Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Lí thuyết

Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. nhân đôi ADN và phiên mã. B. nhân đôi ADN và dịch mã.
C. phiên mã và dịch mã. D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã.
Mình chọn D, nhưng đáp án lại là C. Lạ quá :rose:
câu c đúng mà bạn :), nhân đôi chỉ xuất hiện ở kỳ trung gian trong quá trình phân bào thôi mà nguyên phân thì làm cho cơ thể lớn lên , giảm phân tạo ra giao tử đâu liên quan gì đến biểu hiện tính trạng đâu:nhannho:
 
đột biến thay thế 1 cặp nucleotit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng
A. ko thay đổi chiều dài so với mARN bình thường
B. ngắn hơn so với bình thường
C. dài hơn so với bình thường
D. có chiều dài ko đổi hoặc ngắn hơn bình thường
 
đột biến thay thế 1 cặp nucleotit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng
A. ko thay đổi chiều dài so với mARN bình thường
B. ngắn hơn so với bình thường
C. dài hơn so với bình thường
D. có chiều dài ko đổi hoặc ngắn hơn bình thường

Với câu hỏi mở kiểu thế này mình sẽ chọn đáp án D
 
Với câu hỏi mở kiểu thế này mình sẽ chọn đáp án D
bác kt1996 giải thích giúp e 1 chút được ko.hehe. giả sử đột biến thay thế cặp nu làm xuất hiện bộ ba kết thúc thì mARN trược tới đó có dừng lại ko, hình như nếu có mỗi bộ ba kết thúc thì ko thể dừng phiên mã được, vậy khi nào chuỗi poliribonu ngắn hơn bình thường vậy. lên đây thấy bác pro quá mức qui định đấy.
 
bác kt1996 giải thích giúp e 1 chút được ko.hehe. giả sử đột biến thay thế cặp nu làm xuất hiện bộ ba kết thúc thì mARN trược tới đó có dừng lại ko, hình như nếu có mỗi bộ ba kết thúc thì ko thể dừng phiên mã được, vậy khi nào chuỗi poliribonu ngắn hơn bình thường vậy. lên đây thấy bác pro quá mức qui định đấy.

Bộ ba kết thúc thì chỉ có nghĩa cho mARN trong quá trình dịch mã thôi, trong quá trình phiên mã thì mạch mới được hình thành theo nguyên tắc bổ sung và khi nào đến vùng kết thúc của gen cấu trúc sẽ có một vùng nu đặc hiệu kiểm soát vấn đề kết thúc và tại vùng đuôi của ARN hình thành cấu trúc "kẹp tóc" để dừng quá trình phiên mã, và nhân tố rho sẽ tách ARN và enzyme tổng hợp sẽ được tách ra ngoài.
Còn khi nó ngắn hơn thì ví dụ như là ARN ở sinh vật nhân thực chẳng hạn, khi tổng hợp xong sẽ pre-ARN sẽ được cắt bỏ intron để trở thành mARN trưởng thành thì khi ấy sẽ ngắn hơn.
P/s: Để hỏi rất mở nên có thể hiểu thế và chọn D là an toàn nhất. :mrgreen:
 
Bộ ba kết thúc thì chỉ có nghĩa cho mARN trong quá trình dịch mã thôi, trong quá trình phiên mã thì mạch mới được hình thành theo nguyên tắc bổ sung và khi nào đến vùng kết thúc của gen cấu trúc sẽ có một vùng nu đặc hiệu kiểm soát vấn đề kết thúc và tại vùng đuôi của ARN hình thành cấu trúc "kẹp tóc" để dừng quá trình phiên mã, và nhân tố rho sẽ tách ARN và enzyme tổng hợp sẽ được tách ra ngoài.
Còn khi nó ngắn hơn thì ví dụ như là ARN ở sinh vật nhân thực chẳng hạn, khi tổng hợp xong sẽ pre-ARN sẽ được cắt bỏ intron để trở thành mARN trưởng thành thì khi ấy sẽ ngắn hơn.
P/s: Để hỏi rất mở nên có thể hiểu thế và chọn D là an toàn nhất. :mrgreen:
vậy câu này xét ở sinh vật nhân sơ đi. đột biến thay thế nu ở giữa gen có khi nào làm xuất hiện trình tự đặc biết giống vùng kết thúc ko, như vậy sẽ làm phiên mã kết thúc sớm hơn,( ko hiểu lắm về cái trình tự đặc biệt ở vùng kết thúc nhưng nếu nó vẫn là 1 trình tự nu thì đột biến thay thế chắc chắn ko thể loại trừ khả năng đột biến làm xuất hiện trình tự này ở nơi xảy ra đột biến). tiện thể có thông tin gì về trình tự đặc biệt này thì post luôn nghen.
 
vậy câu này xét ở sinh vật nhân sơ đi. đột biến thay thế nu ở giữa gen có khi nào làm xuất hiện trình tự đặc biết giống vùng kết thúc ko, như vậy sẽ làm phiên mã kết thúc sớm hơn,( ko hiểu lắm về cái trình tự đặc biệt ở vùng kết thúc nhưng nếu nó vẫn là 1 trình tự nu thì đột biến thay thế chắc chắn ko thể loại trừ khả năng đột biến làm xuất hiện trình tự này ở nơi xảy ra đột biến). tiện thể có thông tin gì về trình tự đặc biệt này thì post luôn nghen.

Không dám chắc 100% là có khi nào xuất hiện được trình tự ấy không nhưng gần như là trình tự này khó có thể xuất hiện được vì do nhiều yếu tố nữa và để xuất hiện được trình tự này thì trước đó ARN phải tổng tổng hợp được một đoạn giàu GX và AT, nói chung là gần như đột biến thay thế một cặp nu tại vùng điều của quá trình phiên mã kiểu như đề câu hỏi này thì hầu như là ARN sinh ra sẽ bằng với gen cấu trúc ấy.
 
Đột biến đa bội phổ biến nhất ở
A. Động vật
B. Thực vật
C. Thực vật có hoa
D. Thực vật lấy lá, thân, cành
 
cho em hỏi đơn vị tái bản là gì ạ? sách cứ nói khi nhân đôi ADN thì nhân thực có nhiểu đơn vị tái bản hơn nhân sơ mà ko hiểu đơn vị tái bản là gì hết :((
 
cho em hỏi đơn vị tái bản là gì ạ? sách cứ nói khi nhân đôi ADN thì nhân thực có nhiểu đơn vị tái bản hơn nhân sơ mà ko hiểu đơn vị tái bản là gì hết :((

Nói một cách đơn giản thì đơn vị tái bản là nơi ADN tháo xoắn và bắt đầu quá trình nhân đôi từ điểm đó.
 
Nói một cách đơn giản thì đơn vị tái bản là nơi ADN tháo xoắn và bắt đầu quá trình nhân đôi từ điểm đó.

vậy 1 chạc chữ Y sẽ có bao nhiêu đơn vị nhân đôi ạ?
chỉ ngay tại điểm bắt đầu là đơn vị tái bản ạ? ko tính quá trình và kết thục ạ?
 
vậy 1 chạc chữ Y sẽ có bao nhiêu đơn vị nhân đôi ạ?
chỉ ngay tại điểm bắt đầu là đơn vị tái bản ạ? ko tính quá trình và kết thục ạ?

2 chạc chữ Y úp vào nhau như này -<>- gọi là 1 đơn vị tái bản.
Đối với ADN của sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản như này để sao chép ADN nhanh đó mà, tại vì ADN của sinh vật nhân thực phức tạp và dài hơn nhiều so với sinh vật nhân sơ.
 
cho em hỏi đơn vị tái bản là gì ạ? sách cứ nói khi nhân đôi ADN thì nhân thực có nhiểu đơn vị tái bản hơn nhân sơ mà ko hiểu đơn vị tái bản là gì hết :((
Screenshotfrom2012-06-23193953.png


2013-10-10_184401_zpse1a1c76a.png
 
Cơ chế hình thành thể đơn bội

Thầy mình bảo thể đơn bội là giao tử đơn bội hình thành qua giảm phân của tế bào lưỡng bội 2n, tức là 2n (GP)==> n (thể đơn bội)
Mình thực sự chưa thống nhất chỗ này, bởi theo quá trình tích lũy của mình, thể được dùng để chỉ 1 cá thể, 1 tế bào, 1 hợp tử, ví dụ như hợp tử lệch bội, thế đột biến (cá thể có đột biến biểu hiện ra kiểu hình) chứ có bao giờ lại được dùng để chỉ 1 giao tử?
 
Thầy mình bảo thể đơn bội là giao tử đơn bội hình thành qua giảm phân của tế bào lưỡng bội 2n, tức là 2n (GP)==> n (thể đơn bội)
Mình thực sự chưa thống nhất chỗ này, bởi theo quá trình tích lũy của mình, thể được dùng để chỉ 1 cá thể, 1 tế bào, 1 hợp tử, ví dụ như hợp tử lệch bội, thế đột biến (cá thể có đột biến biểu hiện ra kiểu hình) chứ có bao giờ lại được dùng để chỉ 1 giao tử?
Bạn học vòng đời của rêu, dương xỉ ... chưa nhỉ? trong đó người ta nhắc đến thể giao tử, thực ra là do giao tử nguyên phân hình thành nên một cơ thể hoàn chỉnh.
 
có phiên bản văn bản ko ạ? vô google dịch cho nhanh!
Mình mới làm mất file tiếng Việt, cũng không có dạng text, nên nếu bạn thấy cần thiết thì nên dịch từng từ một để ghi nhớ lâu hơn. :grin:
 
Cho hỏi đoạn mồi ARN là gì?
Tạo sao số mồi ARN = số okazaki + 2 nên ADN nhân đôi 1 lần?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top