Bà con bàn tán xôm tụ quá hehe, góp vui tí nhé.
Mọi người phân tích kỹ rồi không đá lại nữa. Chỉ muốn nói là phương pháp PCR nó muôn hình vạn trạng lắm, có đủ thứ chu trình kỳ quái cho nên mọi người cũng không nên quá chỉ trích người đặt ra chu trình nhiệt này.
1. Bài tập cho sinh viên và mục đích chính là phân tích cái nhiệt độ gắn mồi khác nhau, nên có thể thầy lơ đễnh các bước khác.
2. Chu trình nhiệt bất thường như vậy khiến sinh viên thắc mắc mà đi tìm hiểu, sẽ rõ ra vài điều. Chả thế mà các bác và cả em mới có chỗ bàn ra bàn vào còn gì.
3. Mọi người tập trung chỉ trích cái bước gắn mồi 2 phút nhưng thật ra trên thực tế khi primers quá ngắn (ví dụ chỉ 10 mer) người ta sẽ tăng thời gian gắn mồi lên và 2 phút là con số thực tế đã có người thực hiện trong differential display PCR. Ngoài ra khi template ở dạng mạch đơn cũng nên tăng thời gian gắn mồi. Mà 2 phút thì đã ăn thua gì, mọi người vào xem chu trình nhiệt của cái kit này (thường dùng khi tạo knock-out constructs) http://catalog.takara-bio.co.jp/en/product/basic_info.asp?unitid=U100005643
94°C, 1 min.
14 cycles
98°C, 20 sec.
68°C, 20 min.
16 cycles
98°C, 20 sec.
68°C, 20 min. + 15 sec./cycle*
72°C, 10 min.
Tất nhiên cũng không ngoài khả năng người ra đề không vững thực nghiệm nhưng chỉ vì một chu trình nhiệt không kèm các dữ liệu như template, primers.... mà kết luận như vậy hơi nặng.
Thật ra khi nhòm chu trình nhiệt của thầy giáo ra chỉ thắc mắc ở bước "95 độ trong 2 phút" thôi, lại những 30 chu kỳ.
Ngoài ra kết quả PCR còn phụ thuộc vào loại tube sử dụng (thành mỏng hay dày, thể tích tube, thể tích phản ứng), máy PCR (thực chất là tốc độ gia nhiệt và khả năng giữ nhiệt).
Túm lại khi học về phương pháp PCR thì nên hiểu lý thuyết và ý nghĩa các bước, còn khi làm thì nên quên nó đi, chỉ có thực nghiệm mới trả lời được thôi vì có quá nhiều biến ảnh hưởng đến kết quả PCR. Riêng tui thì thích kỹ thuật này nhất trong tất cả những kỹ thuật mà tui biết vì nó quá đa dạng và đa năng, bạn có thể tạo đột biến thay thế nucleotide, chèn vào (hoặc cắt bớt đi) 1 hoặc một số nucleotide, nối 2 hoặc nhiều đoạn với nhau... Nói chung chỉ với PCR hoàn toàn có thể tạo ra 1 đoạn trình tự bất kỳ theo ý mình. Thậm chí giờ người ta còn dùng PCR để tổng hợp genome của 1 virus hoàn toàn mới.
Biến tính 95 dộ trong 3 phút,
Chạy 30 vòng theo thông số sau:
- Biến tính 95 độ trong 2 phút
- kết dính 45 độ trong 2 phút
- tổng hợp ở 68 độ trong 3 phút
Mọi người phân tích kỹ rồi không đá lại nữa. Chỉ muốn nói là phương pháp PCR nó muôn hình vạn trạng lắm, có đủ thứ chu trình kỳ quái cho nên mọi người cũng không nên quá chỉ trích người đặt ra chu trình nhiệt này.
1. Bài tập cho sinh viên và mục đích chính là phân tích cái nhiệt độ gắn mồi khác nhau, nên có thể thầy lơ đễnh các bước khác.
2. Chu trình nhiệt bất thường như vậy khiến sinh viên thắc mắc mà đi tìm hiểu, sẽ rõ ra vài điều. Chả thế mà các bác và cả em mới có chỗ bàn ra bàn vào còn gì.
3. Mọi người tập trung chỉ trích cái bước gắn mồi 2 phút nhưng thật ra trên thực tế khi primers quá ngắn (ví dụ chỉ 10 mer) người ta sẽ tăng thời gian gắn mồi lên và 2 phút là con số thực tế đã có người thực hiện trong differential display PCR. Ngoài ra khi template ở dạng mạch đơn cũng nên tăng thời gian gắn mồi. Mà 2 phút thì đã ăn thua gì, mọi người vào xem chu trình nhiệt của cái kit này (thường dùng khi tạo knock-out constructs) http://catalog.takara-bio.co.jp/en/product/basic_info.asp?unitid=U100005643
94°C, 1 min.
14 cycles
98°C, 20 sec.
68°C, 20 min.
16 cycles
98°C, 20 sec.
68°C, 20 min. + 15 sec./cycle*
72°C, 10 min.
Tất nhiên cũng không ngoài khả năng người ra đề không vững thực nghiệm nhưng chỉ vì một chu trình nhiệt không kèm các dữ liệu như template, primers.... mà kết luận như vậy hơi nặng.
Thật ra khi nhòm chu trình nhiệt của thầy giáo ra chỉ thắc mắc ở bước "95 độ trong 2 phút" thôi, lại những 30 chu kỳ.
Ngoài ra kết quả PCR còn phụ thuộc vào loại tube sử dụng (thành mỏng hay dày, thể tích tube, thể tích phản ứng), máy PCR (thực chất là tốc độ gia nhiệt và khả năng giữ nhiệt).
Túm lại khi học về phương pháp PCR thì nên hiểu lý thuyết và ý nghĩa các bước, còn khi làm thì nên quên nó đi, chỉ có thực nghiệm mới trả lời được thôi vì có quá nhiều biến ảnh hưởng đến kết quả PCR. Riêng tui thì thích kỹ thuật này nhất trong tất cả những kỹ thuật mà tui biết vì nó quá đa dạng và đa năng, bạn có thể tạo đột biến thay thế nucleotide, chèn vào (hoặc cắt bớt đi) 1 hoặc một số nucleotide, nối 2 hoặc nhiều đoạn với nhau... Nói chung chỉ với PCR hoàn toàn có thể tạo ra 1 đoạn trình tự bất kỳ theo ý mình. Thậm chí giờ người ta còn dùng PCR để tổng hợp genome của 1 virus hoàn toàn mới.