Sinh học - Vài vấn đề cần mọi người giải đáp

Sinh học tập 1 (Phillips & Chilton) tr 35:
Các chất ức chế không cạnh tranh:
Các chất này khác với các chất ức chế cạnh tranh ở chỗ chúng ko kết hợp với trung tâm hoạt động của enzym và ko chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất. Loại phổ bến nhất là các ion kim loại nặng như các ion thuỷ ngân và bạc. Ccác chất này kết hợp với phân tử enzym gây những biến đổi gián tiếp tới hình dạng của trung tâm hoạt động, làm cho nó ko thể tương tác với cơ chất. Sự ảnh hưởng xuất hiện khi phản ứng hoá học xảy ra ở một khu vực thứ nhất trên phân tử pr làm thay đổi hình dạng và tính chất của khu vực thứ 2, được gọi là hiệu ứng dị khối ( allosteric)
Khu vực thứ nhất trong đoạn trên có phải là trung tâm hoạt động của enzym không ạ?
 
Khu vực thứ nhất trong đoạn trên có phải là trung tâm hoạt động của enzym không ạ?
Theo mình là không phải, mà chắc ý nói đến nơi mà yếu tố gây ra hiệu ứng dị khối (allosteric) gắn vào protein (enzym). Mình thấy cái gọi là "hiệu ứng dị khối" ở đây nên gọi là "hiệu ứng biến lập thể". Bạn có thể tham khảo đoạn này về hiệu ứng biến lập thể.
 
Theo mình là không phải, mà chắc ý nói đến nơi mà yếu tố gây ra hiệu ứng dị khối (allosteric) gắn vào protein (enzym).
Nếu như thế thì em thấy 2 câu này chẳng liên kết với nhau:
Các chất này khác với các chất ức chế cạnh tranh ở chỗ chúng ko kết hợp với trung tâm hoạt động của enzym và ko chịu ảnh hưởng của nồng độ cơ chất. Loại phổ bến nhất là các ion kim loại nặng như các ion thuỷ ngân và bạc. Ccác chất này kết hợp với phân tử enzym gây những biến đổi gián tiếp tới hình dạng của trung tâm hoạt động, làm cho nó ko thể tương tác với cơ chất.
Sự ảnh hưởng xuất hiện khi phản ứng hoá học xảy ra ở một khu vực thứ nhất trên phân tử pr làm thay đổi hình dạng và tính chất của khu vực thứ 2, được gọi là hiệu ứng dị khối ( allosteric)
 
Khu vực thứ nhất ở đây có phải là trung tâm hoạt động của enzym không mọi người ơi???
Không phải canh cut ạ.
- Khu vực thứ nhất ở đây là nơi mà yếu tố gây ra hiệu ứng dị khối (allosteric) gắn vào protein (enzym)
- Khu vực thứ hai mới là trung tâm hoạt động!
 
Không phải canh cut ạ.
- Khu vực thứ nhất ở đây là nơi mà yếu tố gây ra hiệu ứng dị khối (allosteric) gắn vào protein (enzym)
Thế có nghĩa là allosteric gắn vào pr sinh ra khi có yếu tố tác động ạ?
Trong quyển Sinh học Tb thì allosteric là trung tâm điều chỉnh, mà theo em thì trung tâm diều chỉnh là thành phần có sẵn trong một số loại enzym. Hình như em hiểu sai vấn đề rồi, anh giải thích kĩ lại cho em hiểu nhé:please:
 
Thế có nghĩa là allosteric gắn vào pr sinh ra khi có yếu tố tác động ạ?
Trong quyển Sinh học Tb thì allosteric là trung tâm điều chỉnh, mà theo em thì trung tâm diều chỉnh là thành phần có sẵn trong một số loại enzym. Hình như em hiểu sai vấn đề rồi, anh giải thích kĩ lại cho em hiểu nhé:please:
@ canh cut:
- allosteric effect: hiệu ứng dị khối (hay hiệu ứng biến lập thể)
- allosteric site: vùng biến lập thể nằm trên enzym (xem đường link tôi dẫn ở trên).
- Trong hiệu ứng biến lập thể thì một yếu tố đặc hiệu (ở đây là chất ức chế không cạnh tranh) gắn vào vùng biến lập thể của enzym (ở đoạn văn trên gọi là khu vực thứ nhất) và kết quả là gây biến đổi cấu hình không gian và tính chất của trung tâm hoạt động của enzym (ở đoạn văn trên gọi là khu vực thứ hai).
 
Hỏi:
Muốn gây đột biến số lượng NST trên TB thì sử dụng tác nhân gây đột biến tác động vào giai đoạn nào của chu kì TB sẽ được hiệu quả cao nhất?
Em đang phân vân giữa pha G2 với kì đầu của giảm phân I:???:, mọi người giúp em với!!!
 
Theo t thì là pha G2
c có chắc ko?
t cũng nghĩ như c vì pha G2 là giai đoạn tổng hợp các pr tubulin cấu tạo nên các sợi tơ vô sắc , khi tác động có thể làm gián đoạn quá trình tổng hợp trên--> tubulin ko được tổng hợp--> một số hoặc tất cả các vi ống ko được tạo thành --> phân li NST không đồng đều--> đột biến số lượng NST

Mặt khác khi tác động vào kì đầu của GP I thì các NST kép tương đồng ko bắt đôi với nhau--> sự phân chia các NST về các cực sẽ ko đều -->đột biến số lượng NST
Vấn đề là tác động vào giai đoạ nào sẽ cho hiệu quả cao nhất?:???:
 
Ok, pha G2.(y)
Em hỏi câu này nữa: trong quá trình sinh tinh, tại sao kích thước của tinh bào I tăng ít so với kích thước của tinh nguyên bào?
 
Hỏi:Em đang phân vân giữa pha G2 với kì đầu của giảm phân I:???:, mọi người giúp em với!!!

Câu này chắc chắn là pha G2 : vì trong pha này là sự tổng hợp nên thoi vô sắc => không hình thành thoi vô sắc sẽ làm cho tất cả các NST kép không phân ly được => thể đa bội . ( tác nhân đột biến có thể là : coxixin )
 
Ok, pha G2.(y)
Em hỏi câu này nữa: trong quá trình sinh tinh, tại sao kích thước của tinh bào I tăng ít so với kích thước của tinh nguyên bào?

Theo mình nghĩ thì tinh nguyên bào sau khi nguyên phân tạo ra tinh bào bậc I , tinh bào bậc I sẽ lớn lên tổng hợp các chất cần thiết để giảm phân => tổng hợp nhiều thì '' béo '' lên chứ sao ? ^^
 
Hix, còn vài ngày nữa là em phải thi hk rồi, đây là một câu trong đề cương ôn tập của em, mọi người giúp em với nhá:
Hãy giải thích tại sao trong quá trình sinh tinh thì kích thước của tinh bào I tăng ít so với kích thước của tinh nguyên bào còn trong quá trình sinh trứng thì kích thước của noãn bào I tăng nhiều hơn so với kích thước của noãn nguyên bào.
Năn nỉ, năn nỉ :cry:(y)
 
Cái đề cương ấy còn mấy câu nữa em cũng chưa làm được, cả nhà bỏ chút thời gian vàng ngọc giúp em với, ko thì em die mất:cry::
Câu 1:protein tiết sau khi tổng hợp ở lưới nội chất sẽ di chuyển ra ngoài TB như thế nào? Trình bày thí nghiệm để nhận biết điều đó.(em chưa làm được ý 2)
Câu 2:Vận chuyển Thay đổi nhóm và vận chuyển ABC ở vi khuẩn diễn ra ntn? Điều kiện để xảy ra?
Câu 3:Các nguyên tử oxi của glucozơ sản xuất bằng quang hợp đến từ nước hay từ CO2? Làm thí nghiệm để chứng minh điều đó.
Câu 4: Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định Co2 (câu này muốn tham khảo thêm ý kiến mọi người)
Câu5: Giải thích tại sao enzym ko thể hoạt động ở pH qquá cao hoặc quá thấp.

Câu6 :Hãy giải thích tại sao trong quá trình sinh tinh thì kích thước của tinh bào I tăng ít so với kích thước của tinh nguyên bào còn trong quá trình sinh trứng thì kích thước của noãn bào I tăng nhiều hơn so với kích thước của noãn nguyên bào. (câu này wan trọng nhất, vì trọng tâm thi là NP, GP và TT)

:please::please::please:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top