dinh dưỡng mà?
Cá thể khác loài sống cùng với nhau ở một mức độ thường xuyên, sử dụng sản phẩm của nhau là thỏa mãn quan hệ cộng sinh rồi.
 
Cho mình hỏi là tại sao cơ chế cách li địa lí lại thường xảy ra đối với các động vật ít di chuyển? Trong cơ chế CLĐL nêu rằng có sự tách của quần thể gốc thành các nhóm cá thể di chuyển sang các khu vực địa lí khác là điều kiện cần để có CLĐL. Nếu chúng ít di chuyển thì sao chúng có thể di chuyển sang khu vực khác được nhỉ?
Từ '' ít '' là muốn đề cập tới tần suất di chuyển, nó không phủ định khả năng di chuyển sang khu vực khác của cá thể. Việc các cá thể ít di chuyển kết hợp với trở ngại địa lí làm hạn chế dòng gen giữa 2 QT, tạo điều kiện phân hóa vốn gen nhanh hơn.
 
Mọi người giúp mình câu này với, mình và các bạn đang tranh cãi giữa đáp án a và c
Khu hệ sinh vật trên cạn lớn nhất trên trái đất thuộc về:
a.rừng nhiệt đới ẩm b. Đồng cỏ ôn đới c. Sa mạc d. rừng cây lá kim phương bắc
 
Mọi người giúp mình câu này với, mình và các bạn đang tranh cãi giữa đáp án a và c
Khu hệ sinh vật trên cạn lớn nhất trên trái đất thuộc về:
a.rừng nhiệt đới ẩm b. Đồng cỏ ôn đới c. Sa mạc d. rừng cây lá kim phương bắc
Extending in a broad band across northern North America and Eurasia to the edge of the arctic tundra, thenorthern coniferous forest, or taiga, is the largest terrestrial biome on Earth.
Screenshotfrom2012-07-01080253.png


Screenshotfrom2012-07-01081123.png
 
Mọi người cho e hỏi 1 số câu về học thuyết Đacuyn với. Em xin cảm ơn ạ!
1. Điểm thành công nhất của học thuyết Đacuyn là:
A. Giải thích được tính thích nghi của sinh vật
B. Giải thích được tính đa dạng của sinh vật
C. Nêu được vai trò sáng tạo của CLTN
D. Chứng minh được toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung

2. Theo quan niệm của Đacuyn, "biến dị cá thể" được hiểu là:
A. những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định
B. biến dị không xác định
C. biến dị di truyền
D. biến dị đột biến

3. Theo Đacuyn, đối tượng của CLNT là:
A. quần thể vật nuôi hay cây trồng
B. quần thể sinh vật nói chung
C. những cá thể vật nuôi hay cây trồng
D. cá thể sinh vật nói chung
 
Theo mình là thế này: :mrgreen:
Mọi người cho e hỏi 1 số câu về học thuyết Đacuyn với. Em xin cảm ơn ạ!
1. Điểm thành công nhất của học thuyết Đacuyn là:
A. Giải thích được tính thích nghi của sinh vật
B. Giải thích được tính đa dạng của sinh vật
C. Nêu được vai trò sáng tạo của CLTN
D. Chứng minh được toàn bộ sinh giới đa dạng ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung

2. Theo quan niệm của Đacuyn, "biến dị cá thể" được hiểu là:
A. những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định
B. biến dị không xác định
C. biến dị di truyền
D. biến dị đột biến

3. Theo Đacuyn, đối tượng của CLNT là:
A. quần thể vật nuôi hay cây trồng
B. quần thể sinh vật nói chung
C. những cá thể vật nuôi hay cây trồng
D. cá thể sinh vật nói chung
 
5) khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng
A. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
B. Ở sinh vật nhân sơ, nếu đột biến thay thế 1 cặp nu trong vùng mã hóa của gen thì đột biến ở vị trí cặp nu thứ 12 thường dễ làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit hơn trường hợp đột biến ở vị trí cặp nu thứ 37
C. xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm là có hại chỉ một số ít vô hại( trung tính) hay có lợi
9
Nội dung nào sau đây là ko đúng khi nói về kiểu đột biến làm cho gen bình thường( tiền ung thư) thành gen ưng thư?
A. Đột biến xảy ra ở vùng mã háo cảu gen tiền ung thư
B. Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi vị trí cảu gen trên NST dẫn đến thay đổi mức độ hoạt động của gen
 
Có bạn nào tư vấn giúp mình để làm tốt câu về hệ sinh thái trong đề thi đại học không? Mình làm các đề thi thử thấy hầu như kiến thức trong sách giáo khoa nào có, nhưng đôi khi trong đề thi đại học lại có 1 số câu như vậy
 
câu 5 mình chả hiểu sao đáp án nó là C mà rõ ràng sách giáo khoa ghi ngược lại. còn câu 9 thì đáp án C và D loại rồi, còn lại A, B mình đang phân vân cái đáp án. Mong mọi người cùng thảo luận
 
ko biết có đúng post ko!
Nhưng cho em hỏi có ai có hướng dẫn giải chi tiết sinh học đại học khối B 2009, 2010 ko ạ?
Em cám ơn nhiều lắm!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top