Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
    • Chuyên đề kỹ thuật
  • Login
Sinh học Việt Nam
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
    • Chuyên đề kỹ thuật
No Result
View All Result
Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result

Điều trị ung thư bằng cách… “bỏ đói” tế bào ung thư

11 May, 2017
in Sinh học Y - Dược

Chắc hẳn chúng ta đã từng biết hoặc nghe đến một chiến lược quân sự thường được áp dụng: bao vây, cô lập và cắt nguồn viện trợ lương thực, thực phẩm thay vì tấn công trực tiếp.

Đây được coi là một chiến lược tuy có phần “thâm hiểm” nhưng rất hiệu quả. Hiện nay, rất nhiều bác sỹ cũng mơ ước một ngày nào đó có thể áp dụng cách này để đánh bại căn bệnh ung thư.

Gian nan vẫn còn ở phía trước

Theo Economist, các khối u đang phát triển cần nhiều thức ăn và dinh dưỡng hơn các tế bào khỏe mạnh. Việc cắt hoàn toàn nguồn cung cấp dưỡng chất cho các khối u nghe có vẻ là một cách làm tuyệt vời để triệt tiêu các tế bào gây hại cho sức khỏe. Thế nhưng, đó chỉ là những logic trong lý thuyết. Trên thực tế, cách làm này còn gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên chúng ta nghĩ ngay đến là làm cách nào để có thể cắt nguồn dinh dưỡng cho các tế bào ung thư mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh.

Trên thực tế, việc bỏ đói các tế bào ung thư cũng vô tình bỏ đói các tế bào gọi là lympho bào xâm nhập u (TILs). Các TIL này, giống như tên gọi của chúng, là một trong những vũ khí chống ung thư chính của hệ miễn dịch. Tiến sỹ Valter Longo, từ đại học nam California, Los Angeles, lại nghĩ rằng ông đã có cách giải quyết vấn đề này. Theo những gì ông và các cộng sự viết trong một bài báo về tế bào ung thư, họ đang cố gắng tạo ra một chế độ ăn uống làm suy yếu các khối u trong khi vẫn “lén” đưa các chất dinh dưỡng quan trọng cho các mô và tế bào khỏe mạnh, bao gồm TIL.

Đi tìm lời giải

Tiến sỹ Longo đã áp dụng cách thức bỏ đói như một vũ khí chống lại bệnh ung thư lần đầu vào năm 2012. Trong thí nghiệm với chuột, ông sử dụng nó song song với doxorubicin, một loại thuốc chống ung thư phổ biến. Sự kết hợp này khiến cho khối u của chuột co lại với tỷ lệ trung bình khoảng 20%, trong khi nếu chỉ dùng thuốc thì tỷ lệ chỉ khoảng 50%. Mặc dù vậy, cũng không có ai chấp nhận làm theo thí nghiệm này bằng cách bỏ đói con người cả.

Đây là cách thức quá mạo hiểm! Điều đó đã thôi thúc tiến sỹ Longo suy nghĩ tìm cách tận dụng những lợi ích của việc bỏ đói, đồng thời giảm thiểu những vấn đề nó gây ra. Câu trả lời chính là một chế độ ăn giàu vitamin D, kẽm, và axit béo cần thiết cho hoạt động của TIL, đồng thời chứa rất ít protein và đường – là những chất khối u cần để lớn mạnh.

Để kiểm chứng sự hiệu quả của chế độ dinh dưỡng này, tiến sỹ Longo và các cộng sự đã tiêm tế bào ung thư vú vào 30 con chuột. Trong 2 ngày đầu tiên kể từ khi tiêm tế bào ung thư, họ cho những con chuột ăn chế độ dinh dưỡng bao gồm 25% protein, 17% chất béo, 58% đường & carbohydrates phức hơp từ rau củ (chế độ thông thường). Chế độ ăn này chứa 3.75 kilocalories/ gram. Sau đó, họ cho 10 trong số những con chuột trên ăn theo một chế độ khác (1.88 kilocalories/ gram) trong 1 ngày trước khi chuyển chúng sang chế độ gần-như-bị-bỏ-đói. Chế độ đặc biệt này bao gồm 0.5% protein, 0.5% chất béo và 99% các carbohydrates phức hơp từ rau củ – điều này khiến cho các tế bào ung thư nhận được ít dinh dưỡng hơn.

Những con chuột này duy trì chế độ ăn như trên trong vòng 3 ngày rồi lại quay về với chế độ ăn tiếu chuẩn của chúng trong 10 ngày, sau đó lại lặp lại các chu kỳ như vậy. Trong số 20 con chuột còn lại, họ chọn ra 9 con chuột và bỏ đói chúng trong 60 giờ (khoảng thời gian bỏ đói tối đa không gây nguy hiểm đến tính mạng chuột) trong mỗi 10 ngày nhưng mặt khác vẫn giữ chế độ ăn bình thường. Và 10 con chuột còn lại (1 con chuột đã bị chết) được nuôi hoàn toàn bằng chế độ ăn thông thường.

Và đây là kết quả…

Khi hoàn thành thí nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng những con chuột bị bỏ đói 60 giờ và cả những con chuột được ăn chế độ đặc biệt trong 3 ngày liên tiếp chỉ phát triển khối u có kích thước bằng 2/5 kích thước khối u của những con chuột được nuôi với chế độ dinh dưỡng bình thường. Dường như được tiếp thêm sức mạnh bởi những kết quả này, tiến sỹ Longo tiến hành thí nghiệm lần nữa, nhưng với sự góp sức của doxorubicin.

Kết quả trả về thật ấn tượng: kết hợp với chế độ dinh dưỡng đặc biệt, doxorubicin đã kiềm chế sự phát triển kích thước của khối u chỉ còn 1/4 so với kích thước khối u của những con chuột theo chế độ ăn thông thường. Kết quả này gần với mức giảm mà ông đã đưa ra vào năm 2012.

Để khám phá những gì đã diễn ra ở cấp độ tế bào, nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu mô ung thư vú từ những con chuột trong thí nghiệm trên và theo dõi TIL của chúng. Họ phát hiện ra rằng, nếu coi lượng tế bào TIL có mặt trong các khối u của những con chuột với chế độ ăn bình thường là 1, thì số lượng tế bào này nhiều hơn 1.7 lần trong khối u của những con chuột được điều trị với doxorubicin, nhiều hơn 1.8 lần trong khối u của những con chuột với chế độ ăn đặc biệt và tuyệt vời hơn nữa: lượng TIL nhiều hơn 3.4 lần trong khối u của những con chuột được điều trị bằng sự kết hợp của cả hai phương pháp trên.

Một thí nghiệm sau đó đã hé lộ ít nhất một phần của những gì đã xảy ra trong cơ thể chuột. Một loại enzyme có tên gọi haeme oxygenase-1 có chức năng giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch sẽ đứng ra để bảo vệ, che chắn các khối u trước sự “chú ý” của TIL trong cơ thể của những con chuột theo chế độ dinh dưỡng thông thường. Chế độ dinh dưỡng của tiến sỹ Longo có vẻ như đã làm giảm sự sản sinh enzyme này trong khối u, và cũng là nguyên nhân giúp tích lũy TIL. Nếu kết hợp với thuốc, các khối u phải đối mặt với 2 mũi tấn công vô cùng mạnh mẽ. Các nghiên cứu tiếp theo của nhóm nghiên cứu cho thấy cách tiếp cận này cũng có tác dụng với ung thư hắc tố – một loại ung thư da vô cùng nguy hiểm.

Có thể coi đây là một bước tiến lớn của khoa học và y học, giúp mở ra một hướng đi mới về cách điều trị bệnh ung thư cần khai thác và phát triển sâu hơn. Dù biết con đường đi của những nghiên cứu này có thể còn rất dài, nhưng chúng ta hãy tin vào nền y học, hãy tin rằng những nỗ lực và cố gắng của các nhóm nghiên cứu sẽ mang lại điều kỳ diệu cho con người trong tương lai.

Theo VnReview

Tags: Ung thư

Related Posts

Tế bào T tấn công khối u. Ảnh minh họa.
Sinh học Y - Dược

Phương pháp thử nghiệm điều trị ung thư mới có thể “đánh thức” hệ miễn dịch

Giới hạn và tiềm năng của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư
Kiến thức cơ bản

Giới hạn và tiềm năng của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư
Kiến thức cơ bản

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

RSS DIỄN ĐÀN

  • Chỉ em cách pha dd đệm acetate 50mM pH 5,5 với ạ
  • Em xin hỏi cách theo dõi hàm lượng phosphate theo phương pháp xanh molydate ạ
  • Em xin hỏi cách pha dd đệm acetate 50mM, pH 5,5 ạ :(
  • giup em voi a can gap
  • Dịch tài liệu chuyên ngành giúp em với ạ. Em đã dịch qua rồi nhưng đọc lại không hiểu xin mọi người giúp đỡ ạ.
  • Mua chủng vi khuẩn
  • Xin tài liệu về điện di 2 chiều
  • Tách pseudoephedrine
  • Cần video hướng dẫn bào chế crystal meth
  • Phòng chat trung học cơ sở

Hot Topics

Ung thưChỉnh sửa genCrisprTế bào gốcLiệu pháp miễn dịchVaccinekháng sinhCông nghệ sinh họcPCRY học cá nhân hóaChân dung khoa họcKháng kháng sinhcrispr-cas9AIDSCAR-TDịch Virus Vũ Hánchỉnh sửa hệ gennCoV 2019Dịch virus coronaNGS
  • Diễn đàn
  • Tin trong nước
  • Lĩnh vực
  • Chuyên ngành
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
© 2019 Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
      • Các môn khác
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
    • Chuyên đề kỹ thuật

© 2019 Sinh học Việt Nam

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In