Đặc điểm thích nghi của thực vật

tại sao nước đóng băng lại có thế nước thấp hơn nhỉ?:hum:

Khi nước đóng băng thì làm giảm các phân tử nước tự do (hầu hết đều ở trạng thái kết tinh) mà thế nước định nghĩa là thế năng có có trong các phân tử nước tự do nên thế nước giảm.
Hoặc bạn có thế hiểu theo cách khác đó là khi nước ở gian bào và thành tế bào đóng băng thì tất nhiên sẽ không có phân tử nước nào khuếch tán qua màng được trong khi ở trong tế bào chất nước vẫn ở dạng lỏng vì vậy nước đi ra theo một chiều. Không những thế, nước đi ra lại bị đóng băng luôn nên nước tiếp tục bị rút ra khỏi tế bào.
:)
 
Em không biết protein nào chống đông cả, chỉ biết là tinh bột bị phân giải ra các đường nhỏ hơn (saccharose chẳng hạn) làm tăng lượng nước liên kết, giảm nhiệt độ đóng băng. Một số loài chuyển tinh bột thành lipid để chống lạnh.
:sad:
 
mình không trích ra để trả lời cho câu hỏi của bạn đâu, vì mình nghĩ bạn đọc cái chịu rét ở đây nên đăng cho mọi người xem để tiện giải thích cơ chế tại sao như vậy mà giúp bạn thôi.!
 
Đó là protein chaperon.Cái này chỉ liên quan đến nhiệt độ cao, chứ không phải nhiệt độ thấp.

protein shock nhiệt (heat shock protein HSP), mặc dù tên gọi của nó dễ làm người ta liên tưởng đến vai trò của nó trong việc cơ thể sinh vật chống lại tác động của nhiệt độ (cao), điều đó khôn sai. Tuy nhiên, trên thực tế vai trò của HSP không thật sự đặc hiệu, nó có thể được tổng hợp ra nhiều hơn (up-regulate) khi cơ thể gặp stress nói chung.
 
Tôi nhớ hình như hô hấp chỉ tạo ra nước chứ khong làm mất nước, làm sao nước có thể mất đi?:???:

theo em hiểu thì ý của câu trên là thực vật làm giảm lượng nước mất đi qua hô hấp chứ không phải là nước mất đi qua quá trình hô hấp
 
theo em hiểu thì ý của câu trên là thực vật làm giảm lượng nước mất đi qua hô hấp chứ không phải là nước mất đi qua quá trình hô hấp

Vậy từ hô hấp thực vật ở đây bạn có ý gì? mình chỉ nhớ động vật mới có hô hấp, còn thực vật chỉ có quá trình hô hấp trong tế bào thôi. :???:
 
Các bạn ơi! Tôi vừa đọc tài liệu thì thấy đoạn này: độ nhớt của chất nguyên sinh càng lớn thì cây sẽ có sức chống chọi lại cái lạnh càng cao ( liên quan tới K+ đấy)
 
Em đọc thấy người ta nói một số đặc điểm là:
- Có protein sốc nhiệt, các loại protein có thể hoạt động ở nhiệt độ thấp mà ko bị biến tính.
- Nồng độ các chất trong tế bào cao có tác dụng giữ nước vì nước đóng băng có khả năng hút nước .
- màng sinh chất có nhiều axit béo không no để có thể linh động dù nhiệt độ thấp.
 
- Thay đổi thành phần hoá học của màng theo cách tăng tỉ lệ axit béo không no làm tăng độ linh hoạt của màng. (0,5 điểm)

- Tổng hợp nên các protein chống đóng băng nước trong tế bào.(0,5 điểm)

- Tăng nồng độ các chất trong tế bào để chống sự mất nước vì nước đóng băng bên ngoài tế bào có thể hút nước từ bên trong tế bào ra bên ngoài. (0,5 điểm)

- Sản sinh ra một số loại protein sốc nhiệt chống lại tác hại của nhiệt độ thấp. (0,5 điểm)
 
Em đọc thấy người ta nói một số đặc điểm là:
- Có protein sốc nhiệt, các loại protein có thể hoạt động ở nhiệt độ thấp mà ko bị biến tính.
- Nồng độ các chất trong tế bào cao có tác dụng giữ nước vì nước đóng băng có khả năng hút nước .
- màng sinh chất có nhiều axit béo không no để có thể linh động dù nhiệt độ thấp.
đún r bn
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top