Sinh học - Vài vấn đề cần mọi người giải đáp

4. Vì CO2 được gắn vào Ribulo-1,5-biP nên gọi là chu trình cố định CO2.
5. Ở pH cao hoặc thấp, cấu hình không gian của protein ít nhiều bị biến đổi ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme.
 
Dùng O18 đánh dấu trong H2O tham gia quang hợp rồi kiểm tra xem O2 thoát ra là O16 hay O18. Nếu là O18 => O2 có nguồn gốc từ H2O.
 
5. Ở pH cao hoặc thấp, cấu hình không gian của protein ít nhiều bị biến đổi ảnh hưởng đến hoạt tính của enzyme.
Cụ thể là nó ảnh hưởng như thế nào ạ? Em thấy chẳng sách nào nói cụ thể chỗ này cả, toàn nói chung chung:twisted:. đề bài yêu cầu giải thích nữa anh ạ, giúp em luôn nhé :))
Dùng O18 đánh dấu trong H2O tham gia quang hợp rồi kiểm tra xem O2 thoát ra là O16 hay O18. Nếu là O18 => O2 có nguồn gốc từ H2O.
Có cần đánh dấu CO2 bằng O18 co chắc ăn ko ạ?
Còn câu 1, câu 2 và câu 6 nữa (nhất là câu 6), cả nhà giúp em với, em nghĩ nát óc rùi, hix hix:akay:
 
Câu 1:ý 2
hì, t thì chỉ nghĩ đc đơn giản là dùng đồng vị phóng xạ 35S thui, còn cách nào hay hơn thì chịu^^
Câu 3:đến từ CO2
Chắc lại dùng đồng vị phóng xạ 18O trong CO2
 
Cụ thể là nó ảnh hưởng như thế nào ạ? Em thấy chẳng sách nào nói cụ thể chỗ này cả, toàn nói chung chung:twisted:. đề bài yêu cầu giải thích nữa anh ạ, giúp em luôn nhé :))
canh cut tham khảo bài #8 trong đường link ở dưới, tìm trong mục - Môi trường tế bào ảnh hưởng đến hoạt tính của enzym (Xem thêm bài khác) - để có câu trả lời nhé.
 
ai làm giúp mình câu trắc nghiệm này với:
3. Một số protein tương tác với DNA do đó:
3.1 Protein bảo vệ các liên kết phosphodieste làm cho DNA không bị cắt bởi nuclease.
3.2 Protein bảo vệ các liên kết peptide làm cho DNA không bị cắt bởi nuclease.
3.3 Protein có thể gây những biến đổi (methyl hóa…) nucleotide ở vị trí nhận biết nên DNA không bị cắt bởi nuclease.
3.4 Protein có hoạt tính ức chế nuclease nên DNA không bị cắt bởi nuclease.
 
ai làm giúp mình câu trắc nghiệm này với:
3. Một số protein tương tác với DNA do đó:
3.1 Protein bảo vệ các liên kết phosphodieste làm cho DNA không bị cắt bởi nuclease.
3.2 Protein bảo vệ các liên kết peptide làm cho DNA không bị cắt bởi nuclease.
3.3 Protein có thể gây những biến đổi (methyl hóa…) nucleotide ở vị trí nhận biết nên DNA không bị cắt bởi nuclease.
3.4 Protein có hoạt tính ức chế nuclease nên DNA không bị cắt bởi nuclease.

Câu 3.3 đúng. Kham khảo phần cấu trúc NST của sách Campbell 8th hoặc di truyền học phân tử của Đinh Đoàn Long.
 
Câu 1 chắc là do bộ máy gôngi 'bao gói' rồi phân phối đến từng nơi cần thiết. bạn cứ lên wikipedia rồi đánh từ khóa 'bộ máy gôngi' là ra.
Câu 5 theo mình thi enzim được cấu tạo từ protein. Nếu thay đổi độ pH thì sẽ làm mất cấu trúc bậc 2 3 4 =>làm mất hoạt tính của protein hay là enzim
 
Câu 1 chắc là do bộ máy gôngi 'bao gói' rồi phân phối đến từng nơi cần thiết. bạn cứ lên wikipedia rồi đánh từ khóa 'bộ máy gôngi' là ra.
Mình hỏi ý 2, tức là làm thí nghiêm ntn để nhận biết được ấy:)
Cô mình bảo nên dùng P32, cảm ơn cả nhà đã góp ý:mrgreen:
 
Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzym xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.
Vậy thì sản phẩm ở con đường chuyển hóa này là chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh ạ?
 
Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzym xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.
Vậy thì sản phẩm ở con đường chuyển hóa này là chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh ạ?
canh cut tham khảo bài #8 trong đường link ở dưới, tìm trong mục - Điều hòa biến lập thể - để có câu trả lời nhé.
 
Nhưng mà ý em hỏi là nó thuộc chất ức chế cạnh tranh hay ko cạnh tranh vì:
-Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hoá học và hình dạng khá giống với cơ chất.
VD con đường chuyển hoá là A-->B-->C-->.D
Dễ thấy kích thước (hình dạng) của D phải nhỏ hơn A --> sản phẩm của con đường chuyển hoá ko phải là chất ức chế cạnh tranh
-Chất ức chế không cạnh tranh không kết hợp với trung tâm hoạt động (vùng biến lập thể)
Điều hoà biến lập thể: Các yếu tố điều hoà biến lập thể có thể tăng giảm hoạt tính của toàn bộ con đường chuyển hoá thông qua biến đổi cấu hình không gian của một enzym đơn lẻ. Đôi khi, sản phẩm cuối cùng của con đường chuyển hoá hoạt động như một yếu tố ức chế biến lập thể bằng cách gắn vào enzym tại vùng biến lập thể của nó và gây ra sự thay đổi về cấu hình không gian của enzym để làm giảm hoạt tính của enzym. Kiểu điều hoà này được gọi là ức chế ngược. (xem hình 4)
=> đây cũng không phải là chất ức chế không cạnh tranh.
Vậy nó là chất ức chế gì ạ? trong khi chỉ chia chất ức chế thành 2 loại đó là chất ức chế cạnh tranh và không cạnh tranh???:???:
 
Các chất này khác với các chất ức chế cạnh tranh ở chỗ chúng ko kết hợp với trung tâm hoạt động của enzym và ko chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất. Loại phổ bến nhất là các ion kim loại nặng như các ion thuỷ ngân và bạc. Ccác chất này kết hợp với phân tử enzym gây những biến đổi gián tiếp tới hình dạng của trung tâm hoạt động, làm cho nó ko thể tương tác với cơ chất. Sự ảnh hưởng xuất hiện khi phản ứng hoá học xảy ra ở một khu vực thứ nhất trên phân tử pr làm thay đổi hình dạng và tính chất của khu vực thứ 2, được gọi là hiệu ứng dị khối ( allosteric) (1)

- Khu vực thứ hai mới là trung tâm hoạt động! (2)
Từ (1)(2) => hiệu ứng dị khối là trung tâm hoạt động (3)
Mình thấy cái gọi là "hiệu ứng dị khối" ở đây nên gọi là "hiệu ứng biến lập thể". (4) .
Từ (3)(4) => trung tâm hoạt động là hiệu ứng biến lập thể
canh cut cần phân biệt trung tâm hoạt động và vùng biến lập thể.

Em có hiểu sai chỗ nào không nhỉ???
 
Sinh học tập 1 (Phillips & Chilton) tr 35:
Các chất ức chế không cạnh tranh:
Các chất này khác với các chất ức chế cạnh tranh ở chỗ chúng ko kết hợp với trung tâm hoạt động của enzym và ko chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất. Loại phổ bến nhất là các ion kim loại nặng như các ion thuỷ ngân và bạc. Ccác chất này kết hợp với phân tử enzym gây những biến đổi gián tiếp tới hình dạng của trung tâm hoạt động, làm cho nó ko thể tương tác với cơ chất. Sự ảnh hưởng xuất hiện khi phản ứng hoá học xảy ra ở một khu vực thứ nhất trên phân tử pr làm thay đổi hình dạng và tính chất của khu vực thứ 2, được gọi là hiệu ứng dị khối ( allosteric)
???:???:???

Hix, trong sách viết khu vực thứ 2 là hiệu ứng dị khối, anh bảo khu vực thứ 2 là trung tâm hoạt động => hiệu ứng dị khối là trung tâm hoạt động
Thế thì sai là sao ạ?:???:
Toàn bộ hiện tượng được nêu ở phần in đậm mới là hiệu ứng dị khối (hay hiệu ứng biến lập thể), chứ không phải khu vực thứ 2 là hiệu ứng dị khối như canh cut hiểu. Trong hiệu ứng biến lập thể được nêu ra ở đoạn trên thì khu vực thứ nhất có tên là vùng biến lập thể (hay trung tâm điều chỉnh), khu vực thứ 2 có tên là vùng hoạt động (hay trung tâm hoạt động).
 
Em hiểu rồi ạ :dance:
Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế, làm bất hoạt enzym xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.
Vậy thì sản phẩm ở con đường chuyển hóa này là chất ức chế không cạnh tranh đúng ko ạ?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top