Dịch cuốn MOLECULAR BIOLOGY PROBLEM SOLVER

Sau đúng 1 tuần, toàn bộ các chương của cuốn này đã được các bạn nhiệt tình đảm nhận.

Mời mọi người kiểm tra hộp tin nhắn để biết một số trao đổi.

Thân ái,
 
Chào anh Hưng,
Em có 1 chút trở ngại này mong anh và các anh chị trong diễn đàn thông cảm.
Do bận công việc đột xuất nên em nhờ anh chị nào rảnh nhận dịch phần 4 giúp em. Em nhận các phần 1,2 ,3,5.

Cám ơn anh Hưng
 
Chương còn lại (chương 4) của cuốn này đã được bạn Nhâm Thị Ngọc nhận nốt. Trân trọng cảm ơn.

Hy vọng sớm được công bố tin đại công cáo thành.
 
Thưa các anh, các chị, các bạn, sau vài ngày em mới vào được trang này, muốn đóng góp thêm một số ý kiến sau. Việc đóng góp có tinh thần cùng nhau tiến bộ, nhìn từ chính bản thân em.

- Việc dịch được đến đâu post lên tới đó thì không ổn lắm. Em chỉ nghĩ đơn giản thế này:
+ nhiều vấn đề em không hiểu, tự dưng đọc phải, không biết đầu biết cuối, nếu đóng góp ý kiến, sẽ gây sai lầm. Mặc dù sai là tốt nhưng lại làm người khác mất thời gian. Chủ yếu ở đây là không biết được vấn đề gốc rễ của nó, vì em nghĩ là các chương thì không hoàn toàn độc lập, nó có mối liên hệ.
+ việc thi thoảng vào web, rồi đọc từng bài một, rồi chắc chắn là để phải hiểu mới có ý kiến được ( đây là ý của riêng em, không biết có ai trong tình trạng như em là biết rất mù mờ về sinh học phân tử, học thì chẳng đc bao nhiêu, thí nghiệm lại không được làm nên không thấu triệt)  việc này em nghĩ là hơi mất thời gian. Không kể mạng nhà em còn chập cheng, có khi đến cả tuần
+ ngay bản thân em thấy là, bản thân người dịch là người hiểu nhất mình đang làm cái gì, nên để người dịch tự dịch hết, vì có từ mà em gặp đầu chương, đến cuối chương em mới biết dịch thế nào cho gọi là tạm ổn, hic.

Nên em thấy đơn giản là làm tập trung và cũng cần sự tự nghiên cứu của mỗi người. Thí dụ như thế này:
Giai đoạn 1:
- Nếu đặt ra lịch dịch là 1 trang một ngày, thì nên dịch 1.25 trang một ngày.
- Thời gian còn lại dư ra một chút, để tự chỉnh lại bản dịch của mình trước.
- các cụm từ nếu không rõ nghĩa thì để nguyên tiếng anh hoặc dùng y nguyên từ tiếng việt đó để khi thay thế lại cho tiện.

Giai đoạn 2:
- Gửi tới những người cùng nhóm, mỗi nhóm 3 người, coi như ban đầu một ngày chỉ sửa được 1tr/ một người, một tuần 3tr/ 3 người. Sau một tuần gửi lại một lần để người kia tự chỉnh.
- Trong quá trình chỉnh, nếu ý kiến mâu thuẫn hoặc không thống nhất thì tiến hành trao đổi qua YM…
- Người nhóm trưởng sẽ thống nhất ý kiến, mọi người phải theo. Nếu người kia quá bức bách, không chịu nghe :(, thì xin ý kiến của người nhóm trưởng nhóm kia :D.
- Cuối cùng là người dịch tự hoàn thiện.
(giai đoạn hai chắc cần nhiều thời gian nhất)
Giai đoạn 3:
- Hai người hoặc ba người ngồi lại để thống nhất từ đầu đến cuối của quyển sách.

Em nghĩ rằng khi một số sách cơ bản về Sinh học ra đời, như thế này, sẽ dựng lên một từ điển chuyên ngành mà nhiều người thống nhất (Sách Sinh học về kĩ thuật này em không có, chỉ có mỗi cuốn Công nghệ sinh học thực vật có nói rất đại cương). Tất nhiên nếu có người đi trước biết từ đó được rồi thì thật tốt nhưng bản thân em nghĩ rằng nếu có sự đóng góp ý kiến của mọi người vào một cụm từ chuyên ngành nào đó thì sẽ tốt hơn. Cái gì có trước có khi lại dễ bị phụ thuộc, có khi lại đi thành lối mòn. Đôi khi người dịch tự nghĩ ra một số nghĩa để cùng chọn lọc cho một từ nào đó lại hay hơn là đã được biết từ đó từ một người khác. Em không có ý là phản đối các từ đã được sử dụng, hay nguyên nhân là việc dùng từ không có xem xét (có thể do không hiểu hay chấp nhận) vì những từ sẵn có như thế thì càng tốt cho những người lười như em, he he :D.

Em viết hơi dài dòng, mong mọi người thông cảm. Nói nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu. Bản tính em thì hay nóng vội nên cái gì cũng muốn làm cho xong :D.

Em chỉ mong là việc này nó cứ chỉ từ từ nhưng có kết quả tốt.
Em đang tập vẽ một con lợn con, mong nó lớn, hi vọng là nó sẽ không mọc đuôi chuột :D.

----
Thêm một ý kiến ngoài lề nữa là mong mọi người gọi là Nhâm Ngọc thôi, cái chữ đệm ở giữa nặng tai nặng mắt quá :D.
 
Thưa các anh, các chị, các bạn, sau vài ngày em mới vào được trang này, muốn đóng góp thêm một số ý kiến sau. Việc đóng góp có tinh thần cùng nhau tiến bộ, nhìn từ chính bản thân em.

- Việc dịch được đến đâu post lên tới đó thì không ổn lắm. Em chỉ nghĩ đơn giản thế này:
+ nhiều vấn đề em không hiểu, tự dưng đọc phải, không biết đầu biết cuối, nếu đóng góp ý kiến, sẽ gây sai lầm. Mặc dù sai là tốt nhưng lại làm người khác mất thời gian. Chủ yếu ở đây là không biết được vấn đề gốc rễ của nó, vì em nghĩ là các chương thì không hoàn toàn độc lập, nó có mối liên hệ.
+ việc thi thoảng vào web, rồi đọc từng bài một, rồi chắc chắn là để phải hiểu mới có ý kiến được ( đây là ý của riêng em, không biết có ai trong tình trạng như em là biết rất mù mờ về sinh học phân tử, học thì chẳng đc bao nhiêu, thí nghiệm lại không được làm nên không thấu triệt)  việc này em nghĩ là hơi mất thời gian. Không kể mạng nhà em còn chập cheng, có khi đến cả tuần
+ ngay bản thân em thấy là, bản thân người dịch là người hiểu nhất mình đang làm cái gì, nên để người dịch tự dịch hết, vì có từ mà em gặp đầu chương, đến cuối chương em mới biết dịch thế nào cho gọi là tạm ổn, hic.

Nên em thấy đơn giản là làm tập trung và cũng cần sự tự nghiên cứu của mỗi người. Thí dụ như thế này:
Giai đoạn 1:
- Nếu đặt ra lịch dịch là 1 trang một ngày, thì nên dịch 1.25 trang một ngày.
- Thời gian còn lại dư ra một chút, để tự chỉnh lại bản dịch của mình trước.
- các cụm từ nếu không rõ nghĩa thì để nguyên tiếng anh hoặc dùng y nguyên từ tiếng việt đó để khi thay thế lại cho tiện.

Giai đoạn 2:
- Gửi tới những người cùng nhóm, mỗi nhóm 3 người, coi như ban đầu một ngày chỉ sửa được 1tr/ một người, một tuần 3tr/ 3 người. Sau một tuần gửi lại một lần để người kia tự chỉnh.
- Trong quá trình chỉnh, nếu ý kiến mâu thuẫn hoặc không thống nhất thì tiến hành trao đổi qua YM…
- Người nhóm trưởng sẽ thống nhất ý kiến, mọi người phải theo. Nếu người kia quá bức bách, không chịu nghe :(, thì xin ý kiến của người nhóm trưởng nhóm kia :D.
- Cuối cùng là người dịch tự hoàn thiện.
(giai đoạn hai chắc cần nhiều thời gian nhất)
Giai đoạn 3:
- Hai người hoặc ba người ngồi lại để thống nhất từ đầu đến cuối của quyển sách.

Em nghĩ rằng khi một số sách cơ bản về Sinh học ra đời, như thế này, sẽ dựng lên một từ điển chuyên ngành mà nhiều người thống nhất (Sách Sinh học về kĩ thuật này em không có, chỉ có mỗi cuốn Công nghệ sinh học thực vật có nói rất đại cương). Tất nhiên nếu có người đi trước biết từ đó được rồi thì thật tốt nhưng bản thân em nghĩ rằng nếu có sự đóng góp ý kiến của mọi người vào một cụm từ chuyên ngành nào đó thì sẽ tốt hơn. Cái gì có trước có khi lại dễ bị phụ thuộc, có khi lại đi thành lối mòn. Đôi khi người dịch tự nghĩ ra một số nghĩa để cùng chọn lọc cho một từ nào đó lại hay hơn là đã được biết từ đó từ một người khác. Em không có ý là phản đối các từ đã được sử dụng, hay nguyên nhân là việc dùng từ không có xem xét (có thể do không hiểu hay chấp nhận) vì những từ sẵn có như thế thì càng tốt cho những người lười như em, he he :D.

Em viết hơi dài dòng, mong mọi người thông cảm. Nói nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu. Bản tính em thì hay nóng vội nên cái gì cũng muốn làm cho xong :D.

Em chỉ mong là việc này nó cứ chỉ từ từ nhưng có kết quả tốt.
Em đang tập vẽ một con lợn con, mong nó lớn, hi vọng là nó sẽ không mọc đuôi chuột :D.

----
Thêm một ý kiến ngoài lề nữa là mong mọi người gọi là Nhâm Ngọc thôi, cái chữ đệm ở giữa nặng tai nặng mắt quá :D.

Cảm ơn Ngọc đã cho ý kiến

1. Cuốn này các chương khá độc lập và tách biệt nhau.

2. Làm việc theo phương thức nào là tùy mọi người vì việc này hoàn toàn tự nguyện, không có áp lực.

3. Đọc và sửa dần từng phần tốt hơn là viết xong vài chục trang mới đọc và sửa. Bởi vì sao

- Sửa từng phần tránh được sai lầm hệ thống. Bạn post lên 1 trang, có thuật ngữ sai, câu lủng củng..., mọi người sửa trang này, các trang sau sẽ không mắc sau lầm đó nữa.

- Post từng phần giúp chính bạn và mọi người biết tiến độ của bạn đến đâu.

- Mục đích việc dịch là học tập, trao đổi, không chỉ đơn thuần là dịch thuật.

- Post từng phần giúp những người dịch các phần khác thống nhất thuật ngữ, văn phong với phần của bạn.

4. Cách làm việc nhóm tức là trao đổi tiến độ, công việc thường xuyên. Nếu cứ lầm lũi làm xong phần của mình rồi mới đưa người khác xem và sửa thì không cần chia nhóm.

Góp ý thêm:

- Hiểu nhất mình đang làm gì thì đúng nhưng hiểu rõ vấn đề mình đang làm thì là cái khác.
- Có từ bạn không biết ở đầu chương, mãi đến cuối chưong mới biết, rất mất thời gian. Nếu bạn post từng phần lên và có người góp ý về thuật ngữ đó, thì chỉ trang thứ 2 là biết rồi, đâu cần tới cuối chương.
- Bạn nghĩ ra 1 từ khác với nghĩa đã có sẵn, kể cả hay hơn nhưng có thể sẽ làm người khác không hiểu. Tốt nhất nên dùng từ có sẵn.

Thân ái,
 
Cảm ơn Ngọc đã cho ý kiến

1. Cuốn này các chương khá độc lập và tách biệt nhau.

2. Làm việc theo phương thức nào là tùy mọi người vì việc này hoàn toàn tự nguyện, không có áp lực.

3. Đọc và sửa dần từng phần tốt hơn là viết xong vài chục trang mới đọc và sửa. Bởi vì sao

- Sửa từng phần tránh được sai lầm hệ thống. Bạn post lên 1 trang, có thuật ngữ sai, câu lủng củng..., mọi người sửa trang này, các trang sau sẽ không mắc sau lầm đó nữa.

- Post từng phần giúp chính bạn và mọi người biết tiến độ của bạn đến đâu.

- Mục đích việc dịch là học tập, trao đổi, không chỉ đơn thuần là dịch thuật.

- Post từng phần giúp những người dịch các phần khác thống nhất thuật ngữ, văn phong với phần của bạn.

4. Cách làm việc nhóm tức là trao đổi tiến độ, công việc thường xuyên. Nếu cứ lầm lũi làm xong phần của mình rồi mới đưa người khác xem và sửa thì không cần chia nhóm.

Góp ý thêm:

- Hiểu nhất mình đang làm gì thì đúng nhưng hiểu rõ vấn đề mình đang làm thì là cái khác.
- Có từ bạn không biết ở đầu chương, mãi đến cuối chưong mới biết, rất mất thời gian. Nếu bạn post từng phần lên và có người góp ý về thuật ngữ đó, thì chỉ trang thứ 2 là biết rồi, đâu cần tới cuối chương.
- Bạn nghĩ ra 1 từ khác với nghĩa đã có sẵn, kể cả hay hơn nhưng có thể sẽ làm người khác không hiểu. Tốt nhất nên dùng từ có sẵn.

Thân ái,
XIn tiếp nhận ý kiến của anh.
Riêng về quy trình dịch, em nhìn nhận trong khả năng của mình nên đóng góp vậy. Và em thấy nếu em làm việc theo phương pháp này thì tập trung và dễ đi đến kết quả hơn là mỗi ngày em dịch, rồi post lên, rồi thu nhận ý kiến, mà có khi còn cãi nhau vài trận, thống nhất được là việc may mắn..., trong mớ bòng bòng vậy em nghĩ mà đã thấy kinh hoàng :D. Chắc tại tính em ko kiên trì để có thể làm được như vậy :(.
Em sẽ làm theo cách như này:
- hoàn thành dịch thô (và tự sửa trong khả năng, từ quá bí và quá quan trọng thì sẽ hỏi, mong mọi người giúp đỡ :D) (muộn nhất là đến hạn đã đăng kí)
- sau đó sẽ post lên lần lượt từng bài một để thu nhận ý kiến.em không ngại sửa lại toàn bộ, cho dù bị đánh giá là ko hiệu quả bằng cách trên. dù sao khi đó thì cũng hiểu đựoc chút ít và làm được một phần công việc rồi nên việc sửa lại là một việc khác :D.
Nếu các bạn cùng nhóm có ý kiến gì nếu mình làm một mình một kiểu thì xin gửi lại tin. Dù gì thì việc cùng nhau dịch và học hỏi vẫn là yêu cầu đặt ra đầu tiên :D. Một người vì mọi người, lúc đó mình sẽ phải khắc phục bản thân để theo tập thể. Còn tất nhiên được làm theo cái mình thích thì vẫn toại nguyện hơn :D.
Em sẽ cố gắng làm tốt nhất trong khả năng có thể.
Trao đổi vậy em cũng tỏ tường ra nhiều điều ;). Cảm ơn người anh đi trước :)
NN.
 
Em sẽ làm theo cách như này:
- hoàn thành dịch thô (và tự sửa trong khả năng, từ quá bí và quá quan trọng thì sẽ hỏi, mong mọi người giúp đỡ :D) (muộn nhất là đến hạn đã đăng kí)
- sau đó sẽ post lên lần lượt từng bài một để thu nhận ý kiến.em không ngại sửa lại toàn bộ, cho dù bị đánh giá là ko hiệu quả bằng cách trên. dù sao khi đó thì cũng hiểu đựoc chút ít và làm được một phần công việc rồi nên việc sửa lại là một việc khác :D.

Cách này cũng hay mặc dù nó làm Ngọc mất nhiều thời giờ.
 
Tối ưu hoá lượng DNA tinh sạch

Khả năng tinh sạch DNA thành công phụ thuộc vào chất lượng ban đầu và khâu chuẩn bị mẫu.
1. Bắt đầu với mẫu mới. Mẫu cũ và đã phân hủy gây nhiễu quá trình tinh chế. Khi tách plasmid, tế bào chết chứa trong mẫu có thể làm tăng lượng sản phẩm phụ không mong muốn như endotoxin. Điều này gây cản trở đối với quá trình tinh sạch cũng như các ứng dụng sau đó. Pha phát triển tốt nhất của canh trường vi khuẩn dùng cho tách plasmid phụ thuộc vào chủng vi sinh vật sử dụng. Tại pha log, plasmid tái bản mạnh và tồn tại ở dạng bị “cắt đứt” nhiều hơn so với sạng siêu xoắn.
Nếu không thể tránh mẫu cũ, tăng lượng mẫu sử dụng có thể giúp bù lại lượng mất đi do bị phân hủy. Đối với các kỹ thuật như PCR hoặc thấm điểm (dot blotting), rất cần DNA tinh sạch với độ toàn vẹn cao.

2. Thực hiện thao tác với mẫu càng nhanh càng tốt ngoài một số ít ngoại lệ như tinh sạch virus. Nếu không thể tinh sạch mẫu ngay, giữ lạnh toàn bộ mẫu trong nitơ lỏng hay hexane trong đá khô (Franken and Luyten, 1976; Narang and Seawright, 1990) hoặc giữ dịch chiết tại -80°C.

3. Cẩn trọng, thao tác nhanh là quan trọng. Xem tài liệu để xác định phương pháp vật lý hay hóa học nào phù hợp để ly giải mẫu.

4. Lấy vừa đủ mẫu. Hệ thống bị quá tải là nguyên nhân lớn nhất gây giảm chất lượng cũng như hiệu quả tinh sạch. Quá nhiều mẫu làm tăng độ nhớt của DNA, dẫn tới sự đứt gẫy của DNA bộ gene. Nếu không biết chính xác lượng mẫu đầu vào, sử dụng 60 đến 70% lượng mẫu theo đánh giá của bạn.

Giữ DNA đã tinh chế lâu nhất thế nào

Độ nguyên vẹn của DNA đã tinh sạch trong dung dịch có thể bị tổn hại bởi nuclease, pH dưới 6.0 và trên 9.0, kim loại nặng, tia UV và sự oxy hoá bởi các gốc tự do. EDTA thường được bổ sung để “bắt giữ” những ion dương hoá trị hai cần cho hoạt tính nuclease và để ngăn chặn quá trình oxa hóa do kim loại nặng. Đệm tris-base tạo ra pH an toàn (7 đến 8) và không tạo gốc tự do như với PBS (Miller,Thomas, and Frazier, 1991; Muller and Janz, 1993). Oxy hoá do gốc tự do đóng vai trò thiết yếu gây đứt gãy và ethanol giúp điều khiển quá trình này tốt nhất (Evans et al., 2000).

Nhiệt độ thấp cũng là yếu tố quan trọng cho sự ổn định dài hạn. Chỉ nên giữ tại 4°C trong ngắn hạn (vài ngày) (Krajden et al., 1999). Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy DNA an toàn khi lưu trong ethanol dù ở nhiệt độ cao (Sharova, 1977), độ ổn định tốt hơn đạt được khi giữ ở -80°C. Giữ ở -20°C có thể gây phân huỷ, nhưng có thể ngăn chặn sự phân huỷ này bằng cách thêm vào DNA mang (carrier DNA). RNA giữ trong huyết thanh cũng bị phân huỷ tại -20°C (Halfon et al., 1996).

Cách tiếp cận khác để lưu giữ là đông khô toàn bộ các mẫu chứa DNA (Takahashi et al., 1995). DNA đông khô ổn định trong 6 tháng, nhưng RNA bắt đầu bị phân huỷ sau 10 tuần cất giữ. Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm rất quan trọng đối với với chu kỳ tồn tại của mẫu. Một số công ty bán các dung dịch đặc biệt cho phép giữ DNA ở nhiệt độ phòng.

Tách DNA từ mô và tế bào
 
xin chào. mình biết các bạn đã cố gắng dịch xong quyển sách. Nhưng mình có thể xin bản tiếng Anh được không. Bạn nào có biết xin cho mình biết với.
 
Sau 1 thời gian tham gia dịch thuật tại đề tài này, tôi thấy đây là môi trường tốt cho việc nghiên cứu và học tập, vậy tôi có nguyện vọng xin gia hạn thời gian đến 5/12/2007. Nếu được chấp nhận, tối sẽ cố gắng và tuân theo các quy chế của đề tài.
Kính mong lãnh đạo đề tài xem xét!
Chân thành cảm ơn!
 
Sau 1 thời gian tham gia dịch thuật tại đề tài này, tôi thấy đây là môi trường tốt cho việc nghiên cứu và học tập, vậy tôi có nguyện vọng xin gia hạn thời gian đến 5/12/2007. Nếu được chấp nhận, tối sẽ cố gắng và tuân theo các quy chế của đề tài.
Kính mong lãnh đạo đề tài xem xét!
Chân thành cảm ơn!

Chúng tôi trân trọng tiếp thu ý kiến của anh.

Mong anh giữ gìn sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho nước nhà.

blah blah......
 
Em đã dịch thô xong chương 13, 14. Tiếc là em chưa hiểu được nhiều.
Vì cần phải tìm hiểu thêm kiến thức về phần này để dịch cho đúng nghĩa + thời gian tới em có việc cần giải quyết ngay không thể trì hoãn được nên em tạm thời chưa post bài lên để cho mọi người sửa được. Trong thời gian tới em cũng dịch tạm chương 4, hạn vẫn là 31 tháng 12.
Tới giữa tháng 2 em mới có thể gửi bài cho mọi người sửa được.
Kính mong mọi người xem xét và cảm thông :D.
Nhâm Ngọc
 
Hồi trước chúng tôi dịch cuốn Life: The Science of Biology. 7th trên wiki thì nhận thấy mã wiki khá tiện lợi cho việc viết / dịch một cách tập thể như vậy. Từng thành viên trong nhóm có thể post ngay từng đoạn dịch thô của mình lên wiki và các thành viên khác có thể đối chiếu và hỗ trợ nhau ngay lập tức mà ko nhất thiết phải mất thời gian chờ đợi theo tuần tự. Ngoài ra, cách bài trí tách bạch phần bài viết và thảo luận riêng rẽ làm ng đọc dễ phân tích chất lượng dịch cũng như hiểu nội dung mà ko bị lẫn bởi các luồng thảo luận về kế hoạch, nội dung .v.v. Phần lịch sử bài viết trên wiki cho phép quan sát xem ai đã tham gia sửa bài và sửa như thế nào => rất tiện lợi để những người dịch có thể học hỏi lẫn nhau. Cuối cùng các thuật ngữ có thể link đến 1 bộ glossary chung, để thống nhất việc dịch các thuật ngữ của nhóm tác giả.

Với phân tích trên, tôi hy vọng Hưng và các bạn xem xét khả năng sử dụng VLOS như là bàn làm việc chung cho các dự án dịch của mình. Chúc vui vẻ.
 
Hồi trước chúng tôi dịch cuốn Life: The Science of Biology. 7th trên wiki thì nhận thấy mã wiki khá tiện lợi cho việc viết / dịch một cách tập thể như vậy. Từng thành viên trong nhóm có thể post ngay từng đoạn dịch thô của mình lên wiki và các thành viên khác có thể đối chiếu và hỗ trợ nhau ngay lập tức mà ko nhất thiết phải mất thời gian chờ đợi theo tuần tự. Ngoài ra, cách bài trí tách bạch phần bài viết và thảo luận riêng rẽ làm ng đọc dễ phân tích chất lượng dịch cũng như hiểu nội dung mà ko bị lẫn bởi các luồng thảo luận về kế hoạch, nội dung .v.v. Phần lịch sử bài viết trên wiki cho phép quan sát xem ai đã tham gia sửa bài và sửa như thế nào => rất tiện lợi để những người dịch có thể học hỏi lẫn nhau. Cuối cùng các thuật ngữ có thể link đến 1 bộ glossary chung, để thống nhất việc dịch các thuật ngữ của nhóm tác giả.

Với phân tích trên, tôi hy vọng Hưng và các bạn xem xét khả năng sử dụng VLOS như là bàn làm việc chung cho các dự án dịch của mình. Chúc vui vẻ.

Cảm ơn anh Hiếu đã góp ý.

Híc, nghe hấp dẫn quá. Vấn đề duy nhất là em lười học mã wiki và lướt web. Hàng ngày vào SHVN đọc bài rồi lướt mục dịch luôn.

Tuy nhiên điều này chỉ hạn chế với.... em :D. Các bạn khác hoàn toàn có thể và nên dùng VLOS cho việc này. Sau khi có bản dịch hoàn chỉnh thì đăng trên SHVN.
 
Em đang dịch gần xong rồi nhưng chắc sẽ lố hẹn khoảng 2-3 ngày gi đó chắc phải gia hẹn lại. Vậy cho em gia hẹn lại 20-12-2007 nghe. Em cám ơn.
 
Dịch xong roi, mừng quá!

Em đã dịch xong phần của em rồi. Bây giờ chuyển qua hoàn thiện bản dịch. Anh Hưng cho em thư thả thời gian với nhe.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top