Khi ngẫm nghĩ lại những kiểu dông dài bên lề một hồi rồi mới chịu đi vào ý chính của một vấn đề mới đặt ra thì tôi mới cảm thấy ngán ngẫm số lượng thời gian cần có để tiếp thu nguồn kiến thức bao la đầy dẫy những khái niệm chưa từng nghe thấy cho người mới nhập môn. ?Trên đó còn vấn đề chuyển ngữ rồi để ngồi riêng ra bàn luận không biết bao giờ thỏa thuận cách dịch nào cho đúng. ?Rồi quan trọng nhất là sau khi hiểu thấu mớ kiến thức cần có thì còn phải tìm cách ứng dụng nó trong hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam. ?Tôi không phản đối trình tự này vì đây là những bước cần thiết để một người có thể áp dụng kiến thức sinh học hiện đại để làm một cái gì đó thực tiễn cho VN. ?Nhưng đây là một thách thức và liệu có cách nào hiệu quả hơn?
Xin bàn ra một chút ở đây. ?Diễn đàn gần đây đã có một sự nổ lực rất lớn trong việc giúp lẫn nhau luyện dịch thuật ngữ. ?Việc này thật là hữu ích vì ngôn ngữ là chìa khóa mở cửa kho tàng kiến thức sinh học thế giới. ?Tuy nhiên sau khi hài lòng với một bài chuyển ngữ tôi không thấy ai khác thắc mắc thêm về nội dung của bài. ?Người dịch đã tốn công tốn thời gian cho việc dịch nhưng tới đây việc học chưa thực sự chấm dứt, trừ khi bản dịch đã soi sáng mọi vấn đề làm mọi người đều thông suốt. Tôi không tin là như vậy. ?Tôi cũng không tin là vì khả năng đặt câu hỏi thảo luận có giới hạn. ?Có cái gì đó về cách thức học/làm việc làm cho ta không chịu thúc đẩy một vấn đề đến cùng. ?Khi làm việc với người Tây phương, tôi thường được học các ngạn ngữ thường nói như "push the envelope" hay "out of the box" (dịch là thoát ra lối suy nghĩ gò bó thông thường), hay "cutting edge" hay "at the forefront" (có nghĩa là phần dẫn đầu của một lưỡi dao, dịch là ở vị trí dẫn đầu). ?Nghe những điều này hàng ngày như bị tẩy nảo làm cho người ta chỉ muốn luôn phấn đấu làm việc ở những môi trường tạo điều kiện dẫn đầu như vậy. ?Tinh thần này được nhân lên cấp số nhân cộng với tính biết làm việc hợp tác nhường nhịn đôi khi cạnh tranh lẫn nhau, kết quả là khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc. ?Chúng ta không có may mắn là được thừa hưởng một nền kỹ thuật tân tiến từ cha ông của chúng ta vì nhiều lý do nhưng chúng ta có thể học cách học mà ông cha chúng ta đã không có được như ngày nay.
Để nhằm suy nghĩ ra cách học nào là tốt nhất trên khuôn khổ diễn đàn sinh học này tôi mạn phép dài dòng thêm một chút nữa. ?Trước khi bàn về một phương pháp học có thể thực hiện được, tôi xin chỉ ra hai cái rào cản mà ai cũng hiểu nhưng có vẽ không biết nghiên về giải quyết hướng nào. ?Cái rào cản thứ nhất là Anh ngữ. ?Với cái rào cản này chỉ có một số ít anh chị trên diễn đàn này có khả năng đem kiến thức tiếng Anh về "soi sáng" lại cho "đồng loại" rồi còn phải chuyển ngữ thì sẽ còn ít thời gian làm chuyện ích lợi khác hơn. Tôi tin rằng các bạn khác chưa khá Anh ngữ vẫn đang cố gắng về môn này để sau này trở thành các anh chị trên. ?Người Ấn độ, người Singapore thay đổi quốc ngữ của họ sang tiếng Anh hoàn toàn và họ không sợ mất văn hóa bản sắc dân tộc vì ngôn ngữ chỉ là một phần trong vấn đề văn hóa. ?Họ đều là thuộc địa Anh trước đây nên cũng dể hơn phần nào nhưng quyết định áp dụng Anh ngữ là quốc ngữ dạy trong trường học thì lại là chuyện liên quan đến tinh thần dân tộc và chiến lược phát triển quốc gia mà họ đã chọn lựa. Hiện nay họ được nhìn nhận là những nước nói tiếng Anh và do đó mọi quan hệ về kinh tế khoa học với thế giới đều dể dàng cho họ. ?Đương nhiên tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ đi con đường này nhưng tôi đề cập vấn đề này là ý muốn nói về chiến lược nào là tốt nhất để hấp thu kiến thức thế giới đối với một tập thể ưu tú trong một bối cảnh nhỏ hơn như trên cộng đồng sinh học ở đây. ?Cái rào cản thứ hai là chuyển ngữ sang tiếng Việt sau cho thật là Việt tính. ?Việt hóa là một điều cao đẹp để đề cao và phổ biến tiếng Việt nhưng chúng ta nên phân biệt việc gìn giữ tiếng Việt trong sáng và việc hấp thu kiến thức bằng tiếng Anh càng nhanh chóng càng tốt là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. ?Việc trong sáng hóa tiếng Việt chỉ trở nên quan trọng khi ta viết một bài hoàn chỉnh, chính thức công bố trước đông đảo bạn đọc, như các bài đăng trên trang nhất. ?Còn trong quá trình học tập, không phải lúc nào cũng cần phải trao chuốt câu văn tiếng Việt hoặc tiếng Anh, chỉ cần đủ ý diển đạt không sai lạc. ?Có người tranh luận rằng nếu không tập ngay từ đầu thì sẽ nguy về sau này. ?Đúng, nhưng đây là một giai đoạn thứ hai, và nó vẫn đang được mọi người chỉnh sửa trước khi đăng chính thức từ trước đến nay. ?Còn nếu phải dồn hết thời gian để bàn về việc trong sáng của tiếng Việt thì phải chăng chúng ta đang dậm chân tại chổ như các lớp ngoại ngữ luyện dịch mà không "push the envelope" để hấp thu thêm kiến thức mới ở trang web sinh học này.
Tóm lại, tại sao chúng ta không đặc biệt chú trọng mổ xẻ nội dung của một kiến thức mới vừa được giới thiệu và chỉ coi nhẹ phần chuyển ngữ. ?Một người có thể giới thiệu một bài bằng tiếng Anh hay tiếng Việt và mọi người khác cùng tham gia học hỏi trao đổi bằng tiếng Việt lẫn Anh. ?Nếu được như vậy thì tốc độ học hỏi sẽ gia tăng. ?Không cần thiết phải phân chia box tiếng Anh tiếng Pháp riêng biệt làm chi, vì thực tế những box này cũng ít có ai viếng. ?Còn các bạn từ trước đến nay vẫn đang chuyễn ngữ thì vẫn cứ tiếp tục công việc đầy hữu ích này, nhưng sau đó mọi người khác nên tham gia mổ xẻ thì sẽ thấy lợi ích của việc chuyển ngữ hơn.
Xin bàn ra một chút ở đây. ?Diễn đàn gần đây đã có một sự nổ lực rất lớn trong việc giúp lẫn nhau luyện dịch thuật ngữ. ?Việc này thật là hữu ích vì ngôn ngữ là chìa khóa mở cửa kho tàng kiến thức sinh học thế giới. ?Tuy nhiên sau khi hài lòng với một bài chuyển ngữ tôi không thấy ai khác thắc mắc thêm về nội dung của bài. ?Người dịch đã tốn công tốn thời gian cho việc dịch nhưng tới đây việc học chưa thực sự chấm dứt, trừ khi bản dịch đã soi sáng mọi vấn đề làm mọi người đều thông suốt. Tôi không tin là như vậy. ?Tôi cũng không tin là vì khả năng đặt câu hỏi thảo luận có giới hạn. ?Có cái gì đó về cách thức học/làm việc làm cho ta không chịu thúc đẩy một vấn đề đến cùng. ?Khi làm việc với người Tây phương, tôi thường được học các ngạn ngữ thường nói như "push the envelope" hay "out of the box" (dịch là thoát ra lối suy nghĩ gò bó thông thường), hay "cutting edge" hay "at the forefront" (có nghĩa là phần dẫn đầu của một lưỡi dao, dịch là ở vị trí dẫn đầu). ?Nghe những điều này hàng ngày như bị tẩy nảo làm cho người ta chỉ muốn luôn phấn đấu làm việc ở những môi trường tạo điều kiện dẫn đầu như vậy. ?Tinh thần này được nhân lên cấp số nhân cộng với tính biết làm việc hợp tác nhường nhịn đôi khi cạnh tranh lẫn nhau, kết quả là khoa học kỹ thuật tiến bộ vượt bậc. ?Chúng ta không có may mắn là được thừa hưởng một nền kỹ thuật tân tiến từ cha ông của chúng ta vì nhiều lý do nhưng chúng ta có thể học cách học mà ông cha chúng ta đã không có được như ngày nay.
Để nhằm suy nghĩ ra cách học nào là tốt nhất trên khuôn khổ diễn đàn sinh học này tôi mạn phép dài dòng thêm một chút nữa. ?Trước khi bàn về một phương pháp học có thể thực hiện được, tôi xin chỉ ra hai cái rào cản mà ai cũng hiểu nhưng có vẽ không biết nghiên về giải quyết hướng nào. ?Cái rào cản thứ nhất là Anh ngữ. ?Với cái rào cản này chỉ có một số ít anh chị trên diễn đàn này có khả năng đem kiến thức tiếng Anh về "soi sáng" lại cho "đồng loại" rồi còn phải chuyển ngữ thì sẽ còn ít thời gian làm chuyện ích lợi khác hơn. Tôi tin rằng các bạn khác chưa khá Anh ngữ vẫn đang cố gắng về môn này để sau này trở thành các anh chị trên. ?Người Ấn độ, người Singapore thay đổi quốc ngữ của họ sang tiếng Anh hoàn toàn và họ không sợ mất văn hóa bản sắc dân tộc vì ngôn ngữ chỉ là một phần trong vấn đề văn hóa. ?Họ đều là thuộc địa Anh trước đây nên cũng dể hơn phần nào nhưng quyết định áp dụng Anh ngữ là quốc ngữ dạy trong trường học thì lại là chuyện liên quan đến tinh thần dân tộc và chiến lược phát triển quốc gia mà họ đã chọn lựa. Hiện nay họ được nhìn nhận là những nước nói tiếng Anh và do đó mọi quan hệ về kinh tế khoa học với thế giới đều dể dàng cho họ. ?Đương nhiên tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ đi con đường này nhưng tôi đề cập vấn đề này là ý muốn nói về chiến lược nào là tốt nhất để hấp thu kiến thức thế giới đối với một tập thể ưu tú trong một bối cảnh nhỏ hơn như trên cộng đồng sinh học ở đây. ?Cái rào cản thứ hai là chuyển ngữ sang tiếng Việt sau cho thật là Việt tính. ?Việt hóa là một điều cao đẹp để đề cao và phổ biến tiếng Việt nhưng chúng ta nên phân biệt việc gìn giữ tiếng Việt trong sáng và việc hấp thu kiến thức bằng tiếng Anh càng nhanh chóng càng tốt là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. ?Việc trong sáng hóa tiếng Việt chỉ trở nên quan trọng khi ta viết một bài hoàn chỉnh, chính thức công bố trước đông đảo bạn đọc, như các bài đăng trên trang nhất. ?Còn trong quá trình học tập, không phải lúc nào cũng cần phải trao chuốt câu văn tiếng Việt hoặc tiếng Anh, chỉ cần đủ ý diển đạt không sai lạc. ?Có người tranh luận rằng nếu không tập ngay từ đầu thì sẽ nguy về sau này. ?Đúng, nhưng đây là một giai đoạn thứ hai, và nó vẫn đang được mọi người chỉnh sửa trước khi đăng chính thức từ trước đến nay. ?Còn nếu phải dồn hết thời gian để bàn về việc trong sáng của tiếng Việt thì phải chăng chúng ta đang dậm chân tại chổ như các lớp ngoại ngữ luyện dịch mà không "push the envelope" để hấp thu thêm kiến thức mới ở trang web sinh học này.
Tóm lại, tại sao chúng ta không đặc biệt chú trọng mổ xẻ nội dung của một kiến thức mới vừa được giới thiệu và chỉ coi nhẹ phần chuyển ngữ. ?Một người có thể giới thiệu một bài bằng tiếng Anh hay tiếng Việt và mọi người khác cùng tham gia học hỏi trao đổi bằng tiếng Việt lẫn Anh. ?Nếu được như vậy thì tốc độ học hỏi sẽ gia tăng. ?Không cần thiết phải phân chia box tiếng Anh tiếng Pháp riêng biệt làm chi, vì thực tế những box này cũng ít có ai viếng. ?Còn các bạn từ trước đến nay vẫn đang chuyễn ngữ thì vẫn cứ tiếp tục công việc đầy hữu ích này, nhưng sau đó mọi người khác nên tham gia mổ xẻ thì sẽ thấy lợi ích của việc chuyển ngữ hơn.