Kế hoạch viết sách và tổng hợp những bài di truyền hay

Em có ý kiến thế này:
Quả thực em vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ những người không học thêm nếm gì, chỉ học trên lớp và tự học không có hướng dẫn, vậy mà đạt điểm số cao trong kì thi đại học.
Không thể phủ nhận ý nghĩa của việc tự học, nhưng em nghĩ rằng những đối tượng như vậy không nhiều, đa phần học sinh không làm được thế, ít nhiều đều cần học từ bè bạn (như trên forum này), giáo viên (gọi là học thêm) - dù từ ai thì cũng là học có sự hướng dẫn của người khác, chỉ là hình thức khác nhau thôi.
Theo ý kiến chủ quan của em, với một cuốn SGK thì chẳng thể làm nổi cái đề thi đại học môn Sinh, do học sinh không biết cách học hay SGK không đáp ứng được yêu cầu thi cử, nghe nói 2015 sẽ có SGK mới và cải cách giáo dục nữa.Còn học sinh đi học thêm được giáo viên truyền cho mấy thứ ''bí kip'' gì gì đó là trình độ tăng lên ngay, các bạn khối A ăn đứt học sinh khối B.
Mặc dù vậy, em nghĩ rằng nội dung thi ĐH môn Sinh hiện giờ là ''quá'' ưu đãi đối với học sinh, chương trình gói gọn trong năm học lớp 12 và các dạng bài thì vẫn đi vào lối mòn.Toán thì thi hết chương trình 12 năm, hóa thì thi từ lớp 8 đến lớp 12.Môn Sinh được học từ lớp 6 để đi thi ĐH mỗi chương trình lớp 12 thôi sao?
Chả trách mà nhiều người '' khinh thường'' đến thế, đợi năm lớp 12 quay sang ''đá'' một tý, gọi là dự bị chống trượt! Giờ thử cho thi tế bào, vi sinh, sinh lý động, thực vật xem nào... Thực sự là giữa việc dạy và việc thi còn quá xa xôi!
:rose:

:chuan:
Vậy thầy (bác,anh) có bạn bè, thầy cô để thắc mắc không hay chỉ hỏi sách và lại tự mình trả lời?:rose:

"Tự học không hướng dẫn" đặt vào đọan trên của bạn mình thấy có vẻ bạn nói đến việc học một cách, hơi khó tìm từ, học nhưng không hỏi hay trao đổi với ai cả thì phải.

Tự học khác với học thêm ở sự chủ động của người học; mình tự học, từ tìm hiểu qua tài liệu, tự đặt câu hỏi, chứ mình không đi theo khung kiến thức của ai hết. Vấn đề không phải là học "một mình", vấn đề là mình chủ động tìm kiếm kiến thức và giải quyết vấn đề hay không ấy :rose:

Ý bạn ở câu "là trình độ tăng lên ngay, các bạn khối A ăn đứt học sinh khối B" là gì mình không rõ lắm?

Toán là môn phải học từ dưới lên, phải xây dựng kiến thức dần dần; thi thì chỉ có các bài tập cấp 3 thôi, nhưng nếu lớp 1 mà không học được thì làm sao học được cấp 3 mà thi :))
Hóa chỉ học từ lớp 10 thôi cũng có thể thi được :3 với cả, Hóa cấp 3 học có vô cơ với hữu cơ thôi, chả nhẽ bảo thi một cái thôi :3
Lý với Sinh gần như chỉ thi lớp 12; Nhưng nếu bắt phải thi từ lớp 10 trở lên thôi thì khối lượng kiến thức nó cũng quá lớn. hai môn này không phải kiểu kiến thức năm trước áp dụng vào cho năm sau luôn, kiến thức nó không lồng vào nhau, bắt học tất cả các phần riêng lẻ thì thật sự là không thể.

:rose:Ý kiến cả nhân của mình, mọi người có gì góp ý nha:rose:
 
Last edited:
"Tự học không hướng dẫn" đặt vào đọan trên của bạn mình thấy có vẻ bạn nói đến việc học một cách, hơi khó tìm từ, học nhưng không hỏi hay trao đổi với ai cả thì phải.

Tự học khác với học thêm ở sự chủ động của người học; mình tự học, từ tìm hiểu qua tài liệu, tự đặt câu hỏi, chứ mình không đi theo khung kiến thức của ai hết. Vấn đề không phải là học "một mình", vấn đề là mình chủ động tìm kiếm kiến thức và giải quyết vấn đề hay không ấy :rose:
Không hẳn như vậy, dù là tự học hay học thêm thì việc học đều phải là chủ động và người học phải thực hiện nó một cách tích cực trong chính bản thân họ, theo em không có cách học nào gọi là bị động.
Khác nhau chỉ là ở người hướng dẫn bạn, một cuốn sách và một giáo viên, hỏi sách thì tự mình suy nghĩ mà trả lời câu hỏi mình đặt ra một cách độc lập, hỏi giáo viên thì sẽ được giải đáp nhưng học sinh vẫn cần chủ động để hiểu điều mình nhận được và biến nó thành của mình.
Nếu ai cũng biết tự học và bị đòi hỏi phải tự học thì sinh ra nghề sư phạm để làm gì, đề cao tự học không có nghĩa là hạ thấp vai trò của sự hướng dẫn, học từ bạn bè cũng không khác gì nhiều với học từ giáo viên cả.

Ý bạn ở câu "là trình độ tăng lên ngay, các bạn khối A ăn đứt học sinh khối B" là gì mình không rõ lắm?

Toán là môn phải học từ dưới lên, phải xây dựng kiến thức dần dần; thi thì chỉ có các bài tập cấp 3 thôi, nhưng nếu lớp 1 mà không học được thì làm sao học được cấp 3 mà thi :))
Hóa chỉ học từ lớp 10 thôi cũng có thể thi được :3 với cả, Hóa cấp 3 học có vô cơ với hữu cơ thôi, chả nhẽ bảo thi một cái thôi :3
Lý với Sinh gần như chỉ thi lớp 12; Nhưng nếu bắt phải thi từ lớp 10 trở lên thôi thì khối lượng kiến thức nó cũng quá lớn. hai môn này không phải kiểu kiến thức năm trước áp dụng vào cho năm sau luôn, kiến thức nó không lồng vào nhau, bắt học tất cả các phần riêng lẻ thì thật sự là không thể.

:rose:Ý kiến cả nhân của mình, mọi người có gì góp ý nha:rose:
Nếu cứ ngại khối lượng kiến thức mà nay cắt xén cái này, mai cắt xén cái nọ thì còn gì là học và thi nữa, học gì thì thi đó thôi, không thi thì đừng có dạy cho học sinh, chẳng nhẽ dạy mà lại không kiểm tra xem các em nó học hành như thế nào, vậy đã ổn chưa...
Đơn giản cuốn SGK Sinh 12 đếm xem có bao nhiêu phần bị giảm tải, hay cũng giảm, khó quá cũng giảm, viết sách ra để rồi cứ thích là cắt ?
''Tự học'' được , vậy thì chắc cũng sẽ biết cách học để nắm vững một khối lượng kiến thức lớn, và chẳng có gì là không thể, thiều gì cách để kiểm tra một khối lượng lớn kiến thức trong vỏn vẹn 90 phút đề đại học, chỉ là người ta không muốn và có thể diễn đạt bằng từ '' ưu đãi ''!
Mỗi môn học thì có đặc trưng riêng, như chị nói môn hóa đó, em thấy hóa phải học liền mạch, khối lượng kiến thức cũng lớn, chẳng nhẽ đó không phải là một điều làm cho học sinh sợ sao, hổng kiến thức là dễ chết, cứ lo học sinh sợ thì giúp học sinh bằng cách không thi nữa à?
:rose:
 
Thấy nước mình cải cách hòai đó em :3 Cô chị bảo là, cứ cải cách hòai, từ quyển mỏng dính thành quyển dày cộp, rồi giảm tải cho thành quyển mỏng dính :3 Không cứ gì môn Sinh, môn nào cũng bị thế hết (trừ công nghệ với công dân hay sao ý :ss)
Nghề sư phạm sinh ra là để làm gì thì chị không phải dân Sự Phạm nên chịu :)) Nhưng đại loại, chị nghĩ giáo viên phổ thông trển trường, trên lớp là người đặt vấn đề và dạy mình những điều cơ bản, định hướng cho mình cần học những gì, trình tự như thế nào,... Quan trọng là phần hệ thống và định hướng. Bạn bè chị nhiều người tự học rất tốt, bh có internet rồi, nếu sử dụng hiệu quả thì việc tìm kiếm thông tin không khó, người để giải đáp cho mình có thể không có. Nhưng quan trọng là phải có người định hướng cho mình xem học cái gì.
Học từ bạn bè khác nhiều với học từ giáo viên chứ :) Cách làm việc, cách trao đổi, và những thứ thu được là khác.
Đúng, Tóan Hóa thì phải học liền mạch, khối lượng kiến thức lớn, nhưng kiến thức nó lồng vào nhau ý, kiểu đúng là lớp dười làm nền cho lớp trên. Không học từ dưới không làm được.Nhưng em hòan tòan có thể làm được bài tập Sinh 12 mà không cần biết Sinh 11 hay Sinh 10 dạy gì. Mỗi lớp là một phần riêng biệt, đương nhiên là không thể nói nó không liên quan gì tới nhau, nhưng đối với môn Sinh cấp 3 mà nói thì các năm nó khá là khác biệt :) Nếu muốn thi hết thì thực sự rất nặng @@ Hơn nữa, dù sao thì Sinh 10 và 11 cũng khá nặng học thuộc, Sinh 12 có tư duy và tính tóan không ít, nên với bh thì chị nghĩ thế là ổn :)
 
Em thì chỉ nghĩ rằng Sinh học là một môn khoa học, và nó phải có yêu cầu đối với học sinh tương đương các môn Khoa học khác.Việc thi toàn bộ chương trình cấp 3 theo em sẽ làm cho học sinh ý thức được tầm quan trọng của nó nếu quyết định theo khối B, tránh tình trạng coi thường và suy nghĩ ''lên 12 học thêm tý là thi được'' còn 10, 11 chẳng thiết tha gì.
Không trách được các bạn học khối A, không vì mình thì diệt thân, lựa chọn giải pháp an toàn cũng không có gì sai.Nhưng năm nào hồ sơ khối B cũng cao chót vót mà lúc nhập học thì chả mấy ai vào!Học sinh khối A nhảy sang B thi Sinh cũng 7,8 hoặc cao hơn, còn học sinh khối B nhảy sang A không biết thi Lý được bao nhiêu? Toán và hóa thì ai cũng biết như thế nào rồi.
Còn mấy cái vụ tính toán máy móc chiếm phần không nhỏ trong cấu trúc đề nữa, môn Sinh đâu phải chỉ có những cái đó, và cũng đâu đòi hỏi thi phần di truyền phải '' cổ hủ '' đến mức đó, học sinh cứ vào phòng bấm tanh tách máy tính, công thức cũng nhớ máy móc... chả sinh học tẹo nào, cho đi thi CASIO phù hợp hơn.
 
Last edited:
like đọan CASIO :3 cơ mà nếu thi cả 3 năm thì chị cũng chết :3 giỏi lắm đc 8 :3 nếu muốn cao hơn thì phải ngồi học :ss
Chị thì nghĩ là, thi đầu vào cũng ko cần quá quan trọng, quan trọng vào rồi học được không và ra trường ntn thôi :3
với cả mình đi xa quá khỏi topic r :D
 
Thì sách giáo khoa lỗi thời phải cải tiến là điều đương nhiên rồi. Rain cũng học qua nhiều thầy cô, trong đó nhiều người viết sách giáo khoa (hầu như đã già hết cả rồi... T_T ), và người già nhiều khi bảo thủ lắm nên nhiều lúc sai mà không chịu sửa, thành ra dạy lại nhiều thầy cô và học sinh khác nên sai cả hệ thống luôn T_T mà mấy kiến thức của nhiều thầy cũng chưa chắc đã đúng (Vd nhiều người bị nhầm cái chọn lọc ý, để rồi đem ra làm đề thi :( Rain cũng không biết đáp án là gì, chắc là "chọn lọc ủng hộ KG Aa như theo câu của pdn" chứ chẳng phải ổn định gì như SGK nói đâu, nhưng tranh luận mãi cuối cùng mọi ng vẫn cho là ổn định, và đưa ra những lý lẽ hết sức ...) =]] Nhưng thôi thông cảm cho các thầy cô, sinh học bao la và luôn biến đổi khó lường nên ai mà biết được đúng hết đâu, quan trọng là học sinh có khả năng nhận biết đúng sai hay không, hay cứ gật gù răm rắp theo những gì được dạy. Bí quyết là những gì thấy bất hợp lý hay chưa hiểu là học sinh phải HỎI NGAY LẬP TỨC, HỎI CHO RA GỐC GÁC VẤN ĐỀ THÌ THÔI, KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN NHỮNG GÌ CÒN LỜ MỜ HOẶC BẤT HỢP LÝ, KỂ CẢ PHẢI CÃI NHAU ĐỂ MỞ RA CHÂN LÝ ĐI CHĂNG NỮA...
Cũng từng bị luyện bài tập toán di truyền nhiều vô kể, hầu hết theo kiểu rập khuôn. Thế mà các thầy cô cứ bảo luyện btdt là luyện cách tư duy sáng tạo, suy luận lô gic ... chẳng hiểu sao... Rain thì thích các câu hỏi tích hợp nhiều phân môn và liên quan thực tế hơn mấy cái bài toán đấy. Nhưng phải công nhận có nhiều bài di truyền hay, học toán di truyền là cần thiết chỉ mong đừng có phức tạp hóa nó thành những bài đánh đố, không thực tiễn...


À mà bây giờ những người viết sách ở VN vi phạm bản quyền nhiều như vậy cũng vì tiền công viết 1 cuốn sách cũng chẳng đáng bát cơm. Nếu tự mình dành công sức viết lách, rồi vẽ, rồi nghĩ câu hỏi mà chỉ được ba cọc ba đồng thì hỏi liệu có ai làm đâu... Cải cách tốn bao nhiêu tỷ đấy mà các thầy cùng lắm cũng chỉ được có hai ba triệu tiền công thôi ạ... khổ thân các thầy quá...

Và ý tưởng là Nhihuynh hãy đừng viết sách luyện thi ĐH nữa, đã có quá nhiều rồi... Hãy viết 1 cuốn "Tổng hợp các câu hỏi và các vấn đề hay gặp ở học sinh học sinh học kèm thêm các câu hỏi hay", để học sinh có chỗ kiểm tra lại kiến thức và cập nhật thông tin, sửa sai một cách tốt nhất. Chúc anh thành công nhé !!!
 
Last edited:
À mà bây giờ những người viết sách ở VN vi phạm bản quyền nhiều như vậy cũng vì tiền công viết 1 cuốn sách cũng chẳng đáng bát cơm. Nếu tự mình dành công sức viết lách, rồi vẽ, rồi nghĩ câu hỏi mà chỉ được ba cọc ba đồng thì hỏi liệu có ai làm đâu... Cải cách tốn bao nhiêu tỷ đấy mà các thầy cùng lắm cũng chỉ được có hai ba triệu tiền công thôi ạ... khổ thân các thầy quá...

Và ý tưởng là Nhihuynh hãy đừng viết sách luyện thi ĐH nữa, đã có quá nhiều rồi... Hãy viết 1 cuốn "Tổng hợp các câu hỏi và các vấn đề hay gặp ở học sinh học sinh học kèm thêm các câu hỏi hay", để học sinh có chỗ kiểm tra lại kiến thức và cập nhật thông tin, sửa sai một cách tốt nhất. Chúc anh thành công nhé !!!

Hay thương mại hóa, tư nhân hóa SGK luôn :hihi:
Em cũng nghĩ là chủ topic lập một web hay topic đăng nội dung như mục đích đã nêu là ổn, viết thì không biết khi nào mới xong, và cũng không chắc đến được tay mọi học sinh, sách tham khảo giờ chém không xuể...
 
Cái việc thương mại hóa sách giáo khoa bàn nhiều rồi :) nhưng mà đến cải cách giảm tải cho tử tế ra hồn còn chả làm, cái đó là ước mơ xa lắm...
Sách tham khảo môn Sinh bh trừ mấy quyển kiểu đề thi đại học các năm ra không mấy ai mua, vì chả ai đi chọn sách cả :( nên lập web có lẽ hay hơn :s n sẽ tiện theo dõi và tra cứu, và chi phí chắc cũng không quá cao :D
 
Chào mọi người! Trong quá trình dạy Sinh học 12 và ôn thi ĐH, mình đã tham khảo rất nhiều cuốn sách nâng cao về Sinh học nhưng không có cuốn nào khiến mình hài lòng. Đáo qua các topic và các comment hỏi bài trên diễn đàn mình cũng nhận thấy rất nhiều bạn làm các dạng bài gần như theo cảm tính hoặc có rất ít nền tảng chắc chắn để làm các dạng Di truyền, nhất là di truyền liên kết và các dạng toán xác suất.

Xuất phát từ vấn đề đó, mình đang ấp ủ viết 1 cuốn sách về các dạng bài trong các đề thi ĐH hoặc các dạng bài nói chung. Mục đích là cung cấp các khuôn mẫu biện luận chuẩn và các kiến thức nền chắc chắn để các bạn hiểu rõ dạng bài và từ đó có thể vận dụng làm tốt các dạng khác. Mặc dù đề thi ĐH ko phải dạng biện luận nhưng nếu nắm chắc được bản chất vấn đề thì chắc chắn làm các dạng trắc nghiệm sẽ nhanh và chuẩn hơn rất nhiều.

Em rất hoan nghênh ý tưởng của anh. Có một cuốn sách thế này cho học sinh cũng tốt. Tuy nhiên, khi suy xét vấn đề một cách kỹ càng như anh Khương nói là cần thiết. Về vấn đề bản quyền mình có thể dẫn nguồn như trích dẫn khoa học được mà (điều này em chưa thấy phổ biến ở các sách của Việt Nam, ngay cả sách giáo khoa lại càng không thấy mặc dù lấy nguồn từ mấy cuốn sách nước ngoài).

Em ủng hộ ý kiến của pdn khi yêu cầu phải cho học sinh phổ thông thi hết kiến thức 3 lớp 10, 11, 12. Như vậy học sinh mới có cái nhìn bao quát hơn về chương trình, nắm kiến thức rộng và sâu hơn. Thêm vào đó lại càng nâng cao sức cạnh tranh của các học sinh chuyên Sinh vì cho tới hiện giờ em thấy học sinh chuyên Sinh vẫn thiệt thòi khi thi đại học hơn so với các chuyên khác trong khối khoa học tự nhiên vì các chuyên khác chỉ cần học kiến thức 12 là có thể đi thi đại học môn Sinh.

Nếu cảm thấy chưa đủ điều kiện thì mình cứ viết dạng bài tổng hợp hay chuyên đề theo từng phần trước. Vừa giảm nhẹ khối lượng công việc mà cũng dễ cho học sinh tham khảo hơn Sau này có muốn phát triển lên thành sách cũng chưa muộn. :)
 
Chào mọi người! Trong quá trình dạy Sinh học 12 và ôn thi ĐH, mình đã tham khảo rất nhiều cuốn sách nâng cao về Sinh học nhưng không có cuốn nào khiến mình hài lòng. Đáo qua các topic và các comment hỏi bài trên diễn đàn mình cũng nhận thấy rất nhiều bạn làm các dạng bài gần như theo cảm tính hoặc có rất ít nền tảng chắc chắn để làm các dạng Di truyền, nhất là di truyền liên kết và các dạng toán xác suất.

Xuất phát từ vấn đề đó, mình đang ấp ủ viết 1 cuốn sách về các dạng bài trong các đề thi ĐH hoặc các dạng bài nói chung. Mục đích là cung cấp các khuôn mẫu biện luận chuẩn và các kiến thức nền chắc chắn để các bạn hiểu rõ dạng bài và từ đó có thể vận dụng làm tốt các dạng khác. Mặc dù đề thi ĐH ko phải dạng biện luận nhưng nếu nắm chắc được bản chất vấn đề thì chắc chắn làm các dạng trắc nghiệm sẽ nhanh và chuẩn hơn rất nhiều.

Rất mong được mọi người cho ý kiến. Tiện đây mình sẽ post dần dần từng dạng bài hay (theo ý của mình) để mọi người thảo luận. Các bài trong các đề thi ĐH mình lấy đều là mã đề đầu tiên. Mở đầu là các bài về tính số giao tử:

Câu 17 (CĐ 2012): Các tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa được tạo ra là
A. 2. B. 4. C. 8. D. 6.
Câu 14 (ĐH 2009): Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.


-> Sự khác nhau về đáp án giữa hai dạng bài trên là gì. Một cơ thể với n cặp gen dị hợp thì tạo ra tốt đa bao nhiêu loại giao tử. Một nhóm tế bài (a tế bào), với cặp gen như trên thì tạo ra tối đa bao nhiêu loại.


Câu 12 (ĐH 2012): Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 128. B. 16. C. 192. D. 24.

Mở rộng bài này, số loại giao tử tạo ra là bao nhiêu nếu xét 1 cơ thể là đực/ 1 cơ thể là cái.


Việc viết sách không phải là một việc đơn giản, mình nghĩ bạn cũng nên tìm hiểu cận thận rõ ràng trước khi bắt tay vào làm, để tránh làm đi không bằng làm lại. Còn kiến thức thì mình nghĩ bạn đã có ý tưởng viết tức là trong tay bạn cũng đã có đủ " công cụ".
Mình nghĩ bạn cứ thử viết 1 chapter đi rùi up lên để mọi người góp í, mọi việc thành công cần có ý tưởng và nỗ lực theo đuổi nó tới cùng.


Tôi có một vài thắc mắc nhỏ với kế hoạch viết sách của bạn, rất mong bạn có thể dành một chút thời gian để trả lời:

1) Bạn đang là giáo viên dạy cấp III hay là học sinh cấp III?

2) Bạn có nắm được đầy đủ các qui trình để viết (chép) một cuốn sách như thế nào không (bạn chỉ cần trả lời có hoặc không, tôi sẽ không hỏi tiếp câu này theo kiểu thử xem bạn có biết thật hay không).

3) Bạn dự định viết nó trong bao lâu?

Cảm ơn bạn trước.

Mình nghĩ đây là một ý tưởng hay đấy chứ. Có thể nó không thành sách thì cũng sẽ là một tài liệu rất có ích cho học sinh cấp 3 ôn thi ĐH.
Nếu bạn có ý tưởng gì giúp bạn ấy,hãy đóng góp. Mình nghĩ nên chúng ta nên giúp đỡ.
 
Đơn giản là không thể so sánh VN và Mỹ. High School (cấp 3) của họ là một dạng school có định hướng nghề nghiệp, khác hoàn toàn với cấp 3 của VN. Tôi chỉ cầu mong VN đừng cải cách giáo dục nữa, mỗi lần cải cách là mỗi lần mọi thứ rối tung hết cả lên mà giáo dục không phải là con chuột bạch để cho người ta tiến hành các thử nghiệm. Tôi không có tý chút hy vọng nào vào những cái sự cải cách trong GD bây giờ.

Mình không nghĩ thế. Không so sánh và học tập các nước tiến bộ thì chẳng lẽ tự mình đi riêng một hướng? Thế nếu cũng không phải vì định hướng chuyên sâu kiến thức về sau thì sao cần sách nâng cao với cơ bản? Giáo dục chắc chắn phải thay đổi, chẳng qua hi vọng việc thay đổi phải được thực hiện bởi người có tâm và tài thôi.

Mình nghĩ đây là một ý tưởng hay đấy chứ. Có thể nó không thành sách thì cũng sẽ là một tài liệu rất có ích cho học sinh cấp 3 ôn thi ĐH.
Nếu bạn có ý tưởng gì giúp bạn ấy,hãy đóng góp. Mình nghĩ nên chúng ta nên giúp đỡ.

Cảm ơn bạn nhiều, mình sẽ cố gắng làm tốt mọi việc. Rất hi vọng được bạn góp ý nhiều hơn. Mình rất mến và yêu những người như bạn :rose:.

Mình đã up chuyên đề đầu tiên, phần này hơi ngắn so với các phần khác nên làm cũng nhanh. Mong mọi người cho ý kiến nhé.
 
Việc viết sách không phải là một việc đơn giản, mình nghĩ bạn cũng nên tìm hiểu cận thận rõ ràng trước khi bắt tay vào làm, để tránh làm đi không bằng làm lại. Còn kiến thức thì mình nghĩ bạn đã có ý tưởng viết tức là trong tay bạn cũng đã có đủ " công cụ".
Mình nghĩ bạn cứ thử viết 1 chapter đi rùi up lên để mọi người góp í, mọi việc thành công cần có ý tưởng và nỗ lực theo đuổi nó tới cùng.




Mình nghĩ đây là một ý tưởng hay đấy chứ. Có thể nó không thành sách thì cũng sẽ là một tài liệu rất có ích cho học sinh cấp 3 ôn thi ĐH.
Nếu bạn có ý tưởng gì giúp bạn ấy,hãy đóng góp. Mình nghĩ nên chúng ta nên giúp đỡ.

Tôi có phản đối đâu?
 
Mình không nghĩ thế. Không so sánh và học tập các nước tiến bộ thì chẳng lẽ tự mình đi riêng một hướng? Thế nếu cũng không phải vì định hướng chuyên sâu kiến thức về sau thì sao cần sách nâng cao với cơ bản? Giáo dục chắc chắn phải thay đổi, chẳng qua hi vọng việc thay đổi phải được thực hiện bởi người có tâm và tài thôi.

Thế này nhé, để tôi giải thích thêm một tý vậy, có lẽ bạn chưa hiểu rõ ý tôi:

1) Cách đây khoảng 4 - 5 năm gì đó, tôi đã từng có khoảng 1 tuần làm việc trực tiếp khoảng 1 tuần với một ông Hiệu trưởng của một trường high school bang Connecticut về việc hợp tác đào tạo và có được xem qua chương trình high school của họ, nó khác hẳn với cái hệ cấp 3 của VN hiện nay. Sự không đồng nhất về hệ thống giáo dục sẽ rất khó để so sánh. Cấp 3 của VN chỉ cao hơn một chút so với Secondary của họ (có thể hiểu là một dạng upper secondary) chứ không thể nào tương đương với high school của họ được. Giáo dục VN hiện nay rõ ràng là đang bị lạc ra khỏi con đường chung của giáo dục thế giới và các nhà quản lý đang trong một cái vòng cải cách luẩn quẩn, họ ngồi trong phòng máy lạnh và tưởng tượng ra thế giới của những giáo viên và học sinh --> và cải cách. Cải cách ở một chừng mực nào đó thì các cá nhân (giáo viên) họ vẫn làm và có nhiều người làm rất giỏi, có nhiều giáo viên rất giỏi. Nhưng trên bình diện của một nền giáo dục, cải cách phải đến từ sự thay đổi toàn diện của một hệ thống, khi trình độ nhận thức chung của xã hội, trình độ của giáo viên và học sinh phải phát triển ở một mức độ tương ứng. 1000 người có tâm và có tài cùng cải cách theo những hướng không đồng nhất với nhau, xã hội ắt loạn và một vài thế hệ học sinh sẽ bị ảnh hưởng. Khác với ĐH chủ yếu là quá trình đào tạo nghề nghiệp, giáo dục phổ thông là vô cùng quan trọng, vì nó cung cấp những nguyên lý căn bản nhất để phát triển một con người (kể cả sau đó người ta có thất nghiệp người ta vẫn có một mức độ nhận thức tốt về các vấn đề xã hội), đó chính là lý do mà một anh Thạc sỹ hay TS của VN có khả năng nhận thức và phân tích các vấn đề xã hội không bằng một anh công nhân ở các nước phương Tây vì giáo dục VN là giáo dục để phục vụ thi cử chứ không phải là giáo dục để con người ta phát triển thành một người công dân bình thường.

2) Về việc viết sách, Giáo sư của tôi có viết khoảng vài chương cho một số cuốn sách khác nhau trong chuyên ngành. Ông lấy gì giảng dạy trên lớp, xin thưa rằng phần lớn đó là những giáo trình của một số nhà khoa học hàng đầu thế giới để dạy và ông ấy chưa đạt đến trình độ hàng đầu thế giới như thế nên ông ấy cũng chưa nghĩ đến việc viết giáo trình riên cho mình. Đó là điều tôi cũng nhìn thấy ở những Giáo sư khác trong bộ môn. Trên thế giới, không có nhiều giáo trình được làm chuẩn để giảng dạy cho nhiều trường ĐH khác nhau. Mỗi một cuốn giáo trình đó là kết quả có khi của cả một đời làm việc của những nhà khoa học danh tiếng trong sự công tác, phản biện với nhiều nhà khoa học khác ở cùng đẳng cấp của họ. Trong một thế giới phẳng không khoảng cách, tìm đến những cái tốt nhất để đưa vào giáo dục là điều tất yếu. Nếu những cuốn sách giáo khoa của Mỹ hay như thế, tốt nhất là mua bản quyền và dịch sang tiếng Việt rồi dạy cho giáo viên trước, dạy cho học sinh sau. Tránh được tình trạng thày bói xem voi, mỗi người đọc được vài đoạn, dịch được vài đoạn rồi chuyển sang viết (chép) thành sách của mình, rồi dạy cho học sinh cái chân voi, cài vòi voi, cái tai voi, cái đuôi voi (mà ai cũng cãi đó là cả con voi).

Tôi hy vọng bạn hiểu những gì tôi viết ở trên, tôi nhắc lại quan điểm của mình: giáo dục không phải là một con chuột bạch để cho người ta thí nghiệm. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong giáo dục nó phải đến từ những nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro cho con người tham gia vào quá trình giáo dục đó.

Tôi chưa từng phản đối việc bạn viết sách và cho đến giờ vẫn có mặt ở đây để nói những gì mình nghĩ, chứng tỏ là tôi có quan tâm đến những cái bạn đang làm. Tuy nhiên, là một người bình thường tôi cũng có quyền đặt ra những câu hỏi và quan điểm của tôi cho bạn, chứ không phải đả kích hay chống phá bạn (quan điểm rất phổ biến ở VN khi thấy người ta khác ý kiến với mình).
K
 
Mình nghĩ bạn Khương hiểu lầm ý của chủ topic chăng? Bạn ấy chỉ muốn viết một cuốn sách dạng để cương ôn thi sinh học có kèm một số kiến thức cơ bản hoặc nâng cao để cho các bạn lớp 12 ôn thi chứ không phải viết một cuốn sách giáo khoa sinh học nên ví dụ bạn nếu ra về ông thầy viết sách gì đó có lẽ không phù hợp tron trường hợp của chủ topic.
 
Mình nghĩ bạn Khương hiểu lầm ý của chủ topic chăng? Bạn ấy chỉ muốn viết một cuốn sách dạng để cương ôn thi sinh học có kèm một số kiến thức cơ bản hoặc nâng cao để cho các bạn lớp 12 ôn thi chứ không phải viết một cuốn sách giáo khoa sinh học nên ví dụ bạn nếu ra về ông thầy viết sách gì đó có lẽ không phù hợp tron trường hợp của chủ topic.

Cảm ơn Dicati đã nhắc nhở. Thật ra tôi đã đưa vấn đề đi hơi xa nhưng mục đích chỉ là để cho bạn ấy có cái nhìn toàn cảnh hơn về việc viết vs. chép sách và những khó khăn của quá trình này.

Nhắc lại, tôi vẫn tiếp tục là người ủng hộ ý tưởng viết sách của bạn.
 
Góp mấy câu với mọi người, có thể có ích tham khảo với bạn khoihuynhi8.

Nói việc viết lách nói chung mình thấy một bài đọc của cụ Hồ trong cuốn "Làm văn" có lẽ là lớp 10 rất hữu ích. Mình k nhớ trong đó viết những gì, chỉ tóm lại được là mỗi khi viết điều gì đều nên bắt đầu bằng bốn câu hỏi: "Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Sau đó mới là viết như thế nào?"

Xác định đối tượng viết giúp người viết xác định mức độ kiến thức đưa vào sao cho phù hợp. Lời khuyên của nhiều người khi viết là đặt mình vào hoàn cảnh của người đọc để viết (write from the reader's point of view). Có khá nhiều sách viết bởi các bậc "tổ sư" về chuyên ngành rơi vào tình trạng quá chuyên sâu, quá lan man, quá chi tiết khiến cho đa số người đọc, kể cả những người chuyên ngành, không theo dõi được. Bạn chắc sẽ hướng đến đối tượng là học sinh, vì vậy chắc phải quan tâm đến kiến thức cơ bản, mức độ quan tâm của học sinh.

Thứ hai viết để làm gì? Bạn viết để giới thiệu cho học sinh về tổng thể kiến thức sinh học phổ thông sẽ khác, viết để góp nhặt một vài thủ thuật khác, viết để bổ sung những lỗ hổng kiến thức cho học sinh sẽ khác. Với sách chuyên ngành cũng thế, cùng là một vấn đề khoa học, nhưng mỗi sách có thể nhằm vào làm sáng rõ những khía cạnh rất khác nhau.

Dựa vào hai câu hỏi đó mà bạn có thể chuẩn bị nội dung cần thiết để viết. Viết sách tổng quan kiến thức chuẩn bị gì? Viết sách gom góp bài tập, phân dạng bài tập thì phải chuẩn bị những dạng bài tập nào, abc...

Cuối cùng viết như thế nào, tổ chức dữ liệu đã chuẩn bị thế nào sao cho đối tượng hướng đến có thể tiếp nhận được.

Cảm nhận riêng tôi về sách vở thấy: một cuốn sách hay khi đọc người đọc cần phải cảm nhận được dụng ý của tác giả đằng sau chữ nghĩa. Người đọc cần phải cảm thấy tác giả muốn nói đến điều gì, từ toàn cục cuốn sách, cho đến những chi tiết nhỏ hơn. Sâu sa hơn nó thể hiện cả thế giới quan, quan điểm của tác giả. Theo đó, mỗi cuốn sách là một sản phẩm mang đầy dấu ấn chủ quan của tác giả.

Cùng là sách giáo khoa về những vấn đề tưởng chừng máy móc, ai nói cũng như ai, như toán lý thuyết, ngôn ngữ lập trình... mỗi cuốn đều để lại những ấn tượng rất khác nhau.

Sách bài tập, câu hỏi cũng không phải là ngoại lệ. Mỗi bài tập hay đều ẩn sau nó ẩn ý của tác giả muốn truyền đạt tới học sinh điều gì đó. Hồi đi học tôi may mắn được đọc một cuốn bài tập dịch từ Nga mà tôi rất thích, từng bài tập đều nổi bật ý nghĩa của nó, và toàn thể bài tập gợi nên một phong cách suy nghĩ rất rõ ràng. Nhưng chỉ cuốn đó, đa phần sách của nhiều tác giả, hoặc dịch lại, hoặc tự góp nhặt, mặc cho mức độ khó dễ thế nào không gợi ra một ấn tượng, một dấu ấn tư duy nào cả.

Vậy tôi cho là nếu bạn muốn viết một cuốn sách thực sự hữu ích với học sinh, bạn nên xác định thật rõ đối tượng, mục đích của mình. Xác định thật rõ bạn muốn kể gì cho học sinh, rồi quan niệm bài tập, và dẫn chứng là những công cụ để bạn thể hiện ý tưởng của mình. (Nghe giống viết truyện nhỉ?)

Về mặt thời gian, tôi cho sáu bảy tháng là thời hạn quá lạc quan. Làm việc miệt mài và nghiêm túc, hai năm là thời hạn khả dĩ hơn. Ai đó nói rằng "mỗi cuốn sách là một gánh nặng", bạn nên chuẩn bị tư tưởng cho mình.
 
Về mặt thời gian, tôi cho sáu bảy tháng là thời hạn quá lạc quan. Làm việc miệt mài và nghiêm túc, hai năm là thời hạn khả dĩ hơn. Ai đó nói rằng "mỗi cuốn sách là một gánh nặng", bạn nên chuẩn bị tư tưởng cho mình.

Cảm ơn Thảo. Lúc đầu tôi định nhắn với bạn ấy là cần chuẩn bị nhiều thời gian hơn (đại khái trong đầu tôi cái khoảng thời gian ấy dài hơn phần mà bạn Thảo nói ở trên). Thành thật mà nói, có một số người viết nửa chừng rồi bỏ cuộc vì không ưng ý cũng không phải là hiếm. Tôi thành thật không muốn làm bạn nản chí nhưng bạn phải chuẩn bị tinh thần cho tốt vì viết sách đúng là một "gánh nặng" và còn phản biện nữa, bạn sẽ không chờ đợi được sự nương tay hay buộc họ phải đồng ý với quan điểm của họ mà thường là đi theo một qui trình ngược lại.
 
Vậy tôi cho là nếu bạn muốn viết một cuốn sách thực sự hữu ích với học sinh, bạn nên xác định thật rõ đối tượng, mục đích của mình. Xác định thật rõ bạn muốn kể gì cho học sinh, rồi quan niệm bài tập, và dẫn chứng là những công cụ để bạn thể hiện ý tưởng của mình. (Nghe giống viết truyện nhỉ?)

Về mặt thời gian, tôi cho sáu bảy tháng là thời hạn quá lạc quan. Làm việc miệt mài và nghiêm túc, hai năm là thời hạn khả dĩ hơn. Ai đó nói rằng "mỗi cuốn sách là một gánh nặng", bạn nên chuẩn bị tư tưởng cho mình.

Cảm ơn bạn nhiều. Mình sẽ căn cứ vào những gì bạn nói để chính sửa bản nháp cho phù hợp hơn. Về thời gian, vì chủ yếu là mình tổng hợp và chép lại những gì trong đầu từ kinh nghiệm tích lũy trong thực tế giảng dạy nên có lẽ sẽ mất ít thời gian so với những quy trình thông thường. Có lẽ thời gian ở phần hậu kì mới là vất vả và phức tạp nhất, mình cũng dự kiến thời gian có thể dài hơn rất nhiều.

Rất mong được sự đóng góp thêm nữa của các bạn. Cho dù không thể đưa ra kệ sách thành công nhưng mình hi vọng chí ít nó cũng trở thành cái gì đó giúp ích được các bạn học sinh theo một khía cạnh nào đó.
 
Một số câu hỏi nhỏ

Tiếp tục chủ đề up một số câu hỏi hay, nay mình sẽ up thêm một số câu khác. 3 câu đầu thì không khó, cái chính là tìm ra cách giải nhanh. Con câu cuối thì để mọi người chịu khó tư duy chút:

1. Cho một quần thể có cấu trúc di truyền P: 0.4 AA : 0.4Aa : 0.2 aa. Khi quần thể tự thụ phấn qua 3 thế hệ thì cấu trúc của quần thể ở F3 là gì?


2. Một quần thể tự thụ phấn và có cấu trúc di truyền ở F5: 0.5875 AA : 0.025 Aa : 0.3875 aa. Tìm cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu.

3.Cho P dị hợp về hai cặp gen lai với nhau, hoa đỏ (A) trội so với hoa trắng (a), cây cao (B) trội so với cây thấp (b). Biết hoán vị gen xảy ra ở hai giới với tần số 40%. Hỏi tỷ lệ cây đỏ, hoa trắng ở F1 không thể là tỷ lệ nào dưới đây:
A. 21 B. 19% C. 16% D. 24%

4. Ở bệnh bạch tạng: A - bình thường, a - bị bệnh. Một cặp vợ chồng đều có kiểu gen Aa thì xác suất sinh ra một người con mắt bệnh là bao nhiêu ?
 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top