Kế hoạch viết sách và tổng hợp những bài di truyền hay

khoihuynhi8

Senior Member
Update: mòn mỏi mấy tháng trời thì mình đã viết xong bản thảo. NXB cũng đã liên hệ nhưng vẫn còn gian nan lắm. Trước mắt gửi thử 1 chuyên đề lên cho mọi người xem và đánh giá về nội dung, cũng như bố cục, trình bày:

http://www.mediafire.com/?22191q9oxsms7ex

http://www.mediafire.com/?27bwe87dttaab8r

Chào mọi người! Trong quá trình dạy Sinh học 12 và ôn thi ĐH, mình đã tham khảo rất nhiều cuốn sách nâng cao về Sinh học nhưng không có cuốn nào khiến mình hài lòng. Đáo qua các topic và các comment hỏi bài trên diễn đàn mình cũng nhận thấy rất nhiều bạn làm các dạng bài gần như theo cảm tính hoặc có rất ít nền tảng chắc chắn để làm các dạng Di truyền, nhất là di truyền liên kết và các dạng toán xác suất.

Xuất phát từ vấn đề đó, mình đang ấp ủ viết 1 cuốn sách về các dạng bài trong các đề thi ĐH hoặc các dạng bài nói chung. Mục đích là cung cấp các khuôn mẫu biện luận chuẩn và các kiến thức nền chắc chắn để các bạn hiểu rõ dạng bài và từ đó có thể vận dụng làm tốt các dạng khác. Mặc dù đề thi ĐH ko phải dạng biện luận nhưng nếu nắm chắc được bản chất vấn đề thì chắc chắn làm các dạng trắc nghiệm sẽ nhanh và chuẩn hơn rất nhiều.

Rất mong được mọi người cho ý kiến.
 
Last edited:
Em van chua hieu dc chac phan nay. Em lam thu neu dung hoac sai anh cu giai thich chi tiet nhe.
Cau17 theo em dap an la C vi 1 te bao sinh tinh giam phan se cho 2 loai giao tu nhung o day la "cac te bao sinh tinh" nen se cho toi da 2^3 giao tu.
Cau 14 theo em dap an la C( giai thich nhu tren khac o cai la co 3 te bao sinh tinh)
P/s em dang dung dien thoai nen ko viet dc dau monh moi nguoi thong cam.
 
Mình nghĩ nên hỏi cả tối đa và tối thiểu ở câu 17,14 sẽ giúp hiểu rõ hơn!! Còn câu 12 thì là C! do ruồi giấm có 3 cặp NST thườn và 1 cặp NST giới tính! mà xét 2 cặp gen dị hợp trên "mỗi cặp NST"(mình hay sai chỗ này) nên là 4^3! còn trên NST giới vì là con đực nên là 3. Vậy 4^3*2=192
 
Chào mọi người! Trong quá trình dạy Sinh học 12 và ôn thi ĐH, mình đã tham khảo rất nhiều cuốn sách nâng cao về Sinh học nhưng không có cuốn nào khiến mình hài lòng. Đáo qua các topic và các comment hỏi bài trên diễn đàn mình cũng nhận thấy rất nhiều bạn làm các dạng bài gần như theo cảm tính hoặc có rất ít nền tảng chắc chắn để làm các dạng Di truyền, nhất là di truyền liên kết và các dạng toán xác suất.

Xuất phát từ vấn đề đó, mình đang ấp ủ viết 1 cuốn sách về các dạng bài trong các đề thi ĐH hoặc các dạng bài nói chung. Mục đích là cung cấp các khuôn mẫu biện luận chuẩn và các kiến thức nền chắc chắn để các bạn hiểu rõ dạng bài và từ đó có thể vận dụng làm tốt các dạng khác. Mặc dù đề thi ĐH ko phải dạng biện luận nhưng nếu nắm chắc được bản chất vấn đề thì chắc chắn làm các dạng trắc nghiệm sẽ nhanh và chuẩn hơn rất nhiều.

Rất mong được mọi người cho ý kiến. Tiện đây mình sẽ post dần dần từng dạng bài hay (theo ý của mình) để mọi người thảo luận. Các bài trong các đề thi ĐH mình lấy đều là mã đề đầu tiên. Mở đầu là các bài về tính số giao tử:


Tôi có một vài thắc mắc nhỏ với kế hoạch viết sách của bạn, rất mong bạn có thể dành một chút thời gian để trả lời:

1) Bạn đang là giáo viên dạy cấp III hay là học sinh cấp III?

2) Bạn có nắm được đầy đủ các qui trình để viết (chép) một cuốn sách như thế nào không (bạn chỉ cần trả lời có hoặc không, tôi sẽ không hỏi tiếp câu này theo kiểu thử xem bạn có biết thật hay không).

3) Bạn dự định viết nó trong bao lâu?

Cảm ơn bạn trước.
 
Chào mọi người! Trong quá trình dạy Sinh học 12 và ôn thi ĐH, mình đã tham khảo rất nhiều cuốn sách nâng cao về Sinh học nhưng không có cuốn nào khiến mình hài lòng. Đáo qua các topic và các comment hỏi bài trên diễn đàn mình cũng nhận thấy rất nhiều bạn làm các dạng bài gần như theo cảm tính hoặc có rất ít nền tảng chắc chắn để làm các dạng Di truyền, nhất là di truyền liên kết và các dạng toán xác suất.

Xuất phát từ vấn đề đó, mình đang ấp ủ viết 1 cuốn sách về các dạng bài trong các đề thi ĐH hoặc các dạng bài nói chung. Mục đích là cung cấp các khuôn mẫu biện luận chuẩn và các kiến thức nền chắc chắn để các bạn hiểu rõ dạng bài và từ đó có thể vận dụng làm tốt các dạng khác. Mặc dù đề thi ĐH ko phải dạng biện luận nhưng nếu nắm chắc được bản chất vấn đề thì chắc chắn làm các dạng trắc nghiệm sẽ nhanh và chuẩn hơn rất nhiều.

Rất mong được mọi người cho ý kiến. Tiện đây mình sẽ post dần dần từng dạng bài hay (theo ý của mình) để mọi người thảo luận. Các bài trong các đề thi ĐH mình lấy đều là mã đề đầu tiên. Mở đầu là các bài về tính số giao tử:

Câu 17 (CĐ 2012): Các tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại tinh trùng tối đa được tạo ra là
A. 2. B. 4. C. 8. D. 6.
Câu 14 (ĐH 2009):Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.


-> Sự khác nhau về đáp án giữa hai dạng bài trên là gì. Một cơ thể với n cặp gen dị hợp thì tạo ra tốt đa bao nhiêu loại giao tử. Một nhóm tế bài (a tế bào), với cặp gen như trên thì tạo ra tối đa bao nhiêu loại.


Câu 12 (ĐH 2012): Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 128. B. 16. C. 192. D. 24.

Mở rộng bài này, số loại giao tử tạo ra là bao nhiêu nếu xét 1 cơ thể là đực/ 1 cơ thể là cái.
Ý mở rộng : 1 cơ thể đực sẽ là 4^3 * 3 ( tinh trùng ) còn cơ thể cái 4^3* 2 ( trứng) ( tối đa ):xinkieu:
3 ở đây gồm có Xa, XA và Y ( ở ruồi đực ).
2 ở cái gồm có Xa và XA:xinkieu:
 
Tôi có một vài thắc mắc nhỏ với kế hoạch viết sách của bạn, rất mong bạn có thể dành một chút thời gian để trả lời:

1) Bạn đang là giáo viên dạy cấp III hay là học sinh cấp III?

2) Bạn có nắm được đầy đủ các qui trình để viết (chép) một cuốn sách như thế nào không (bạn chỉ cần trả lời có hoặc không, tôi sẽ không hỏi tiếp câu này theo kiểu thử xem bạn có biết thật hay không).

3) Bạn dự định viết nó trong bao lâu?

Cảm ơn bạn trước.

1. Mình ko thuộc 2 nhóm trên, scientist, might become teacher in near future.

2. Không bạn ạ, chưa viết bao giờ.

3. Dự định trong 6 - 8 tháng thậm chí lâu hơn nếu cảm thấy chưa kiểm tra kĩ.

Trong kế hoạch này, điểm yếu là kinh nghiệm chưa tích lũy đủ nhiều. Điểm mạnh là đã phân loại các đề thi khá chi tiết theo bài, kiến thức toán ko đến nỗi tệ, khả năng biện luận và truyền đạt kiến thức tốt. Rất mong được sự góp ý thêm của bạn!


@Dinhhai: đực chỉ là 2x2x2x2 cái là 4x4x4x1 hoặc 4x4x4x2.
 
1. Mình ko thuộc 2 nhóm trên, scientist, might become teacher in near future.

2. Không bạn ạ, chưa viết bao giờ.

3. Dự định trong 6 - 8 tháng thậm chí lâu hơn nếu cảm thấy chưa kiểm tra kĩ.

Trong kế hoạch này, điểm yếu là kinh nghiệm chưa tích lũy đủ nhiều. Điểm mạnh là đã phân loại các đề thi khá chi tiết theo bài, kiến thức toán ko đến nỗi tệ, khả năng biện luận và truyền đạt kiến thức tốt. Rất mong được sự góp ý thêm của bạn!


@Dinhhai: đực chỉ là 2x2x2x2 cái là 4x4x4x1 hoặc 4x4x4x2.
chết rồi lại quên ruồi đực thì làm gì hoán vị nhỉ . 2x2x2x2 là 2^2 /2 ( số 2 cuối cùng có phải là gồm Y và hoặc ( Xa hoặc XA ) do ở đây là xét một con ruồi. ( haizz lại nhầm ). ruồi cái cũng vậy ... cảm ơn nhihuynh nhiều ... khổ lại cái tật lanh chanh:mygod:
 
1. Mình ko thuộc 2 nhóm trên, scientist, might become teacher in near future.

2. Không bạn ạ, chưa viết bao giờ.

3. Dự định trong 6 - 8 tháng thậm chí lâu hơn nếu cảm thấy chưa kiểm tra kĩ.

Trong kế hoạch này, điểm yếu là kinh nghiệm chưa tích lũy đủ nhiều. Điểm mạnh là đã phân loại các đề thi khá chi tiết theo bài, kiến thức toán ko đến nỗi tệ, khả năng biện luận và truyền đạt kiến thức tốt. Rất mong được sự góp ý thêm của bạn!

1) Ý tưởng và mục đích của bạn đều đáng được hoan nghênh và cổ vũ.

2) Theo tôi hiểu bạn sẽ sử dụng các bài tập có sẵn hiện nay (không phải những bài do bạn nghĩ ra hoặc có một vài bài do bạn tự viết ra, còn phần lớn các bài tập là từ các nguồn gốc khác???), phân loại chúng theo từng dạng, hướng dẫn các bước để phân tích bài tập, giải và trình bày sao cho logic nhất? Trong trường hợp này, bạn sẽ giải quyết thế nào về vấn đề bản quyền của các bài tập do người khác nghĩ ra? Liệu bạn có mặc nhiên coi nó là của bạn không? Nếu bạn muốn tìm gốc gác của các bài tập đó từ đâu mà ra, bạn có truy tìm được nguồn gốc không. Cá nhân tôi nghĩ việc này khó, vì ở VN sách vở chép lẫn lộn của nhau cuối cùng chả biết ai là tác giả??

4) 6 - 8 tháng cho một cuốn sách là một dự định đầy tham vọng bởi khi đã thành sách nó phải đảm bảo tính chuẩn mực về nội dung, bố cục, chữ nghĩa etc. Một cuốn sách tốt mang lại lợi ích cho nhiều thế hệ. Một cuốn sách không tốt mang lại sự lệch lạc cho nhiều người, đặc biệt với nhiều bạn học sinh không có kiến thức nền tốt, khi đã học đến cuối cấp 3 muốn thi ĐH, họ cố gắng học thuộc lòng bằng mọi cách mà không cần hiểu vấn đề (vì họ không hiểu được).

Nếu có gì trình bày ở trên không đúng, mong bạn bỏ qua cho.
K
 
Cảm ơn những phân tích của bạn. Thực ra ngay từ lúc manh nha ý định này mình đã nghĩ đến vấn đề bản quyền. Có lẽ mình sẽ hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các bài từ các sách khác hoặc các đề thi thử khác mà tập trung vào các bài trong các đề thi ĐH và những gì mình tự nghĩ ra. Hiện mình cũng chưa rõ những đề thi ĐH có được tùy ý sử dụng không.

Kinh nghiệm của mình cho thấy trong quá trình học, rất nhiều học sinh không hiểu những vấn đề rất đơn giản như đầu 3’, 5’ của AND là gì; hay tại sao tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn 50%, tần số hoán vị gen thực chất thể hiện cái gì; NST ko phân ly trong giảm phân 1 hay giảm phân 2 thì tạo ra giao tử khác nhau thế nào; và đặc biệt là các kiến thức xác suất, thống kê trong sinh học, phần này gần như là cơn ác mộng của nhiều học sinh, và rất nhiều học sinh không biết liên hệ giữa các kiến thức học dẫn đến một môn học đáng ra rất gần gũi và dễ dàng lại trở lên rời rạc, khó hiểu. Nếu không đi học thêm, phần lớn học sinh không thể hiểu được những vấn đề trên .

Thứ 2, mục đích của mình là 1 cuốn sách đơn giản, dễ hiểu, tập trung chính vào mục đích ôn thi ĐH nhưng vẫn đảm bảo một nền tảng vững chắc để các em hiểu rõ bản chất vấn đề chứ không phải học thuộc bằng mọi giá. Làm sao để 1 cuốn sách có thể giải thích đơn giản nhất, thậm chí chỉ vài hình vẽ mà học sinh có thể tự đọc và hiểu được bản chất vấn đề, nhất là những học sinh ở những vùng quê nghèo lam lũ như quê mình :cry:. Nhưng lại không được là một quyển sách “hàn lâm”, mà học sinh vừa nhìn vào đã sợ.

Tóm lại, mục đích của mình: tóm tắt lý thuyết – giải thích cô đọng lý thuyết – đưa ra các khuôn mẫu bài tập. Mình dự kiến sẽ dùng khá nhiều hình vẽ, nhưng đa phần có lẽ phải tự vẽ để phù hợp với ý tưởng của mình. Một vấn đề mà mình chưa kịp check: đó là nếu dùng các hình vẽ trên mạng hoặc trong 1 sách khác nhưng chú thích rõ nguồn thì liệu có bị coi là vi phạm bản quyền không.

Bên cạnh đấy, mình cũng biết sẽ có rất nhiều khó khăn, từ việc kiểm định tính chính xác, đến tìm các thày giáo có uy tín đánh giá, giới thiệu. Nhưng trước hết, trong vài ngày tới, có lẽ mình sẽ tập trung viết thử chương đầu tiên: Tế bào học rồi đợi mọi người phản hồi tiếp. Và có lẽ, mình sẽ tập trung chủ yếu vào phần Di truyền 12 trước thay vì cả kiến thức 12 cho công việc đỡ khó khăn.

Rất mong được các bạn tiếp tục góp ý kiến :rose:!
 
Cảm ơn những phân tích của bạn. Thực ra ngay từ lúc manh nha ý định này mình đã nghĩ đến vấn đề bản quyền. Có lẽ mình sẽ hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các bài từ các sách khác hoặc các đề thi thử khác mà tập trung vào các bài trong các đề thi ĐH và những gì mình tự nghĩ ra. Hiện mình cũng chưa rõ những đề thi ĐH có được tùy ý sử dụng không.

Không phải là hạn chế tối đa mà theo luật là không được phép vi phạm về bản quyền, đặc biệt là trong giáo dục. Như GS Ngô Bảo Châu đã nói, cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật "chơi". Bạn có thể dựa hoàn toàn vào việc tổng hợp các đề thi ĐH, còn việc bạn có được sử dụng nó để đưa vào sách của bạn với mục đích xuất bản thì bạn phải liên hệ với Bộ GD, họ là nơi nắm giữ bản quyền của các đề thi.




Kinh nghiệm của mình cho thấy trong quá trình học, rất nhiều học sinh không hiểu những vấn đề rất đơn giản như đầu 3’, 5’ của AND là gì; hay tại sao tần số hoán vị gen luôn nhỏ hơn 50%, tần số hoán vị gen thực chất thể hiện cái gì; NST ko phân ly trong giảm phân 1 hay giảm phân 2 thì tạo ra giao tử khác nhau thế nào; và đặc biệt là các kiến thức xác suất, thống kê trong sinh học, phần này gần như là cơn ác mộng của nhiều học sinh, và rất nhiều học sinh không biết liên hệ giữa các kiến thức học dẫn đến một môn học đáng ra rất gần gũi và dễ dàng lại trở lên rời rạc, khó hiểu. Nếu không đi học thêm, phần lớn học sinh không thể hiểu được những vấn đề trên .

Rất hy vọng bạn không làm cho mọi thứ rối loạn thêm, tôi nghĩ bạn không nên viết phần này, hãy để SGK làm việc đó và là nơi cuối cùng để học sinh làm căn cứ đúng sai (SGK). Tôi chưa bao giờ đi học thêm sinh học (và hầu như ko học thêm môn nào trong quá trình học phổ thông) tuy nhiên tôi nghĩ là tôi hiểu những cái bạn đã đề cập ở trên. Do đó không nên kết tội việc không đi học thêm là không hiểu được bài.


Thứ 2, mục đích của mình là 1 cuốn sách đơn giản, dễ hiểu, tập trung chính vào mục đích ôn thi ĐH nhưng vẫn đảm bảo một nền tảng vững chắc để các em hiểu rõ bản chất vấn đề chứ không phải học thuộc bằng mọi giá. Làm sao để 1 cuốn sách có thể giải thích đơn giản nhất, thậm chí chỉ vài hình vẽ mà học sinh có thể tự đọc và hiểu được bản chất vấn đề, nhất là những học sinh ở những vùng quê nghèo lam lũ như quê mình :cry:. Nhưng lại không được là một quyển sách “hàn lâm”, mà học sinh vừa nhìn vào đã sợ.

Lối tiếp cận của bạn theo kiểu trực quan có thể là một ý hay nhưng để xem kết quả thế nào đã.
Cảm nhận của tôi: bạn chưa đủ trình độ để viết sách "hàn lâm" và có khi cũng chưa hiểu rõ từ "hàn lâm" nghĩa là gì.


Một vấn đề mà mình chưa kịp check: đó là nếu dùng các hình vẽ trên mạng hoặc trong 1 sách khác nhưng chú thích rõ nguồn thì liệu có bị coi là vi phạm bản quyền không.

Vẫn bị coi là vi phạm bản quyền nếu bạn không có được permission từ tác giả của những hình vẽ hay hình ảnh đó (trừ trường hợp tác giả của những hình ảnh hay bức vẽ đó có ghi rõ rằng bạn được phép sử dụng, trích dẫn nguồn và không cần hỏi ý kiến tác giả về bản quyền).


Bên cạnh đấy, mình cũng biết sẽ có rất nhiều khó khăn, từ việc kiểm định tính chính xác,
Đó cũng là việc rất khó.

Nhưng trước hết, trong vài ngày tới, có lẽ mình sẽ tập trung viết thử chương đầu tiên: Tế bào học rồi đợi mọi người phản hồi tiếp. Và có lẽ, mình sẽ tập trung chủ yếu vào phần Di truyền 12 trước thay vì cả kiến thức 12 cho công việc đỡ khó khăn.

Rất mong được các bạn tiếp tục góp ý kiến :rose:!

Hồi hộp chờ xem bạn sẽ bắt đầu như thế nào???

K
 
Ẹc hai ông này. Thế cuối cùng anh Cường đưa ra mấy câu hỏi trên có định giải đáp ko zậy trời. Xem dùm em làm có đúng không. Anh đã đưa câu hỏi lên thi tập trung vào trả lời đã chứ! Ý tưởng đưa ra những chủ đề hay cho anh em đâu rồi
 
Ẹc hai ông này. Thế cuối cùng anh Cường đưa ra mấy câu hỏi trên có định giải đáp ko zậy trời. Xem dùm em làm có đúng không. Anh đã đưa câu hỏi lên thi tập trung vào trả lời đã chứ! Ý tưởng đưa ra những chủ đề hay cho anh em đâu rồi

2 câu đầu em trả lời đúng rồi, câu sau thì Hải đã trả lời bổ sung cũng đúng. Nhưng câu khác thì dần anh sẽ đưa ra.

@bạn Khương: tất nhiên mình không muốn (hoặc ít nhất là không muốn phơi bày ra) việc vi phạm bản quyền. Nhưng đôi khi có những bài tập hoặc kiến thức đọc rồi "vương vãi" trong đầu. Đến lúc ra 1 bài tương tự sẽ không tránh khỏi việc giống 1 phần mặc dù mình ko cố tình chép của người ta. Còn các đề thi hoặc kiến thức sách giáo khoa, mình sẽ tìm hiểu thêm xem liệu có phải thuộc "sở hữu toàn dân" không hay phải xin phép đơn vị nào.

Cũng như bạn, có thể xem như mình cũng ko học thêm sinh và ngày đó cũng hiểu những thứ mình đề cập. Nhưng kiến thức thi ĐH bây giờ khác rất nhiều so với thời chúng mình ngày xưa. Như chuyện đầu 5'-3', SGK chỉ có 1-2 hình vẽ, ko có nhấn mạnh mà rất nhiều câu hỏi tập trung vào, các dạng toán di truyền cũng thế, nhiều lúc mình đọc đề mà còn hoảng hồn. Học sinh bây giờ mình đảm bảo nếu chỉ ôm mỗi quyển SGK dù có cày nát sách mà ko tham khảo tài liệu khác hoặc có người chỉ bảo thì cực khó đạt điểm cao (thậm chí khó lòng qua điểm 7). Các em học sinh trên này có thể chứng mình điều đó.

Ý tưởng của mình không phủ nhận vai trò SGK mà chỉ đơn thuần nhấn mạnh những gì SGK viết sơ sài và xoay quanh những kiến thức đã và sẽ gặp trong thi ĐH hoặc tạo ra mối liên kết giữa các phần. Tất cả có thể xem là kinh nghiệm trong quá trình đi dạy của mình.

Nếu cố gắng chắc chỉ 2 ngày nữa mình sẽ xong phần 1, hi vọng tiếp tục nhận được phản hồi từ các bạn. Nhưng, hãy động viên mình, please, đừng có ném gạch phũ quá :divien:!
 
Em có ý kiến thế này:
Quả thực em vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ những người không học thêm nếm gì, chỉ học trên lớp và tự học không có hướng dẫn, vậy mà đạt điểm số cao trong kì thi đại học.
Không thể phủ nhận ý nghĩa của việc tự học, nhưng em nghĩ rằng những đối tượng như vậy không nhiều, đa phần học sinh không làm được thế, ít nhiều đều cần học từ bè bạn (như trên forum này), giáo viên (gọi là học thêm) - dù từ ai thì cũng là học có sự hướng dẫn của người khác, chỉ là hình thức khác nhau thôi.
Theo ý kiến chủ quan của em, với một cuốn SGK thì chẳng thể làm nổi cái đề thi đại học môn Sinh, do học sinh không biết cách học hay SGK không đáp ứng được yêu cầu thi cử, nghe nói 2015 sẽ có SGK mới và cải cách giáo dục nữa.Còn học sinh đi học thêm được giáo viên truyền cho mấy thứ ''bí kip'' gì gì đó là trình độ tăng lên ngay, các bạn khối A ăn đứt học sinh khối B.
Mặc dù vậy, em nghĩ rằng nội dung thi ĐH môn Sinh hiện giờ là ''quá'' ưu đãi đối với học sinh, chương trình gói gọn trong năm học lớp 12 và các dạng bài thì vẫn đi vào lối mòn.Toán thì thi hết chương trình 12 năm, hóa thì thi từ lớp 8 đến lớp 12.Môn Sinh được học từ lớp 6 để đi thi ĐH mỗi chương trình lớp 12 thôi sao?
Chả trách mà nhiều người '' khinh thường'' đến thế, đợi năm lớp 12 quay sang ''đá'' một tý, gọi là dự bị chống trượt! Giờ thử cho thi tế bào, vi sinh, sinh lý động, thực vật xem nào... Thực sự là giữa việc dạy và việc thi còn quá xa xôi!
:rose:
 
Em có ý kiến thế này:
Quả thực em vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ những người không học thêm nếm gì, chỉ học trên lớp và tự học không có hướng dẫn, vậy mà đạt điểm số cao trong kì thi đại học.
Không thể phủ nhận ý nghĩa của việc tự học, nhưng em nghĩ rằng những đối tượng như vậy không nhiều, đa phần học sinh không làm được thế, ít nhiều đều cần học từ bè bạn (như trên forum này), giáo viên (gọi là học thêm) - dù từ ai thì cũng là học có sự hướng dẫn của người khác, chỉ là hình thức khác nhau thôi.
Theo ý kiến chủ quan của em, với một cuốn SGK thì chẳng thể làm nổi cái đề thi đại học môn Sinh, do học sinh không biết cách học hay SGK không đáp ứng được yêu cầu thi cử, nghe nói 2015 sẽ có SGK mới và cải cách giáo dục nữa.Còn học sinh đi học thêm được giáo viên truyền cho mấy thứ ''bí kip'' gì gì đó là trình độ tăng lên ngay, các bạn khối A ăn đứt học sinh khối B.
Mặc dù vậy, em nghĩ rằng nội dung thi ĐH môn Sinh hiện giờ là ''quá'' ưu đãi đối với học sinh, chương trình gói gọn trong năm học lớp 12 và các dạng bài thì vẫn đi vào lối mòn.Toán thì thi hết chương trình 12 năm, hóa thì thi từ lớp 8 đến lớp 12.Môn Sinh được học từ lớp 6 để đi thi ĐH mỗi chương trình lớp 12 thôi sao?
Chả trách mà nhiều người '' khinh thường'' đến thế, đợi năm lớp 12 quay sang ''đá'' một tý, gọi là dự bị chống trượt! Giờ thử cho thi tế bào, vi sinh, sinh lý động, thực vật xem nào... Thực sự là giữa việc dạy và việc thi còn quá xa xôi!
:rose:

Phê phán SGK thì mình ko đủ chuyên môn và cũng ko dám, nhưng có ý kiến thế này. Xem quyển sách sinh 12 của Mỹ mà thấy đắng lòng, kiến thức có lẽ phải ở tầm ĐH năm 2 của VN, rất sâu, rất rộng và nền tảng cực tốt. 600 trang so với Sinh của VN là 260 trang :cry:.

Môn khác thì mình không biết, nhưng riêng Sinh thì đừng nói chương trình học vất so với nước ngoài, ngược lại phải nói "nhẹ" hơn rất nhiều. Sách của họ dày nhưng dễ nhớ bởi tính logic và ko sơ sài. Thêm nữa, kiến thức nhiều nhưng dễ học bởi nó yêu cầu nhớ nền tảng, nguyên lý chung, không yêu cầu nhớ quá tiểu tiết, lắt léo và đánh đố như trong các đề thi ĐH VN (có lẽ mình nghĩ học sinh Mỹ cũng chẳng thể làm tốt đề thi ĐH của mình).

Mình biết tương lai không xa, cách dạy hiện tại của bản thân mình sẽ là lỗi thời, những gì mình viết hôm nay cũng sẽ bị bỏ đi nhưng với cách thi cử hiện tại, nếu mình không thể thay đổi nó thì đành chạy theo, và cũng giúp học sinh của mình chạy theo thôi :cry:. Cũng hi vọng như em nói, 2015 sẽ có cuộc cải cách mới, nhưng ko phải trọng tâm là quyển sách, mà trọng tâm phải là cách thi.
 
Em có ý kiến thế này:
Quả thực em vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ những người không học thêm nếm gì, chỉ học trên lớp và tự học không có hướng dẫn, vậy mà đạt điểm số cao trong kì thi đại học.
Không thể phủ nhận ý nghĩa của việc tự học, nhưng em nghĩ rằng những đối tượng như vậy không nhiều, đa phần học sinh không làm được thế, ít nhiều đều cần học từ bè bạn (như trên forum này), giáo viên (gọi là học thêm) - dù từ ai thì cũng là học có sự hướng dẫn của người khác, chỉ là hình thức khác nhau thôi.
Theo ý kiến chủ quan của em, với một cuốn SGK thì chẳng thể làm nổi cái đề thi đại học môn Sinh, do học sinh không biết cách học hay SGK không đáp ứng được yêu cầu thi cử, nghe nói 2015 sẽ có SGK mới và cải cách giáo dục nữa.Còn học sinh đi học thêm được giáo viên truyền cho mấy thứ ''bí kip'' gì gì đó là trình độ tăng lên ngay, các bạn khối A ăn đứt học sinh khối B.
Mặc dù vậy, em nghĩ rằng nội dung thi ĐH môn Sinh hiện giờ là ''quá'' ưu đãi đối với học sinh, chương trình gói gọn trong năm học lớp 12 và các dạng bài thì vẫn đi vào lối mòn.Toán thì thi hết chương trình 12 năm, hóa thì thi từ lớp 8 đến lớp 12.Môn Sinh được học từ lớp 6 để đi thi ĐH mỗi chương trình lớp 12 thôi sao?
Chả trách mà nhiều người '' khinh thường'' đến thế, đợi năm lớp 12 quay sang ''đá'' một tý, gọi là dự bị chống trượt! Giờ thử cho thi tế bào, vi sinh, sinh lý động, thực vật xem nào... Thực sự là giữa việc dạy và việc thi còn quá xa xôi!
:rose:

Đồng ý luôn :)
Và nếu các bạn để ý sẽ thấy SGK cơ bản có nhiều chỗ hay hơn SGK nâng cao của mình.
Hơn nữa, môn Sinh là môn rất đặc biệt, vì nó luôn luôn biến đổi, nó quá rộng và bao la. còn quá nhiều điều chúng ta chưa biết. Có khi hôm nay 1 số điều là hiển nhiên nhưng ngày hôm sau chỗ kiến thức ấy đem vứt xó. Có khi có nhiều điều lại trái ngược với nhau. Một người học sinh có thể học giỏi môn này không nhất thiết phải là người chăm học, mà phải biết cách tự học, cập nhật thông tin nhanh chóng, biết tư duy logic và nắm chắc kiến thức, quan trọng hơn cả là sẵn sàng chấp nhận cái sai của mình, vứt bỏ những điều lỗi thời để tiếp thu những kiến thức khác phù hợp hơn.
Nói thật mình thấy SGK bh nhiều cái sai quá, và bt di truyền quá nặng về toán (cứ áp dụng công thức này công thức nọ, chẳng biết bản chất nó từ đâu ra và tại sao lại thế). Có một số bài ra theo kiểu đánh đố, bắt buộc phải học trước mới có thể làm được, đồng thời nhiều bài tập dt là cứng nhắc, áp đặt, khác xa với những gì xảy ra thực tế nên dễ làm học sinh hiểu nhầm. SGK cũ đã già rồi, nên phải thay đổi là điều tất yếu, nhất là môn sinh.

Nói vui nhé, đã bao giờ các bạn để ý:
- Chọn lọc làm tăng tỉ lệ kiểu gen AA, giảm tỉ lệ kiểu gen Aa và aa là chọn lọc gì?
- Đột biến đảo đoạn là thế nào? Đoạn ở giữa bị đảo đang là 3' 5' đảo lại thành 5' 3' thì sao được =.=
- Khi sao chép ADN sai, đáng ra A-T thì lại A-X, làm sao enzym sửa sai biết để sửa X thành T chứ không đi sửa A?
- Ribosome bản chất là protein, ribosome tham gia tạo protein, vậy quả trứng hay con gà có trước?
- Trong sao chép ADN thì enzyme di chuyển dọc ADN hay ADN di chuyển qua enzyme? tương tự với ribosome

:buonchuyen:

Làm ơn để SGK mới có thật nhiều câu hỏi khiến học sinh nhăn nhó, cau có nhưng lại thấy tò mò, khơi dậy đam mê ở tụi nó... chứ đừng kiểu như những bài đọc lướt qua đề rồi cầm máy tính bấm bấm ... khô khan lắm... Sinh học đâu có thế đâu...
 
2 câu đầu em trả lời đúng rồi, câu sau thì Hải đã trả lời bổ sung cũng đúng. Nhưng câu khác thì dần anh sẽ đưa ra.

@bạn Khương: tất nhiên mình không muốn (hoặc ít nhất là không muốn phơi bày ra) việc vi phạm bản quyền. Nhưng đôi khi có những bài tập hoặc kiến thức đọc rồi "vương vãi" trong đầu. Đến lúc ra 1 bài tương tự sẽ không tránh khỏi việc giống 1 phần mặc dù mình ko cố tình chép của người ta. Còn các đề thi hoặc kiến thức sách giáo khoa, mình sẽ tìm hiểu thêm xem liệu có phải thuộc "sở hữu toàn dân" không hay phải xin phép đơn vị nào.

1) Bộ trưởng Bộ GD Đức, bà Annette Schavan cũng đã từng bị tước bằng TS vì đưa vào luận văn những kiến thức "vương vãi" đâu đó mà bà ấy không nhớ rõ nguồn.


2) Đất đai cũng thuộc "sở hữu toàn dân" nhưng nhà nước quản lý "hộ".

3) Trong diễn đàn shvn có một số anh chị đã có rất nhiều kinh nghiệm về việc này, thế nào trước sau các anh chị ấy cũng sẽ có những ý kiến khi thật sự "đến lúc" cần phải góp ý kiến.


"Cũng như bạn, có thể xem như mình cũng ko học thêm sinh và ngày đó cũng hiểu những thứ mình đề cập. Nhưng kiến thức thi ĐH bây giờ khác rất nhiều so với thời chúng mình ngày xưa. Như chuyện đầu 5'-3', SGK chỉ có 1-2 hình vẽ, ko có nhấn mạnh mà rất nhiều câu hỏi tập trung vào, các dạng toán di truyền cũng thế, nhiều lúc mình đọc đề mà còn hoảng hồn. Học sinh bây giờ mình đảm bảo nếu chỉ ôm mỗi quyển SGK dù có cày nát sách mà ko tham khảo tài liệu khác hoặc có người chỉ bảo thì cực khó đạt điểm cao (thậm chí khó lòng qua điểm 7). Các em học sinh trên này có thể chứng mình điều đó."

Tôi đã không đọc một chữ nào trong SGK mười mấy năm rồi nên không biết bây giờ thế nào cả. Nhưng quan điểm SGK phải là chuẩn mực để làm điểm tựa cho những thứ được gọi là "nâng cao" khác.

"Nếu cố gắng chắc chỉ 2 ngày nữa mình sẽ xong phần 1, hi vọng tiếp tục nhận được phản hồi từ các bạn. Nhưng, hãy động viên mình, please, đừng có ném gạch phũ quá"

Tôi vẫn ủng hộ bạn từ lúc đầu tiên nhưng như thế không có nghĩa là không làm rõ những vấn đề cần phải làm rõ hơn.
K
 
Em có ý kiến thế này:
Quả thực em vô cùng khâm phục, ngưỡng mộ những người không học thêm nếm gì, chỉ học trên lớp và tự học không có hướng dẫn, vậy mà đạt điểm số cao trong kì thi đại học.
Không thể phủ nhận ý nghĩa của việc tự học, nhưng em nghĩ rằng những đối tượng như vậy không nhiều, đa phần học sinh không làm được thế, ít nhiều đều cần học từ bè bạn (như trên forum này), giáo viên (gọi là học thêm) - dù từ ai thì cũng là học có sự hướng dẫn của người khác, chỉ là hình thức khác nhau thôi.
Theo ý kiến chủ quan của em, với một cuốn SGK thì chẳng thể làm nổi cái đề thi đại học môn Sinh, do học sinh không biết cách học hay SGK không đáp ứng được yêu cầu thi cử, nghe nói 2015 sẽ có SGK mới và cải cách giáo dục nữa.Còn học sinh đi học thêm được giáo viên truyền cho mấy thứ ''bí kip'' gì gì đó là trình độ tăng lên ngay, các bạn khối A ăn đứt học sinh khối B.
Mặc dù vậy, em nghĩ rằng nội dung thi ĐH môn Sinh hiện giờ là ''quá'' ưu đãi đối với học sinh, chương trình gói gọn trong năm học lớp 12 và các dạng bài thì vẫn đi vào lối mòn.Toán thì thi hết chương trình 12 năm, hóa thì thi từ lớp 8 đến lớp 12.Môn Sinh được học từ lớp 6 để đi thi ĐH mỗi chương trình lớp 12 thôi sao?
Chả trách mà nhiều người '' khinh thường'' đến thế, đợi năm lớp 12 quay sang ''đá'' một tý, gọi là dự bị chống trượt! Giờ thử cho thi tế bào, vi sinh, sinh lý động, thực vật xem nào... Thực sự là giữa việc dạy và việc thi còn quá xa xôi!
:rose:

Khi tôi đi học cấp 3 tôi được nhìn thấy và sờ computer 1 lần & không có internet và ý tưởng về forum vẫn chỉ là cát bụi ở đâu đó (phải không admin)
 
Phê phán SGK thì mình ko đủ chuyên môn và cũng ko dám, nhưng có ý kiến thế này. Xem quyển sách sinh 12 của Mỹ mà thấy đắng lòng, kiến thức có lẽ phải ở tầm ĐH năm 2 của VN, rất sâu, rất rộng và nền tảng cực tốt. 600 trang so với Sinh của VN là 260 trang :cry:.

Môn khác thì mình không biết, nhưng riêng Sinh thì đừng nói chương trình học vất so với nước ngoài, ngược lại phải nói "nhẹ" hơn rất nhiều. Sách của họ dày nhưng dễ nhớ bởi tính logic và ko sơ sài. Thêm nữa, kiến thức nhiều nhưng dễ học bởi nó yêu cầu nhớ nền tảng, nguyên lý chung, không yêu cầu nhớ quá tiểu tiết, lắt léo và đánh đố như trong các đề thi ĐH VN (có lẽ mình nghĩ học sinh Mỹ cũng chẳng thể làm tốt đề thi ĐH của mình).

Mình biết tương lai không xa, cách dạy hiện tại của bản thân mình sẽ là lỗi thời, những gì mình viết hôm nay cũng sẽ bị bỏ đi nhưng với cách thi cử hiện tại, nếu mình không thể thay đổi nó thì đành chạy theo, và cũng giúp học sinh của mình chạy theo thôi :cry:. Cũng hi vọng như em nói, 2015 sẽ có cuộc cải cách mới, nhưng ko phải trọng tâm là quyển sách, mà trọng tâm phải là cách thi.

Đơn giản là không thể so sánh VN và Mỹ. High School (cấp 3) của họ là một dạng school có định hướng nghề nghiệp, khác hoàn toàn với cấp 3 của VN. Tôi chỉ cầu mong VN đừng cải cách giáo dục nữa, mỗi lần cải cách là mỗi lần mọi thứ rối tung hết cả lên mà giáo dục không phải là con chuột bạch để cho người ta tiến hành các thử nghiệm. Tôi không có tý chút hy vọng nào vào những cái sự cải cách trong GD bây giờ.
 
Nói thật mình thấy SGK bh nhiều cái sai quá, và bt di truyền quá nặng về toán (cứ áp dụng công thức này công thức nọ, chẳng biết bản chất nó từ đâu ra và tại sao lại thế). Có một số bài ra theo kiểu đánh đố, bắt buộc phải học trước mới có thể làm được, đồng thời nhiều bài tập dt là cứng nhắc, áp đặt, khác xa với những gì xảy ra thực tế nên dễ làm học sinh hiểu nhầm. SGK cũ đã già rồi, nên phải thay đổi là điều tất yếu, nhất là môn sinh.

Nói vui nhé, đã bao giờ các bạn để ý:
- Chọn lọc làm tăng tỉ lệ kiểu gen AA, giảm tỉ lệ kiểu gen Aa và aa là chọn lọc gì?
- Đột biến đảo đoạn là thế nào? Đoạn ở giữa bị đảo đang là 3' 5' đảo lại thành 5' 3' thì sao được =.=
- Khi sao chép ADN sai, đáng ra A-T thì lại A-X, làm sao enzym sửa sai biết để sửa X thành T chứ không đi sửa A?
- Ribosome bản chất là protein, ribosome tham gia tạo protein, vậy quả trứng hay con gà có trước?
- Trong sao chép ADN thì enzyme di chuyển dọc ADN hay ADN di chuyển qua enzyme? tương tự với ribosome

:buonchuyen:
:chuan:
Mình thì vô cùng ức chế vì vấn đề cậu nêu, mấy vị giáo sư tiến sĩ còn suốt ngày tranh cãi, học sinh đi thi không dám viết lên quan điểm của mình, vì khác đáp án là '' toạch ''!
Chọn lọc làm tăng tỉ lệ kiểu gen AA, giảm tỉ lệ kiểu gen Aa và aa là chọn lọc gì?
Anh, chị, thầy cô nào trả lời giùm em :rose:
Rainagain ơ mình thấy nên đổi câu hỏi thành Chọn lọc làm tăng tỉ lệ kiểu gen Aa, giảm tỉ lệ kiểu gen AA và aa là chọn lọc gì?

Khi tôi đi học cấp 3 tôi được nhìn thấy và sờ computer 1 lần & không có internet và ý tưởng về forum vẫn chỉ là cát bụi ở đâu đó (phải không admin)
Vậy thầy (bác,anh) có bạn bè, thầy cô để thắc mắc không hay chỉ hỏi sách và lại tự mình trả lời?:rose:
 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top