Topic LTĐH 2014 môn Sinh - Bài tập

(LTV-Đồng Nai -2014) :Các gen A,B và C phân li độc lập nhau và cùng tham gia qui định tổng hợp sắc tố đen. Giả sử rằng các gen A,B và C qui định các enzim tham gia vào chuỗi phản ứng hóa sinh theo trình tự sau đây:
Các alen a,b và c đều tạo ra các sản phẩm không có chức năng (enzim mất hoạt tính). Vì vậy kiểu gen aabbcc sẽ cho con vật có lông màu trắng. Người ta lai con vật có kiểu gen AABBCC với con vật có kiểu gen aabbcc và thu được F1 cho toàn lông đen. Sau đó cho các con F1 giao phối tự do với nhau được F2. Tỷ lệ đời con cho lông màu trắng ở F2 sẽ là bao nhiêu? Biết rằng các sản phẩm trung gian trong chuỗi phản ứng nêu trên đều cho các chất không màu (màu trắng) và vì thế đời F2 chỉ có hai loại kiểu hình trắng và đen.Câu trả lời đúng là:
Chọn câu trả lời đúng
A: 57,81%.B: 43,71%.C: 53,72%.D: 56,28%.
AaBbCc x AaBbCc
Chỉ có các kiểu gen dạng A-B-C- cho màu đen, bạn cần tính tỉ lệ này ở F2 sau đó lấy 1 trừ đi sẽ ra tỉ lệ màu trắng.
 
một loài thực vật có bộ nst lưỡng bội 2n=24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là?
Ai giải thích cái ????
 
một loài thực vật có bộ nst lưỡng bội 2n=24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể tam nhiễm đơn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là?
Ai giải thích cái ????

Tối đa là 12 loại thể ba đơn nhé. Đề hk nói gì xem như bộ NST gồm 12 cặp tương đồng giống nhau, mỗi cặp đều ở trạng thái đồng hợp, do đó có thể xảy ra thể tam nhiễm đơn của cặp NSt thứ nhât,..thứ hai,...thứ 12.
 
ở 1 loài sinh sản hữu tính, có 1 cá thể mang kiểu gen là Ab/ab DE/de. Biết rằng các gen A và B liên kết hoàn toàn, các gen D và E cảy ra trao đổi chéo, các cặp gen này nằm trên NST khác nhau. Nếu các cá thể này giảm phân, nhưng cặp NST mang gen DE/de ko phân li ở lần phân bào 2, thì số loại giao tử cá thể này có thể tạo ra xét ở 2 locut trên là
A.4
B.12
C.8
D.24
 
đây là 3 câu trong đề 2009 mà mình ko biết. :(

1/Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch
pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân
tử ADN trên là ?

2/Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp
tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là?

3/Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu này thì lạ vì lý thuyết ko có? Đọc kỹ sách cũng ko thấy tháp số lượng?
 
3/Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái?
A. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ.
C. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu này thì lạ vì lý thuyết ko có? Đọc kỹ sách cũng ko thấy tháp số lượng?

Chỉ có tháp năng lượng mới luôn có dạng chuẩn: đáy lớn đỉnh nhỏ. Còn tháp số lượng và tháp sinh khối có thể có dạng đỉnh lớn, đáy nhỏ. Nên câu B sai. Bạn đọc kỹ phần tháp sinh thái SGK Sinh học nâng cao trang 238 nhé. :buonchuyen:
 
đây là 3 câu trong đề 2009 mà mình ko biết. :(

1/Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch
pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân
tử ADN trên là ?
- Mỗi ADN cần 14 mạch mới từ môi trường, 2 mạch gốc nó sở hữu sẵn ( tương tự câu 1) vậy là có tổng 16 mạch, ứng với 8 ADN
- Vây ADN nhân đôi 3 lần.

2/Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo.
Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là?
Mỗi cặp NST bị ĐB và không có TĐC thì sẽ có 2 loại giao tử: 1 loại bình thường và 1 loại ĐB
Mỗi cặp NST không bị ĐB cho giao tử BT
=>Tỷ lệ giao tử không mang ĐB là: 1/2.1/2.1.1.1.=1/4.
 
Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBbDd ♀AaBbdd. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, các sự kiện khác diễn ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử thiếu nhiễm sắc thể?
A. 18. B. 2. C. 9. D. 12.
 
Mỗi cặp NST bị ĐB và không có TĐC thì sẽ có 2 loại giao tử: 1 loại bình thường và 1 loại ĐB
Mỗi cặp NST không bị ĐB cho giao tử BT
=>Tỷ lệ giao tử không mang ĐB là: 1/2.1/2.1.1.1.=1/4.
hai cái 1/2 ở đầu là gì? ba số 1 ở sau là gì ạ?
em cũng chưa hiểu lắm người ta nói đột biến cấu trúc nó chung chung quá?
 
Last edited:
Ở đậu Hà Lan, khi lai giữa đậu hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh, thu được F1. CHo F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tụ cho F2 tự thụ phấn thu được F3. Xác suất để chọn ngẫu nhiên một cây hạt vàng dị hợp ở F3 là:
A. 62.5% B.25% C.66,67% D.40%
 
những phương án còn lại vì sao sai ạ?

cái này phụ thuộc vào thời gian nữa bạn ạ. ví dụ loài sinh vật phù du là con mồi của cá nhưng số lượng của chúng lại biến đổi theo chu kì ngày đêm nên có khi sáng ít tối nhiều nên tháp số lượng biến đổi theo
 
hai cái 1/2 ở đầu là gì? ba số 1 ở sau là gì ạ?
em cũng chưa hiểu lắm người ta nói đột biến cấu trúc nó chung chung quá?
Mình làm ẩu quá: Hai cặp mà có ĐB thì sẽ mỗi cặp cho 1/2 giao tử BT, 1/2 giao tử ĐB
ĐB hỏi tỷ lệ BT nên hai cặp đó cho tỷ lệ bình thường là: 1/2.1/2
Còn mấy số 1 kia là các cặp NST khác không ĐB nên giao tử tất cả là bình thường do đó mới nhân mấy số 1 đó. :mrgreen:
 
Ở đậu Hà Lan, khi lai giữa đậu hạt vàng thuần chủng với đậu hạt xanh, thu được F1. CHo F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tụ cho F2 tự thụ phấn thu được F3. Xác suất để chọn ngẫu nhiên một cây hạt vàng dị hợp ở F3 là:
A. 62.5% B.25% C.66,67% D.40%

Mình đọc ko hiểu đề, "Xác suất để chọn ngẫu nhiên một cây hạt vàng dị hợp" mình có thể hiểu nó nghĩa là "tỉ lệ cây vàng dị hợp ở F3" được ko?
Mới đầu mình nghĩ là sau khi lai xong trong đống cây vàng mình chọn 1 cây? Xác xuất cây đó có dị hợp hay ko? 2/3(Aa x Aa) có 4/9 Aa. K có đáp án
nên là coi như thèn chọn cây bị mù màu chụp đại 1 cây F3
1/2(Aa x Aa) có 40% Aa.
Mong mọi người góp ý!
 
Chỉ có tháp năng lượng mới luôn có dạng chuẩn: đáy lớn đỉnh nhỏ. Còn tháp số lượng và tháp sinh khối có thể có dạng đỉnh lớn, đáy nhỏ. Nên câu B sai. Bạn đọc kỹ phần tháp sinh thái SGK Sinh học nâng cao trang 238 nhé. :buonchuyen:
ui em đã đọc kỹ lại rồi cám ơn nhiều!
mà câu này phần chung, ko hiểu ở sách cơ bản thì nó ghi chỗ nào vậy ạ?
 
ui em đã đọc kỹ lại rồi cám ơn nhiều!
mà câu này phần chung, ko hiểu ở sách cơ bản thì nó ghi chỗ nào vậy ạ?
Hi. Không phải đề ĐH lúc nào nó cũng hỏi cái gì ghi trong sách đâu bạn. Hướng ra đề là phát triển thêm những gì đã có trong sách. Cách tốt nhất là mình đọc và nắm vững kiến thức trong 2 quyển sinh học nâng cao và chuẩn. :buonchuyen:
 
giải dùm luôn câu này:
1/Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch
pôlinuclêôtit mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân
tử ADN trên là ?
em cũng lên mạng gõ thử nó ra cái này
http://www.tienphong.vn/giao-duc/mot-so-dap-an-can-can-nhac-166440.tpo
mấy anh chị giảng giải dùm!
 
Mới đầu mình nghĩ là sau khi lai xong trong đống cây vàng mình chọn 1 cây? Xác xuất cây đó có dị hợp hay ko? 2/3(Aa x Aa) có 4/9 Aa. K có đáp án
nên là coi như thèn chọn cây bị mù màu chụp đại 1 cây F3
1/2(Aa x Aa) có 40% Aa.
Mong mọi người góp ý!
Bài này ở F2: 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa
Lấy F2 cho tự thụ phấn nên bạn xem nó như là bài tập DT quần thể của quần thể tự thụ phấn. Sau đó áp dụng CT là ra KQ ngay nhé! :oops:
 
Last edited:
giải dùm luôn câu này:

em cũng lên mạng gõ thử nó ra cái này
mấy anh chị giảng giải dùm!

Mình đã trích câu trả lời cho bạn rồi mà: Bạn tham khảo nhé!
- Mỗi ADN cần 14 mạch mới từ môi trường, 2 mạch gốc nó sở hữu sẵn ( tương tự câu 1) vậy là có tổng 16 mạch, ứng với 8 ADN
- Vây ADN nhân đôi 3 lần.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top