Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Tớ làm câu 16 nhé( ngẫu hứng nghĩ ra, ko bit có đúng ko, chưa làm dạng này bao giờ. Hì)
Tớ xét trạng thái cân bằng của từng tính trạng
Gọi A-vàng(tần số p) a-trắng(tần số q)
B-tròn(tần số m) b-dài(tần số n)
theo đề bài ta tính đc cái này:
0.5824 A_B_
0.0576 A_bb
0.3276 aaB_
0.0324 aabb
Ta có (p^2+2pq+q^2)*(m^2+2mn+n^2) = 1 (chắc cậu hiểu)
==> q^2*n^2=0.0324==> q*n=0.18 hay (1-p)*(1-m)=0.18(1)
Xét tính trạng trắng, tròn ta có phương trình sau:
q^2*(m^2+2mn)=0.3276
<=>(1-p)^2*[m^2+2m(1-m)]=0.3276 (2)
Từ (1,2) =>m=0.7( rút 1-p=0.18/(1-m) là ra, tớ ngại viết)
=> p=0.4
=>tỉ lệ cây đồng hợp về cả 2 tính trạng là = (p*m)^2 ( dễ hiểu nhỉ) = 0.0784
=> chọn A
giúp t câu 32 luôn nhé, cái dạng xác xuất lấy từ ông nội t chưa rành lắm cám ơn!mấy câu này trong đề thi thử tháng 5 của hocmai nè :d, câu đầu dễ dàng tính đc 1/16, vì đều là của ông nội nên đứa bố phải mang gen hoàn toàn của ông nội ( bao gồm nhiễm sắc Y) => sau đó một nửa gen từ bố ( có nghĩa là một nửa gen từ ông nội ) sẽ đc truyền cho đứa cháu , nên chắc chắn ( có nhiễm sắc Y ), nên sẽ k có con gái . ( ruồi mà mình gọi là như người hết à ))
Các câu còn lại tính bình thường là ra
giúp t câu 32 luôn nhé, cái dạng xác xuất lấy từ ông nội t chưa rành lắm cám ơn!
câu 40 . gợi ý nhé: để ý , vì cùng loài nên phải có cùng tần số hoán vị ; nhiều khả năng sẽ một cái dị đều một cái dị chéo ; và hơn nữa sẽ có một bên k xảy ra hoán vịAnh Hải giải cụ thể câu 16 và 40 đi anh
Câu 40 ai ngại nghĩ thì thử từng đáp án vào; không thì suy luận như sau:
-Tỉ lệ 0,16 và 0,09 ab/ab chứng tỏ ít nhất một bên bố mẹ xảy ra hoán vị gen và cả 2 bên đều tạo được ab (loại đi trường hợp Ab/aB liên kết).
-Gọi bên bố cho AB = ab = m; Ab = aB = 0,5 - m
Bên mẹ có thể cho:
Th1: AB = ab = m; Ab = aB = 0,5 - m ( kiểu gen mẹ giống bố) ==> ab/ab = m bình
Th2: AB = ab = 0,5 - m; Ab = aB = m ( kiểu gen mẹ khác bố, 1 dị đều và 1 dị chéo) ==> ab/ab = m(0,5 - m)
Th3: AB = ab = 0,5 ( mẹ AB/ab liên kết) ==> ab/ab = 0,5m
- Thay 0,16 vào ab/ab của 3 TH ta được:
+Th1: m= 0,4, thay m = 0,4 hoặc m = 0,5 - 0,4 = 0,1 ( ab có thể là 0,4 hoặc 0,1 tùy kiểu gen bố mẹ) vào cả 3 Th tính đc ab/ab Th1 là 0,1 bình = 0,01; Th2 là 0,4 x 0,1 = 0,01; Th3 là 0,4x0,5=0,2 hoặc 0,1 x 0,5 = 0,05 (loại)
+Th2 : vô nghiệm
+Th3 : m = 0,32, thay m = 0,32 hoặc m = 0,5 - 0,32 = 0,18 ( ab có thể là 0,32 hoặc 0,18 tùy kiểu gen bố mẹ) vào cả 3 Th tính đc ab/ab Th1 là 0,32 bình = 0,1024 hoặc 0,18 bình =0,0324; Th2 là 0,32 x 0,18 = 0,0576; Th3 là 0,18x0,5=0,09 ( t/m) -> B
bạn muốn hỏi câu nào . câu 4 đáp án cũng là 1/4 mà bạnMình thấy đề lần 4 http://hocmai.vn/course/view.php?id=229của hocmai.vn có một vài câu đáp án sai.
VD: câu 4.Mình ra 1/4 , không biết có đúng không mn
Câu 4: đáp án 1/4 là đúng rồi http://hocmai.vn/file.php/229/Huong_dan_giai_thi_thu_lan_2_-_thang_4/De_DA_HDG_TTDH_Sinh_hoc_4.2013.pdfMình thấy đề lần 4 http://hocmai.vn/course/view.php?id=229của hocmai.vn có một vài câu đáp án sai.
VD: câu 4.Mình ra 1/4 , không biết có đúng không mn
bạn muốn hỏi câu nào . câu 4 đáp án cũng là 1/4 mà bạn
Yêu cầu bạn đọc kĩ đề lại một xíu nhéSr, mình ra 3/4 , mình nghĩ nếu nói là tỉ lệ giao tử không mang đột biến mới là 1/4 chứ.
Các bạn giải thích giúp m vs
Sr, mình ra 3/4 , mình nghĩ nếu nói là tỉ lệ giao tử không mang đột biến mới là 1/4 chứ.
Các bạn giải thích giúp m vs
Yêu cầu bạn đọc kĩ đề lại một xíu nhé
Thân dinhhai1308
Mình nghĩ thế này nếu sai thì mọi người sửa giúp nhé!
RG có 2n=8 =>số loại giao tử tối đa 2^4=16
có NST số 2 và 6 mang đột biến thì tối đa tạo ra 4 giao tử mang đột biến
=> tỉ lệ giao tử mang đột biến là 1/4.
Cảm ơn bạn đã giải thích chi tiết giúp mình.
Nhưng mình nghĩ cách giải thích này không hợp lý
Mỗi lần giảm phân tế bào sinh tinh sẽ cho 4 loại giao tử chứa n NST
Nó tương tự như phép nhân
(1+1)(2+2')(3+3)(4+4)(5+5)(6+6')(7+7)(8+8) Kí hiệu 2' và 6' là các NST mang độ biến.
Vì các cặp còn lại bình thường nên vai trò trong giảm phân của mỗi NST trong cặp là tương đương
===> xét (2+2')(6+6') =2.6 +2'.6'+2'.6+2.6' ===> tỉ lệ giao tử mang đột biến là 3/4
Tổng quát cho mọi bộ NST lưỡng bội 2n đều có chung kết quả không riêng gì ruồi giấm .
Tổng quát CT: Bộ NST lưỡng bội 2n có k NST mang đột biết cấu trúc thuộc k cặp tương đồng ==> tỉ lệ giao tử mang NST bình thường = 1/ 2^k