Sinh học - Vài vấn đề cần mọi người giải đáp

canh cut nd k16a

Senior Member
Cả nhà ơi, ở NTBS tại sao A không thể liên kết với G hay với X mà chỉ liên kết được với T? Tại sao A lk với T bằng 2 lk hiđro trong khi G lk với X bằng 3 lk hiđro?
 
Do cấu tạo hoá học của các nucleobase mà liên kết hydro chỉ hình thành giữa 2 loại nucleobase nhất định là A với T (qua 2 liên kết hydro) và C với G (bằng 3 liên kết hydro). Đó thực chất là liên kết giữa một purine và 1 pyrimidine nên khoảng cách tương đối giữa 2 chuỗi polynucleotide được giữ vững.
 
Do cấu tạo hoá học của các nucleobase mà liên kết hydro chỉ hình thành giữa 2 loại nucleobase nhất định là A với T (qua 2 liên kết hydro) và C với G (bằng 3 liên kết hydro). Đó thực chất là liên kết giữa một purine và 1 pyrimidine nên khoảng cách tương đối giữa 2 chuỗi polynucleotide được giữ vững.

Thanks, nhưng mình thấy cách giải thích vẫn chưa bám vào câu hỏi, chưa thoả đáng lắm. Dù sao thì cũng cảm ơn nha, vì đã cung cấp thêm thông cho mình:). Có ai giải thích hợp lí, kĩ càng và rõ ràng hơn hông?
 
Thế tại sao A không thể liên kết với G hay với X mà chỉ liên kết được với T nhỉ?
:welcome:
*A không thể liên kết với G vì chúng đều là các bazo purin ( kích thước lớn) .
nên nó phải liên kết với T để tạo nên tính ổn định về đường kính vòng xoắn.
* A không liên kết với X vì :
A liên kết với T cho 2 liên kết H
A liên kết với X chỉ cho 1 liên kết H
Tương tự : G lk với T chỉ cho 1 lk H, còn G lk với X sẽ cho 3 liên kết H.
Như vậy, A l kết với T , G liên kết với X sẽ cho nhiều liên kết H hơn --> tạo điều kiên để dễ xoắn hơn .
--> Đường kính vòng xoắn ổn định.
 
:welcome:
*A không thể liên kết với G vì chúng đều là các bazo purin ( kích thước lớn) .
nên nó phải liên kết với T để tạo nên tính ổn định về đường kính vòng xoắn.
* A không liên kết với X vì :
A liên kết với T cho 2 liên kết H
A liên kết với X chỉ cho 1 liên kết H
Tương tự : G lk với T chỉ cho 1 lk H, còn G lk với X sẽ cho 3 liên kết H.
Như vậy, A l kết với T , G liên kết với X sẽ cho nhiều liên kết H hơn --> tạo điều kiên để dễ xoắn hơn .
--> Đường kính vòng xoắn ổn định.

Có lí đấy bạn ạ, nhưng tại sao :A liên kết với X chỉ cho 1 liên kết H, G lk với T chỉ cho 1 lk H, còn G lk với X sẽ cho 3 liên kết H?
 
Có lí đấy bạn ạ, nhưng tại sao :A liên kết với X chỉ cho 1 liên kết H, G lk với T chỉ cho 1 lk H, còn G lk với X sẽ cho 3 liên kết H?

Bởi vì cấu trúc giữa A và X không tương thích bằng cấu trúc liên kết giữa A và T nên nó cho ít liên kết Hidro hơn.
 
Vấn đề này nếu hỏi kỹ càng thì khó giải thích lắm, cũng như tại sao cellulose tạo đc lk Hydro mà Glycogen và Tinh bột lại ko có :))
 
Bạn nỏi rõ hơn được không?:)
Do vấn đề này ít tài liệu đề cập đến nên có thể không được rõ cho lắm .
Mong bạn thông cảm. Cứ hiểu là do thành phần cấu trúc của các bazo nito là khác nhau nên chúng sẽ liên kết với bazo nào đem lại được lại ích nhất cho nó .Vì thế chọn lọc tự nhiên mới duy trì chứ.
 
Các công thức này có giải thích được gì không?Về cái A liên kết với X chỉ cho 1 liên kết H ấy?
Nhưng sao không thấy có cacbon nhỉ? Mà hình như một nhánh của T bị thiếu cái gì thì phải?
A T
X G
 
Các công thức này có giải thích được gì không?Về cái A liên kết với X chỉ cho 1 liên kết H ấy?
Nhưng sao không thấy có cacbon nhỉ? Mà hình như một nhánh của T bị thiếu cái gì thì phải?
A T
X G

Cacbon nằm tại các vị trí giao nhau đó.
Nhìn vào hình thì thấy
Cấu trúc của G là lớn nhất ( hơn cả A) , còn của X là nhỏ nhất .
Như vậy cấu trúc này cho thấy G lk với X là thích hợp nhất.
 
Nhưng tại sao A liên kết với X chỉ cho 1 liên kết H ? A lk với T cho 2 lk H được thể hiện ở chỗ nào? Mà hình như một nhánh của T bị thiếu cái gì thì phải?:mrgreen:
 
Nhưng tại sao A liên kết với X chỉ cho 1 liên kết H ? A lk với T cho 2 lk H được thể hiện ở chỗ nào? Mà hình như một nhánh của T bị thiếu cái gì thì phải?:mrgreen:

Bạn nhìn hình tham khảo đó thì thấy rõ G lk với X cho 3 liên kết H .
Giả sử lắp T vào G thì chỉ cho 1 thôi.
Bạn cố tưởng tượng ra và lắp chứ mình không thể vẽ hình minh họa được.
 
NTBS là quy định viết tắt của cái gì đấy bạn canh cut?

Chắc anh Thọ tốt nghịêp THPT phải đến 20 năm rồi ấy chứ ( cháu có nên gọi một tiếng bác không đây?:nhannho:)
NTBS là viết tắt của nguyên tắc bổ sung, theo nguyên tắc này thì A lk với T ( hoặc U trong ARN) = 2 lk hiđro, G lk với X bằng 3 lk hiđro.
Đấy là cách viết của SGK phổ thông hiện nay, tất cả hs đều rất quen thộc :). Hay sách nước ngoài gọi nguyên tắc này dưới cái tên khác ạ?
 
Bạn nhìn hình tham khảo đó thì thấy rõ G lk với X cho 3 liên kết H .
Giả sử lắp T vào G thì chỉ cho 1 thôi.
Bạn cố tưởng tượng ra và lắp chứ mình không thể vẽ hình minh họa được.
Thế một nhánh của T có bị thiếu cái gì không?:)

T
 
Em có một thắc mắc cần mọi người giải thích:murein là lên gọi khác của peptidoglican, nhưng có 2 loại sách lại viết theo 2 kiểu:
- peptidoglican là các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn polipeptit ngắn.
- murein cấu tạo gồm:
+ Chuỗi polime dị phân tử ( NAM liên kết với NAG bằng liên kết 1,4 beta - glicozit)
+ Chuỗi bên tetrapeptit
+ Cầu nối
Vậy thì nên theo cách nào cả nhà nhỉ?
 
Em có một thắc mắc cần mọi người giải thích:murein là lên gọi khác của peptidoglican, nhưng có 2 loại sách lại viết theo 2 kiểu:
- peptidoglican là các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn polipeptit ngắn.
- murein cấu tạo gồm:
+ Chuỗi polime dị phân tử ( NAM liên kết với NAG bằng liên kết 1,4 beta - glicozit)
+ Chuỗi bên tetrapeptit
+ Cầu nối
Vậy thì nên theo cách nào cả nhà nhỉ?
Thì ý chính từ những điều mà canh cut vừa viết ra ở trên thể hiện hai cái là một (sau khi loại bỏ một số chi tiết)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,446
Messages
72,354
Members
56,629
Latest member
77betepress
Back
Top