Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Bài tập

Cho trội lặn hoàn toàn. A,a qui định cây cao, thấp
B,b qui định quả đỏ, trắng
D,d qui định quả tròn, dài
Cho cây P Cao, đỏ, tròn tự thụ thu được
cây thấp, trắng, cao với tỉ lệ 1/16
cao, đỏ, dài với tỉ lệ 3/16
cao, trắng dài 1/16
cao, đỏ, tròn 6/16
cao, trắng, tròn 2/16
thấp, đỏ, tròn 3/16
Kiểu gen của P là?

Trong đáp án của bài này, mình không một chỗ là từ tỉ lệ KH aabbD-=1/16 lại suy ra chiều cao và màu hoa phân li độc lập? Đáp án là (Ad, aD)//Bb. Nếu thế thì làm sao có cây cao, dài F1 được?
Mình cảm ơn các bạn
 
Cho trội lặn hoàn toàn. A,a qui định cây cao, thấp
B,b qui định quả đỏ, trắng
D,d qui định quả tròn, dài
Cho cây P Cao, đỏ, tròn tự thụ thu được
cây thấp, trắng, cao với tỉ lệ 1/16
cao, đỏ, dài với tỉ lệ 3/16
cao, trắng dài 1/16
cao, đỏ, tròn 6/16
cao, trắng, tròn 2/16
thấp, đỏ, tròn 3/16
Kiểu gen của P là?

Trong đáp án của bài này, mình không một chỗ là từ tỉ lệ KH aabbD-=1/16 lại suy ra chiều cao và màu hoa phân li độc lập? Đáp án là (Ad, aD)//Bb. Nếu thế thì làm sao có cây cao, dài F1 được?
Mình cảm ơn các bạn
Bạn xem lai đề tại sao lại là "thấp trăng cao":mrgreen:
Bạn nên viết lại đúng đề và đáp án nhé. Đáp án bạn viết mình chả hiểu là các alen nào cùng nằm trên một NST cả.
 
Last edited:
Có 10 kiểu gen thì tổng số phép lai là 10 + 10C2 = 55 phép cơ em ạ, trong đó có 11 phép lai đều cho 3:1

Cho em hỏi thế 11 phép lai cho tỉ lệ kiêu hinh là 3:1 . Tức là 11 phép lai này chỉ cho ra 2 kiểu hinh thôi ak và tỉ lệ 2kiểu hình là 3:1 ak. Cho em hỏi thêm thế có bao nhiêu phép lai chỉ cho 2 kiểu hinh?
Cách tính nhanh
:???:
 
Cho em hỏi thế 11 phép lai cho tỉ lệ kiêu hinh là 3:1 . Tức là 11 phép lai này chỉ cho ra 2 kiểu hinh thôi ak và tỉ lệ 2kiểu hình là 3:1 ak. Cho em hỏi thêm thế có bao nhiêu phép lai chỉ cho 2 kiểu hinh?
Cách tính nhanh
:???:

câu hỏi của bạn mình nghĩ là phải ngồi thống kê một lần chính xác rồi nhớ luôn thôi, không có CT tính nhanh xem có bao nhiêu phép lai cho hai loại KH đâu, chỉ có cách tính nhanh số phép lai từ m KG khác nhau cho trước thôi, mà tùy theo đề bài cụ thể đề sẽ yêu cầu ta cho biết số phép lai cho tỉ lệ Kh 11:1, 3:1 hay 1:2:1, thông thường dạng này sẽ cho quần thể 2n, 3n, 4n ngẫu phối (xét 1 tính trạng màu quả chẳng hạn) và tìm số phép lai cho cây 100% đỏ, hay vừa có đỏ và vừa có vàng hay đại loại thế như hk hỏi tràn lan đâu, bạn yên tâm. :mrgreen:
 
Last edited:
Cho em hỏi thế 11 phép lai cho tỉ lệ kiêu hinh là 3:1 . Tức là 11 phép lai này chỉ cho ra 2 kiểu hinh thôi ak và tỉ lệ 2kiểu hình là 3:1 ak. Cho em hỏi thêm thế có bao nhiêu phép lai chỉ cho 2 kiểu hinh?
Cách tính nhanh
:???:
Hnay ghé topic mới để ý câu bạn hỏi, bạn xem lại trả lời này của mình và tự suy luận nhé!
#12
 
[] Bệnh bạch tạng là bệnh do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, A quy định da màu bình thường. Bệnh mù màu là bệnh do gen lặn (b) nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, B quy định nhìn màu bình thường. Cho phả hệ
2014-01-18_105527_zpsa945e6b8.png

Xác suất để cặp vợ chồng 7,8 sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh về 2 bệnh trên.
 
Last edited by a moderator:
[] Bệnh bạch tạng là bệnh do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, A quy định da màu bình thường. Bệnh mù màu là bệnh do gen lặn (b) nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X quy định, B quy định nhìn màu bình thường. Cho phả hệ
2014-01-18_105527_zpsa945e6b8.png

Xác suất để cặp vợ chồng 7,8 sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh về 2 bệnh trên.

Người chồng (1/3AA:2/3Aa) XMY
Người vợ: (1/3AA:2/3Aa)(1/2XMXM: 1/2XMXm)
=> Xác suất sinh con đầu lòng không mang hai alen gây bệnh về cả hai bệnh là: 2/3 x 2/3 x 3/4 = 1/3
 
Last edited by a moderator:
Bạn xem lai đề tại sao lại là "thấp trăng cao":mrgreen:
Bạn nên viết lại đúng đề và đáp án nhé. Đáp án bạn viết mình chả hiểu là các alen nào cùng nằm trên một NST cả.

Cảm ơn bạn, nhưng mình đang hỏi tại sao từ tỉ lệ như thế thì người ta lại giải thế, nếu bạn hiểu thì giải thích giúp mình. Bản thân đề không nêu qui luật di truyền của các gen bạn ơi!
 
mình có mấy bài tập chưa biết giải thế nào có bạn nào biết thì giải giùm thanks
1.xét 3 alen A1 A2 A3 cùng ở một lôcut thuộc vùng tương dồng của Nst giới tính X và Ycủa một loài thực vật hạt kín lưỡng bội
nếu quần thể ngẫu phối không xảy ra đột biến thì số loại gen tối đa về lôcut này trong quần thể đó là
A.6 B 12 C 15 D 27
2,Ở 1 quần thể ngô giao phấn nhờ gió alen A hạt đỏ trội hoàn toàn với alen a qui định hạt vàng.Ban đầu quần thể (P) có 25% số hạt vàng,sau một thế hệ ngẫu phối thì kiểu hình hạt vàng ở cây con F1 chỉ còn 16%. Nếu không có yếu tố nào tác động đến cân bằng di truyền ở F1 THÌ QUẦN THỂ ban đầu P có tỉ lệ hạt đỏ thuần chủng (AA) là
A45% B 36% C 25% D 15%
3. Một quần thể ngẫu phối có hai cặp gen:cặp A,a và cặp B,b
di truyền theo quy luật Menden, trong đó gen trội A có tần số 0.2; gen lặn b có tần số 0,4. Khi quần thể này cân bằng di truyền thì theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu hình ở quần thể là
A 56,25% A-B- +18,75% A-bb+18,75% aaB-+6,25% aabb
B 32% A-B- +48% A-bb+8% aaB-+16% aabb
C 64% A-B- +16% A-bb+8% aaB-+4% aabb
D 30,24% A-B- +5,76% A-bb+53,76% aaB-+10,24% aabb
4. Ở 1 nòi ruồi giấm, trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X có lôcut màu mắt và lôcut dạng thân, trong 1 quần thể thuộc nòi này , lôcut màu mắt có 2 alen khác nhau, lôcut dạng thân có 3 alen khác nhau , các lôcut có hoán vị . Nếu không có đột biến thì số kiểu gen tối đa của hai lôcut trên trong quần thể
A 18 B 30 C 36 D27
 
mình có mấy bài tập chưa biết giải thế nào có bạn nào biết thì giải giùm thanks
1.xét 3 alen A1 A2 A3 cùng ở một lôcut thuộc vùng tương dồng của Nst giới tính X và Ycủa một loài thực vật hạt kín lưỡng bội
nếu quần thể ngẫu phối không xảy ra đột biến thì số loại gen tối đa về lôcut này trong quần thể đó là
A.6 B 12 C 15 D 27
2,Ở 1 quần thể ngô giao phấn nhờ gió alen A hạt đỏ trội hoàn toàn với alen a qui định hạt vàng.Ban đầu quần thể (P) có 25% số hạt vàng,sau một thế hệ ngẫu phối thì kiểu hình hạt vàng ở cây con F1 chỉ còn 16%. Nếu không có yếu tố nào tác động đến cân bằng di truyền ở F1 THÌ QUẦN THỂ ban đầu P có tỉ lệ hạt đỏ thuần chủng (AA) là
A45% B 36% C 25% D 15%
3. Một quần thể ngẫu phối có hai cặp gen:cặp A,a và cặp B,b
di truyền theo quy luật Menden, trong đó gen trội A có tần số 0.2; gen lặn b có tần số 0,4. Khi quần thể này cân bằng di truyền thì theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu hình ở quần thể là
A 56,25% A-B- +18,75% A-bb+18,75% aaB-+6,25% aabb
B 32% A-B- +48% A-bb+8% aaB-+16% aabb
C 64% A-B- +16% A-bb+8% aaB-+4% aabb
D 30,24% A-B- +5,76% A-bb+53,76% aaB-+10,24% aabb
4. Ở 1 nòi ruồi giấm, trên đoạn không tương đồng của NST giới tính X có lôcut màu mắt và lôcut dạng thân, trong 1 quần thể thuộc nòi này , lôcut màu mắt có 2 alen khác nhau, lôcut dạng thân có 3 alen khác nhau , các lôcut có hoán vị . Nếu không có đột biến thì số kiểu gen tối đa của hai lôcut trên trong quần thể
A 18 B 30 C 36 D27

Câu 1: (3+1)C2 + 3^2 = 15

Câu 2: Ở thế hệ F1: q1 = 0,4
<=>q1 = qo/[(1-1).q1 + 1] = 0,4 => qo = 0,4
=> po = 0,6
=>CTDT ở thế hệ P: 0,45AA: 0,3Aa: 0,25aa

Câu 3:
pA = 0,2 ; pa = 0,8
pB = 0,84 ; pb = 0,4

(0,36A- : 0,64aa )*(0,84B- : 0,16bb)
Nhân vô ta được kết quả: 30,24% A-B- +5,76% A-bb+53,76% aaB-+10,24% aabb

Câu 4: (2x3 +1)C2 + 2x3 = 27
 
Gọi số gà bố, mẹ có KG dị hợp là: n
=> Tần số alen lặn là: n/(2x200)
Ta lại có: % KH lặn = 15/1500 = 1%
=>Tần sô alen lặn là: 0,1
<=>0,1 = n/(2x200)
=>n = 40
=>Chọn C

bạn cho mình hỏi tại sao lại lấy 2.200 nhỉ :???:
 
Đê này sai mà bạn.
Nếu đề chuẩn tính ra số đẹp hơn.
ĐỀ CHUẨN:


- Ở giới nam: Ta có: 0,96 XAY : 0,04 XaY => a = 0,04 => A = 1 - 0,04 = 0,96
- Ở giới nữ: 0,962 XAXA : 2.0,96.0,04 XAXa : 0,042 XaXa
=> Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gene gây bệnhà: 2.0,96.0,04 = 0,0768



Quy ước: A – bình thường; a – bị bệnh máu khó đông.
Với gene nằm trên vùng không tương đồng của NST X thì fXA, fXa ở nam và nữ bằng nhau.
- Ở giới nam: Ta có: 0,96 XAY : 0,04 XaY => fXa = 4/100 = 0,04; fXA = 1 - 0,04 = 0,96
- Ở giới nữ: 0,962 XAXA : 2.0,96.0,04 XAXa : 0,042 XaXa
=> Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gene gây bệnh (XAXa) ở giới nữ là: 2.0,96.0,04/2 = 0,0768
Vậy, tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gene gây bệnh (XAXa) trong quần thể người là: 2.0,96.0,04/2 = 0,0384
 
Quy ước: A – bình thường; a – bị bệnh máu khó đông.
Với gene nằm trên vùng không tương đồng của NST X thì fXA, fXa ở nam và nữ bằng nhau.
- Ở giới nam: Ta có: 0,96 XAY : 0,04 XaY => fXa = 4/100 = 0,04; fXA = 1 - 0,04 = 0,96
- Ở giới nữ: 0,962 XAXA : 2.0,96.0,04 XAXa : 0,042 XaXa
=> Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gene gây bệnh (XAXa) ở giới nữ là: 2.0,96.0,04/2 = 0,0768
Vậy, tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gene gây bệnh (XAXa) trong quần thể người là: 2.0,96.0,04/2 = 0,0384

Mình xem lại đề thì hk nói là hỏi xét trong QT hay chỉ xét trong giới nữ gì cả, nhưng rất cảm ơn vì một chú ý đó của bạn :mrgreen:

bạn cho mình hỏi tại sao lại lấy 2.200 nhỉ :???:

2.200 là số alen có trong của 200 con gà đấy bạn (xem như mỗi tính trạng đc quy định bởi 1 cặp gen gồm 2 alen ấy bạn)
 
ok, tks bạn
Giúp mình 2 câu này với
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 29 AA : 13 aa.
B. 30 AA : 12 aa.

C. 28 AA : 14 aa.
D. 31 AA : 11 aa.
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 60 AA : 40 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1.
B. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1.
C. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1.
D. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1.
 
ok, tks bạn
Giúp mình 2 câu này với
1/Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 31 AA : 11 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 29 AA : 13 aa.
B. 30 AA : 12 aa.

C. 28 AA : 14 aa.
D. 31 AA : 11 aa.
2/Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu: 60 AA : 40 aa. Sau 5 thế hệ tự phối thì quần thể có cấu trúc di truyền như thế nào?
A. 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1.
B. 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1.
C. 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1.
D. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1.

Câu 1/ Chọn D, vì CTDT bạn đưa ra chỉ gồm các thể đồng hợp nên tự phối qua bao nhiêu thế thệ thì tần số KG sẽ không thay đổi.

Câu 2/ Mình thấy đề ghi là tự phối mà trong khi QT ban đầu chỉ toàn các thể đồng hợp thì làm sao ở các thế hệ sau lại sinh ra Kg Aa được? Mình nghĩ chắc bạn đã ghi nhầm, nếu sửa lại là sau 5 thế hệ ngẫu phối thì sẽ chọn đáp án B.
 
Giúp mình mấy câu này với, giải thích dùm mình luôn nha:
1/Một gen sau khi đột biến tỉ lệ A+T/G+G=0.6. Xác định tỉ lệ % số N loại A của gen đột biến
a/12,5%
b/50%
c/37,5%
d/18,75%

2/ Một gen tái bản 4 lần, mỗi gen con PM 2 lần, trên mỗi mARN có 2 riboxom dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptit. Xác định số pt protein do gen trên chỉ huy TH, biết rằng mỗi pt protein gồm 2 chuỗi polipeptit
a/32
b/16
c/64
d/12


3/ chồng bị mù màu, vợ ko mang gen bệnh, họ sinh đc 1 cô con gái mang hội chứng Tocno XO và bệnh mù màu, giải thích hợp lí.
a/ rối loạn sự phân li NST giới tính ở phân bào I gp của vợ
b/Rối loạn phân li NST giới tính ở pb II gp của vợ
c/ ko xác định đc
d/ rối loạn sự phân li NST giới tính ở pb I gp của chồng
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top