Giải thích về đặc điểm thích nghi.

HAONGCONG0304

Senior Member
CÓ AI TRẢ LỜI GIÚP:
Giải thích sự thành thành " chiếc cổ cao" ở loài hươu theo quan điểm của: biến hình luận, thần tạo luận, mục đích luận, Lamac, Đacuyn, thuyết tiến hóa tổng hơp.
Cảm ơn trươc nhé.
:???:
 
CÓ AI TRẢ LỜI GIÚP:
Giải thích sự thành thành " chiếc cổ cao" ở loài hươu theo quan điểm của: biến hình luận, thần tạo luận, mục đích luận, Lamac, Đacuyn, thuyết tiến hóa tổng hơp.
Cảm ơn trươc nhé.
:???:

Có ai trả lời giúp với??????
 
CÓ AI TRẢ LỜI GIÚP:
Giải thích sự thành thành " chiếc cổ cao" ở loài hươu theo quan điểm của: biến hình luận, thần tạo luận, mục đích luận, Lamac, Đacuyn, thuyết tiến hóa tổng hơp.
Cảm ơn trươc nhé.
:???:
Toàn những thuật ngữ mới nghe tên lần đầu.
Nếu chỉ nói đến việc giải thích hình thành hươu cao cổ theo quan điểm Lamac và Đacuyn thì đơn giản hơn nhiều.
 
câu hỏi này có lẽ là việc giải thích sự hình thành các đặc điểm thich nghi theo các quan điểm trên. ở đây chỉ nêu một đặc điểm làm ví dụ cụ thể?????????????

:???:
 
Về quan điểm tiến hóa theo Lamarck thì những biến đổi về mặt hình thái trong đời sống cá thể của một sinh vật gây nên bởi các yếu tố môi trường cũng như bởi tập tính hoạt động của động vật để thích nghi với điều kiện sống mới đều có thể được di truyền cho các thế hệ sau: ví dụ ở trường hợp của con hươu cao cổ lúc đầu cái cổ của nó cũng "thấp" như ở các loài khác, do nó "thích" những chiếc lá non trên các ngọn cây nên cố gắng vươn cái cổ lên để với tới, kết quả cái cổ của nó dài ra được một tẹo. Nó sinh con, con của nó được thừa hưởng đặc điểm cổ dài hơn từ con mẹ và tiếp tục cố gắng vươn cổ lên để ăn lá, kết quả cổ của nó lại cao thêm được một ít. Quá trình này lặp lại nhiều đời dẫn tới con hươu có cái cổ cao như hiện nay. Tức là theo quan điểm tiến hóa này, các đặc điểm "tập nhiễm (hình thái)" được di truyền và nó có định hướng trước.

Theo Darwin, sinh vật có sự thay đổi nhưng sự thay đổi này không có định hướng trước mà do chọn lọc tự nhiên quyết định. Vậy, chọn lọc tự nhiên là gì? Theo Darwin có thể hiểu nôm na là sự chọn lọc những đặc điểm thay đổi hàng ngày có lợi cho sinh vật, đào thải những đặc điểm không phù hợp (Natural selection is daily and hourly crutinizing every variation, even the slightest; rejecting that which is bad, preserving and adding up all that is good; silently and insensibly working at the improvement of each organic being). Theo tôi được biết thì Darwin không giải thích về trường hợp của con hươu cao cổ mà ông dựa nhiều trên các loài chim sẻ (Darwinia finches) ở quần đảo Galapagos (nước Ecuador) nhưng nếu theo quan điểm của Darwin áp dụng vào con hươu cao cổ thì có thể hiểu như thế này:

Trong quần đàn con hươu cao cổ ban đầu vốn rất đa dạng về chiều cao của cái cổ, có con cổ cao, có con cổ thấp, có con cổ trung bình, nhưng ở vùng savan châu Phi, những con cổ thấp hoặc trung bình gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các loài ăn cỏ khác như linh dương v.v. trong khi những con cổ cao có lợi thể lấy được những lá non ở trên cao nên cơ hội sống sót cao hơn. Trải qua nhiều thế hệ những đặc điểm này được duy trì và chiếm ưu thế trong đàn hươu, trong khi những đặc điểm cổ thấp và trung bình bị loại dần đi. Kết quả sau hàng triệu năm tiến hóa, đàn hươu còn lại toàn những con cổ cao nên gọi la hươu cao cổ.

Quan điểm tiến hóa hiện đại: Thật ra Darwin vẫn chưa giải thích được nguyên nhân sâu xa nhất của sự đa dạng về tính trạng trong quần thể sinh vật vì lúc đó ông chưa biết đến cái gọi là "gene và allene", tiến hóa hiện đại làm rõ vấn đề ở bản chất cuối cùng của quá trình tiến hóa là sự thay đổi về tần số các allene trong quần thể sinh vật. Có thể áp dụng một cách nôm na vào loài hươu cao cổ như thế này:
Giả định 3 gene A B C quy định tính trạng đốt sống cổ ở hươu cao cổ. Mỗi gen này có 3 Âllene A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2, C3 trong đó A1, B1, C1 là trội cùng qui định đốt sống cổ cao, A3, B3, C3 là lặn qui định đốt sống cổ thấp, còn lại là trung tính. Như vậy tổ hợp A1A1B1B1C1C1 sẽ cho con hươu có cổ cao nhất, có thể vươn lên tới ngọn cây cao nhất trong vùng savan do đó sẽ được chọn lọc tự nhiên chọn lọc, qua nhiều thế hệ, tỉ lệ của tổ hợp này tăng lên trong quần thể dẫn tới hình thành quần thể hươu cao cổ như ngày nay.
--
Tôi hoàn toàn không hiểu những thuật ngữ biến hình luận, thần tạo luận, mục đích luận là gì??
 
mình không hiểu bạn tìm câu hỏi này ở đâu ra nữa:???: nhưng theo suy luận của mình thì mình sẽ giải thích như sau:
--> biến hình luận: sự hình thành cổ dài ở hưu cao cổ là biến đổi hình dạng một cách ngẫu nhiên có tính siêu hình (huyền bí). Trong quá trình phát triển trong bầy hưu đã có sự biến đổi hình dạng này--> chiếc cổ dài ra--> đặc điểm này có lợi cho sự sinh tồn nên chúng đã tồn tại và phát triển.
--> thần tạo luận: sự xuất hiện của hưu cao cổ là do thần thánh tạo ra--> vốn dĩ nó là như vậy.
--> mục đich luận: sự tồn tại của cây cối--> các loại cây cao tất yếu sẽ hình thành được loài động vật ăn được lá cây của nó vì vậy loài hưu cao cổ đã hình thành
phi sinh học hết sức.:bithuong:... có gì không đúng mong các bạn chỉ giáo nha!
 
Không đọc sách Thuyết tiến hóa của Thầy Trần Bá Hoành hay sao mà hỏi biến hình luận, mục đích luận với thần tạo luận là gi? Đề nghị tìm 2 tập sách Học thuyết tiến hóa của thầy Hoành mà đọc
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top