Sinh học Việt Nam
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
        • Di truyền – Biến dị
        • Sinh thái
        • Tiến hóa
      • Các môn khác
        • Toán
        • Lý
        • Hóa
        • Văn – Sử – Địa…
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
        • Tiếng Pháp chuyên ngành
        • Thuật ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
No Result
View All Result
Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result

Tìm ra một loại kháng sinh mới khi nghiên cứu kiến ở Châu Phi

9 March, 2017
in Sinh học Y - Dược
Vi khuẩn trong môi trường cộng sinh của kiến với cây keo gai giúp các nhà khoa học tìm ra kháng sinh mới

Một tin vui đến từ “mặt trận” chống siêu vi khuẩn và tình trạng kháng kháng sinh đang diễn ra trên toàn cầu: Các nhà nghiên cứu tại Đại học East Anglia và Trung tâm John Innes, Anh Quốc, mới đây đã phát hiện một loại kháng sinh mới.

Được phân lập từ chủng vi khuẩn tìm thấy trong môi trường cộng sinh giữa kiến và một loài cây ở Châu Phi, kháng sinh mới được đặt tên là formicamycins, với tiền tố formica trong tiếng Latin nghĩa là kiến.

Thử nghiệm xác nhận formicamycins có hiệu quả trong việc chống lại siêu vi khuẩn MRSA (methicillin resistant Staphylococcus aureus) và VRE (Vancomycin-Resistant Enterococci).

Trong khi các vi khuẩn nhóm VRE ít nguy hiểm hơn và kháng với kháng sinh thông thường, MRSA là những siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh mạnh. Nó có thể gây ra nhiễm trùng đe dọa tính mạng, và thực tế đang giết chết hơn 11.000 người mỗi năm, chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ.

Trong vòng hơn 30 năm trở lại đây, con người hầu như không phát triển được thêm một dòng kháng sinh mới nào. Gần như tất cả các loại kháng sinh của chúng ta hiện tại đều đã có tuổi đời từ 40-80 năm. Chúng được điều chế và phân lập từ nhóm xạ khuẩn sống trong đất.

Việc lạm dụng kháng sinh trên toàn thế giới đã khiến thời hoàng kim của kháng sinh chóng qua. Các vi khuẩn bây giờ đã học được cách để trở nên đề kháng với phương pháp điều trị của con người.

Một số chủng vi khuẩn đa kháng thuốc trở nên nguy hiểm, vì chúng có khả năng chống lại nhiều loại kháng sinh cùng lúc. Đặc biệt, một số loại vi khuẩn được ghi nhận có thể kháng lại tất cả kháng sinh hiện có của con người.

Điều này dẫn đến một cuộc khủng hoảng y tế đang diễn ra trên toàn cầu. Tháng 9 năm ngoái, lần đầu tiên Liên Hợp Quốc trong một cuộc họp Đại hội đồng đã nâng mức cảnh báo về kháng kháng sinh, ngang hàng với đại dịch Ebola và HIV/AIDS.

Hơn 30 năm trở lại đây, con người không phát triển thêm được một dòng kháng sinh mới nào

Có nhiều hướng đi được đặt ra để giải quyết vấn đề. Nhưng một trong số những giải pháp hiển nhiên vẫn là việc chúng ta phải đi tìm và phát triển các loại kháng sinh mới, những kháng sinh mà vi khuẩn chưa thể học cách để chống lại.

“Chúng tôi đã khám phá ra những hình thái hóa học tự vệ cộng sinh, giữa các vi khuẩn tiết ra kháng sinh và những côn trùng sống với nấm, để hiểu rõ hơn về cách cách tổ chức này được lập thành và khám phá chúng như một nguồn thuốc mới để chống nhiễm trùng”. Giáo sư Matt Hutchings đến từ Đại học East Anglia cho biết.

“Những con kiến Kenya ăn thực vật cộng sinh với các cây keo gai. Chúng sống và sinh sản trong một domatia – một cấu trúc rỗng mà thực vật đã phát triển quá quá trình tiến hóa để làm nhà cho động vật chân đốt. Kiến sẽ trồng nấm trong đó để ăn, chúng sẽ bảo vệ cây keo khỏi các động vật khác ăn cỏ, bao gồm cả voi. Những con vật không ăn các loài cây có kiến trong đó”.

Nhóm nghiên cứu đã phân lập một số chủng vi khuẩn từ vỏ cây keo đã làm nhà cho lũ kiến, lựa chọn một số để giải mã trình tự gen của chúng. Kết quả khiến họ đặt sự chú ý lớn trên một chủng vi khuẩn, và các hợp chất mà vi khuẩn này tiết ra có thể chống lại siêu vi khuẩn gây bệnh.

Giáo sư Hutchings cho biết: “Chúng tôi đã thử nghiệm formicamycins để chống lại vi khuẩn MRSA cũng như VRE, và nhận ra nó đã ức chế rất mạnh những vi khuẩn này”.

Vi khuẩn trong môi trường cộng sinh của kiến với cây keo gai giúp các nhà khoa học tìm ra kháng sinh mới

Để kiểm tra xem các siêu vi khuẩn có kháng lại formicamycins hay không, nhóm nghiên cứu đã lặp lại thí nghiệm. Nhưng lần này, họ chỉ sử dụng kháng sinh với liều thấp, bên cạnh đó, cho phép các siêu vi khuẩn một cơ hội sống và sinh sản qua 20 thế hệ để học cách kháng thuốc.

Kết quả cuối cùng, các vi khuẩn MRSA và VRE vẫn không thể đề kháng với kháng sinh formicamycins mới. Giáo sư Wilkinson đến từ Trung tâm nghiên cứu John Innes cho biết thêm, phát hiện của họ đã nhấn mạnh với cộng đồng khoa học thế giới về một hướng nghiên cứu tưởng chừng đã lỗi thời:

Tiếp tục tìm kiếm và khám phá tự nhiên, nhưng kết hợp với công nghệ gen hiện đại có thể cho phép chúng ta phát hiện ra những loại kháng sinh mới. Đó hẳn là những vũ khí vô giá, trong khi cả thế giới đang phải đối mặt với cơn ác mộng kháng kháng sinh như hiện nay.

Báo cáo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Chemical Science.

Tham khảo Phys, Upi

Nguồn tin: GenK

Tags: kháng sinh

Related Posts

Vi khuẩn đã học được cách chống lại kháng sinh như thế nào?
Sinh học Y - Dược

Vi khuẩn đã học được cách chống lại kháng sinh như thế nào?

Để một phụ nữ chết vì nhiễm trùng kháng tất cả kháng sinh, nước Mỹ thừa nhận họ cũng hết cách
Miễn dịch

Để một phụ nữ chết vì nhiễm trùng kháng tất cả kháng sinh, nước Mỹ thừa nhận họ cũng hết cách

WHO vừa công bố danh sách 12 siêu vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất thế giới, 3 trong số đó gần như không còn cách trị
Sinh học Y - Dược

WHO vừa công bố danh sách 12 siêu vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất thế giới, 3 trong số đó gần như không còn cách trị

RSS DIỄN ĐÀN

  • Mức lương khi làm việc ở vị trí giám truyền thông bao nhiêu?
  • Quyền lợi về lương của giám đốc công nghệ thông tin bạn cần nắm rõ
  • Anh chị em nào có quyển cơ sở sinh học vi sinh vật tập 1 pass lại cho em với ạ
  • màng tế bào
  • Mức lương khi làm việc ở vị trí giám đốc vận hành như thế nào?
  • Một số yêu cầu đối với vị trí giám đốc marketing bạn phải biết
  • Con này con gì
  • Tiết lộ về những các yêu cầu đối với vị trí giám đốc marketing
  • Tiết lộ về mức lương khi làm việc ở vị trí giám đốc điều hành
  • Chế phẩm Probiotic từ vk L.Bacillus subtilis !!

Hot Topics

Ung thưChỉnh sửa genCrisprTế bào gốcLiệu pháp miễn dịchVaccinekháng sinhCông nghệ sinh họcPCRY học cá nhân hóaChân dung khoa họcKháng kháng sinhcrispr-cas9AIDSCAR-TDịch Virus Vũ Hánchỉnh sửa hệ gennCoV 2019Dịch virus coronaNGS
  • Diễn đàn
  • Tin trong nước
  • Lĩnh vực
  • Chuyên ngành
  • Nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật
© 2019 Sinh học Việt Nam
No Result
View All Result
  • Diễn đàn
    • Sinh học phổ thông
      • Lớp 6-7-8-9
      • Lớp 10
      • Lớp 11
      • Lớp 12
      • Các môn khác
      • Thi cử – Hướng nghiệp
    • Giảng đường
      • Di truyền – Sinh học phân tử
      • Hóa sinh
      • Miễn dịch
      • Sinh học phát triển
      • Vi sinh
      • Thực vật
      • Động vật
      • Sinh thái – Tiến hóa – Đa dạng sinh học
      • Tin sinh
      • Ngoại ngữ chuyên ngành
      • Những vấn đề lý thuyết khác
    • Phòng thí nghiệm
      • Làm thí nghiệm với acid nucleic
      • Làm thí nghiệm với protein
      • Công nghệ vi sinh
      • Nuôi cấy mô tế bào
      • Các lĩnh vực thực nghiệm khác
      • BioMarket
    • Ký túc xá
      • Thảo luận chung
      • Thông báo – Góp ý
      • Du học – Việc làm CNSH
  • Tin trong nước
    • Thành tựu mới
    • Quan điểm – Chính sách
    • Hoạt động – Sự kiện
  • Lĩnh vực
    • Sinh học Y – Dược
      • Ung thư
      • Y học cá nhân hóa
      • Kháng sinh
    • Sinh học Nông nghiệp
    • Sinh học Môi trường
    • Sinh học Thực phẩm
  • Chuyên ngành
    • Sinh học phân tử
      • Chỉnh sửa gen
      • Giải trình tự thế hệ mới
    • Miễn dịch
      • Liệu pháp miễn dịch
      • Car-T
    • Vi sinh
    • Sinh học phát triển
      • Tế bào gốc
    • Tin sinh học
    • Đa dạng sinh học
      • Thế giới động vật
      • Cổ sinh vật học
  • Nghề nghiệp
    • Việc làm
    • Học bổng
    • Chuyện đời – Chuyện nghề
    • Phát triển nghề nghiệp
  • Kiến thức cơ bản
  • Chuyên đề kỹ thuật

© 2019 Sinh học Việt Nam