Các vấn đề liên quan phân loại sinh vật

Trần Hoàng Dũng

Administrator
Staff member
This message was coppied from

http://canbotre.vnbb.com/viewtopic.php?p=3367&gb=canbotre#3367

(you pick THAC MAC SINH HOC, then choose Đặt tên Khoa học cho Loài mới.


=============

Hi các anh chị,

Mấy bữa nay B có một chuyện khó khăn...nghĩ hoài không ra ...Chả là trong thời gian vừa qua B thu thập được một số mẫu vật cây cỏ có, rắn rết có,..côn trùng cũng có ...từ khắp mọi miền đất nước .. ngặt một điều là loài mới khá nhiều ...nên gặp phải vấn đề đặt tên.

Tên Khoa Học thường cấu tạo gồm hai phần: ví dụ:

Banh cam

Banh = tên genus
cam = tên species

Thông thường thì tên species phải gợi ý được đặc điểm của loài vật (con cóc Bufo melanosticus --> chấm đen), hay nơi xuất xứ của chúng (Ráng quần lân Sapa - Lepisorus chapaensis), hoặc có thể dùng tên một nhà Khoa học Chuyên ngành đáng kính (một loài phù du Việt Nam: Vietnamella thani --> GS Đặng Ngọc Thanh chuyên về ĐVKXS nước ngọt), tên một vị anh hùng (như tên con giải ở hồ Hoàn Kiếm tên là R. leloii --> anh hùng Lê Lợi), tên cổ của một triều đại, đất nước sản sinh ra chúng (một loài caddisfly cánh lông VN - Chimarra vietnamensis),...

Vấn đề cụ thể của B là cần gợi ý tên species theo các hướng:

- đặc điểm văn hóa, các anh hùng dân tộc liên quan đến vùng đất Tây Nguyên, Việt Bắc từ xưa đến nay ...

Các anh chị nào văn hay chữ tốt ... cho B vài cái tên nhé ...Cảm ơn nhiều nhiều !
 
Chả là trong thời gian vừa qua B thu thập được một số mẫu vật cây cỏ có, rắn rết có,..côn trùng cũng có ...từ khắp mọi miền đất nước .. ngặt một điều là loài mới khá nhiều ...nên gặp phải vấn đề đặt tên.

chào B, mình không hiểu sao bạn lại làm được nhiều nhóm đến thế, thâý cả thực vât, côn trùng linh tinh cả lên.....

Thông thường thì tên species phải gợi ý được đặc điểm của loài vật (con cóc Bufo melanosticus --> chấm đen), hay nơi xuất xứ của chúng (Ráng quần lân Sapa - Lepisorus chapaensis), hoặc có thể dùng tên một nhà Khoa học Chuyên ngành đáng kính (một loài phù du Việt Nam: Vietnamella thani --> GS Đặng Ngọc Thanh chuyên về ĐVKXS nước ngọt), tên một vị anh hùng (như tên con giải ở hồ Hoàn Kiếm tên là R. leloii --> anh hùng Lê Lợi), tên cổ của một triều đại, đất nước sản sinh ra chúng (một loài caddisfly cánh lông VN - Chimarra vietnamensis),...

đặc điểm văn hóa, các anh hùng dân tộc liên quan đến vùng đất Tây Nguyên, Việt Bắc từ xưa đến nay ...

có lẽ là B thu mâũ chủ yếu ở hai vùng này, việc đặt tên một con vât nào đó ví dụ như con rùa Hồ Gươm R. leloii (Mình không chắc là cái tên này đã được thừa nhânj rộng chưa) ở trên nó liên quan đến sự tích rùa Hồ gươm. Vì vâỵ, theo mình để mọi người có thể nghĩ được các tên theo yêu câù của bạn thì bạn có thể nói rõ hơn về một vài đặc điểm liên quan đến các mâũ mà bạn đã xác định nó là loài mới thì việc nghĩ ra cái tên sẽ dễ dàng và hợp lý hơn.

chẳng hạn: mâũ thuộc nhóm Ephemeroptera (Phù du) thì nên đặt những cái tên liên quan tới các sản phâm văn hóa như tơ lụa gì đó, rồi latin hóa nó lên chứ ai lại đặt tên các vị anh hùng cho bọn này.

Mình cũng đã có một thời gian làm về phân loại (hay đúng hơn chỉ là định loại thôi), thâý mâũ nào mà lạ lạ, tra cứu sách mà không có thì tương ngay Genus sp. rồi vâts xó. 17/2 này mình có một chuyến đi thu mâũ ở Bình Định, cũng thu khá nhiều nhóm, mình râts muốn được học hỏi và trao đổi thông tin với bạn.

khuongaquatic
 
cho tui viết vài lời, vì tui không thể và không dám viết bên 4rum cbt nên mang cái topic này sang đây để có vài lời bình luận


Qua những gì mà tác giả cung cấp về nguyên tắc đặt tên lòai mới, có dẫn chứng hẳn hoi, tôi cho rằng tác giả không thể là 1 tay nghiệp dư trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, nói đúng hơn kô thể là một SV đang mài quần trên giảng đường và cũng kô thể là một cử nhân mới tốt nghiệp đang phải làm post.bacherlor đâu đó.

Tuy nhiên, nếu đúng sự thật tác giả là SV (cứ cho là SV năm 4) thì tác giả nên xem lại bài vở của mình. Vì nếu tác giả đã nắm được quy tắc đặt tên lòai mới một cách rành rẽ như vậy mà tác giả không nắm được quy trình đặt tên cho lòai mới thì cái sự học của tác giả quả là có vấn đề. Vì quy tắc đặt tên chỉ là một phần nhỏ của quy trình đặt tên. Nói cách khác tác giả mới nắm 1 mắc xích của 1 chuỗi công việc.

Tôi kô bàn chuyện tại sao tác giả sưu tập mẫu tùm lum từ côn trùng cho đến cây cỏ, cũng chẳng bàn đến chuyện tác giả thu ở đâu, ... chỉ xin nói là:

- nếu tác giả có ý giới thiệu về quy tắc quy trình đặt tên lòai mới, thì tác giả nên viết thêm chút nữa, ít ra nó cũng sẽ là 1 bài viết có giá trị để mọi người đọc thêm lúc năm hết tết đến, xuân ca vui vẻ.

- nếu tác giả còn đi học thì nên coi lại bài vở và tốt nhất là ôm mớ mẫu vật này lên bô môn động thực vật để nhờ thầy cô định danh rồi tính tiếp.

- nếu tác giả có ý trêu chọc mọi người nhân dịp đầu xuân thì nhiêu đây là đủ rồi.

PS: tôi đóan tác giả này kô phải người miền NAM.
 
Tôi cũng có những nhận xét như bác lonxon, chỉ có điều chắc bạn này phải tốt nghiệp rồi và có "nghề".

Nhưng tôi lưu ý là các chủ đề ở SHVN chỉ thảo luận trên nguyên tắc khoa học và học hỏi lẫn nhau.

Còn nếu là ân oán :? cá nhân thì xin đừng lôi mọi ng vào cuộc nhé.
 
Mấy bữa nay B có một chuyện khó khăn...nghĩ hoài không ra ...Chả là trong thời gian vừa qua B thu thập được một số mẫu vật cây cỏ có, rắn rết có,..côn trùng cũng có ...từ khắp mọi miền đất nước .. ngặt một điều là loài mới khá nhiều ...nên gặp phải vấn đề đặt tên.

Mình có một số nhận xét thế này, chỉ là ý kiến chủ quan và theo kinh nghiệm trong mấy năm làm phân loại.

1. Để phân loại được một mẫu vật để cho ra được tên khoa học chính xác của loài đó không phải là một điều dễ dàng, mỗi nhóm có một kho dữ liệu về đặc điểm các loài và các khóa phân loại khác nhau, và nhiều lúc, việc phân loại được một mẫu vật là... cực kỳ khó, nếu bạn không có đủ tài liệu và kinh nghiệm trong nhóm đó. Mỗi chuyên gia, chỉ có thể tập trung vào phân tích phân loại học của một nhóm, ví dụ như động vật thân mềm Mollusca hay giáp xác Crustacea...

Đặc biệt trong phân loại côn trùng học lại càng khó khăn vì nhóm này có số lượng cực kỳ lớn với số loài cũng... khổng lồ, mỗi chuyên gia thông thường chỉ đi sâu vào nghiên cứu được một họ, một giống hoặc giỏi lắm là một bộ nào đó.

Cơ quan được coi là có nhiều kinh nghiệm và chuyên gia về phân loại học nhất của Việt Nam hiện nay là Viện SInh thái và Tài nguyên Sinh vật (thuộc Viện khoa học và CÔng nghệ Việt Nam) và với hơn 150 cán bộ nghiên cứu, mỗi người một chuyên môn, phụ trách một nhóm khác nhau nhưng vẫn chưa thể nghiên cứu một cách hoàn toàn đầy đủ các nhóm phân loại của sinh vật, đơn giản vì nó... quá nhiều.

2. Từ vấn đề trên, có thể nói, bạn B collect được một số mẫu vật bao gồm thập cẩm đủ chủng loại và tự tin cho rằng "loài mới khá nhiều" thì mình nghĩ là cần phải xem xét lại.

Thứ nhất: bạn không thể có đủ dẫn liệu của tất cả các nhóm từ thực vật, bò sát ếch nhái, côn trùng... để có thể biết rằng mẫu vật của bạn có thể là loài mới được hay không hay là đã được đặt tên.

Thứ hai: Cho dù bạn có đủ tài liệu, bạn cũng không thể có khả năng nghiên cứu hết TẤT CẢ các nhóm phân loại để... biết được chúng là loài nào thuộc giống nào chứ chưa nói đến chuyện phát hiện ra loài mới (quy trình phát hiện loài mới mình sẽ đề cập dưới đây).

Thứ ba: Mình là người được GS. Đặng Ngọc Thanh trực tiếp hướng dẫn về phân loại học, mình có thể khẳng định là ở Việt Nam, không ai có đủ khả năng vừa phân loại côn trùng lại phân loại cả thực vật và bò sát ếch nhái 8).

Kết luận thuộc về các bạn :wink: :wink: 8) .
 
Một số bước cơ bản để phát hiện và công bố một loài mới.

Trong năm 2003 và 2004, GS.Đặng Ngọc Thanh và nnk. có công bố một số loài tôm cua mới cho khoa học trong đó có một số giống mới (chi tiết các bạn tìm trên tạp chí Sinh học của Việt nam), là người được tham gia trực tiếp trong vấn đề này, mình xin chia sẻ một số hiểu biết trong vấn để phát hiện và công bố loài mới để các bạn tham khảo.

1. Để biết được mẫu vật có trong tay bạn có phải là loài mới hay không, trước hết, bạn cần có được TẤT CẢ những tài liệu phân loại có liên quan đến họ, giống và các loài ... gần với mẫu vật mà bạn định nghiên cứu, công việc này đôi khi mất... vài năm là chuyện bình thường nếu bạn là Newbie vì tài liệu phân loại về các loài của Việt Nam đôi khi nằm ở... Hawai, Paris, NewYork... :o :o

2. Khi bạn có trong tay ...Khá Đầy Đủ (rất khó để bạn có được đầy đủ nếu bạn không phải là người có quan hệ quốc tế rộng rãi trong nhóm mà bạn nghiên cứu, không có.. tiền và chưa có kinh nghiệm) tài liệu của nhóm loài mà bạn nghiên cứu, công việc của bạn là ngồi SẮP XẾP và ĐỊNH TÊN những mẫu vật mà bạn có được.

3. Nhờ vào sự may mắn và làm việc chăm chỉ của bạn, bạn... CHẲNG TÌM THẤY loài nào đã được mô tả giống cái mẫu vật của bạn, LÀM GÌ ĐÂY??? Việc của bạn là TIẾP TỤC TÌM THÊM tài liệu và ngồi so sánh mẫu vật của bạn với CÁC GIỐNG, thậm chí CÁC HỌ gần với mẫu vật của bạn. Công việc này đôi khi mất ... hàng tháng trời, thậm chí hàng năm. Lưu ý các bạn là với một số nhóm loài, bạn phải có trong tay một series mẫu vật chứ không phải MỘT mẫu vật.

4. Bạn lại tiếp tục may mắn (Hay rủi ro thì không biết :? ) khi không tìm được loài nào trong các tài liệu mà bạn có được, lúc này bạn phải thu thập các thông tin quốc tế về những nghiên cứu ở VIệt Nam và trong khu vực, liên lạc với các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực mà bạn đang nghiên cứu để chắc chắn một điều là... BẠN KHÔNG ĐỊNH LOẠI SAI :wink:

5. Khi đã có hòm hòm trong tay một số dẫn chứng để ..CÓ THỄ kết luận về loài của mình, công việc của bạn bây giờ là viết một bài báo khoa học để đăng trên tạp chí chuyên ngành (SCI cũng được mà Vietnam cũng đươc :) ). Nếu được đăng với đầy đủ thông tin mà bạn cung cấp về loài của bạn, bạn phải gửi một bài về Hội danh pháp động vật quốc tế để các chuyên gia trong ngành của bạn, với kho dữ liệu khổng lồ của thế giới ... XÁC MINH loài của bạn là loài mới hay không và tên gọi mà bạn ĐẶT cho loài mới đó có trùng với tên của loài nào khác không.

6. Trên đây là một số bước cơ bản và..cực kỳ suôn sẻ cho việc phát hiện và công bố một loài mới cho khoa học. Nếu thuận lợi như vậy thì bạn có thể được biết đến như một người phát hiện ra loài đó, còn nếu sai thì... thôi. :D. Tuy nhiên, rất nhiều khó khăn mà bạn gặp phải khi làm phân loại học ở Việt Nam:

a. Dữ liệu và tài liệu phân loại không đầy đủ
b. Thông tin quốc tế và hợp tác quốc tế có nhiều khó khăn

c. Nếu mẫu vật của bạn... giông giống một loài nào đó đã phát hiện trước đấy, việc của bạn là tìm lại Holotype (mẫu chuẩn để mô tả loài mới, thường là con đực) và Paratype (con cái của mẫu chuẩn) để so sánh hoặc nếu hai mẫu trên bị mất hoặc bị phá hủy thì phải tìm tiếp Allotype (trong cùng một series nghiên cứu với mẫu chuẩn). Đáng tiếc là đa số những mẫu chuẩn của các loài được mô tả trước đây ở Việt Nam hiện đang nằm ở Paris, NewYork, Hawaii... hoặc thất lạc ở đâu thì bạn không thể biết nếu không có quan hệ quốc tế rộng rãi để có thông tin.

d. Việc xác đinh tên loài của một mẫu vật đôi khi là ... cực kỳ khó vì nhiều loài có rất nhiều biến thể khác nhau, ví dụ, trong nghiên cứu động vật thân mềm ở cạn, đôi khi có những loài nhìn về hình thái hoàn toàn giống nhau nhưng khi bạn nghiên cứu về Anatomy (giải phẫu học) lại hoàn toàn khác nhau hoặc có những mẫu vật nhìn hình thái vỏ khác nhau nhưng thực ra loại là... 1 loài. Mình chưa nói đến về phân loại học phân tử và gen giếc lằng nhằng nữa.

....

Một số điều cơ bản như vậy để các bạn hình dung việc phát hiện và công bố một loài mới là như thế nào. Bạn nào quan tâm mình sẽ tiếp tục thảo luận về nguyên tắc, trình tự và các kinh nghiệm trong vấn đề này. :) :)

P/S: các bạn quan tâm đến việc đặt tên và nguyên tắc đặt tên loài, có thể tìm đọc giáo trình: Nguyên tắc phân loại động vật của GS. ĐẶng Ngọc Thanh, bạn nào ở HN có thể đến Viện Sinh thái xin hoặc copy.
 
Tôi đã từng đọc sơ qua bộ sách Nguyên tắc phân lọai động vật mặc dù tui chẳng làm phân lọai. DO vậy những quy trình như bạn cường ở trên miêu tả thì tui có nắm sơ qua; chính vì vậy khi banhcam đăng câu hỏi trên 4rum CBT tôi đã đi từ ngạc nhiên vì tưởng sinh viên ta giỏi giang đến mức có thể vượt qua hàng tá các vị GS đầu ngành từ động thực cho đến côn trùng học để mà tìm ra hằng mớ lòai mới. Đến sau đó thì tui hơi phẫn nộ một chút vì hình như tác giả banhcam gì đó muốn chọc ghẹo những CBT Khoa sinh Trường ĐH KHTN.

Đến giờ chưa thấy tác giả banhcam quay lại để trả lời các thắc mắc của mọi người về những phát hiện mới của mình. Lạ thật.
 
Viết hay lắm Cường àh. Còn đây là một số kinh nghiệm về gene giếc để phục vụ phân loại học gọi là phân loại học phân tử. (PLHPT)
Ưu điểm: mỗi một nucleotide là một đặc điểm (khóa) phân loại :D
DB phân lớn là free nên truy vấn, so sánh dễ dàng

Loại gene quan tâm: về nguyên tắc thì đoạn DNA nào cũng được. Các gene trong PLHPT chia làm 2 nhóm lớn:
1) loại bảo thủ (16 , ( 18 ) S, gene mã hóa protein ); -> xem xét quan hệ phân loại xa -> đoạn gene từ 0,7 đến 1,2 là được -> quan tâm hệ số đồng dạng, khoảng cách di truyền
2) loại gene tần số đột biến cao (dloop, IES, RES ..) -> quan hệ gần -> từ 0,3 đến 0,5 là OK -> mỗi một vị trí nucleotide có thêm giá trị về lịch sử :|

Hiện nay đa số ng làm SHPT ở VN ít nhiều đa làm cái này nên nhiều ng có kinh nghiệm lắm. Vấn đề ai cũng thích hỏi? Thế nào là ngưỡng để bảo đây là loài mới .
Cách giải quyết: -> định nghĩa loài
-> gene tree đủ cơ sở
-> phối hợp với phân loại học truyền thống

Nhân tiện, vẫn câu hỏi tương tự: Bao nhiêu phần trăm tương đồng của khi xem xét gene 16S của prokaryot thì bảo là vẫn trong một loài? :idea:
 
Tôi thấy ở VN, khi nào phân lập được một chủng hay ho thì chưa nên làm phân loại phân tử làm gì vội cho nó mệt, lại tốn tiền. Tốt nhất là tìm cách đưa ra ứng dụng. Nếu thấy khả năng ứng dụng tốt thì sau đó hãy tính tiếp. Còn hơn là cứ thấy có chủng mới là đi phân loại chán chê, tốn bao nhiêu tiền rồi đem cất tủ lạnh.
 
d. Việc xác đinh tên loài của một mẫu vật đôi khi là ... cực kỳ khó vì nhiều loài có rất nhiều biến thể khác nhau, ví dụ, trong nghiên cứu động vật thân mềm ở cạn, đôi khi có những loài nhìn về hình thái hoàn toàn giống nhau nhưng khi bạn nghiên cứu về Anatomy (giải phẫu học) lại hoàn toàn khác nhau hoặc có những mẫu vật nhìn hình thái vỏ khác nhau nhưng thực ra loại là... 1 loài.

nếu anh có làm qua về bọn plankton như là copepoda hay là cladocera thì mẫu thu giữa các mùa khác nhạu, hình thái của một số loài cũng có những thay đổi rất lớn. Nếu là những người đang tập làm phân loại (theo hình thái) thì chắc chắn sẽ ra tới 2-3 loài.

P/S: các bạn quan tâm đến việc đặt tên và nguyên tắc đặt tên loài, có thể tìm đọc giáo trình: Nguyên tắc phân loại động vật của GS. ĐẶng Ngọc Thanh, bạn nào ở HN có thể đến Viện Sinh thái xin hoặc copy

Trước bọn em có học môn: Nguyên tắc phân loại sinh vật vào năm thứ 2, lúc đó em thấy có 2 cuốn sách để tham khỏa dịch từ tiếng Nga ở thư viện Trường (ĐHKHTN - HN) là: Nguyên tắc phân loại sinh vật, nhưng mà từ hồi đó cũng chưa hề đọc lại và bây giờ thì cũng quên khá nhiều rồi.

Tôi thấy ở VN, khi nào phân lập được một chủng hay ho thì chưa nên làm phân loại phân tử làm gì vội cho nó mệt, lại tốn tiền. Tốt nhất là tìm cách đưa ra ứng dụng. Nếu thấy khả năng ứng dụng tốt thì sau đó hãy tính tiếp. Còn hơn là cứ thấy có chủng mới là đi phân loại chán chê, tốn bao nhiêu tiền rồi đem cất tủ lạnh.

mình có đọc được ở trong cuốn Đa dạng sinh học do PGS. TS. Phạm Bình Quyền và GS. TSKH. NGuyễn Nghĩa Thìn viết thì thấy có một "Tuyên ngôn" là: "Tất cả các loài đều có quyền tồn tại. Trên cơ sở đó, sự tồn tại của các loài phải được bảo đảm mà không cần tính đến sự phong phú hay đơn độc hoặc có tầm quan trọng với con người, dù là loài đó lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức hợp, tồn tại đã lâu hay mới được hình thành, có giá trị kinh tế cao hay thấp. Tất cả các loài đều là một phần của tạo hóa và đều có quyền được như con người trên trái đất này. Mỗi loài có một lợi ích và một giá trị riêng và ít hoặc không liên quan gì đến nhu cầu của con người". Điều đó có nghĩa là: Các loài dù cho nó có giá trị (với con người hay không) thì bản thân nó vẫn là một thành viên như bao thành viên khác trong thế giới tự nhiên. Việc phân loại là bước đầu tiên để người ta có thể tiến hành các quá trình tiếp theo về nghiên cứu chúng.

hơn nữa, hiểu biết của chúng ta càng mở rộng thì con người càng có nhiều khả năng khai thác những cái mà trước kia tưởng như vô dụng hay thậm chí là có hại. Xin lấy ví dụ: Ngày nay không ai có thể phủ nhận vai trò của E. coli với sinh học phân tử và công nghệ sinh học. Nhưng khi mới được phát hiện thì chẳng qua nó cũng chỉ là một con vi khuẩn đường ruột mà thôi.
 
Cuong_gist said:
Một số bước cơ bản để phát hiện và công bố một loài mới.
Paratype (con cái của mẫu chuẩn)

Paratype không nhất thiết phải là con cái, nó cũng có thể là con đực, nhiều loài mới vấn được công bố chỉ dựa trên con đực hoặc con cái, quan trọng là nó phải có cả Holotype và Paratype; tuy nhiên cũng có trường hợp chỉ với một mẫu duy nhất nếu có đầy đủ bằng chứng người ta vẫn cố gắng công bố nó, tuy việc này không thường quy (như trong trường hợp Marti mô tả một mẫu duy nhất là con cái của loài Echo maxima (Calopterid damselfly, Odonata) thu ở Chi Lăng, Lạng Sơn năm 1903, hiện tiêu bản này đang được giữ ở Bảo tàng lịch sử tự nhiên Pari, các nhà Odonatologist ngày nay đang cố công tìm kiếm con đực của loài này để mô tả bổ sung)! Tóm lại là phải check type một cách cẩn thận, so sánh thật kỹ và chắc chắn sẽ có hội đồng giám sát công việc của bạn nếu bạn đăng trên các tạp chí có danh tiếng và giá trị!
 
Thanks Odonata đã bổ sung, cái mà mình muốn đưa ra ở đây là những bước cơ bản và thường quy, còn trong trường hợp bất khả kháng thì vẫn có thể công bố với một mẫu chuẩn duy nhất.

@ Vietbio: có bài review nào chi tiết hơn về PLHPT tí không, cũng muốn xem qua mấy cái này, đề phòng sau này có thể đụng tới.

@Khương: Anh có ngó qua mấy cái nhóm Cladocera và Copepoda, quả thật hơi rắc rối tí, nhất là khi phân loại trên kính, nếu chỉ xoay cái chân của nó đi một tí là nhìn khác hẳn, hê, nhưng anh không máu mấy con nho nhỏ này lắm :D.
 
Chị cirl3 đừng ngại vì các anh chị trên 18 tuổi vào ĐH B đều xưng như vậy hết á ...Trích dẫn:

Cách làm này theo cirl3 thì sẽ giúp người ta biết đến các dân tộc, anh hùng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam và còn giúp bảo tồn 1 số giá trị lịch sử của những dân tộc đó.
chị lại trúng ý của B khi đề cập đến việc đặt tên như thế nào ...sao mà tâm hợp ý đầu í lộn ý hợp tâm đầu

B đọc tài liệu sách vở thấy người ta thu mẫu vật ở Việt Nam xong đem cái ông bà hay bạn bè "quái quỉ" ở xứ họ ra đặt tên mà mình chả mường tượng được gì hết, hoặc là chị biết hôn ...mí ổng cũng khoái đặt tiếng Việt cho có bản sắc nhưng lại không biết nhiều nên đặt A. mot, A. hai, A. ba,...B thấy chuối dễ sợ vì nó hong nói lên được cái gì cả ngoài cái từ đó là tiếng Việt để chỉ loài đó xuất xứ từ Việt Nam...!

À nghe gợi ý của chị Cirl3 tuần rồi B mò ra cái chữ "Nung" tiếng M'Nong nghĩa là tù và, chả là trên cái mẫu B đang coi đó ...nó có một cái cấu trúc như cái tù và ...ngộ há ...thì B cứ đặt tượng trưng vậy vì còn xét duyệt mấy chục bận nữa mình mới biết ...nó có được chấp thuận là loài mới hay không ...dầu sao mình cũng chuẩn bị trước ...

anh doidep ...thì B liệu cơm gắp mắm mà ...

B cảm ơn hai anh vietbio và toxic ghé bộ qua đây chơi lại còn chỉ vẽ đường đi nước bước nữa ...
B sẽ theo hướng dẫn của các anh ...à mà anh Vietbio đem B đi sang bên ấy làm B ngượng quá ... ...B đâu có gì hay đâu nè ...tuổi trẻ voọc nước giỡn trăng tí mà ...à các anh cho B cảm ơn anh Cuong_GIST nhé ảnh làm một cái seminar thật là chất lượng ...một ngày đẹp giời B sẽ quá giang các anh sang đó hầu chuyện với ảnh ..và cho B gởi lời chào đến anh khuongaquatic luôn...nhờ mấy anh nhắn với ảnh giùm B là B rất hân hạnh làm quen với ảnh vì B rất là thích aquatic lắm...hiện giờ có hai forum mà cái nào cũng hay ...thân B chỉ có một ...có gì B sẽ cầu cứu các anh ...

Mấy hôm nay B ngồi miêu tả sao vưỡn chưa ra ...hồn ra dáng ...khó ghê !



================================================

http://canbotre.vnbb.com/viewtopic....canbotre&sid=f9fd9037835a71ac09ca307614ef37d2

Thật sự tui chẳng có biết ông/anh/thằng/con/đứa banhcam là ai nên chẳng có lý do gì để nói là tư thù cá nhân để mà đem ra cho thiên hạ coi chơi. Nhưng quả thật tui thấy hơi thất vọng vì 1 vấn đề khoa học nghiêm túc đúng ra đã được thảo luận nghiêm túc thì lại bị phun ra bởi 1 giọng văn thái độ không mấy nghiêm túc.

Thôi thì đành vậy.
 
casper said:
Tôi thấy ở VN, khi nào phân lập được một chủng hay ho thì chưa nên làm phân loại phân tử làm gì vội cho nó mệt, lại tốn tiền. Tốt nhất là tìm cách đưa ra ứng dụng. Nếu thấy khả năng ứng dụng tốt thì sau đó hãy tính tiếp. Còn hơn là cứ thấy có chủng mới là đi phân loại chán chê, tốn bao nhiêu tiền rồi đem cất tủ lạnh.

Suy nghĩ này chẳng khác nào ta cứ việc sinh con, trai gái gì cũng được rồi cứ để mặc chúng phát triển học hành, giỏi lắm thì cho nó con số cho dễ gọi; chừng khi nào chúng học hành nên người có cống nhiến cho xã hội thì ta mới tiến hành kiếm cái tên cho nó; để khi Tổ Quốc Ghi Công nó thì còn có cái mà ghi.

Hú hồn là các nhà tự nhiên học, sinh học, phân lọai học kô theo kịp suy nghĩ hiện đại này.
 
Trả lời

Trời ơi suốt đời tôi làm về phân loại mà chỉ ước được đặt tên cho 1 loài mà chưa bao giờ nghĩ là mình phát hiện ra một loài mới để được đặt tên. Nghe thấy Ông có nhiều loài quá tôi xin chết khiếp. Đọc thấy lùng bùngh hết lỗ tại ... Cho tại hạ xin Kính phục và xin chào chúc có thật nhiều loài mới
 
Trời ơi suốt đời tôi làm về phân loại mà chỉ ước được đặt tên cho 1 loài mà chưa bao giờ nghĩ là mình phát hiện ra một loài mới để được đặt tên. Nghe thấy Ông có nhiều loài quá tôi xin chết khiếp. Đọc thấy lùng bùngh hết lỗ tại ... Cho tại hạ xin Kính phục và xin chào chúc có thật nhiều loài mới

cái đó thì còn tùy thuộc vào việc anh chọn đối tượng gì để phân loại. Nếu như những nhóm đã được làm khá kỹ thì việc chờ đợi tìm ra loài mới là rất khó. Nếu như chọn một nhóm côn trùng nào đó thì vẫn còn khá nhiều việc để làm.

Chào mừng anh tham gia vào diễn đàn!
 
To: mấy ông bạn thân mến của tôi (dn cường, cx hiếu):

Bạn Banh Cam cần một số cái tên, hồi còn đi học 2 ông là những người có đầu óc sáng tạo, cho xin mấy cái tên :???:, còn lý thuyết tạm dừng ở đây thôi nhé:twisted:
 
anh nói rất đúng đó:hoanho:
ở việt nam thường thì họ làm dược j thì họ rất thíc phô trương nhưng mà họ lại hok có những kinh nghiệm khi thực hiện:botay:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top