Ảnh hưởng của tinh bột đến tính hướng đất âm của rễ cây ?

Thành viên cũ

Senior Member
CÓ AI BIẾT TẠI SAO TINH BỘT LẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HƯỚNG ĐẤT ÂM CỦA RỄ CÂY KHÔNG VẬY
GIẢI THÍCH DÙM EM NHA!!!
 
bạn có thể cho biết cụ thể hơn bạn đã nghe phát biểu này ở đâu, thí nghiệm nào nói lên điều này. Thí nghiệm bố trí ra sao?
 
Cơ chế "địa hướng động"

Chào mọi người!!
lâu quá rồi mới có dịp quay trở lại thăm DĐ, DD ngày càng đẹp và có nhiều thông tin bổ ích, cám ơn các bạn rất nhiều!! :lol:
Vấn đề "tinh bột" và "tính hướng đất" thấy đã hỏi lâu lắm rồi mà chưa có ngươi trả lời... đây là một vấn đề rất hay, xin mạo muội nêu 1 số hiểu biết của tôi để mọi người cùng tham khảo
Tính hướng đất hay còn gọi là địa hướng động được định nghĩa đơn giản nhất là sự cong của các cơ quan do tác động của trọng lực (có thể cùng chiều hoặc ngược chiều) và được giải thích rõ nhất ở rễ. cơ chế của nó cũng giống như quang hướng động là do sự tăng trưởng không đều giữa các mặt của cơ quan. Đối với địa hướng động trọng lực được xem như 1 lực cơ học vì vậy năm 1901 và 1902 Nemec và Haberlandt cho rằng có những "thể nặng" ?gọi là các tĩnh thạch (statoliths) lắng xuống trong các tế bào đặc biệt gọi là các tĩnh bào (statocytes) (thường có ở các tế bào chóp rễ và các nhu mô quanh mạch của thân), chúng linh độnh trong các cytosol và rất dễ lắng xuống vách dưới của tế bào (mọi người có thể tham khảo thêm ở những trang này http://www.arch.mcgill.ca/prof/sijpkes/arch304/winter2001/asavoi2/portfolio/phyllotaxis.html
http://wings.buffalo.edu/academic/department/fnsm/bio-sci/faculty/bisson.html....

Nghiên cứu về tĩnh thạch người ta nhận thấy đó là các bột lạp tròn có đường kính khoảng 3(micro m). Ban đầu nhiều người cho rằng "thể nặng" có thể là các đại phân tử khác như protein hay các ion tích điện, nhưng các kết quả nghiên cứu gần đây đã làm rõ hơn hoạt động của các tĩnh thạch bột lạp, và cơ chế này được giải thích rất nhiều trong các giáo trình tiếng Việt lẫn tiếng Anh, đã có từ khoá rồi các bạn có thể vào google để tra thêm nhe (tôi sợ tốn nhiều "đất đai" của các bạn) chúc các bạn thành công và có thêm nhiều thông tin thú vị!!!
thân ái!!
 
Tĩnh thạch bột lạp

Chào bạn !!
Tôi cũng ko biết bạn đang học phổ thông hay là SV nên ko biết phải giải thích như thế nào, nếu có điều kiện bạn có thể vào google để tìm có rất nhiều thông tin về vấn đề này. Tôi xin trích 1 số nội dung về “tĩnh thạch bột lạp” trong cuốn Sinh lí thực vật đại cương của Thầy Bùi Trang Việt (NXB ĐHQG TPHCM- 2000) để bạn tham khảo nhe.

Tĩnh thạch là các bột lạp tròn (đường kính khoảng 3µm) nằm trong các tế bào đặc biệt gọi là tĩnh bào. Trong nhiều năm gần đây cơ chế hoạt động của tĩnh thạch đã được làm rõ hơn. Người ta thấy rằng các tĩnh thạch ko lắng ngay trên màng nguyên sinh chất mà ngừng ở khoảng cách chừng 0,1-0,2 µm, đè lên các vi sợi bộ xương tế bào (các chuỗi protein actin và myosin) và mạng lưới nội chất. chính lực cơ học tác động trên các vi sợi và mạng lưới đó được chuyền tới màng nguyên sinh chất làm biến đổi hình thể màng và mở các kênh Ca2+, đồng thời hoạt hoá các chất vận chuyển auxin của màng.
Khi rễ thẳng đứng các tĩnh thạch trong tế bào chóp rễ ?lắng xuống đáy tế bào, Ca2+ và auxin được phóng thích và phân bố theo hướng ngang. AIA sau đó di chuyển tới vùng kéo dài ở nồng độ kích thích sự kéo dài tế bào, giúp rễ tăng trưởng xuống.
Khi rễ nằm ngang, các tĩnh thạch thay đổi vị trí và cũng lắng theo trọng lực, dẫn tới sự di chuyển xuống của Ca2+ và auxin khiến nồng độ auxin cao ở mặt dưới rễ và do sự di chuyển trong vỏ nồng độ auxin cao ở vùng kéo dài. ở nồng độ này auxin cản tăng trưởng ở mặt dưới của rễ và làm rễ cong xuống.

Hy vọng có thể giúp được bạn phần nào!! thân mến!!
 
thế còn tính hướng đất dương của ngọn??? cây trồng đặt trong môi trừơng không ánh sáng thì ngọn của chúng cũng hướng theo chiều từ dưới lên mà

nếu có thể, anh bàn luôn đi, glass rất muốn nghe
glass không nghĩ sẽ có 1 cái chất gì đó "nhẹ"..."đẩy" ngọn lên cao đâu!
 
qui định tính hướng quang của ngọn và hướng đất của rễ thì theo mình biết là do auxin.
chưa nghe nói về tinh bột bao giờ. he he he
 
glass said:
thế còn tính hướng đất dương của ngọn??? cây trồng đặt trong môi trừơng không ánh sáng thì ngọn của chúng cũng hướng theo chiều từ dưới lên mà

nếu có thể, anh bàn luôn đi, glass rất muốn nghe
glass không nghĩ sẽ có 1 cái chất gì đó "nhẹ"..."đẩy" ngọn lên cao đâu!

nó kô gọi là tính hướng dương (cây hướng dương cũng chính nghĩa là ?hướng về phía mặt trời), mà trong sinh học thực vật người ta gọi là quang hướng động, đối nghịch lại là địa hướng động, ngòai ra còn có hóa hướng động.

Em thử về nhà, mua một cây cảnh, rồi bỏ vô tủ khóa kín lại theo đúng kiểu không ánh ?sáng của em, chừng vài ngày em sẽ thấy nó hướng về đâu.
 
:D ^^ thế là nó chết à?
8) ^^ thử xem nhé ( cái này thi` glass đã làm rùi)
chọn 1 trong số chồi ngọn của cây (bằng cách này, nó vẫn sống do được cây nuôi)

*giam nó trong 1 cai' thùng đen thui co' ánh sáng hướng theo phương ngang. kết quả vài ngày sau ngọn cây đó sẽ hướng theo ánh sáng (chiều ngang)

*lấy nó ra! giam tiếp trong cái hộp đen khác mà chẳng có lỗ nào! vài ngày sau, mở ra, ta thấy nóhướng đất dương ( có nghĩa là cái ngọn cây kia thành hình dấu ngã, đổi chiều ngang thành chiều thẳng đứng, ?:?: )

vậy anh nói sao?
 
Vấn đề địa hướng động do tĩnh thạch thì mình đã được học trong chương trình rồi ,may wa nhờ bạn phunghang nhắc lại ?,bác nào không hiểu lắm thì có thể tìm giáo trình sinh lí thực vật ?coi .
? Còn quá trình quang hướng động có thể giải thích theo cơ chế điều hòa của hormon tăng truởng thực vật và trong trường hợp này chủ yếu là do auxin tác động vào mô đích ngay dưới mô phân sinh ngọn làm cho các tế bào bên phía không có ánh sáng phân chia nhiều hơn làm cho cây cong về phía ánh sáng.
 
lấy nó ra! giam tiếp trong cái hộp đen khác mà chẳng có lỗ nào! vài ngày sau, mở ra, ta thấy nóhướng đất dương ( có nghĩa là cái ngọn cây kia thành hình dấu ngã, đổi chiều ngang thành chiều thẳng đứng, ? )
? Mình ko có điều kiện làm thí nghiệm như glass được nên ko có kết quả kiểm chứng nhưng mình chưa bao giờ nghe thuật ngữ hướng dất dương .Ngọn cây của bạn huớng xuống đất hả?hay thẳng đứng lên,nếuhình dấu ngã tức là ngọn hượng lên trên vậy ý bạn nói cái gì" hướng đất dương"?
 
glass nghĩ hướng đất âm là từ trên xuống
vậy suy ra hướng từ dưới lên là hướng đất âm!
^^ đúng không vậy?><. biết gọi thế nào bây giờ, nhưng quả thực là ngọn cây có hướng lên trên trong môi trường không ánh sáng thiệt mà!!!><
 
:) chào mọi người!!
Thật ra cách gọi tên không quan trọng miễn sao phải hiểu đúng vấn đề, tuy nhiên rất cần thiết phải thống nhất với nhau về 1 khái niệm hay 1 tên gọi nào đó để làm sao cho mọi người biết mình đang nói về vấn đề đó và hiểu đúng vấn đề ?:lol: ?:lol: (vì vậy mà mới có từ điển này nọ..) Để khỏi bàn cãi thêm về cái tên gọi "hướng đất âm" hay "hướng đất dương" chúng ta nên thống nhất sử dụng 1 cái định nghĩa nào đó cho nó rõ ràng. Hiện tại ở VN cuốn từ điển sinh học thông dụng nhất là của LÊ ĐÌNH LƯƠNG (xuất bản cũng lâu lâu rồi, cuốn của tôi bị mất bìa nên ko biết nó xuất bản năm nào nữa, nhưng bên trong thì vẫn dùng tốt) tại trang 328 có định nghĩa như thế này (tôi tóm lược các ý chính):
Tính hướng, vận động hướng: Sự vận động sinh trưởng có định hướng của 1 bộ phận của cây do phản ứng với 1 kích thích nào đó từ môi trường ngoài. Tính hướng được gọi theo nguồn kích thích...Một cơ quan có thể có tính hướng dương hoặc tính hướng âm phụ thuộc vào việc nó sinh trưởng đến thẳng nguồn kích thích hay ngược với nguồn kích thích, như thân chẳng hạn có tính hướng quang dương nhưng lại có tính hướng đất âm...
Như vậy nếu thân cây (ngọn cây) của glass ?quay lên trên ngược chiều với đất (tính theo tính hướng đất) thì phải gọi là huớng đất âm ? :roll: ?(lộn xộn và khó nhớ nhỉ) (vì nếu quay xuống cùng chiều với đất như rễ thì sẽ gọi là hướng đất dương!!) ?:lol:. Như vậy tên gọi coi như xong, còn chuyện tại sao cái ngọn cây đó vẫn hướng lên trên trong môi trường ko có ánh sáng thì bạn nên coi lại sách SLTV nhé nó nói rất rõ ràng mà (liên quan tới nhiều thứ, coi sách và tự nghiền ngẫm sẽ hay hơn!!) chúc thành công!!
PS: mylife a`, trong cuốn từ điển đó ở trang 329 có nói về tính hướng đất phụ thuộc vào tinh bột đấy, nếu cảm thấy chưa đủ tin tưởng thì coi thêm ở đó nhé!! chúc vui vẻ!!
 
><

không chịu!
hướng đất dương đã được dùng để chỉ sự chúi xuống của rễ (điều này có trong sách giáo khoa)
vậy suy ra, sự huớng lên của ngọn phải được gọi là hướng đất âm !!
(mặc dù không đúng về mặt nghĩa của từ >< , biết sao được! bộ giáo dục đã ra chiếu chỉ!)


còn thí nghiệm về hướng lên của rễ, nếu bạn nào muốn thử cho biết thì dễ lắm!
cho GLASS 1 cái khay và 3 hạt đậu
gieo 3 hạt đậu vào khay theo cách:
 *hạt I cho phôi quay lên
 *hạt II cho phôi quay xuống
 *hạt III cho phôi nằm ngang
tưới nước đủ ẩm, cho khay hạt vào môi trường không ánh sáng
kết quả thế nào? tất cả ngọn đều hướng lên trên!
 
Về phần thuật ngữ mình không bàn ,mỗi người đều có thể đề riêng cho mình một thuật ngữ để dễ nhớ nhưng không nên dùng nó khi trao đổi đại trà với nhiều người , ?nhiều đối tượng vì khi đó chỉ một mình" ta với ta" thôi.
Còn chúng ta đang trao đổi về vấn đề ảnh hưởng của tinh bột đến tính hướng đất âm của rễ thực vật , bác nào còn góp ý gì thì nhào vô nha , không nên đi lạc đề quá . Đồng ý chứ Pàkon :oops:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top