Sinh học Việt Nam
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
No Result
View All Result
Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result

Đã có thuốc giúp bệnh nhân HIV kéo dài thêm 10 năm tuổi thọ

14 May, 2017
in Miễn dịch, Sinh học Y - Dược

Các nhà nghiên cứu tuần này công bố tuổi thọ của những bệnh nhân nhiễm HIV có thể tăng lên thêm 10 năm tại Mỹ và châu Âu nhờ vào các thành tựu, cải tiến với các loại thuốc AIDS như thuốc antiretroviral (loại thuốc đã được sử dụng để kéo dài cuộc sống của những người bị lây nhiễm HIV, nhưng đồng thời cũng có hiệu quả cao trong việc hạn chế sự lây truyền của loại virus này).

Điều này có nghĩa các bệnh nhân HIV sẽ có cơ hội sống lâu như những người không nhiễm HIV – theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet.

Các nhà khoa học nói rằng những cải thiện này có được phần lớn là do sự chuyển đổi sang các phương pháp kết hợp các loại thuốc ít độc hại hơn, với nhiều lựa chọn về thuốc cho những người bị nhiễm HIV có triệu chứng kháng thuốc và tuân thủ tốt hơn các điều kiện để điều trị.

Virus HIV đang tấn công vào các tế bào miễn dịch trong máu. Nguồn ảnh: Alamy

“Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh cho câu chuyện thành công về cách thức cải tiến phương pháp điều trị HIV cùng với việc kiểm tra, phòng ngừa và điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến căn bệnh này để có thể kéo dài tuổi thọ của người bệnh”, Adam Trickey, người đứng đầu nghiên cứu tại đại học Bristol (Anh), cho biết.

Liệu pháp điều trị kháng virus, hay còn gọi là liệu pháp ART, lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi vào giữa những năm 1990. Liệu pháp này bao gồm sự kết hợp của 3 hoặc của nhiều loại thuốc nhằm ngăn chặn sự nhân lên của virus HIV. Điều này giúp ngăn ngừa và “sửa chữa” những thiệt hại, “hỏng hóc” trong hệ thống miễn dịch của con người gây ra do HIV, và cũng giúp ngăn chặn sự lây truyền của bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện khuyến cáo bệnh nhân cần được điều trị ART càng sớm càng tốt ngay sau khi bệnh nhân được chuẩn đoán dương tính với HIV.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 18 nghiên cứu tại châu Âu và Bắc Mỹ liên quan đến 88.504 người nhiễm HIV được bắt đầu điều trị ART vào giữa năm 1996 và 2010. Số người bắt đầu điều trị trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2010 bị chết trong 3 năm đầu điều trị ít hơn so với những người bắt đầu điều trị trong giai đoạn 1996 – 2007.

Nhóm nghiên cứu của Trickey cho biết khi họ xem xét cụ thể số ca tử vong do AIDS, con số trong quá trình điều trị giảm dần theo thời gian giữa năm 1996 và 2010, có lẽ vì nhiều loại thuốc hiện đại có hiệu quả hơn trong việc phục hồi hệ thống miễn dịch.

Kết quả là, giữa năm 1996 và năm 2013, tuổi thọ của những người 20 tuổi được điều trị HIV đã tăng thêm được 9 năm đối với phụ nữ và 10 năm đối với đàn ông tại khu vực Liên minh châu Âu và Bắc Mỹ. Điều này cho thấy nếu một người 20 tuổi bắt đầu được điều trị ART từ năm 2008 trở đi và tiến triển tốt với cách điều trị này, họ sẽ có được tuổi thọ gần với tuổi thọ của dân số nói chung – 78 năm.

Nhưng những cải thiện này không hẳn đúng với tất cả những người nhiễm HIV. Với từng nguồn gốc, cách thức nhiễm HIV, tác dụng của thuốc sẽ có các mức độ khác nhau. Tuổi thọ của những người bị nhiễm qua tiêm chích, chẳng hạn, không tăng nhiều như ở các bệnh nhân nhiễm HIV khác.

Ông Trickey cho biết điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải nỗ lực hơn nữa trong các nghiên cứu để tìm ra cách thức hiệu quả nhất với tất cả các nhóm nguyên nhân nhiễm HIV. Bên cạnh đó, mỗi con người tồn tại trên thế giới này đều cần biết cách bảo vệ bản thân, phòng ngừa và ngăn chặn triệt để các nguy cơ nhiễm HIV. Dù có thể tăng được tuổi thọ lên 10 năm, nhưng chắc hẳn chúng ta đều không muốn phải sử dụng thuốc để tăng tuổi thọ của mình đến mức trung bình của người khác, đúng không?

Theo VnReview

Tags: AIDS

Related Posts

Lần đầu tiên các nhà khoa học chữa khỏi HIV cho chuột sống bằng chỉnh sửa gen, sắp thử nghiệm trên người
Sinh học phân tử

Lần đầu tiên các nhà khoa học chữa khỏi HIV cho chuột sống bằng chỉnh sửa gen, sắp thử nghiệm trên người

Các nhà khoa học tạo ra một quần thể tế bào người miễn nhiễm với HIV, mở ra hy vọng chữa khỏi bệnh
Miễn dịch

Các nhà khoa học tạo ra một quần thể tế bào người miễn nhiễm với HIV, mở ra hy vọng chữa khỏi bệnh

Các nhà khoa học khẳng định HIV phát triển mạnh trong 2 chứ không phải 1 loại tế bào máu, giải thích tại sao căn bệnh chưa thể chữa khỏi
Miễn dịch

Các nhà khoa học khẳng định HIV phát triển mạnh trong 2 chứ không phải 1 loại tế bào máu, giải thích tại sao căn bệnh chưa thể chữa khỏi

RSS DIỄN ĐÀN

  • Mơ thấy hang động - diễn giải giấc mơ của bạn
  • Sự khác nhau giữa 2 bộ sách tài liệu chuyên sinh THPT và BD HSG sinh học THPT
  • Anh chị em nào có quyển cơ sở sinh học vi sinh vật tập 1 pass lại cho em với ạ
  • màng tế bào
  • Con này con gì
  • Chế phẩm Probiotic từ vk L.Bacillus subtilis !!

Hot Topics

Ung thưChỉnh sửa genCrisprTế bào gốcLiệu pháp miễn dịchVaccinekháng sinhCông nghệ sinh họcPCRY học cá nhân hóaChân dung khoa họcKháng kháng sinhcrispr-cas9AIDSCAR-TDịch Virus Vũ Hánchỉnh sửa hệ gennCoV 2019Dịch virus coronaNGS
  • Diễn đàn
  • Tin trong nước
  • Lĩnh vực
  • Chuyên ngành
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
© 2019 Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
      • Các môn khác
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật

© 2019 Sinh học Việt Nam