Một số bài mới từ trang web yduocngaynay.com

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Staff member
BS. Trần Mạnh Ngô chuyển tới SHVN một số bài viết mới rất hữu ích. Tôi trích đăng trên đây, mời editor.

Trân trọng cảm ơn BS. Trần Mạnh Ngô.

Bạch Đản Heat Shock Proteins (HSP) Giảm Nguy Cơ Rung Tâm Nhĩ (Atrial Fibrillation)
Bs Bianca J.J.M. Brudel cùng các đồng nghiệp nghiên cứu vai trò của bạch đản tên là Heat Shock Proteins với chứng rung tâm nhĩ.
Trước hết là họ thử nghiệm trong phòng thí nghiệm tìm hiểu tác dụng của HSP vào tế bào tâm nhĩ HL-1 (atrial cell line) như thế nào?
Sau đó tìm hiểu tác dụng của HSP vào thử nghiệm sống (in vivo) và xem tác dụng của HSP vào chứng rung tâm nhĩ. Họ dùng chó làm mô hình trong việc thử nghiệm.
Kết quả cho thấy:
1) Khi HSP tăng cao giảm nguy cơ chứng rung tâm nhĩ của chó,
2) HSP27 và hiện tượng phosphorylation tác dụng bảo vệ tế bào tâm nhĩ HL-1,
3) Cho uống geranylgeranylacetone (GGA) sinh bạch đản HSP chống hiện tượng rung tâm nhĩ.
Các khoa học gia khuyến cáo: tăng cao sản xuất bạch đản HSP có khả năng ngừa chứng rung tâm nhĩ.
(Reference: Bianca J.J.M. Brudel et al.: Circulation Res.99: 1394, 2006)
[Chú thích:
HSP là một nhóm bạch đản trong cơ thể. Khi nhiệt độ tế bào tăng cao thì biểu hiện HSP cũng tăng cao. HSP còn tăng cao trong một vài điều kiện như sau khi bị nhiễm trùng hay viêm, khi tế bào gặp những độc tố như: rượu, arsenic, những vết kim loại hay tia cực tím. Cũng có thể do thiếu dưỡng khí, nhịn đói, hay thiếu nước.
Chức năng của HSP giống nhau từ những sinh vật cực nhỏ như vi trùng tới thật lớn như con người.
Khoảng 5-9% người già bị chứng rung tâm nhĩ. Đàn ông bị tim đâp thất nhịp, rung tâm nhĩ nhiều hơn đàn bà (1.5%). Nhưng tỉ lệ tử vong đàn bà bị rung tâm nhĩ lại cao hơn đàn ông. Một số bệnh tim như hở van tim, suy tim hay bị cơn đau tim, tăng cao nguy cơ rung tâm nhĩ. Những nguyên nhân khác như huyết áp cao, viêm tế bào nội mô, hay bệnh cơ tim (cardio -myopathy), bệnh động mạch vành tim hay phong thấp tim mạch (rheumatic heart disease) cũng gây nguy cơ hội chứng rung tâm nhĩ ].
Y Dược Ngày Nay (www.yduocngaynay.com)


Lấy Tế Bào Gốc Từ Nước Đầu Ối Bào Thai
Bác sĩ AnthonyAtala và các đồng nghiệp thuộc Đại Học Y Khoa Wake Forest nghiên cứu tế bào gốc trong nước đầu ối (amniotic fluid). Cuộc nghiên cứu kiểm chứng kéo dài 7 năm.
Bs Atala lấy nước đầu ối để thử nghiệm giống như các bác sĩ thường lấy nước đầu ối sản phụ để truy tầm bệnh bẩm sinh do gene bất bình thường gây nên.
Kết quả cho thấy khoảng 1% tế bào gốc tìm thấy trong các tế bào nước đầu ối khi sản phụ đang mang thai. Tế bào gốc cũng tìm thấy trong nước đầu ối, nhau (placenta) hay màng bọc nước đầu ối, khi trẻ sơ sinh ra đời.
Đây là lần đầu tiên các khoa học gia tìm thấy tế bào gốc trong nước đầu ối, nguồn thiên nhiên khác với những khó khăn (luật pháp) trước đây khi phải lấy tế bào gốc từ bào thai. Đây là nguồn tế bào gốc quan trọng vì có tới 4 triệu trẻ sơ sinh ra đời ở Mỹ mỗi năm, (tức là có thể lấy tế bào gốc từ nước đầu ối, bất cứ lúc nào, 4 triệu lần mỗi năm). Thử nghiệm cho thấy cứ 36 giờ thì tế bào gốc lấy từ nước đầu ối lại sinh sản gấp đôi. Cấy tế bào gốc không cần tế bào “feeders” hướng dẫn và không có trường hợp bị nguy cơ tế bào ung thư.
Nature Biotechnology, January 2007
(Chú thích: Bs Simon Hoerstrup thuôc Đại Học Zurich đã từng trình bày kết quả khảo cứu, November 2006, lấy tế bào gốc từ nước đầu ối tạo van tim. Cần 6 tuần lễ để tạo van tim từ tế bào gốc nước đầu ối. Dùng tế bào gốc nước đầu ối tạo van tim bào thai để trị tật bẩm sinh van tim. Thử nghiệm cho biết van tim hoạt động bình thường.
Lấy tế bào gốc từ nước đầu ối tạo van tim tốt hơn van tim nhân tạo hay van tim lấy từ tử thi. Tế bào gốc từ nước đầu ối có thể tồn trữ đông lạnh và chính bệnh nhân có thể dùng được sau này nếu lỡ cần tế bào gốc điều trị những bệnh khác. Lấy được tế bào gốc từ nước đầu ối bào thai có thể là một trong những kết quả nghiên cứu quan trọng nhất trong năm).
Y Dược Ngày Nay (www.yduocngaynay.com)



Tế Bào Gốc Trị Bệnh Tim
Bs Kenneth Chien thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu, Bệnh Viện Massachusetts, vừa thành công trong việc dùng tế bào gốc từ phôi chuột chuyển thành tất cả mọi loại tế bào tim mạch như mô tim, cơ nhẵn động mạch chủ và tế bào mô động mạch vành tim.
Nhiều thử nghiệm khác dùng tế bào tủy xương chích vào động mạch vành tim cũng đạt được kết quả khả quan trong việc sửa chữa bệnh tim, thí dụ chức năng tâm thất tim bóp mạnh hơn sau khi bị nhồi máu cơ tim.
Nhiều nhóm khác đang thử nghiệm xem liệu tế bào máu tủy xương có đích thực giúp ích trong việc sửa chữa van tim hay không. Kết quả dùng tế bào trưởng thành khác tế bào myoblasts của bắp thịt, hay tế bào mỡ cũng đang được thử nghiệm sửa chữa cơ tim sau khi bị nhồi máu cơ tim, động mạch tim co nhỏ, hay trong việc điều trị vài bệnh tim khác.
Ngoài việc tìm hiểu tế bào có khả năng sửa chữa bệnh tim, còn việc nuôi tế bào sống lâu trong ống nghiệm. Trung bình thì cứ 100 triệu tế bào, chỉ có 5-10% tế bào có thể sống lâu . Ngoài ra còn việc hướng dẫn tế bào tơí đúng địa điểm tim muốn sửa chữa.
Tóm lại, nghiên cứu tế bào ghép bệnh tim không dễ dàng như trong những nghiên cứu tế bào gan.(JAMA, 269: 2541, 2006).
(Chú thích:
Trong một tường trình tại hội Tim Mạch Hoa Kỳ tháng November 2006, bác sĩ Simon Hoerstrup thuộc Đại Học Y Khoa Zurich, Thụy Sĩ cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã dùng tế bào lấy từ nước đầu ối (amniotic fluid) của người mẹ chích vào vùng van tim của bào thai 5 tháng vì bao thai bị hư van tim. Theo dõi thấy van tim bào thai đã họat động mở, đóng.
Một nghiên cứu khác cũng được trình bày trong hội nghị này cho biết có thế lấy tế bào gốc từ mô mỡ người lớn.
Những khảo cứu viên Nhật Bản đã thành công trong việc cấy mô van tim cho thỏ.
Nghiên cứu tại Đại Học Y Khoa Johns Hopkins Medical Institutions đã thành công trong việc cấy tế bào gốc lấy từ mô tim heo và đang thử nghiệm dùng tế bào gốc sửa chữa van tim bị hư).
Y Dược Ngày Nay (www.yduocngaynay.com)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top