Topic LTĐH 2013 Môn Sinh - Bài tập

Status
Not open for further replies.
Câu 2 nè : Ở đậu Hà Lan hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh .Cho giao phấn giữa hạt vàng thuần chủng với hạt xanh thu được F1 . Cho F1 tự thụ thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 như thế nào ?[/QUOT


theo e tỉ lệ F2 là 3 vàng:1 xanh
quy ước: vàng > xanh
A a
P: AA x aa
(vàng) (xanh)
F1: Aa (100% vàng)
F2: 1AA :2Aa: 1aa
KH 3 vàng: 1 xanh
 
mở đầu năm mới bằng vài câu hỏi lí thuyết

lâu quá không thấy bàn luận gì hết, năm mới mở đầu bằng vài câu lí thuyết :D, Đúng sai chỗ nào mọi người chỉ rõ giúp mình nha :)

Câu 1. Điều nào dưới đây là không đúng với các các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp trong tế bào nhân chuẩn?
A. Đều diễn ra trong tế bào chất của tế bào.
B. Sau khi tổng hợp xong, axitamin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ.
C. Axitamin metiônin chỉ có ở vị trí đầu tiên của chuỗi pôlipeptit.
D. Đều bắt đầu bằng axitamin metiônin.

Câu 2. Trong điều kiện hiện nay của trái đất, chất hữu cơ được tạo ra chủ yếu bằng con đường
A. tổng hợp bằng công nghệ sinh học. B. tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
C. quang tổng hợp hay hoá tổng hợp. D. tổng hợp trong các tế bào sống.

Câu 3. Khẳng định nào dưới đây về NST giới tính ở người là sai ?
A. Nhiễm sắc thể Y là NST duy nhất không tiến hành trao đổi chéo.
B. NST giới tính X có kích thước trung bình và chứa hàng trăm gen.
C. NST giới tính Y chứa ít gen hơn các NST khác.
D. Hầu hết các gen trên X liên quan đến sự phát triển giới tính.

Câu 4. Khi nghiên cứu về bệnh khảm thuốc lá do virus gây ra, người ta làm thí nhiệm sau: Trộn vỏ prôtein của chủng virut A và lõi axit nucleic của chủng virut B thu được chủng virus lai AB có vỏ chủng A và lõi của chủng B. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc
A. chủng A và chủng B. B. chủng A. C. chủng AB. D. chủng B.

Câu 5. Dạng nào sau đây được coi là một sinh vật chuyển gen?
1. Một vi khuẩn đã nhận các gen thông qua tiếp hợp.
2. Một người qua liệu pháp gen nhận được 1 gen gây đông máu loại chuẩn.
3. Cừu tiết sữa có chứa prôtêin huyết thanh của người.
4. Một người sử dụng insulin do vikhuẩn E.côli sản xuất để điều trị bệnh đái tháo đường.
5. Chuột cống mang gen hemoglobin của thỏ.
Đáp án đúng là
A. 3 và 5. B. 4 và 5. C. 2 và 4. D. 1 và 3.

Câu 6. Khẳng định nào dưới đây là sai về ARN pôlymeaza của sinh vật nhân sơ
A. Chỉ có 1 loại ARN pôlymeaza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
B. Phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.
C. Xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'
D. Bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen.
 
Bạn chỉ rõ giúp mình câu 4, 5, 6 nha (nếu được mà trong sgk có thì chỉ giúp mình trang) đáp án của bạn đúng rồi, sai 1 câu là câu 3, đáp án là D, đề này của chuyên Nguyễn Huệ lần 2 2010-11. Cám ơn :D
 
câu 4 rõ ràng có vỏ chủng A và lõi của chủng B => lõi coi như vật chất di truyền ( ADN,ARN ,...)=> chủng B thôi
Câu 5: Bạn tham khảo thêm trong sách cơ bản phần công nghệ gen hay sao ý
Câu 6:Bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen. ( cái này bạn xem bài 2: phiên mã trong sách cơ bản ). ARN poli meraza gắn vào phần khởi động ( promotor ) chứ khong phải vào từ bộ 3 của gen
Chú ý cấu trúc gen : phần điều hòa : chứa promotor
phần mã hóa : chứa bộ 3 mở đầu( ở ARN ) và các bộ 3 ở giữa + cuối cùng là bộ 3 kết thúc , phần kết thúc: qui định tín hiệu kết thúc ( ở sao mã + phiên mã )
 
Last edited:
Câu 2. Trong điều kiện hiện nay của trái đất, chất hữu cơ được tạo ra chủ yếu bằng con đường
A. tổng hợp bằng công nghệ sinh học. B. tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
C. quang tổng hợp hay hoá tổng hợp. D. tổng hợp trong các tế bào sống.


Câu 5. Dạng nào sau đây được coi là một sinh vật chuyển gen?
1. Một vi khuẩn đã nhận các gen thông qua tiếp hợp.
2. Một người qua liệu pháp gen nhận được 1 gen gây đông máu loại chuẩn.
3. Cừu tiết sữa có chứa prôtêin huyết thanh của người.
4. Một người sử dụng insulin do vikhuẩn E.côli sản xuất để điều trị bệnh đái tháo đường.
5. Chuột cống mang gen hemoglobin của thỏ.
Đáp án đúng là
A. 3 và 5. B. 4 và 5. C. 2 và 4. D. 1 và 3.

Câu 6. Khẳng định nào dưới đây là sai về ARN pôlymeaza của sinh vật nhân sơ
A. Chỉ có 1 loại ARN pôlymeaza chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN.
B. Phân tử ARN tạo ra có thể lai với ADN mạch khuôn.
C. Xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5' - 3'
D. Bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen.

Câu 2: B không phải là con đường nên loại; A và C là các con đường nhân tạo nhưng không thể tạo ra nhiều bằng con đường tự nhiên được. Đáp án D nhé.

Câu 5: Sinh vật chuyển gen, hiểu đơn giản là những sinh vật mang gen của một loài khác, thực hiện bằng công nghệ sinh học hiện đại. Tiếp hợp ở VK chỉ là chuyển các đoạn plasmid trong loài, liệu pháp gen ở người cũng chỉ là chuyển 1 gen lành (cùng loài) sang tế bào bệnh, người sử dụng insulin do vk tổng hợp thì chẳng có chuyển gen gì đến người cả.

Chỉ 3 và 5 là các ví dụ về chuyển gen.

Câu 6, Hải hiểu sai rùi. ARN gắn vào vùng khởi động trước bộ ba mở đầu nhưng vẫn bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu.

Ý sai là A, có ít nhất 3 loại ARN polimerase (I, II, III) tổng hợp các loại ARN riêng. loại II tổng hợp mARN


 
Câu 1: Ở một quần thể thực vật, màu hoa do gen gồm 2 alen quy định. Trong đó, alen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trung bình, trong 1000 cây có 40 cây hoa trắng. Giả sử quần thể cân bằng di truyền về tính trạng màu hoa và không có đột biến phát sinh, khi cho lai hai cây hoa đỏ với nhau, xác suất thu được cây hoa đỏ dị hợp tử là:
A. 0,1024
B. 0,0256
C. 0,0128
D. 0,1536
Câu 2: Trong quá trình tiến hóa, cơ chế cách ly sinh sản giữa hai loài sinh vật khác nhau có ý nghĩa
A. Ngăn cản sự thụ tinh giữa các cá thể thuộc hai loài khác nhau
B. Ngăn cản sự tạo thành quần thể có kiểu gen chung giữa hai loài khác nhau
C. Ngăn cản sự tạo thành con lai có kiểu gen chung giữa hai loài khác nhau
D. Ngăn cản sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc hai loài khác nhau
Câu 3: Ở ruồi giấm, thân xám, cánh dài trội hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt. Các tính trạng do gen trên NST thường quy định. Cho lai các ruồi thân xám cánh dài với nhau, thế hệ F1 thu được 1000 con, trong đó có 250 ruồi Xám-Cụt. Kiểu gen của các ruồi đem lai và tần số hoán vị gen (f) là:
A. ♀AB/aB x ♂AB/ab, f = 10%
B. ♀Ab/aB x ♂Ab/aB, f = 10%
C. ♀Ab/aB x ♂Ab/aB, f = 22,5%
D. ♀AB/ab x ♂AB/ab, f = 45%
Câu 4: Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen phân ly độc lập, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai AaBbDd x AaBbDd cho F1 có tỷ lệ dị hợp 2 cặp gen, đồng hợp 1 cặp gen là
A. 3/8
B. 3/16
C. 1/4
D. 1/32
Câu 5: Thuật ngữ nào dưới đây được dùng để phản ánh sự biến đổi tần số tương đối của các alen trong một quần thể qua một số thế hệ?
A. Vốn gen của quần thể
B. Tiến hoá nhỏ
C. Sự phân li độc lập của các gen
D. Tiến hoá lớn
 
Câu 1: Ở một quần thể thực vật, màu hoa do gen gồm 2 alen quy định. Trong đó, alen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trung bình, trong 1000 cây có 40 cây hoa trắng. Giả sử quần thể cân bằng di truyền về tính trạng màu hoa và không có đột biến phát sinh, khi cho lai hai cây hoa đỏ với nhau, xác suất thu được cây hoa đỏ dị hợp tử là:
A. 0,1024
B. 0,0256
C. 0,0128
D. 0,1536

Câu 2:
B. Ngăn cản sự tạo thành quần thể có kiểu gen chung giữa hai loài khác nhau

Câu 3
B. ♀Ab/aB x ♂Ab/aB, f = 10%
C. ♀Ab/aB x ♂Ab/aB, f = 22,5%

Câu 4
B. 3/16

Câu 5:
B. Tiến hoá nhỏ


:hum:
 
Câu 1: Ở một quần thể thực vật, màu hoa do gen gồm 2 alen quy định. Trong đó, alen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trung bình, trong 1000 cây có 40 cây hoa trắng. Giả sử quần thể cân bằng di truyền về tính trạng màu hoa và không có đột biến phát sinh, khi cho lai hai cây hoa đỏ với nhau, xác suất thu được cây hoa đỏ dị hợp tử là:
A. 0,1024
B. 0,0256
C. 0,0128
D. 0,1536

Câu 2:
B. Ngăn cản sự tạo thành quần thể có kiểu gen chung giữa hai loài khác nhau

Câu 3
B. ♀Ab/aB x ♂Ab/aB, f = 10%
C. ♀Ab/aB x ♂Ab/aB, f = 22,5%

Câu 4
B. 3/16

Câu 5:
B. Tiến hoá nhỏ


:hum:
Câu 1: đáp án là D 0,1536 => mình không sao tính ra đáp án này, hic
Câu 2: B
Câu 3: B nhưng mình thấy cả B và C đều đúng như bạn
Câu 4: A 3/8
Câu 5: A
Mợi người giải thích cho mình câu 2 và 5 đc không??
 
Câu 1: đáp án là D 0,1536 => mình không sao tính ra đáp án này, hic
Câu 2: B
Câu 3: B nhưng mình thấy cả B và C đều đúng như bạn
Câu 4: A 3/8
Câu 5: A
Mợi người giải thích cho mình câu 2 và 5 đc không??

Bài này mình làm nhanh nên sai sót nhiều quá :cry: Câu 4 còn bị sai nữa....
Câu 1 mình không tính được
Câu 2 trường hợp A C D không đúng với cách li sau hợp tử (VD như con la ấy)
Câu 5 thì chịu :dapchet: Đoán mò
 
Câu 1: Ở một quần thể thực vật, màu hoa do gen gồm 2 alen quy định. Trong đó, alen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trung bình, trong 1000 cây có 40 cây hoa trắng. Giả sử quần thể cân bằng di truyền về tính trạng màu hoa và không có đột biến phát sinh, khi cho lai hai cây hoa đỏ với nhau, xác suất thu được cây hoa đỏ dị hợp tử là:
A. 0,1024
B. 0,0256
C. 0,0128
D. 0,1536

Search trên mạng cho em, tại sao lại chọn đáp án D

Cấu trúc quần thể 0,64AA:0,32Aa:0,04aa.
Trong số hoa đỏ AA chiếm 2/3, Aa chiếm 1/3
Có 2 trường hợp tạo cây hoa đỏ dị hợp là: AA x Aa, Aa x Aa.
Vậy xác suất cần tìm là: 2/3.1/3.1/2+1/3.1/3.1/2 = 0,1667.
-------------------------------------------------------------------
Trong bài người ta làn đó là cũng hai trường hợp tuơng tự nhưng người ta chọn trong tổng số cây chưa không chọn trong những cây hoa đỏ mình không đồng ý với cách làm này.
0,64.0,32.0,5 + 0,32.0,32.0,5 = 0,1536.

Nguồn: http://boxmath.vn/4rum/t56311/?pagenumber=

Gọn lại, bạn ý nói rằng lời giải trong bài là do kết quả 2 phép lai AA x Aa và Aa x Aa. Số 0.5 trong phép toán 0,64.0,32.0,5 + 0,32.0,32.0,5 = 0,1536 là vì mỗi phép lai cho ra Aa với tỉ lệ 0.5.

Nhưng bạn ý không đồng tình với cách tính như thế và cho ra đáp số khác là 0.1667 :mrgreen:. Nói chung cách nghĩ của bạn ý khá đúng vì ở đây đã chọn ra cây hoa đỏ tức ko phải lấy ngẫu nhiên 2 cây trong quần thể lai với nhau nên không thể dùng tỷ lệ ban đầu của các cây.

Nhưng mình cũng không đồng tình hoàn toàn với lời giải của bạn ý, đáp số của mình là
2x2/3.1/3.1/2+1/3.1/3.1/2 = 5/18 = 0.2777.

Nhưng giờ lười ngại reg nick diễn đàn đó quá nên chả thể thảo luận với bạn ý được.


Câu 5 thì theo đúng định nghĩa tiến hóa nhỏ: là quá trình biến đổi tp kiểu gen và tần số alen của quần thể, đưa đến hình thành loài mới.
 
Câu 6, Hải hiểu sai rùi. ARN gắn vào vùng khởi động trước bộ ba mở đầu nhưng vẫn bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu.

Ý sai là A, có ít nhất 3 loại ARN polimerase (I, II, III) tổng hợp các loại ARN riêng. loại II tổng hợp mARN
chỗ này là sinh vật nhân sơ thì chỉ có một loại enzim xúc tác thì phải còn sv nhân thực mới có riêng enzim cho từng loại chứ nhỉ ( nếu ngờ vực bạn có thể xem thêm trang 13 SGK sinh 12 / NC)
 
Câu 2: B không phải là con đường nên loại; A và C là các con đường nhân tạo nhưng không thể tạo ra nhiều bằng con đường tự nhiên được. Đáp án D nhé.

Câu 5: Sinh vật chuyển gen, hiểu đơn giản là những sinh vật mang gen của một loài khác, thực hiện bằng công nghệ sinh học hiện đại. Tiếp hợp ở VK chỉ là chuyển các đoạn plasmid trong loài, liệu pháp gen ở người cũng chỉ là chuyển 1 gen lành (cùng loài) sang tế bào bệnh, người sử dụng insulin do vk tổng hợp thì chẳng có chuyển gen gì đến người cả.

Chỉ 3 và 5 là các ví dụ về chuyển gen.

Câu 6, Hải hiểu sai rùi. ARN gắn vào vùng khởi động trước bộ ba mở đầu nhưng vẫn bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu.

Ý sai là A, có ít nhất 3 loại ARN polimerase (I, II, III) tổng hợp các loại ARN riêng. loại II tổng hợp mARN



Search trên mạng cho em, tại sao lại chọn đáp án D



Nguồn: http://boxmath.vn/4rum/t56311/?pagenumber=

Gọn lại, bạn ý nói rằng lời giải trong bài là do kết quả 2 phép lai AA x Aa và Aa x Aa. Số 0.5 trong phép toán 0,64.0,32.0,5 + 0,32.0,32.0,5 = 0,1536 là vì mỗi phép lai cho ra Aa với tỉ lệ 0.5.

Nhưng bạn ý không đồng tình với cách tính như thế và cho ra đáp số khác là 0.1667 :mrgreen:. Nói chung cách nghĩ của bạn ý khá đúng vì ở đây đã chọn ra cây hoa đỏ tức ko phải lấy ngẫu nhiên 2 cây trong quần thể lai với nhau nên không thể dùng tỷ lệ ban đầu của các cây.

Nhưng mình cũng không đồng tình hoàn toàn với lời giải của bạn ý, đáp số của mình là
2x2/3.1/3.1/2+1/3.1/3.1/2 = 5/18 = 0.2777.

Nhưng giờ lười ngại reg nick diễn đàn đó quá nên chả thể thảo luận với bạn ý được.


Câu 5 thì theo đúng định nghĩa tiến hóa nhỏ: là quá trình biến đổi tp kiểu gen và tần số alen của quần thể, đưa đến hình thành loài mới.

2x2/3.1/3.1/2+1/3.1/3.1/2 = 5/18 = 0.2777. ý bạn nhihynh là phải nhân thêm 2 do vai trò của Aa và AA không như nhau chứ gì . Ngẫm vậy thì cũng đúng nhưng mình nghĩ nếu đề cho rõ ràng vai trò riêng của từng cây ( ví dụ ở người là chồng vợ ) thì mình mới phân biệt rõ ra vai trò từng cái ( vai trò bố mẹ ) ( trên đây là suy nghĩ của mình bởi mình cũng gặp khá nhiều bài tương tự ntn rồi )
 
2x2/3.1/3.1/2+1/3.1/3.1/2 = 5/18 = 0.2777. ý bạn nhihynh là phải nhân thêm 2 do vai trò của Aa và AA không như nhau chứ gì . Ngẫm vậy thì cũng đúng nhưng mình nghĩ nếu đề cho rõ ràng vai trò riêng của từng cây ( ví dụ ở người là chồng vợ ) thì mình mới phân biệt rõ ra vai trò từng cái ( vai trò bố mẹ ) ( trên đây là suy nghĩ của mình bởi mình cũng gặp khá nhiều bài tương tự ntn rồi )

Không cho cũng phải nhân với 2, Hải ạ.
 
Mọi người thảo luận 2 câu này nhé !
Câu 1 :
Cho 3 dòng ngô thuần chủng với các kiểu gen như sau: dòng 1 có kiểu gen aaBBCC; dòng 2 có kiểu gen AAbbCC; dòng 3 có kiểu gen AABBcc. Để tạo ra dòng thuần chủng có kiểu gen aabbcc đem lại giá trị kinh tế một cánh nhanh nhất người ta cần tiến hành lai như thế nào?
A. Cho dòng 2 lai với dòng 3 được F1, cho F1 tự thụ phấn tạo F2, chọn các cây có kiểu hình aabbCC, cho cây có kiểu hình aabbCC lai với dòng 1 (aaBBCC) được F3, cho F3 tự thụ phấn, chọn lọc dòng có kiểu gen aabbcc.
B. Cho dòng 2 và dòng 3 lai với nhau được F1, cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu
hình AAbbcc, cho cây có kiểu hình AAbbcc lai với dòng 1 (aaBBCC) được F3, cho F3 tự thụ phấn, chọn
lọc dòng có kiểu gen aabbcc.
C. Cho dòng 1 lai với dòng 3, được F1, cho F1 tự thụ phấn tạo F2, chọn các cây có kiểu hình aabbCC cho cây có kiểu hình aabbCC lai với dòng 2 (AabbCC) được F3, cho F3 tự thụ phấn, chọn lọc dòng có kiểu gen aabbcc.
D. Cho các dòng 1, 2 và 3 tạp giao với nhau được F1, chọn lọc các cây có kiểu hình A – B – C, cho các cây có này tự thụ phấn được F2, chọn các cây có kiểu gen aabbcc.
Câu 2 :
Người ta giả sử rằng một chuyển đoạn không tương hỗ ( một chiều) tác động đến vai nhỏ của NST số 5 của người, đoạn này được chuyển đến đầu vai dài của NST số 13 trong bộ NST lưỡng bội. Sự chuyển nhượng này được coi là cân bằng vì bộ gen vẫn giữa nguyên nên vẫn có kiểu hình bình thường. Ngược lại, nếu thể đột biến chỉ mang 1 NST số 5 mất đoạn của cặp tương đồng, nó gây ra hậu qủa ’’cricuchat” (tiếng khóc như mèo) ; nếu có 3 cái làm cho cá thể chết sớm. Nếu một người có mang chuyển đoạn có con với một người bình thường, thì thế hệ con sinh ra , khả năng xuất hiện 1 đứa con mang hội chứng ‘tiếng khóc như mèo’’ là bao nhiêu ?
A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 75%
 
Last edited:
chỗ này là sinh vật nhân sơ thì chỉ có một loại enzim xúc tác thì phải còn sv nhân thực mới có riêng enzim cho từng loại chứ nhỉ ( nếu ngờ vực bạn có thể xem thêm trang 13 SGK sinh 12 / NC)

Ừ đúng rồi đó, ARN pol ở nhân sơ chỉ có 1 loại thôi. khi bắt đầu phiên mã ARN pol sẽ gắn vào promoter và bắt đầu phiên mã từ đó. Nó còn mã hóa một trình tự nữa không được dịch mã (mục đích là làm chỗ cho ribosome nhận biêt), rồi mới đến bộ 3 mở đầu.
 
Last edited:
Mà định nghĩa vốn gen quần thể là gì nhỉ =.= Tập hợp tất cả các gen của quần thể ở 1 thời điểm à ...
 
cho tui hỏi trong bài toán tính sác xuất đẻ con trai hoặc con gái, khi nào mình nhân 2, khi nào nhân 1/2 @@khi nào mình tính trên NST GT khi nào tính trên NST thường @@(VD:tính trực tiếp sx trên PL này X^AX^a * X^AY hay là tính sx trên PL này Aa * Aa rồi mới nhân sx trai (gái)......................Mong mọi ng giúp đỡ giải thích dùm...
 
Câu 1: Ở một quần thể thực vật, màu hoa do gen gồm 2 alen quy định. Trong đó, alen A quy định hoa đỏ, trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trung bình, trong 1000 cây có 40 cây hoa trắng. Giả sử quần thể cân bằng di truyền về tính trạng màu hoa và không có đột biến phát sinh, khi cho lai hai cây hoa đỏ với nhau, xác suất thu được cây hoa đỏ dị hợp tử là:
A. 0,1024
B. 0,0256
C. 0,0128
D. 0,1536

QT: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
+Hướng 1(Khuyên dùng với dạng bài này):
Coi mỗi bên bố mẹ là 1 QT với cấu trúc 2/3(0,64/0,64+0,32) AA : 1/3 Aa.
P (2/3AA:1/3Aa) x (2/3AA:1/3Aa)
GP (5/6A:1/6a) x (5/6A:1/6a)
F1 Aa = 2 x 5/6 x 1/6 = 5/18 xấp xỉ 0,278
+Hướng 2, như cái bạn gì gì bên diễn đàn gì gì đó làm:sexy:, chính xác hơn như bác khoihuynhi8 nói
Ta có 2 phép lai tạo được Aa là AA x Aa và Aa x AA
AA x Aa có xác suất tạo Aa = 2 x 2/3 x 1/3 x 1/2 (có đổi vai trò bố mẹ)
Aa x Aa có xác suất tạo Aa= 1/3 x 1/3 x 1/2
Tổng = 5/18
 
QT: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa
+Hướng 1(Khuyên dùng với dạng bài này):
Coi mỗi bên bố mẹ là 1 QT với cấu trúc 2/3(0,64/0,64+0,32) AA : 1/3 Aa.
P (2/3AA:1/3Aa) x (2/3AA:1/3Aa)
GP (5/6A:1/6a) x (5/6A:1/6a)
F1 Aa = 2 x 5/6 x 1/6 = 5/18 xấp xỉ 0,278
+Hướng 2, như cái bạn gì gì bên diễn đàn gì gì đó làm:sexy:, chính xác hơn như bác khoihuynhi8 nói
Ta có 2 phép lai tạo được Aa là AA x Aa và Aa x AA
AA x Aa có xác suất tạo Aa = 2 x 2/3 x 1/3 x 1/2 (có đổi vai trò bố mẹ)
Aa x Aa có xác suất tạo Aa= 1/3 x 1/3 x 1/2
Tổng = 5/18

Ồ, cảm ơn nhé(y)
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top