Đoạn dịch về enzyme (E-> V)

em thấy sướng thiệt khi mình tham gia topic nè, mới đầu thấy nó im lìm, nhưng bây h náo nhiệt hơn nhiều cả về số lượng anh chị nhiệt tình tham gia và những kinh nghiệm về ngữ pháp trong tiếng anh mà em còn chưa hỉu rõ. sướng thiệt.....:mrgreen::mrgreen:
RẤT cám ơn mọi người nhé:grin::grin:
 
nói chung ơ tuổi cua Lan mà chăm chỉ đọc sách và dịch thế là tốt rồi, mọi người nên cổ vũ những bạn trẻ như Lan chăm đọc sách và dịch bài.
dịch hay dọc các bài báo tiếng anh, sách tiếng anh trước hết là giúp mở rộng kiến thức về chuyên môn, thứ 2 là học ngoại ngữ rất tốt, đặc biệt là tiếng anh chuyên ngành
không nên đặt nặng tính chĩnh xác về chuyên môn cũng như độ chuẩn về ngoại ngữ của bài dịch của những bạn trẻ đang học phổ thông, các bạn cứ dịch và đưa lên diẽn đàn, mọi người có kinh nghiệm sẽ sủa cho và từ đó sẽ học hỏi đựoc rất nhiều, thực ra mà nọi tiếng anh chuyên ngành không phai là dẽ nhai như tiếng anh giao tiếp được.:hoanho:
 
Tiết mục này cũng vui đấy nhỉ.

Hôm trước mình có đọc lướt qua cái bài dịch về Miễn dịch của Hưng post lên. Đọc khoảng 3 dòng mà mình vẫn còn ấn tượng với một câu 'Trên bình diện lịch sử'

Không hiểu rằng cái câu trên có phải văn phong khoa học 'scientific writting' hay không mà sao mãi đến giờ này mình vẫn không hiểu 'bình diện lịch sử' là cái gì.


Từ này ít dùng trong văn phong khoa học, nhưng hiểu nghĩa của nó cũng khó lắm đâu ạ.

Trong câu này: Nếu ta coi Enzyme là chủ ngữ của câu thì sẽ có 2 động từ đi theo là 'có, thúc đẩy' liên kết với nhau theo liên từ 'và'. Nếu bây giờ ta bỏ liên từ 'và' đi để tách biệt nó thành 2 câu khác nhau thì các bác có hiểu câu (Enzyme thúc đẩy một số...) là cái gì không? Ý của mình là dùng động từ 'thúc đẩy' ở đây đúng hay sai? ta có thể thay bằng động từ 'xúc tác' được không?


Có thể em hơi ít tuổi nên vốn tiếng Việt không nhiều, anh Trung giải thích giúp em trong trương hợp này ta dùng thúc đẩy và xúc tác khác nhau thế nào được không ạ?

Theo ý hiểu của em, nếu tách thành 2 câu như anh nói thì cũng vẫn có nghĩa rõ ràng mà.

Trước chủ từ 'Enzyme' Hưng dùng từ 'Do', thế thì cái từ liên kết với từ 'Do' đó đâu?. Ví dụ như:
Nếu trời mưa to thì em không đi học được (Nếu.....thì....)
Do em không có tiền nên chẳng có cô nào yêu em (Do....nên....)

Chỗ này thì đúng là có vấn đề thật.

Tập hợp enzyme... có thể tách ra thành một câu riêng biệt được không?


Trong bản gốc thì nó không phải là một câu riêng biệt. Trong trường hợp "since" đứng đầu câu, em nghĩ bỏ thêm từ "nên" trước mệnh đề phụ khi dịch sang tiếng Việt có được không anh?


P/S: Đừng nghĩ những người viết sách bản tiếng Anh đó họ chính xác 100% về câu cú, ngữ pháp, phong cách biện luận, tính mạch lạc của một đoạn văn. Bạn phải biết tìm ra cái phong cách 'hay' và 'dở' của họ để mình sàng lọc thành phong cách của mình (theo văn hóa và ngôn ngữ của mình) và đừng quên là phải trích dẫn đoạn dịch của mình.


Thầy em luôn dạy, trước một vấn đề gì đó cần phải biết cách nghi ngờ (không quá đáng là được)và đặt câu hỏi.


Trước một người thầy (đặc biệt là trước toàn cao nhân thế này) ta nên im lặng (hoặc nói ít thôi). Nhưng do không hiểu ý "thầy" nên em nói chút ý kiến của mình, có gì sai sót "thầy" bỏ qua nhé!
 
okie, anh sẽ giải thích để Trang hiểu (Thực ra bọn em còn nhỏ nên chưa hiểu nhiều về phong cách viết khoa hoc. Nhưng không sao, các anh ở đây cũng rất khuyến khích các em đặt ra các câu hỏi)

Từ này ít dùng trong văn phong khoa học, nhưng hiểu nghĩa của nó cũng khó lắm đâu ạ.

Từ ngữ trong văn phong khoa hoc (VPKH) phải chính xác, rõ ràng và không chứa đựng hàm nghĩa bóng bẩy như trong văn học (VH). Ví dụ như,

VD1: Trong VH em có thể dùng từ 'ngày xửa ngày xưa hoặc đã lâu lắm rồi' để diễn tả những sự kiện xảy ra trong qua khứ nhưng trong VPKH thì em phải dùng là 'trước đây'.

VD2: Mời bác ngồi xuống cái ghế này (VPKH), chứ không phải: Mời bác an tọa xuống cái ghế này (VH)

Có thể em hơi ít tuổi nên vốn tiếng Việt không nhiều, anh Trung giải thích giúp em trong trương hợp này ta dùng thúc đẩy và xúc tác khác nhau thế nào được không ạ?

Nếu em dùng động từ thúc đẩy thì phải là: ...thúc đẩy tốc độ của một số.... (phải có từ 'tốc độ' thì từ thúc đẩy của em nó với có nghĩa (trong tiếng Việt, người ta gọi là từ bổ nghĩa???)). Một ví dụ rất cụ thể:

'Người lái xe tăng tốc độ chiếc xe chở khách' chứ không phải 'người lái xe tăng chiếc xe chở khách'

Tương tự, 'Enzyme thúc đẩy tốc độ của một số phản ứng' chứ không phải 'Enzyme thúc đẩy một số phản ứng'

Từ 'xúc tác' bao hàm luôn nghĩa 'tăng tốc độ hay thúc đẩy tốc độ'. okie?

Thầy em luôn dạy, trước một vấn đề gì đó cần phải biết cách nghi ngờ (không quá đáng là được)và đặt câu hỏi.

Chính xác, phải biết đặt câu hỏi.

Trước một người thầy (đặc biệt là trước toàn cao nhân thế này) ta nên im lặng (hoặc nói ít thôi). Nhưng do không hiểu ý "thầy" nên em nói chút ý kiến của mình, có gì sai sót "thầy" bỏ qua nhé!

Khuyến khích các em đặt câu hỏi nếu không hiểu. Nếu không hiểu và không hỏi về một vấn đề chúng ta cần trong cuộc sống, lao động, học tập thì chúng ta mắc vào một cái bệnh rất nghiêm trọng và cũng tương đối phổ biến của trong các lứa tuổi người Việt đó là bệnh 'giấu dốt'
 
hì hì.......... thầy Trung giảng bài hay quá nghen, cám ơn thầy về những lỗi thầy đã chỉ ra cho không chỉ chị Trang mà em cũng được học hỏi. dịch bài công nhận là khó, em mới dịch có lần đầu sai te tua nhưng nhờ mọi người em được mở rộng kiến thức hơn nhiều.
Khuyến khích các em đặt câu hỏi nếu không hiểu. Nếu không hiểu và không hỏi về một vấn đề chúng ta cần trong cuộc sống, lao động, học tập thì chúng ta mắc vào một cái bệnh rất nghiêm trọng và cũng tương đối phổ biến của trong các lứa tuổi người Việt đó là bệnh 'giấu dốt'
hì hì, em dốt thì cũng chẳng dấu nổi, trên diễn đàn bị các anh các chị mắng te tua vì những lỗi sai hết sức ngớ ngẩn của mình. chẳng sao cả, một là mình học được tính cẩn thận hơn, hai là biết mà lần sau tránh, ba là có cái để bàn luận giúp cho topic nhộn nhịp hơn. em chẳng sợ sai em chị sợ mình không biết, vì đã không biết mình giống như lênh đênh giữa biển khơi kiến thức mà mông lung, mơ hồ- " không biết, không hỉu sâu thì sinh nghi ngờ". còn đã sai là do mình đã tìm hỉu nó nhưng chưa đủ thông tin hay chưa hỉu thật sự bản chất của vấn đề.......:twisted::bithuong:
một lần nữa cám ơn thầy và mọi người!~
à cái câu "Thầy em luôn dạy, trước một vấn đề gì đó cần phải biết cách nghi ngờ (không quá đáng là được)và đặt câu hỏi. của chị Trang rất hay ( nói chính xác là của thầy chị Trang), mình hãy đặt một vài câu hỏi trước một vấn đề mới, điều đó chứng tỏ óc tư duy của bạn ntn, bạn có để ý đến bài- không lởn vởn những chủ đề khác ( như xem phim, mua sắm...hichic:mrgreen:), bạn có thắc mắc thì mới cho thấy bạn có khả năng tìm hỉu và phát triển nhiều ý tưởng, thúc đẩy trí tìm tòi......... câu này rớt hay, cám ơn chị Trang:)
 
Từ ngữ trong văn phong khoa hoc (VPKH) phải chính xác, rõ ràng và không chứa đựng hàm nghĩa bóng bẩy như trong văn học (VH).

Cái này em hiểu ạ, nhưng tại anh nói hơi quá là anh không hiểu cái từ kia.

Từ 'xúc tác' bao hàm luôn nghĩa 'tăng tốc độ hay thúc đẩy tốc độ'. okie?
Nhất trí!

Nếu em dùng động từ thúc đẩy thì phải là: ...thúc đẩy tốc độ của một số.... (phải có từ 'tốc độ' thì từ thúc đẩy của em nó với có nghĩa (trong tiếng Việt, người ta gọi là từ bổ nghĩa???)). Một ví dụ rất cụ thể:

'Người lái xe tăng tốc độ chiếc xe chở khách' chứ không phải 'người lái xe tăng chiếc xe chở khách'

Tương tự, 'Enzyme thúc đẩy tốc độ của một số phản ứng' chứ không phải 'Enzyme thúc đẩy một số phản ứng'

Cái này thì em thấy không hợp lý lắm. Trong từ điển tiếng Việt, "thúc đẩy" là làm cho cái gì đó diễn ra nhanh hơn, nói "thúc đẩy quá trình phản ứng" ta vẫn hiểu là nó làm cho phản ứng ấy diễn ra nhanh hơn. Cho thêm tốc độ vào sau em không biết có chính xác hơn không.

Khuyến khích các em đặt câu hỏi nếu không hiểu. Nếu không hiểu và không hỏi về một vấn đề chúng ta cần trong cuộc sống, lao động, học tập thì chúng ta mắc vào một cái bệnh rất nghiêm trọng và cũng tương đối phổ biến của trong các lứa tuổi người Việt đó là bệnh 'giấu dốt'

Im lặng khi thầy giảng không có nghĩa là giấu dốt à nha ( Vì em muốn được nghe thầy nói nhiều hơn). Một quyển sổ dày đặc các câu hỏi, khi thầy không nói nữa thì em bắt đầu "tua" cho thầy sợ! :D

Cảm ơn anh nhiều, mà anh có vẻ rất am hiểu về tiếng Việt thì phải :D
 
Cái này thì em thấy không hợp lý lắm. Trong từ điển tiếng Việt, "thúc đẩy" là làm cho cái gì đó diễn ra nhanh hơn, nói "thúc đẩy quá trình phản ứng" ta vẫn hiểu là nó làm cho phản ứng ấy diễn ra nhanh hơn. Cho thêm tốc độ vào sau em không biết có chính xác hơn không.

Tất nhiên, khi em để từ 'thúc đẩy' ở đó thì người đọc vẫn hiểu và người ta phải cần thời gian để hiểu câu của em. Em cứ thử đặt địa vị của mình vào phía người đọc (khi người đọc chưa hiểu biết nhiều về enzyme) thì khi đọc đến đoạn đó người đọc phải dừng mất một nhịp ở trong não để suy luận ra ý nghĩa của câu. Thế thì tại sao người viết không viết thẳng ra vấn đề mình cần nói để người đọc tiếp nhận luôn ý nghĩa của câu. Đó chính là tính mạch lạc, rõ ràng của một câu hay một đoạn văn.

Đa số các sinh viên Việt Nam khi nghe các thầy, các giáo sư giỏi về chuyên môn giảng bài thì đều có một nhận xét chung là 'thầy giảng rất khó hiểu' (tất nhiên không phải thầy nào cũng như thầy nào). Vì sao? vì trong tư duy của các thầy luôn nghĩ rằng các em đã hiểu về điều đó nên trong lúc giảng hay dùng từ nói tắt, nói ngắn gọn và vì thế các em không thể tiếp thu trực tiếp được ý của thầy mà phải thông qua một kiểu tư duy theo kiểu chuyên môn mới hiểu được.

Trở lại vấn đề, trong bản gốc tác giả dùng từ 'speed up' là một từ không chuyên nghành. Nếu anh là người dịch, anh sẽ có 2 phương án lựa chọn:

1. Chuyển hóa nó thành thuật ngữ chuyên ngành; xúc tác (anh ưu tiên sử dụng từ này)

2. Để nguyên thuật ngữ không chuyên ngành: tăng tốc độ

Nếu em sử dụng 'tăng tốc độ', người đọc hiểu luôn được ý câu viết của em là 'tăng tốc độ' và người ta vẫn tiếp tục đọc theo mạch của đoạn văn mà không cần dừng nhịp để tư duy.

Hiểu chưa? hỏi nữa đi.
 
Tất nhiên, khi em để từ 'thúc đẩy' ở đó thì người đọc vẫn hiểu và người ta phải cần thời gian để hiểu câu của em. Em cứ thử đặt địa vị của mình vào phía người đọc (khi người đọc chưa hiểu biết nhiều về enzyme) thì khi đọc đến đoạn đó người đọc phải dừng mất một nhịp ở trong não để suy luận ra ý nghĩa của câu. Thế thì tại sao người viết không viết thẳng ra vấn đề mình cần nói để người đọc tiếp nhận luôn ý nghĩa của câu. Đó chính là tính mạch lạc, rõ ràng của một câu hay một đoạn văn..

Đâu có ạ, khi mới học hoá, bọn em còn không hiểu rõ xúc tác là gì, cô giáo em giải thích là thúc đấy quá trình phản ứng,... bọn em hiểu ngay đấy chứ (đấy là còn nhỏ đấy nhé).

Đa số các sinh viên Việt Nam khi nghe các thầy, các giáo sư giỏi về chuyên môn giảng bài thì đều có một nhận xét chung là 'thầy giảng rất khó hiểu' (tất nhiên không phải thầy nào cũng như thầy nào). Vì sao? vì trong tư duy của các thầy luôn nghĩ rằng các em đã hiểu về điều đó nên trong lúc giảng hay dùng từ nói tắt, nói ngắn gọn và vì thế các em không thể tiếp thu trực tiếp được ý của thầy mà phải thông qua một kiểu tư duy theo kiểu chuyên môn mới hiểu được.

Em chưa là sinh viên nên chưa biết cách học của sinh viên, nhưng nói tóm lại là mấy cái thầy giảng trên lớp cho các bạn phổ thông cùng hiểu em thấy cũng không khó nhai lắm đâu.
Chắc lên ĐH rồi thì phải khác.

Em thấy sinh viên VN cũng rất hay, giả sử mà nghe thầy không hiểu thì về nhà nghiền thật kĩ các loại sách, không hiểu nữa thì hỏi bạn, không hiểu nữa thì hỏi thầy. Các anh chị ấy bảo sợ làm tốn thời gian ít ỏi của lớp. (Nhưng không phải tất cả đâu ạ). Anh em bảo lên ĐH ngồi nghe hiểu được 20% là giỏi lắm rồi.( Không biết có phải nói quá không). Em không biết ở nước ngoài họ học thế nào.

Trở lại vấn đề, trong bản gốc tác giả dùng từ 'speed up' là một từ không chuyên nghành. Nếu anh là người dịch, anh sẽ có 2 phương án lựa chọn:

1. Chuyển hóa nó thành thuật ngữ chuyên ngành; xúc tác (anh ưu tiên sử dụng từ này)

2. Để nguyên thuật ngữ không chuyên ngành: tăng tốc độ

Nếu em sử dụng 'tăng tốc độ', người đọc hiểu luôn được ý câu viết của em là 'tăng tốc độ' và người ta vẫn tiếp tục đọc theo mạch của đoạn văn mà không cần dừng nhịp để tư duy.

Em cũng chẳng ý kiến gì chỗ sử dụng mấy từ này đâu. Dùng từ của anh sẽ hay hơn, và tất nhiên, con người ta hướng tới sự hoàn hảo. Nhưng thấy anh hơi "ghét" cái từ thúc đẩy nên em hỏi anh chút thôi.

Hiểu chưa? hỏi nữa đi.
Anh thích trả lời thế ạ, em chẳng hỏi nữa đâu.^^

Cảm ơn anh nhiều! Chúc anh luôn vui vẻ nhé!^^
 
Đâu có ạ, khi mới học hoá, bọn em còn không hiểu rõ xúc tác là gì, cô giáo em giải thích là thúc đấy quá trình phản ứng,... bọn em hiểu ngay đấy chứ (đấy là còn nhỏ đấy nhé).

Khổ quá, nói mãi, lấy ví dụ mãi, mà vẫn chưa chịu hiểu, khổ lắm

Nếu mà nói là 'thúc đẩy quá trình phản ứng' thì mọi thứ nó quá rõ ràng rồi. Nhưng nói 'thúc đẩy phản ứng' thì thế nào??? nếu thiếu đi cái từ 'quá trình' thì em thấy thế nào??? Có phải câu viết còn mập mờ không??? khổ lắm

Ví dụ nữa nhé.

Một anh chàng đẹp trai, tài giỏi khi gặp Trang, anh ta buông lên một câu:

Trang, anh yêu em.

Thế thì trong đầu em biết quá rõ rằng (anh ta yêu mình)

Nhưng nếu anh ấy nói:

Trang, anh quí em lắm.

Thế thì trong đầu em biết được điều gì? có 2 phương án (không biết anh ta chỉ quí mình hay đã yêu mình rùi???)

Ý anh muốn nhấn mạnh ở đây là tính rõ ràng của một câu nói.
 
Cái này thì em thấy không hợp lý lắm. Trong từ điển tiếng Việt, "thúc đẩy" là làm cho cái gì đó diễn ra nhanh hơn, nói "thúc đẩy quá trình phản ứng" ta vẫn hiểu là nó làm cho phản ứng ấy diễn ra nhanh hơn. Cho thêm tốc độ vào sau em không biết có chính xác hơn không.

Anh thấy em Trang nói đúng. Chú Trung còi cứ giải thích như liên thanh nhưng có trúng đích phát nào đâu. Chỉnh lại nòng súng đê.
 
Anh thấy em Trang nói đúng. Chú Trung còi cứ giải thích như liên thanh nhưng có trúng đích phát nào đâu. Chỉnh lại nòng súng đê.

Khổ quá, giải thích dài dòng là để cho bọn trẻ con nó hiểu ngôn ngữ của từ. Chứ cũng mất t lắm bác ạ.

Tóm lại, làm một bài test thật đơn giản:

Chọn một trong các câu đúng nhất sau đây:

A, Enzyme thúc đẩy một số phản ứng

B, Enzyme thúc đẩy quá trình phản ứng

C, enzyme xúc tác một số phản ứng

Hoặc những ai chưa biết về lĩnh vực SH thì test bài dưới đây:

A, Tôi thúc đẩy công việc

B, Tôi thúc đẩy tiến trình công việc

Theo em, nếu đã dùng 'thúc đẩy' thì phải là thúc đẩy cái gì của cái gì. Chứ tự dưng bác 'thúc đẩy cái gì', nghe nghĩa của nó cụt lủn lắm.
 
Tóm lại, làm một bài test thật đơn giản:

Chọn một trong các câu đúng nhất sau đây:

A, Enzyme thúc đẩy một số phản ứng

B, Enzyme thúc đẩy quá trình phản ứng

C, enzyme xúc tác một số phản ứng

Hoặc những ai chưa biết về lĩnh vực SH thì test bài dưới đây:

A, Tôi thúc đẩy công việc

B, Tôi thúc đẩy tiến trình công việc

Theo em, nếu đã dùng 'thúc đẩy' thì phải là thúc đẩy cái gì của cái gì. Chứ tự dưng bác 'thúc đẩy cái gì', nghe nghĩa của nó cụt lủn lắm.

A..., bây giờ thì em đã hiểu...rằng em chẳng hiểu sai ý của anh tẹo nào.

Ví dụ hơi thiếu thực tế:
Ví dụ nữa nhé.

nếu anh ấy nói:

Trang, anh quí em lắm.

Thế thì trong đầu em biết được điều gì? có 2 phương án (không biết anh ta chỉ quí mình hay đã yêu mình rùi???) .
Bạn này thì chơi được.

Ví dụ nữa nhé.

Một anh chàng đẹp trai, tài giỏi khi gặp Trang, anh ta buông lên một câu:

Trang, anh yêu em.

Thế thì trong đầu em biết quá rõ rằng (anh ta yêu mình)

Bạn này thì không chơi được. Em chẳng phải nghĩ ngợi gì trong đầu đâu, một cú đá kèm theo câu "Đừng ăn nói linh tinh! ". Xong!
Em học Teakwondo để làm gì chứ.

Khổ quá, giải thích dài dòng là để cho bọn trẻ con nó hiểu ngôn ngữ của từ. Chứ cũng mất t lắm bác ạ.

Nói thật là em vẫn chưa hiểu thế nào là " ngôn ngữ của từ " nhưng em đã hứa là không hỏi nữa rồi, vậy nên anh cũng không phải trả lời đâu.

Em chẳng chơi trò này nữa, càng nói càng phát hiện ra khả năng diễn đạt của mình quá kém, nói mãi mà vẫn không làm cho anh hiểu ý em được, thậm chí hiểu sai nữa chứ.
Có khi em phải xem lại.

Em lên lớp 11 rồi, bận túi bụi anh ạ, chẳng được thong thả như mấy anh đâu. Anh chịu khó chơi một mình nhé!

À, còn một việc nữa, cô em dạy không được sử dụng ba dấu ? hay ! liền nhau, trong tiếng Việt nó mang ý nghĩa không tốt, không tốt thế nào thì anh hỏi cô giáo anh xem nha (em không biết nước ngoài họ thế nào).

Nói chuyện với anh vui thật đấy, đúng là ở nước ngoài nhiều có khác!

Chúc anh luôn mạnh khỏe và vui vẻ! ^^
 
Thôi, đâm lao thì phải theo lao, cho dù bị ăn nhiều nhát dao. Tặc lưỡi, buông câu 'tiên sư chị Tào Tháo'

Mình muốn phân tích chút nữa về đoạn văn gốc (theo mình là hơi Lởm Văn Khởm) mà Đại đã đưa lên cùng đoạn dịch bám sát từ của Hưng để cho những ai thích học dịch, đặc biệt những người đang dịch cuốn Miễn Dịch online, thấy được sự khó khăn, vất vả của người dịch khi họ muốn truyền đạt thông tin của người khác cho người đọc.

Trước hết, mình muốn biết ý kiến của Hưng về vấn đề này.

Khuyến khích các bạn sinh viên theo dõi chủ đề này. (+ 18 tuổi) :D
 
Enzyme
Enzyme là những phân tử protein giữ vai trò xúc tác (tăng tốc độ) trong các phản ứng hóa học. Enzymes là những chất xúc tác hóa sinh. Trong những phản ứng này, phân tử tham gia vào quá trính gọi là cơ chất và enzyme chuyển hóa chúng thành các phân tử khác nhau gọi là sản phẩm. Ở hầu hết mọi quá trình trao đổi chất trong tế bào đều cần enzymes để diễn ra ở một tốc độ nhất định. Bởi vì enzymes có đặc tính rất chọn lọc cơ chất và chỉ tham gia đặc hiệu một số phản ứng trong nhiều hướng khác, nên tập hợp các enzyme trong một tế bào cho biết các con đường trao đổi chất xảy ra trong tế bào đó.<!-- / message --><!-- sig -->
 
Enzyme
Enzyme là những phân tử protein giữ vai trò xúc tác (tăng tốc độ) trong các phản ứng hóa học. Enzymes là những chất xúc tác hóa sinh. Trong những phản ứng này, phân tử tham gia vào quá trính gọi là cơ chất và enzyme chuyển hóa chúng thành các phân tử khác nhau gọi là sản phẩm. Ở hầu hết mọi quá trình trao đổi chất trong tế bào đều cần enzymes để diễn ra ở một tốc độ nhất định. Bởi vì enzymes có đặc tính rất chọn lọc cơ chất và chỉ tham gia đặc hiệu một số phản ứng trong nhiều hướng khác, nên tập hợp các enzyme trong một tế bào cho biết các con đường trao đổi chất xảy ra trong tế bào đó.<!-- / message --><!-- sig -->

rất hay và dễ hỉu, và cũng khá chính xác. thanks so much:)
 
Khuyến khích các bạn sinh viên theo dõi chủ đề này. (+ 18 tuổi) :D

Em 18 tuổi rồi này, cho em tham gia nhé! :D

Thực ra em cũng chẳng định hỏi anh nhiều câu "chẳng giải quyết vấn đề gì" như thế đâu.
Cũng hơi tốn thời gian nữa. Nhưng tại thấy bài của anh thái độ hơi " quá " nên em hỏi thăm chút thôi. Bình thường em cũng chẳng thích tốn thời gian vào mấy trò này làm gì, nhưng mấy hôm nay phải làm việc với máy tính nhiều nên vào mạng luôn (cũng may là có anh nói chuyện cùng :D).

Anh yên tâm là sẽ chẳng hỏi anh thế nữa đâu, đọc bài của anh cũng mệt, và em cũng không có ý định tham gia diễn đàn nữa, anh cứ thoải mái mà thảo luận nhé!

( Bị gọi là Tào Tháo thì đau thật! :D)

Sau này xem cái profile của anh mới biết anh ở TT CNSH - ĐHQGHN -> choáng!

Chúc anh và mọi người vui vẻ!
 
Bởi vì enzymes có đặc tính rất chọn lọc cơ chất và chỉ tham gia đặc hiệu một số phản ứng trong nhiều hướng khác, nên tập hợp các enzyme trong một tế bào cho biết các con đường trao đổi chất xảy ra trong tế bào đó.<!-- / message --><!-- sig -->

Cám ơn Quốc đã tham gia thảo luận cùng. Nhìn chung, về ý của câu chúng ta chẳng có gì để bàn. Mình có một số câu hỏi nhưng xin phép được hỏi từng câu một trong từng bài trả lời một (vì mục đích của chuyên mục này là giúp các bạn sinh viên làm quen với việc dịch nên mọi thứ cứ phải từ từ)

Tương tự như các bài viết trên, Enzyme là chủ ngữ của câu và đi theo nó là 2 động từ 'có, tham gia' liên kết với nhau qua liên từ 'và'. Nếu bây giờ ta tách chúng thành 2 câu riêng biệt thì bạn thấy câu 'Enzyme chỉ tham gia đặc hiệu một số phản ứng' có ổn không? Ý mình nói, động từ 'tham gia' ở đây mang nghĩa gì?
 
Enzim là chất xúc tác hóa sinh có bản chất là protein. Trong một phản ứng hóa sinh, cơ chất là chất tham gia phản ứng, sản phẩm là những chất tạo thành do mối tương tác giữa các cơ chất khi có mặt enzim. Nhìn chung, tốc độ quá trình trao đổi chất của tế bào do một chuỗi enzim qui định. Do mỗi enzim có tính chọn lọc mạnh cơ chất, và trong nhiều hướng trao đổi chất khác nhau thì một enzim có xu thế chỉ xúc tác đặc hiệu một số ít phản ứng, nên một chuỗi enzim sẽ xác định hướng trao đổi chất và tốc độ trao đổi chất của tế bào.

Hi vọng là dễ hiểu hơn.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top