Một bài tập sinh học khó cần mọi người giúp

Em có vài góp ý cho lời giải của anh Trần Mạnh Hùng:
- Thứ nhất: Anh cần có lời giải thích rõ hơn nữa cho câu lập luận đầu tiên: Vì sao lại khẳng định là số cá thể sinh ra trong các lứa đẻ không có ý nghĩa thống kê.
- Thứ hai: anh không đọc kĩ đề bài thì phải, người ta đâu có yêu cầu giải thích kết quả lai mà yêu cầu cho biết bạn A giải thích không thoả đáng ở chỗ nào và rút ra quy luật di truyền.
- Thứ 3: các yếu tố mà em và mọi người đưa ra mặc dù là cần thiết nhưng vẫn chưa được vận dụng triệt để trong bài giải. Ví dụ như kết quả của lứa thứ hai đúng với quy luật phân li với tính trội không hoàn toàn ở chỗ: sô cá thể mang kiểu hình trung gian lớn hơn số cá thể mang kiểu hình trội hoàn toàn và lặn.
- Thứ 4: Rất cảm ơn lời giải của anh và đúng như lời hứa ở trên, xin được bái sư nhập môn nhưng chỉ là nhị sư phụ thôi nhé:oops: (lí do: vì vẫn còn chỗ thiếu sót).
Đệ tử xin khâú đầu 1 lạy trước nhị sư phụ.
xin lỗi bạn nhé, tại tôi đọc nhiều câu tranh luận của mọi người nên mới đưa ra ý kiến để mọi người tìm ra đáp án thôi. Xin trả lời lại bài tập của bạn:
Nhận định của bạn A ko thỏa đáng ở chỗ sử dụng tỷ lệ 3:1 và 1:2:1 để kết luận về sự di truyền của tính trạng màu lông vì số lượng cá thể quá ít (chỉ 4 con trong khi Menden nghiên cứu trên hàng trăm cá thể mới thu dc tỷ lệ như vậy - xem điều kiện nghiệm đúng của định luật Menden) nên ko thể dùng tỷ lệ đó để làm căn cứ khẳng định (biết đâu lứa thư 3 nó đẻ chỉ 1 con hoặc 5 con nhưng toàn lông trắng thì sao?) nên tôi nói ko có ý nghĩa thống kê là vì thế.
Tuy nhiên, nhận định của bạn A vẫn đúng, nghĩa là sự di truyền tuân theo quy luật trội ko hoàn toàn, đơn giản vì: tính trạng do 1 gen quy định nên số kiểu hình tạo ra tối đa là 3 kiểu hình(có ở trường hợp trội ko hoàn toàn). cả 2 lứa đẻ của thỏ cho ra 3 kiểu hình rồi nên chắc chắn thỏ bố mẹ phải có kiểu gen dị hợp, gen di truyền theo kiểu trội ko hoàn toàn (đây là lời giải cho HS lớp 9, nếu là lớp 12 thì còn phức tạp hơn vì còn có trường hợp gen nhiều hơn 2 alen )
chúc bạn thành công
 
:cool:Một số kinh nghiệm làm bài thi anh góp nhặt được từ các chiến hữu và giám khảo chấm thi quốc gia
- Viết câu trả lời giống viết dàn bài tập làm văn
- Viết mỗi câu trả lời nên ngắn, 3 -5 dòng là đủ. Viết ngắn sao cho đủ ý rất không dễ.
- Gạch và khoanh, nhiều khi câu trả lời đã có sẵn trong đề, chỉ cần gạch, khoanh và sắp lại trật tự câu hỏi là có câu trả lời
- Những câu dài thường dễ viết lan man, vd vai trò của nước đối với sự sống. Những câu hỏi kiểu chung chung như thế, chắc chắn phải viết dài và viết chung chung
- Đi vòng ngoài, không nên sa đà vào cơ chế, rất mất thời gian.
- Không có một đáp án chuẩn mực nhất.
- Câu hỏi dạng đúng sai thì đúng trong trường hợp này sai trong trường hợp khác.
- Chú ý các câu hỏi thực tế. Vd tại sao lá cây có màu xanh lục
- Sinh lý động vật thì nhìn hình nói, tập vẽ hình.
- Đọc kĩ đề.
- Đừng quên uống một cốc nước trước giờ thi
- Chỉ nhìn vào đề và tập trung vào tờ bài làm
 
Rất cảm ơn kinh nghiệm của anh nhưng mà em đành phải áp dụng nó vào đợt thi sau thôi!:) Chiều nay em đã làm bài rồi, nếu mà anh post sớm hơn chắc là em đỡ phải tim đập chân run trong phòng thi:). Mà anh chị nào có các câu hỏi sinh học liên quan đến kiến thức thực tế thì cho em tham khảo chút, em kém phần đó lắm!
Ví dụ như là bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường? (mọi người không cần trả lời câu này đâu) em chỉ lấy ví dụ để các sư phụ không post nhầm thôi!
Cho em cảm ơn trước nhé!!!:hoanho::hoanho::hoanho:
 
Thật bực quá đi mất! Dù sao thì cũng cảm ơn góp ý của mọi người. Tóm lại là xin khấu đầu trước tất cả cá sư phụ (ba lạy luôn nhé).
Em sẽ quay lại làm mưa làm gió trên diễn đàn, tiếp tục gào thét, năn nỉ đấy thì sao nào chị Lan?
Chị không thích thì thôi. Cứ khó chịu đi, trời sinh ra em đã thế rồi.
Nhưng có bất cập là em không phải là người thích nói ngược nói xuôi gì cũng được đâu!
Ý kiếncủa mọi người về bài toán em tiếp thu cả đấy chứ, em cũng đưa ra cách làm, phương pháp làm cho bài theo ý của riêng mình. Em nhờ mọi người chỉnh cho em khoản diễn đạt sao cho người chấm không hoạch được chỗ nào cả.
Mà này, em là mọt sách đấy (không phải khoe đâu, nhưng chưa có ai bảo em là nhác đọc sách giống như chị, chắc là em đang tưởng bở lời khen của những người ấy rồi).
Em gào thét dữ thế vì tâm trạng căng thẳng quá, cứ thử tưởng tượng rằng chị đang đứng trước một trận chiến ác liệt, mọi người bảo là giúp chị thế mà tới lúc nhờ đến thì im hơi lặng tiếng ngay. Cứ bảo em là độc lập suy nghĩ lấy từ đầu đến cuối thì có vẻ thuyết phục hơn đấy!!!:buonchuyen:
Lớp 9 mà cũng bị phân biệt đối xử à? (câu hỏi này không cần trả lời đâu):mrgreen:
Mà em đâu có bảo mọi người có thành kiến với em. :twisted:
Nói thật với chị Lan nhé, em khâm phục chị khoản diễn thuyết nhưng mà không thấy khoản diễn thuyết có sức thuyết phục 100% đâu. Cần nói vừa đủ người khác nghe thôi. Dài dòng thế kia, tự hỏi liệu có phải chị Lan đang học Đại học Luật không nhỉ?:bimat: Nếu thật thì cho xin lỗi nhé!
Tóm lại là rất rất cảm ơn, xin khấu đầu thêm một lần nữa trước các sư phụ, đặc biệt là Sư tổ Phương Lan.
Gió xin hết.
Tái bút: Lần sau mọi người tranh luật dữ vào nhé, lần này vẫn chưa sôi động lắm đâu, nhưng mà đúng là rất vui đó!:hoanho::hoanho::hoanho:

Bạn thử làm mưa làm gió, bạn cứ thử mượn diễn đàn trao đổi học tập để mà xả stress, uhm, bạn làm đi, xem có ai đồng ý với bạn không. Tôi không muốn tranh cãi với bạn nhiều. Tôi cũng chả làm gì được bạn, mà có làm tôi cũng không khoái mấy cái chuyện này. Chả cần bạn khấu đầu trước ai cả, vì mọi người đều là thành viên đều muốn trau dồi, bổ sung thêm kiến thức cho bộ mô. Thôi nhé, không tranh cãi nữa, tôi xin dừng đến đây, nói nốt lần này ngắn gọn và mong bạn đừng có nhắc đến tôi nữa
 
Làm mưa làm gió không có nghĩa là bảo thủ không coi ai ra gì, nhưng dù sao thì em với chị hoiư bất đồng quan điểm rồi, theo kiểu là "em nói gà chị nói vịt" chẳng ai thì là đồ lắm lời cả.
Hơi buồn vì có người hiểu nhầm đấy!:cry: Xin thông cảm vì khả năng diễn đạt cực tệ của em.:cry:
Em khấu đầu trước các bậc sư phụ là cảm ơn! Đến thế mà còn bị kiển trách thì bất công quá!:cry: Em cũng không muốn xả strees trên diễn đàn đâu! Hiểu lầm quá rồi đấy! Bó tay!:cry:
Mọi người cùng làm bài tập này nhé rất thú vị đấy!
Ở một loài đậu có 2 kiểu hình là hoa đỏ và hoa trắng. Tính trạng này được quy định bởi một cặp gen alen trên NSt thường. Khi lai 2 cây đậu hoa đỏ với nhau F1 toàn đậu hoa đỏ. Cho F1 tạp giao F2 có thể thế nào?
 
Đọc một hồi thấy topic càng nhạt dần dần, tôi mà làm admin thì đã block nó rồi. Thấy giống như là cãi nhau chứ không phải là tranh luận.
 
Suy xét một hồi thì cũng thấy là giống cãi nhau thật. Hình như là do em không có năng khiểu dẫn dắt người khác say sưa với đề tài của mình thì phải. Càng nghĩ càng thấy tủi thân.
 
wow bạn lời của gió hình như có vẻ hơi bức xúc.... hichic 7 thứ ma ban đưa ra wa thuyet phuc heheh... tôi dám cá may nguoi kia ko dám nói gi nửa dâu:hoanho:
 
Khen gì không khen! Từ hôm nghe các anh chị nhận xét đang buồn quá đây. Chẳng biết là có ai bỏ qua cho gió không nhỉ? Cho gió xin lỗi nhé (đương nhiên là nếu mọi người thấy gió quá đáng). Cảm ơn MrH nhiều, rất cảm ơn anh đã an ủi.
À mọi người thử giải bài tập mà Gió vừa post xem. Gió đảm bảo là nó rất thú vị đấy, nếu ai cũng đang học lớp 9 giống gió thì nó rất hữu ích cho giải bài tập khi đi thi học sinh giỏi? Các anh chị lớp trên có hứng thú thì cứ giải nhé! Gió cảm ơn nhiều!
 
Ai có bài tập nào hay hay ôn thi học sinh giỏi phần ADN và NST cho em với! :please:Cảm ơn trước, lưu ý là mấy đề trên mạng em đều có hết rồi nên mọi người chịu khó post mấy đề ở ngoài ấy! Cảm ơn nhiều!:)
 
Có ai giải được bài tập mà Gió post lên chưa thế?
Nếu giải được rồi thì thử làm tiếp bài này nữa nhé!
Một tế bào lưỡng bội ở người có hàm lượng ADN đặc trưng là 6,6 picrôgam
(1 picrôgam = 10^-12 gam) đã nguyên phân liên tiếp một số lần và lấy nguyên liệu từ môi trường tạo ra 204,6 pg ADN
Xác định số lượng tế bào mới được tạo thành và tổng số NST có trong tất cả các tế bào đó.
Biết rằng hàm lượng ADN nói trên nằm trong nhân tế bào để tạo thành NST.
:???::???::???:
Thi xem ai giải xong đầu tiên nào!:hoanho::hoanho::hoanho:
 
Các anh chị cho em hỏi chút:
Chứng minh rằng trong các quy luật di truyền: P thuần chủng thì F1 đồng tính.
Hãy nêu trường hợp P thuần chủng nhưng F1 lại phân tính.:botay:
Viết 3 sơ đồ lai đại diện cho 3 quy luật di truyền khác nhau, trong đó P không thuần chủng nhưng F1 vẫn đồng tính.
Bài này có phần câu hỏi màu đỏ là em chưa trả lời được. Mọi người giúp em với.(y) (Phần còn lại chỉ để mọi người cùng tham khảo thôi!):mrgreen:
 
Sao ban lo*i` cua? gio' tinh vi va^y. Minh` no' xao moi ngu*o*i` da^y'. Ai bie^t' duoc no' hoc lop ma^y'
:spam::spam:Không biết ai tinh vi nhé! Ở đây không đón tiếp những người hay spam!
Tiện đây đề nghị hoangtu_deptrai (không biết là đẹp hay xấu nữa):???: lần sau nhớ gõ chữ cho rõ ràng, chẳng ai thích ngồi mò đọc đâu!
 
Các anh chị cho em hỏi chút:
Chứng minh rằng trong các quy luật di truyền: P thuần chủng thì F1 đồng tính.
Hãy nêu trường hợp P thuần chủng nhưng F1 lại phân tính.:botay:
Viết 3 sơ đồ lai đại diện cho 3 quy luật di truyền khác nhau, trong đó P không thuần chủng nhưng F1 vẫn đồng tính.
Bài này có phần câu hỏi màu đỏ là em chưa trả lời được. Mọi người giúp em với.(y) (Phần còn lại chỉ để mọi người cùng tham khảo thôi!):mrgreen:
Bạn Lời của gió dạo này nhiễm bệnh à? Dữ quá đấy, biết đâu hoangtu_deptrai chưa biết cách cài phông chữ có dấu trên mạng thì sao? Thông cảm một chút cũng không được thế mà lại đòi mọi người thông cảm với mình, hơi phi tự nhiên đấy!!:spam::spam::spam:
Bạn đã thử đến trường hợp di truyền đồng trội cho câu hỏi màu đỏ chưa?
Ví dụ ở người có 3 alen quy định tính trạng nhóm máu theo thứ tự là A=B>O {lớp 9 hình như chưa học cái này thì phải (cứ cho là Gió học lớp 9 đi) nhưng chắc đi thi học sinh giỏi mà tự tin được 17 điểm thì phải biết chứ}
Bố mẹ cùng có kiểu gen AB đấy!
 
Bạn Lời của gió dạo này nhiễm bệnh à? Dữ quá đấy, biết đâu hoangtu_deptrai chưa biết cách cài phông chữ có dấu trên mạng thì sao? Thông cảm một chút cũng không được thế mà lại đòi mọi người thông cảm với mình, hơi phi tự nhiên đấy!!:spam::spam::spam:
Bạn đã thử đến trường hợp di truyền đồng trội cho câu hỏi màu đỏ chưa?
Ví dụ ở người có 3 alen quy định tính trạng nhóm máu theo thứ tự là A=B>O {lớp 9 hình như chưa học cái này thì phải (cứ cho là Gió học lớp 9 đi) nhưng chắc đi thi học sinh giỏi mà tự tin được 17 điểm thì phải biết chứ}
Bố mẹ cùng có kiểu gen AB đấy!
:chui::chui:Ui cha, anh Tiến Thành cũng có thời gian buôn cơ đấy!!
Anh có chắc kiểu gen IAIB của bố mẹ là kiểu gen thuần chủng không? Nếu vậy kiểu gen thuần chủng là kiểu gen có hai alen trội à??? :botay:Cái này Gió không chắc lắm vì chưa gặp bao giờ, phiền anh giải thích thêm được không?
Các anh chị khác thấy ý kiến của anh Thành thế nào??:xinkieu:
 
:chui::chui:Ui cha, anh Tiến Thành cũng có thời gian buôn cơ đấy!!
Anh có chắc kiểu gen IAIB của bố mẹ là kiểu gen thuần chủng không? Nếu vậy kiểu gen thuần chủng là kiểu gen có hai alen trội à??? :botay:Cái này Gió không chắc lắm vì chưa gặp bao giờ, phiền anh giải thích thêm được không?
Các anh chị khác thấy ý kiến của anh Thành thế nào??:xinkieu:
Thì anh cho rằng như thế, kiểu gen thuần chủng có thể coi là kiểu gen có hai alen trội, thế em Gió bảo bài này giải thế nào nữa? :botay::botay:Ngoài trường hợp đó ra còn trường hợp khác à? Cho thỉnh giáo cái???:tutu::akay::akay:
 
Bài 1:Tại một bệnh viên, hai đứa trẻ trai vừa được sinh ra, song do sự sơ suất của y tá nên hai bà mẹ chưa nhận chính xác được con của mình. Qua kiểm tra nhóm máu cho biết 1 đứa có nhóm máu A, một đứa có nhóm máu O. Bà mẹ thứ nhất có nhóm máu A liền nhận ngay đứa trẻ có nhóm máu A là con của mình. Bà mẹ thứ hai có nhóm máu B đành nhận đứa còn lại có nhóm máu O, nhưng vẫn không yên tâm đã yêu cầu bệnh viện phải kiểm tra nhóm máu của cả hai ông bố. Kết quả cho thấy, ông bố của gia đình thứ nhất có nhóm máu O; ông bố của gia đình thứ hai có nhóm máu A. Lúc này lại có hiện tượng tranh giành con ngược lại của hai ông bố.
1.Bằng cơ sở khoa học, em hãy phân giải cho hai gia đình trên. Chỉ bằng kết quả về nhóm máu đã khẳng định được đứa trẻ nào là con của gia đình nào chưa?
2.Em hãy giúp hai gia đình trên nhận đúng con của mình (đề xuất phương pháp).
Biết rằng sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người được kiểm soát bởi các gen IA, IB, IO (IA, IB trội so với IO)

[FONT=.VnTime]Mọi người đọc đề bài rồi cho em hỏi:[/FONT]
[FONT=.VnTime]Người ta yêu cầu là "phân giải cho hai gia đình" sau đó lại yêu cầu "giúp hai gia đình nhận đúng con của mình" hình như hơi lạ?[/FONT]
[FONT=.VnTime]Trong quá trình giải câu 1, khi đã giải thích cho hai gia đình thì phải chỉ rõ ra kiểu gen của bố mẹ và con, như vậy ở ngay câu 1 đã cần xác định con cho 2 gia đình thì mới gọi là phân giải chứ?[/FONT]
[FONT=.VnTime]Mọi người cho ý kiến nhé![/FONT]

Thêm một bài thú vị nữa nè!

Bài 2:Ở một loài đậu có 2 kiểu hình là hoa đỏ và hoa trắng. Tính trạng này được quy định bởi một cặp gen alen trên NSt thường. Khi lai 2 cây đậu hoa đỏ với nhau F1 toàn đậu hoa đỏ. Cho F1 tạp giao F2 có thể thế nào?


 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top