Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Bài tập

Câu 1: Về trật tự khoảng cách giửa 3 gen A, B và C người ta nhận thấy như sau:
A------------20-----------------B---------11----------C
Hệ số trùng hợp là 0,7.
Nếu P :
aBC/Abc xabc/abc thì % kiểu hình không bắt chéo của F1:
A. Số khác. B. 67,9%. C. 70,54%. D. 69%.
Câu 3: Cho bộ NST 2n = 4, ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế
bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn
cặp Bb thì không bắt chéo.
- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn
cặp Aa thì không bắt chéo.
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb
Số tế bào tinh trùng chứa 2 NST của mẹ không mang gen của bố là:
A. 75. B. 200. C. 100. D. 50.
2 câu này mình không hiểu lằm, các bạn chỉ lại giùm tớ đi, :please:(y)
 
Câu 2: Thế hệ suất phát P0 có kiểu gen
ab/AB tự thụ phấn được F1. F1 tiếp tục tự thụ phấn được
F2. Tần số hoán vị gen trong phát sinh giao tử đực và giao tử cái là 0,2. Đời F2 có kiểu gen
ab/ab
chiếm tỷ lệ (so với tổng số cá thể F2)
A. 0,2614. B. 0,2814. C. 0,2714. D. 0,2514.
Câu 3: Cho bộ NST 2n = 4, ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế
bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn
cặp Bb thì không bắt chéo.
- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn
cặp Aa thì không bắt chéo.
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb
Số tế bào tinh trùng chứa 2 NST của mẹ không mang gen của bố là:
A. 75. B. 200. C. 100. D. 50.
2/ Làm cẩn thận từng bước là ra
P AB/ab x AB/ab f= 0,2
F1 AB/ab = 0,4 bình x 2 = 0,32 -> F2 ab/ab = 0,4 bình
Ab/aB = 0,1 bình x 2 = 0,02 -> F2 ab/ab = 0,1 bình
Ab/ab = 0,4 x 0,1 x 2 = 0,08 -> F2 ab/ab = 1/4
aB/ab = 0,4 x 0,1 x 2 = 0,08 -> F2 ab/ab = 1/4
ab/ab = 0,4 bình = 0,16 -> F2 ab/ab = 1
Kết quả 0,32 x 0,4 bình + .... = 0,2514
3/ http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?p=78903
 
mọi người giúp mính với
ở lúa, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so vs a quy định thân thấp, gen B quy định hạt dài trội hoàn toàn vs b quy định hạt tròn. Ở 1 phép lahi khác, cho F2=2000cây vs 4 loại kiểu hình trong đó có 80 cây thấp tròn. CHO BIẾT MỌI DIỄN BIẾN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN LÀ NHƯ NHAU. Tính tần số hoán vị f..
ps: mình đặc biệt không hiểu câu
MỌI DIỄN BIẾN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN LÀ NHƯ NHAU, mong mọi người giải thích rõ giùm
 
1) Một phép lai giữa các ruồi giấm F1 ;ở thế hệ F2 thu được kết quả là:
Ruồi giấm đực
45% mắt đỏ, cánh bình thường
45% mắt trắng ,cánh xẻ
5% mắt đỏ cánh xẻ
5% mắt trắng,cánh bình thường
100% mắt đỏ,cánh bình thường
Ruồi giấm cái : 100 % mắt đỏ.cánh bình thường
Ruồi giấm cái F1 có kiểu gen như thế nào và tần số bao nhiêu
Mong các bạn giải đáp giúp mình,cảm ơn rất nhiều
 
mọi người giúp mính với
ở lúa, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so vs a quy định thân thấp, gen B quy định hạt dài trội hoàn toàn vs b quy định hạt tròn. Ở 1 phép lahi khác, cho F2=2000cây vs 4 loại kiểu hình trong đó có 80 cây thấp tròn. CHO BIẾT MỌI DIỄN BIẾN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN LÀ NHƯ NHAU. Tính tần số hoán vị f..
ps: mình đặc biệt không hiểu câu
MỌI DIỄN BIẾN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN LÀ NHƯ NHAU, mong mọi người giải thích rõ giùm

MỌI DIỄN BIẾN CỦA NST TRONG GIẢM PHÂN LÀ NHƯ NHAU là khi bố sản sinh ra giao tử đực và mẹ sản sinh ra giao tử cái thì trong quá trình giảm phân của bố và mẹ ,nếu bên bố có xảy ra hoán vị gen thì bên mẹ cũng xảy ra hoán vị gen và ngược lại.
% số cây thấp ,tròn bằng 80/2000=0,04 (tức kiểu gen lặn ab/ab) = gt đực (ab) x gt cái (ab) = a x a (với a là % mỗi gt) = a^2 =>a=0,2<0,25 => đây là giao tử hoán vị ,Vậy tần số f = 0,2*2 =0,4 =4%
 
Bệnh bạch tạng ở người do gen a trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng có kiểu gen dị hợp thì xác suất để sinh 2 con trai bình thường và 1 con gái bị bệnh bạch tạng là:
A. 6/512
B. 6/64
C. 27/512
D. 9/64
 
Bệnh bạch tạng ở người do gen a trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng có kiểu gen dị hợp thì xác suất để sinh 2 con trai bình thường và 1 con gái bị bệnh bạch tạng là:
A. 6/512
B. 6/64
C. 27/512
D. 9/64

XS sinh hai con trai bình thường là: (1/2 x 3/4)^2 = (3/8)^2
XS sinh một con gái bị bệnh là: 1/2 x 1/4 = 1/8
Số trường hợp sinh con của hai vợ chồng thỏa mãn theo yêu cầu trên là: 3C2
=>XS chung = (3/8)^2 x 1/8 x 3C2 = 27/512
=>Chọn C
 
XS sinh hai con trai bình thường là: (1/2 x 3/4)^2 = (3/8)^2
XS sinh một con gái bị bệnh là: 1/2 x 1/4 = 1/8
Số trường hợp sinh con của hai vợ chồng thỏa mãn theo yêu cầu trên là: 3C2
=>XS chung = (3/8)^2 x 1/8 x 3C2 = 27/512
=>Chọn C

Mình làm cách này ko biết tại sao sai:
XS sinh 2 trai 1 gái là : 3C2*1/8 = 3/8
XS sinh 2 BT và 1 bệnh là 3C2*1/4*9/16=27/64
Vậy XS cần tìm là 3/8*27/64=81/512...
 
Mình làm cách này ko biết tại sao sai:
XS sinh 2 trai 1 gái là : 3C2*1/8 = 3/8
XS sinh 2 BT và 1 bệnh là 3C2*1/4*9/16=27/64
Vậy XS cần tìm là 3/8*27/64=81/512...

Bạn sai ở chỗ là người ta quy định sẵn là 2 con trai bình thường và 1 con gái bị bệnh, bạn đã tính XS sinh 2 trai 1 gái rồi tức là đã chọn xác suất để trong ba con sinh ra có hai bình thường và 1 bệnh rồi, không cần nhân thêm cho số cách chọn nữa.
Bạn xem kĩ lại bài giải của bạn thì sẽ thấy có thể xảy ra trường hợp con trai bị bệnh hay con gái bình thường gì đó thì lại không đúng yêu cầu đề mất rồi
 
Mấy anh chị giải giúp bài này:
Ở 1 loài thực vật gen A quả tròn trội ht, a dài, B ngọt trội ht, b chua. Xác định tỷ lệ kiểu hình F1 khi cho các cây tứ bội giao phấn với nhau. Biết rằng các cây này cho giao tử có khả năng thụ tinh.
a) AAaaBBbb x aaaabbbb
b) AAaaBBbb x AAaaBBbb
 
Mấy anh chị giải giúp bài này:
Ở 1 loài thực vật gen A quả tròn trội ht, a dài, B ngọt trội ht, b chua. Xác định tỷ lệ kiểu hình F1 khi cho các cây tứ bội giao phấn với nhau. Biết rằng các cây này cho giao tử có khả năng thụ tinh.
a) AAaaBBbb x aaaabbbb
b) AAaaBBbb x AAaaBBbb

a) Tách riêng ra làm là được:
AAaaBBbb x aaaabbbb = (AAaa x aaaa).(BBbb x bbbb)
=> (5 tròn : 1 dài) x (5 ngọt : 1 chua)
=> 25 tròn, ngọt : 5 dài, ngọt : 5 tròn, chua : 1 dài, chua

b) Tương tự nhé. :)
 
a) Tách riêng ra làm là được:
AAaaBBbb x aaaabbbb = (AAaa x aaaa).(BBbb x bbbb)
=> (5 tròn : 1 dài) x (5 ngọt : 1 chua)
=> 25 tròn, ngọt : 5 dài, ngọt : 5 tròn, chua : 1 dài, chua

b) Tương tự nhé. :)
Cho em hỏi cái 5:1 từ đâu mà có vậy?
 
vậy em làm thử câu b xem thử đúng ko nhé!
(AAaa x AAaa) .(BBbb x BBbb)
AAaa --GP--> 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
AAaa --GP--> 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
(AAaa x AAaa) kiểu hình lặn là 1/36 => 1 lặn : 35 trội
---
Cuối cùng: (35T:1D).(35N:1C)
Đúng chưa nhỉ?
 
vậy em làm thử câu b xem thử đúng ko nhé!
(AAaa x AAaa) .(BBbb x BBbb)
AAaa --GP--> 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
AAaa --GP--> 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa
(AAaa x AAaa) kiểu hình lặn là 1/36 => 1 lặn : 35 trội
---
Cuối cùng: (35T:1D).(35N:1C)
Đúng chưa nhỉ?

Làm đúng rồi nhưng hỏi tỉ lệ KH thì phải nhân nó vào chứ đừng để vậy nhé :mrgreen:
 
Bài này nghe nói ko cần lập bảng cũng làm được nhưng ko biết cách làm:
Gen A tròn trội hoàn toàn với gen a dài. Xác định tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen khi cho cây tam bội 3n giao phấn với nhau. (biết rằng các giao tử do 3n có khả năng thụ tinh theo lý thuyết)
Aaa lai với AAa.
 
Bài này nghe nói ko cần lập bảng cũng làm được nhưng ko biết cách làm:
Gen A tròn trội hoàn toàn với gen a dài. Xác định tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen khi cho cây tam bội 3n giao phấn với nhau. (biết rằng các giao tử do 3n có khả năng thụ tinh theo lý thuyết)
Aaa lai với AAa.

Aaa -GP-> 1/6A : 2/6a : 2/6Aa : 1/6aa
AAa -GP-> 2/6A :1/6a : 2/6Aa : 1/6AA
Sau đó làm bình thường
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top