Tôi dán topic này lên cho mọi người dễ nhận. Việc chuyển ngữ sang tiếng Việt hay dựng lexicon cho các thuật ngữ khoa học trừu tượng luôn là rất quan trọng. Tôi trích dưới đây lời của anh Nguyễn Xuân Long, người cũng đang dựng Lexicon cho ngành xác suất thống kê và học máy.
Ngôn ngữ là một thứ sống động, có tiến hóa, sinh sôi, thay đổi, thích ứng. Nếu thổi cho nó các ý nghĩa thì nó sẽ càng sinh sôi giàu có và nó quay lại làm giàu có cho sự suy nghĩ của mình. Có thể kết hợp cả thuẩn Việt, Hán Việt và phiên âm. Theo tôi không nên nề hà, cái gì nghe êm tai và cách biệt là được. Tôi cũng ủng hộ việc khi học thì nên học kèm cả thuật ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Không nên coi nhẹ vai trò của tiếng Việt trong việc học các khái niệm khoa học trừu tượng. Vì tính tượng hình và tượng thanh của tiếng Việt rất cao, nhiều khi nghe tiếng Việt cho một khái niệm trừu tượng tôi lại cảm thấy mình hiểu một khái niệm trứu tượng tốt hơn từ gốc tiếng Anh nhiều.