Topic LTĐH 2013 Môn Sinh - Bài tập

Status
Not open for further replies.
Untitled_zps9eff5471.png
Mạch mới luôn phải được tổng hợp theo chiều 5' - 3', đó cũng là lý do 1 mạch đc liên tục và 1 mạch bị gián đoạn, cần phân biệt chiều của mạch mới, chiêù của mạch làm khuôn, chiều của enzyme nữa.

Câu 23: Gen ban đầu có trình tự nucleotit:
1 3 6 9 12 15 18
5’ ATG|GXA|TAA|GGA|GGA|AAT … 3’
3’ TAX|XGT|ATT|XXT|XXT|TTA … 5’
Gen bị đột biến do tác nhân 5-BU tác động. Trường hợp xảy ra đột biến ở vị trí nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
A. Cặp số 9 B. Cặp số 15 C. Cặp số 6 D. Cặp số 12

K biết mọi người cho mạch nào là mạch gốc nhưng thay thế ở cả vị trí 6 và 9 ở mạch dưới thì đều k ảnh hưởng do tính thoái hóa của mã di truyền, mạch trên là mạch gốc thì ở số 6 thay a.a này bằng a.a khác, số 9 thì k đổi, còn số 12 và 15 lại thay a.a này bằng a.a khác.
 
Giải thích chi tiết giúp t câu này vs
Câu 1: Ở ruồi giấm, người ta phân lập được 1 dòng đột biến thuần chủng có thân màu đen (ruồi bình thường có thân màu xám). Biết màu sắc thân do 1 gen qui định, để xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng này cần tiến hành
A. lai thuận nghịch. B. tự thụ phấn. C. lai phân tích. D. gây đột biến.

Câu 2:: quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá là
A. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu quá trình tiến hoá.
B. các cơ chế cách ly thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc
C. giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.
D. đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
 
Giải thích chi tiết giúp t câu này vs
Câu 1: Ở ruồi giấm, người ta phân lập được 1 dòng đột biến thuần chủng có thân màu đen (ruồi bình thường có thân màu xám). Biết màu sắc thân do 1 gen qui định, để xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng này cần tiến hành
A. lai thuận nghịch. B. tự thụ phấn. C. lai phân tích. D. gây đột biến.

Câu 2:: quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá là
A. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu quá trình tiến hoá.
B. các cơ chế cách ly thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc
C. giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.
D. đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
1. C
2. B:xinkieu:
 
Giải thích chi tiết giúp t câu này vs
Câu 1: Ở ruồi giấm, người ta phân lập được 1 dòng đột biến thuần chủng có thân màu đen (ruồi bình thường có thân màu xám). Biết màu sắc thân do 1 gen qui định, để xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng này cần tiến hành
A. lai thuận nghịch. B. tự thụ phấn. C. lai phân tích. D. gây đột biến.

Câu 1. A :botay:
 
Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn người ta thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ : 1 trắng. Người ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con toàn cây có hoa đỏ là bao nhiêu ?
A. 0,2960 B. 0,0370 C. 0,6525 D. 0,0750
ai biết đáp án giải thích giùm cám ơn !!
 
Lai các cây hoa đỏ với cây hoa trắng người ta thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn người ta thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 đỏ : 1 trắng. Người ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác suất để cả 3 cây này đều cho đời con toàn cây có hoa đỏ là bao nhiêu ?
A. 0,2960 B. 0,0370 C. 0,6525 D. 0,0750
ai biết đáp án giải thích giùm cám ơn !!

Mình nghĩ là B
Xác suất lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn và cả 3 cây này đều cho đời con toàn cây có hoa đỏ là: (1/3)*(1/3)*(1/3)=1/27
 
Giải thích chi tiết giúp t câu này vs
Câu 1: Ở ruồi giấm, người ta phân lập được 1 dòng đột biến thuần chủng có thân màu đen (ruồi bình thường có thân màu xám). Biết màu sắc thân do 1 gen qui định, để xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng này cần tiến hành
A. lai thuận nghịch. B. tự thụ phấn. C. lai phân tích. D. gây đột biến.

Câu 2:: quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá là
A. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu quá trình tiến hoá.
B. các cơ chế cách ly thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc
C. giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.
D. đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
câu 1: c ( cái này kiến thức khỏi bàn)
câu 2: đáp c.
ĐÁn A hiển nhiên đúng
ĐÁn B đúng, có cách ly mới có thể phân hóa đc hai quần thể từ đó có những vốn gen riêng và thích ứng với vùng mới lâu dần dẫn đến tiến hóa nhỏ.
ĐÁn D hiển nhiên đúng, còn lại câu C sai, giao phối gần là giao phối cận huyết ở ĐV và tự thụ ở TV, điều thiên về đồng hợp tăng dị hợp giảm, nên hiển nhiên tần số alen sẽ thay đổi ít nhiều chứ ko thể nào ko làm thay đổi ( trừ ngẫu phối tạo ra cân bằng di truyền)
 
câu 1: c ( cái này kiến thức khỏi bàn)
câu 2: đáp c.
ĐÁn A hiển nhiên đúng
ĐÁn B đúng, có cách ly mới có thể phân hóa đc hai quần thể từ đó có những vốn gen riêng và thích ứng với vùng mới lâu dần dẫn đến tiến hóa nhỏ.
ĐÁn D hiển nhiên đúng, còn lại câu C sai, giao phối gần là giao phối cận huyết ở ĐV và tự thụ ở TV, điều thiên về đồng hợp tăng dị hợp giảm, nên hiển nhiên tần số alen sẽ thay đổi ít nhiều chứ ko thể nào ko làm thay đổi ( trừ ngẫu phối tạo ra cân bằng di truyền)
Có lẽ bạn này đọc kĩ SGK thì phải trong sách nâng cao hay cơ bản gì đó rõ ràng ghi Giao phối gần sự làm tăng đồng hợp giảm dị hợp , nhưng không làm tần số alen trong quần thể thay đổi ( cái này là cái cơ bản mình chắc chắn k nhầm đc ). - Để dễ nhớ cái này mình thường liên tượng đến giống như "bảo toàn alen " khi alen trong quần thể không bị tác động bởi CLTN,không bị mất mát hay thêm alen ,... thì cho dù tần số KG thay đổi như thế nào thì tần số alen sẽ không thay đổi . Không tin bạn đọc lại SGK và hỏi thầy cô xem :???:
 
Giải thích giúp tớ câu 2 với.
Còn câu 1: khi nào dùng lai phân tích, khi nào dùng lai thuận nghịch vậy c... chỉ giúp t vs (y)
2. Hoàng Quân trong 4 đáp án trên phương án nào cũng đúng cả ( nếu như chỉ đọc đáp án ) :d, nhưng đề lại yêu cầu quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá là
rõ ràng các nhân tố tiến hoá các
B. các cơ chế cách ly thúc đẩy sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc . Không đc SGK cũng như , thuyết tiến hoá hiện đại gọi là " nhân tố tiến hoá "
Còn câu 1 , đáp án trong sách là cái nào ??
 
Có lẽ bạn này đọc kĩ SGK thì phải trong sách nâng cao hay cơ bản gì đó rõ ràng ghi Giao phối gần sự làm tăng đồng hợp giảm dị hợp , nhưng không làm tần số alen trong quần thể thay đổi ( cái này là cái cơ bản mình chắc chắn k nhầm đc ). - Để dễ nhớ cái này mình thường liên tượng đến giống như "bảo toàn alen " khi alen trong quần thể không bị tác động bởi CLTN,không bị mất mát hay thêm alen ,... thì cho dù tần số KG thay đổi như thế nào thì tần số alen sẽ không thay đổi . Không tin bạn đọc lại SGK và hỏi thầy cô xem :???:
bác nói cũng đúng, cơ mà bị gài cmnr, tks bác đã khai sáng:mrgreen:
 
1/ 1 gen đang x2 trong môi trường có 1 phân tử 5-BU. Sau 6 lần x2 sẽ có bao nhiêu gen ĐB dạng thay thế A-T bằng G-X và bao nhiêu gen bình thường ?
A. 7 và 24
B. 15 và 24
C. 16 và 15
D. 15 và 48
2/ 2 tế bào sinh dục đực có KG AaBb(DE/de) khi giảm phân bình thường cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A.2 B.4 C.8 D.16
3/ QT sóc 1 có 640 cá thể có tần số alen A = 0,9. QT sóc 2 có tần số alen A = 0,6. 160 cá thể sóc từ QT 2 sang QT 1 sống và hòa nhập với QT 1, 320 cá thể sóc ở QT 1 sang QT 2 sống và hòa nhập với QT 2. Tần số alen A của QT 1 sau sự di cư trên là ?
A.0,68 B.0,7 C. 0,9 D.0,8
4/ 1 QT ngẫu phối, xét 4 gen ko alen nằm trên các cặp NST khác nhau. Gen 1 có 4 alen, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 3 alen, gen 4 có 2 alen. QT có tối đa bao nhiêu tổ hợp giao tử ?
A.32400 B.1080 C.5184 D.2592
5/ 1 QT ngẫu phối có CTDT ở thế hệ P : 0,16AA : 0,32Aa : 0,52aa. Khả năng sinh sản của KG AA là 75%, aa là 50%, Aa ko có khả năng sinh sản. Tỉ lệ KG của QT ở F1:
A. 0,1024AA : 0,4352Aa : 0,4624aa
B. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
C. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
Các bác giải chi tiết dùm em nhé, em cảm ơn:):)
 
Last edited:
câu này khá căng:
Ở người tính trạng nhóm máu A,B,O do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
A.3/4 B. 119/144 C. 25/144 D. 19/24
bác nào bt làm ơn giải chi tiết cho tớ với, cơ mà áp dụng cách giải như lào ?
 
câu này khá căng:
Ở người tính trạng nhóm máu A,B,O do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?
A.3/4 B. 119/144 C. 25/144 D. 19/24
bác nào bt làm ơn giải chi tiết cho tớ với, cơ mà áp dụng cách giải như lào ?

p,q,r lần lượt là tần số alen IA, IB, IO.
25% máu O --> r =0,5
39% máu B --> q^2 + 2qr = 0,89 --> q = 0,3 --> p=0,2
Tỉ lệ máu A trong QT : p^2 + 2pr = 0,24
XS để bố mẹ đều có KG IAIO là (2pr/p^2)^2 = 25/36
XS để con có KG IOIO là 25/36x 1/4 = 25/144.
XS để con có nhóm máu giống bố mẹ : 1-25/144 = 119/144 --> B:)
 
Last edited:
p,q,r lần lượt là tần số alen IA, IB, IO.
25% máu O --> r =0,5
39% máu B --> q^2 + 2qr = 0,89 --> q = 0,3 --> p=0,2
Tỉ lệ máu A trong QT : p^2 + 2pr = 0,24
XS để bố mẹ đều có KG IAIO là (2pr/p^2)2 = 25/36
XS để con có KG IOIO là 25/36x 1/4 = 25/144.
XS để con có nhóm máu giống bố mẹ : 1-25/144 = 119/144 --> B:)

sao đáp án nó để trong đề đó là 3/4 ? link http://www.mediafire.com/download/9cedcceekppcpx3/18-de-thi-thu-sinh-khoi-B-2012-mathvn.com.rar
SỞ  GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNGTHPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN câu 23 đề 132
:ah:
 
sao đáp án nó để trong đề đó là 3/4 ? link http://www.mediafire.com/download/9cedcceekppcpx3/18-de-thi-thu-sinh-khoi-B-2012-mathvn.com.rar
SỞ  GD&ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNGTHPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN câu 23 đề 132
:ah:

chắc đáp án trong đó nhầm đó bạn, bài tập bạn gửi đã từng được thảo luận ở đây
http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=16588&page=35
http://www.sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=15743

:mrgreen:
 
2/ 2 tế bào sinh dục đực có KG AaBb(DE/de) khi giảm phân bình thường cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A.2 B.4 C.8 D.16

Câu này mình chọn đáp án là C
Nếu cơ thể có KG như trên Gp thì tối đa tạo 2*2*4=16 loại giao tử
Nhưng ở đây 1 tế bào sd đực khi GP tối đa sẽ tạo được 4 loại gtử (nếu có TĐC)
và tương tự tế bào thứ 2 khi GP cũng cho 4 loại giao tử (khác với các loại giao tử của tb 1 tạo ra)
=> 2 tb này tối đa chỉ tạo được 8 loại giao tử khi GP.
p/s: nếu sai xin cho ý kiến :buonchuyen:
 
Chúc bác một ngày tốt lành và may mắn nhé. Em up phụ bác một tay. Khi nào rảnh ghé thăm em nha :)
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top