Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Bài tập

Mình thấy câu này hay nè, các bạn làm thử nhé:
Bệnh u xơ nang ở người do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định. Vợ chồng đều bình thường nhưng con trai của họ bị bệnh này. Tính XS để họ sinh 3 người con trong đó có cả trai và gái và có ít nhất một người không bệnh.
:mrgreen:

Con bệnh, bố mẹ lành -> bố Aa, mẹ Aa.

Xác xuất sinh 3 con bệnh là 1/4^3.
Xác suất sinh 3 con ít nhất 1 lành là 1 - 1/4^3.

Xác suất sinh 3 con cùng giới là 2 x 1/2^3.
Xác suất sinh 3 con có cả trai cả gái là 1 - 2 x 1/2^3.

=> Xác suất cần tìm là (1 - 1/4^3).(1 - 2 x 1/2^3) = 378/512.
 
Tần số hoán vị gen

Cô mình bảo rằng f =< 50% vì chỉ có 2 trong 4 cromatit trao đổi chéo
Nhưng cô lại bảo f=50% khi xét trên 1 tế bào (1)
f<50% khi xét trên nhiều tế bào
Theo mình (1) chỉ mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ phải là 2 gen này phải cách xa nhau trên NST.
Nếu vậy áp dụng giải bt:
1 cơ thể cái trong quá trình GP có 500 tế bào tham gia GP, trong đó có 80 tế bào xảy ra hoán vị. Tần số hoán vị là bao nhiêu?

Cô giải trong 80 tế bào xảy ra hoán vị sẽ tạo ra 80 giao tử, trong đó có 40 giao tử hoán vị và 40 giao tử liên kết. Làm sao biết f=50% và đại bào tử còn sống là giao tử hoán vị hay liên kết?
 
Ở cừu, gen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với gen a quy định lông ngắn. Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,49 AA: 0,42 Aa : 0,09aa. Vì nhu cầu lấy lông nên toàn bộ cừu lông ngắn ở các thế hệ đều được dùng làm thương phẩm. Qua ngẫu phối thì tỉ lệ cừu lông ngắn được dự đoán ở F2 là?
 
Ở cừu, gen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với gen a quy định lông ngắn. Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,49 AA: 0,42 Aa : 0,09aa. Vì nhu cầu lấy lông nên toàn bộ cừu lông ngắn ở các thế hệ đều được dùng làm thương phẩm. Qua ngẫu phối thì tỉ lệ cừu lông ngắn được dự đoán ở F2 là?

qa = căn bậc hai của 0,09 = 0,3
=>Tần số qa ở thế hệ F2: qa2 = 0,3/(1+2 x 0,3) = 0,1875
=>tỉ lệ cừu lông ngắn là: 9/256 aa
 
Code:
MÌnh ngĩ lần sau vấn đề tương tự nên đưa vào [URL="http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=17969"]Topic LTĐH 2014 môn Sinh -Bài tập[/URL] thì có vẻ hợp lí hơn bạn ạ.

Cô mình bảo rằng f =< 50% vì chỉ có 2 trong 4 cromatit trao đổi chéo
Nhưng cô lại bảo f=50% khi xét trên 1 tế bào (1)
f<50% khi xét trên nhiều tế bào
Theo mình (1) chỉ mới là điều kiện cần, còn điều kiện đủ phải là 2 gen này phải cách xa nhau trên NST.
Theo mình thì giải thích thế này chưa xác đáng

Nếu vậy áp dụng giải bt:
1 cơ thể cái trong quá trình GP có 500 tế bào tham gia GP, trong đó có 80 tế bào xảy ra hoán vị. Tần số hoán vị là bao nhiêu?

Cô giải trong 80 tế bào xảy ra hoán vị sẽ tạo ra 80 giao tử, trong đó có 40 giao tử hoán vị và 40 giao tử liên kết. Làm sao biết f=50% và đại bào tử còn sống là giao tử hoán vị hay liên kết?

Sao 80 tế bào mà chỉ tạo được có 40 giao tử liên kết và 40 giao tử hoán vị thôi nhỉ? :sexy:
 
Last edited:
qa = căn bậc hai của 0,09 = 0,3
=>Tần số qa ở thế hệ F2: qa2 = 0,3/(1+2 x 0,3) = 0,1875
=>tỉ lệ cừu lông ngắn là: 9/256 aa
Mình không hiểu chỗ
Tần số qa ở thế hệ F2: qa2 = 0,3/(1+2 x 0,3) = 0,1875
Cậu có thể giải thích rõ hơn được không, dựa vào đâu mà có cái đó vậy?? (y)
 
1/ Ở 1 loài thực vật, A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. B: hoa tím > b: hoa trắng. D: đỏ > d: vàng. E: tròn > e: dài. Tính theo lý thuyết, phép lai (P) (AB/ab)(de/DE) x (AB/ab)(DE/de) trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với f= 20%, giữa E và e có f= 40%, cho F1 có kiểu hình cao, trắng, đỏ, dài chiếm tỉ lệ ?
 
1/ Ở 1 loài thực vật, A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. B: hoa tím > b: hoa trắng. D: đỏ > d: vàng. E: tròn > e: dài. Tính theo lý thuyết, phép lai (P) (AB/ab)(de/DE) x (AB/ab)(DE/de) trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với f= 20%, giữa E và e có f= 40%, cho F1 có kiểu hình cao, trắng, đỏ, dài chiếm tỉ lệ ?

Xét riêng từng phép lai:
(AB/ab x AB/ab) => Tỉ lệ cây cao, trắng ở F1 là: 2 x 40% x 10 %
(DE/de x DE/de) => Tỉ lệ cây đỏ, dài ở F1 là: 2 x 30% x 20%
=> Xét chung: 2 x 40% x 10 % x 2 x 30% x 20% = 0,96%
 
Xét riêng từng phép lai:
(AB/ab x AB/ab) => Tỉ lệ cây cao, trắng ở F1 là: 2 x 40% x 10 %
(DE/de x DE/de) => Tỉ lệ cây đỏ, dài ở F1 là: 2 x 30% x 20%
=> Xét chung: 2 x 40% x 10 % x 2 x 30% x 20% = 0,96%
Cách giải của cậu hình như có vấn đề rồi, mình ko tìm được đáp án, cái này hình như phải sử dụng công thức tính nhanh kiểu hình trội lặn chứ nhỉ :???: Dù sao cũng cảm ơn cậu, mình làm ra rồi ^^
 
Cách giải của cậu hình như có vấn đề rồi, mình ko tìm được đáp án, cái này hình như phải sử dụng công thức tính nhanh kiểu hình trội lặn chứ nhỉ :???: Dù sao cũng cảm ơn cậu, mình làm ra rồi ^^

Lần sau cậu post thì nên đưa luôn đáp án lên nhé.
Mà cậu dùng CT tính nhanh nào vậy? cậu trình bày cách giải thử xem
 
Lần sau cậu post thì nên đưa luôn đáp án lên nhé.
Mà cậu dùng CT tính nhanh nào vậy? cậu trình bày cách giải thử xem
ừ, lần sau mình sẽ post kèm đáp án ^^
mình dùng công thức T1L2=0,25-L1L2
xét từng phép lai:
AB/ab x AB/ab có f= 20% => ab/ab = 0,4x0,4=0,16
=> cao, trắng = 0,25 - 0,16 = 0,09
de/DE x DE/de có f= 40 % => de/de = 0,3x0,3=0,09
=> đỏ, dài = 0,25 - 0,09 = 0,16
=> cao, trắng, đỏ, dài = 0,09x0,16x100= 1,44% ( mình làm thế này lại có đáp án )
p/s: ak còn câu lúc trước cậu nói dùng công thức gì ấy hình như chỉ đúng trong trường hợp toàn bộ đời con có kiểu gen lặn bị chết trong phôi thôi mà, công thức q(a)F2= q/(1+2q).
 
Các bạn làm thử bài này:
Phân tử mARN có A = 480 và G - X = U. Gen tổng hợp mARN có 2A = 3G. Mạch đơn của gen có G = 30% sô nuclêôtit của mạch. Số lượng mỗi loại ribônuclêôtit A, U, G, X của mARN lần lượt là
 
ừ, lần sau mình sẽ post kèm đáp án ^^
mình dùng công thức T1L2=0,25-L1L2
xét từng phép lai:
AB/ab x AB/ab có f= 20% => ab/ab = 0,4x0,4=0,16
=> cao, trắng = 0,25 - 0,16 = 0,09
de/DE x DE/de có f= 40 % => de/de = 0,3x0,3=0,09
=> đỏ, dài = 0,25 - 0,09 = 0,16
=> cao, trắng, đỏ, dài = 0,09x0,16x100= 1,44% ( mình làm thế này lại có đáp án )
p/s: ak còn câu lúc trước cậu nói dùng công thức gì ấy hình như chỉ đúng trong trường hợp toàn bộ đời con có kiểu gen lặn bị chết trong phôi thôi mà, công thức q(a)F2= q/(1+2q).

Xin lỗi cậu nhé, mình tính ẩu quá, mình xem lại rồi, kết quả giống như cậu :)
Cách của cậu mình biết rồi nhưng vẫn cảm ơn cậu nhé :mrgreen:
 
Last edited:
Câu 1: Về trật tự khoảng cách giửa 3 gen A, B và C người ta nhận thấy như sau:
A------------20-----------------B---------11----------C
Hệ số trùng hợp là 0,7.
Nếu P :
aBC/Abc xabc/abc thì % kiểu hình không bắt chéo của F1:
A. Số khác. B. 67,9%. C. 70,54%. D. 69%.
Câu 46: P: XAY x XAXa ; đời F1 có 10 cá thể.
Tìm xác suất để 10 cá thể F1 có 1 cá thể XAXA + 2 cá thể XAXa + 3 cá thể XAY + 4 cá thể XaY
A. 0,012016. B. 0,014016. C. 0,013016. D. 0,015016.
Câu 2: Thế hệ suất phát P0 có kiểu gen
ab/AB tự thụ phấn được F1. F1 tiếp tục tự thụ phấn được
F2. Tần số hoán vị gen trong phát sinh giao tử đực và giao tử cái là 0,2. Đời F2 có kiểu gen
ab/ab
chiếm tỷ lệ (so với tổng số cá thể F2)
A. 0,2614. B. 0,2814. C. 0,2714. D. 0,2514.
Câu 3: Cho bộ NST 2n = 4, ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế
bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn
cặp Bb thì không bắt chéo.
- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn
cặp Aa thì không bắt chéo.
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb
Số tế bào tinh trùng chứa 2 NST của mẹ không mang gen của bố là:
A. 75. B. 200. C. 100. D. 50.
Câu 4: Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu là:
P0 : 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1
Giả sử từ thế hệ này trở đi chon lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn kiểu gen aa khi vừa mới sinh ra.
Xác định tần số tương đối của các alen A của quần thể sau 9 thế hệ.
A. p9 = 0,825 B. p9 = 0,725 C. p9 = 0,925 D. p9 = 0,625
mấy bài thấy hay hay, post lên cho a/e giải trí:mrgreen:
 
Câu 1: fAB= 0,2 ; fBC= 0,11
=> f(kép lý thuyết)= 0,2x0,11=0,022
hệ số trùng hợp= f(kép thực tế)/f(kép lý thuyết) =0,7
=> f( kép thực tế)=0,0154
Ta có: KH aabbcc= KH AaBbCc= (0,2-0,0154)/2=0,0923
KH AaBbCc= KH aaBbcc= (0,11-0,0154)/2=0,0473
KH aaBbCc= KH Aabbcc= (1-0,0923x2-0,0473x2-0,0154)/2=0,3527
% KH không bắt chéo của F1 = 0,3527x2= 70,54% ^^
 
Câu 46: P: XAY x XAXa ; đời F1 có 10 cá thể.
Tìm xác suất để 10 cá thể F1 có 1 cá thể XAXA + 2 cá thể XAXa + 3 cá thể XAY + 4 cá thể XaY
A. 0,012016. B. 0,014016. C. 0,013016. D. 0,015016.
1/(4^10) x 10C4 x 6C3 x 3C2 x 1C1 = 0,012016 => Chọn A

Câu 3: Cho bộ NST 2n = 4, ký hiệu AaBb (A, B là NST của bố; a, b là NST của mẹ). Có 200 tế
bào sinh tinh đi vào giảm phân bình thường hình thành giao tử, trong đó:
- 20% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Aa, còn
cặp Bb thì không bắt chéo.
- 30% tế bào sinh tinh có xảy ra hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cặp nhiễm sắc thể Bb, còn
cặp Aa thì không bắt chéo.
- Các tế bào còn lại đều có hiện tượng bắt chéo tại 1 điểm ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể Aa và Bb
Số tế bào tinh trùng chứa 2 NST của mẹ không mang gen của bố là:
A. 75. B. 200. C. 100. D. 50.
20% số tb => 40 tb => 160 giao tử => có 20 giao tử mang 2 NST từ mẹ và không mang gene của bố
30% số tb => 60 tb => 180 giao tử => có 30 giao tử mang 2 NST từ mẹ và không mang gene của bố
50% số tb => 100 tb => 400 giao tử => có 25 giao tử mang 2 NST từ mẹ và không mang gene của bố
=> Tổng: 75 giao tử
=> Chọn A
Câu 4: Một quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc di truyền ở thế hệ ban đầu là:
P0 : 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1
Giả sử từ thế hệ này trở đi chon lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn kiểu gen aa khi vừa mới sinh ra.
Xác định tần số tương đối của các alen A của quần thể sau 9 thế hệ.
A. p9 = 0,825 B. p9 = 0,725 C. p9 = 0,925 D. p9 = 0,625
mấy bài thấy hay hay, post lên cho a/e giải trí:mrgreen:

p9 = 1- q9 = 1 - 0,3/(1 + [9+1].0,3) = 0,925
=>Chọn C
 
kt1996: câu 46 mình ko hiểu lắm, cậu giải thích rõ tí được không? ^^

Xác suất để các cá thể có mỗi KG đều bằng 1/4 nên XS chung để có 10 cá thể có các KG như đề bài là 1/(4^10), sau đó sắp xếp lần theo kiểu tổ hợp ấy bạn.
Có 10 vị trí => chọn 4 vị trí cho cá thể XaY
Chọn 3 vị trí trong 6 vị trí còn lại cho cá thể XAY
Chọn 2 vị trí trong 3 vị trí còn lại cho cá thể XAXa
và 1 vị trí cuối cùng cho cá thể XAXA
=>Nhân hết lại ta được kết quả
 
Xác suất để các cá thể có mỗi KG đều bằng 1/4 nên XS chung để có 10 cá thể có các KG như đề bài là 1/(4^10), sau đó sắp xếp lần theo kiểu tổ hợp ấy bạn.
Có 10 vị trí => chọn 4 vị trí cho cá thể XaY
Chọn 3 vị trí trong 6 vị trí còn lại cho cá thể XAY
Chọn 2 vị trí trong 3 vị trí còn lại cho cá thể XAXa
và 1 vị trí cuối cùng cho cá thể XAXA
=>Nhân hết lại ta được kết quả

thank you, tkank you! (y):chuan:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top