Sinh học Việt Nam
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
No Result
View All Result
Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result

Các nhà khoa học khẳng định HIV phát triển mạnh trong 2 chứ không phải 1 loại tế bào máu, giải thích tại sao căn bệnh chưa thể chữa khỏi

4 May, 2017
in Miễn dịch, Sinh học Y - Dược

Bất chấp nhiều tiến bộ y học hiện đại, chúng ta chưa thể điều trị HIV một cách triệt để.

Virus HIV không chỉ tồn tại dai dẳng và phát triển mạnh trong tế bào T thuộc hệ thống miễn dịch. Mà cả đại thực bào cũng chứa chấp và hỗ trợ sự tồn tại của virus HIV. Đây là kết luận trong một nghiên cứu mang tính đột phá, mà lần đầu tiên các nhà khoa học chỉ ra được bằng chứng trực tiếp cho hiện tượng này.

Trên thực tế, đại thực bào là những tế bào bạch cầu lớn, được tìm thấy trong gan, phổi, tủy xương và não của chúng ta. Các phương pháp điều trị HIV hiện tại chỉ tập trung nhắm đến tế bào T. Bởi vậy, phát hiện mới có thể giải thích lý do tại sao – bất chấp nhiều tiến bộ y học hiện đại – chúng ta chưa thể điều trị HIV một cách triệt để.

Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Nature Medicine.

Virus HIV tồn tại trên các tế bào T, nhưng nó cũng có thể tồn tại tương tự trong đại thực bào

“Các kết quả của nghiên cứu sẽ làm thay đổi mô hình của chúng ta hiện tại, vì nó đã chứng minh rằng không chỉ tế bào T, mà có cả tế bào khác cũng đóng vai trò như một hồ chứa virus HIV”, Tiến sĩ Jenna Honeycutt, tác giả chính của nghiên cứu đến từ Đại học North Carolina cho biết.

“Thực tế, các đại thực bào nhiễm HIV có thể tồn tại dai dẳng. Điều này có nghĩa là bất cứ phương pháp can thiệp nào, muốn điều trị tận gốc virus HIV, khả năng phải nhắm đến 2 loại tế bào khác nhau”.

Đã gần 4 thập kỷ, sau khi chúng ta phát hiện ra virus HIV là một nguồn gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch. Từ một căn bệnh chết người, HIV/AIDS đã có thể được kiểm soát để trở thành một bệnh mạn tính.

Người bệnh nhiễm HIV có thể sử dụng thuốc để giảm nồng độ virus trong cơ thể xuống tới mức “không thể phát hiện” và không thể lây truyền bệnh. Chỉ có điều, loại thuốc sử dụng hàng ngày trong điều trị được gọi là ART này phải uống liên tục, cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời người bệnh.

Hiện tại, trong số 1,3 triệu người Mỹ có HIV, 30% bệnh nhân đã được điều trị để giảm nồng độ virus trong cơ thể xuống mức không thể phát hiện. Điều này có thể đạt được bằng cách uống thuốc ARV mỗi ngày.

Thuốc có tác dụng lên tế bào T và ngăn chặn sự phát triển của virus, tới khi nồng độ trong máu của chúng thấp đến nỗi xét nghiệm máu không thể phát hiện được. Người bệnh lúc này không thể truyền bệnh HIV sang cho người khác. Kết luận được khẳng định khi chưa hề có nghiên cứu nào xác nhận được trường hợp tồi tệ này xảy ra.

Trở lại một nghiên cứu năm 2016 của trường Y Đại học North Carolina. Khi đó, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng đại thực bào là một tác nhân hỗ trợ sự sinh tồn của virus HIV trong cơ thể. Các virus HIV phụ thuộc vào đại thực bào thì độc lập và không hề phụ thuộc vào tế bào T.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nút thắt chưa được giải đáp: Liệu các đại thực bào sẽ phản ứng như thế nào với trị liệu ART? Và liệu chúng có trở thành một hồ chứa virus sau khi một bệnh nhân dừng điều trị?

Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Honeycutt đã sử dụng những con chuột được nhân bản hóa và không chứa tế bào T. Cùng với J. Victor Garcia, một giáo sư miễn dịch học tại Đại học North Carolina, họ đã phát hiện ra thuốc ART cũng có tác dụng ngăn chặn virus HIV sao chép bên trong đại thực bào.

Tuy nhiên, chỉ cần điều trị ART bị gián đoạn, lập tức 1 phần 3 số con chuột phát triển lại một nồng độ virus cao. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đó, chỉ ra virus HIV có thể tồn tại dai dẳng bên trong các đại thực bào.

“Đây là báo cáo đầu tiên cho thấy mô đại thực bào có thể bị nhiễm [virus HIV] và chúng đáp ứng với điều trị ART”, tiến sĩ Honeycutt cho biết. Thế nhưng, việc đáp ứng này là không triệt để. Nhóm nghiên cứu phát hiện một tỷ lệ cao đại thực bào nhiễm bệnh bám trụ lại được cơ thể bất chấp điều trị.

Rõ ràng trong các con chuột không có tế bào T, HIV vẫn có thể tái phát bằng con đường đại thực bào. Điều này cho thấy điều trị HIV, nhắm mục tiêu chính vào tế bào T như hiện nay, vẫn để lại một lỗ hổng trong điều trị.

Bởi vậy, nếu chúng ta muốn tiến đến một phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh thế kỷ này, các đại thực bào cũng phải được quan tâm giống như tế bào T. Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng đại thực bào có liên quan đến việc lây nhiễm HIV vào não.

Bước tiếp theo trong nghiên cứu, nhóm của tiến sĩ Honeycutt và giáo sư Garcia sẽ tìm hiểu cơ chế tồn tại của HIV trong đại thực bào. Điều gì quyết định đến sự bám trụ của chúng, bất chấp cả điều trị ART.

Tất cả những nỗ lực này đều trên đường, đưa chúng ta tới một phương pháp chữa trị tận gốc căn bệnh HIV/AIDS.

Theo Tri Thức Trẻ

Tags: AIDS

Related Posts

Đã có thuốc giúp bệnh nhân HIV kéo dài thêm 10 năm tuổi thọ
Miễn dịch

Đã có thuốc giúp bệnh nhân HIV kéo dài thêm 10 năm tuổi thọ

Lần đầu tiên các nhà khoa học chữa khỏi HIV cho chuột sống bằng chỉnh sửa gen, sắp thử nghiệm trên người
Sinh học phân tử

Lần đầu tiên các nhà khoa học chữa khỏi HIV cho chuột sống bằng chỉnh sửa gen, sắp thử nghiệm trên người

Các nhà khoa học tạo ra một quần thể tế bào người miễn nhiễm với HIV, mở ra hy vọng chữa khỏi bệnh
Miễn dịch

Các nhà khoa học tạo ra một quần thể tế bào người miễn nhiễm với HIV, mở ra hy vọng chữa khỏi bệnh

RSS DIỄN ĐÀN

  • Mức lương khi làm việc ở vị trí giám truyền thông bao nhiêu?
  • Quyền lợi về lương của giám đốc công nghệ thông tin bạn cần nắm rõ
  • Anh chị em nào có quyển cơ sở sinh học vi sinh vật tập 1 pass lại cho em với ạ
  • màng tế bào
  • Mức lương khi làm việc ở vị trí giám đốc vận hành như thế nào?
  • Một số yêu cầu đối với vị trí giám đốc marketing bạn phải biết
  • Con này con gì
  • Tiết lộ về những các yêu cầu đối với vị trí giám đốc marketing
  • Tiết lộ về mức lương khi làm việc ở vị trí giám đốc điều hành
  • Chế phẩm Probiotic từ vk L.Bacillus subtilis !!

Hot Topics

Ung thưChỉnh sửa genCrisprTế bào gốcLiệu pháp miễn dịchVaccinekháng sinhCông nghệ sinh họcPCRY học cá nhân hóaChân dung khoa họcKháng kháng sinhcrispr-cas9AIDSCAR-TDịch Virus Vũ Hánchỉnh sửa hệ gennCoV 2019Dịch virus coronaNGS
  • Diễn đàn
  • Tin trong nước
  • Lĩnh vực
  • Chuyên ngành
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
© 2019 Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
      • Các môn khác
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật

© 2019 Sinh học Việt Nam