Sinh học - Vài vấn đề cần mọi người giải đáp

cho Clostrium tetanivào 4 ống nghiệm, trong mỗi ống có các tp` sau:
ống 1: mt cơ bản
ống 2: mt cơ bản + riboflavin
ống 3: mt cơ bản + riboflavin + axit lipoic
ống 4: mt cơ bản + riboflavin + axit lipoic + NaClO
trong đk thích hợp, sau 1 t/g , lấy 4 ống nghiệm ra quan sát
a/ nêu hiện tượng và gt?
b/ Clostrium tetani thuộc loại vsv nào?
c/ nêu vai trò của riboflavin, axit lipoic, NaClO đối với Clostrium tetani
 
cho Clostrium tetanivào 4 ống nghiệm, trong mỗi ống có các tp` sau:
ống 1: mt cơ bản
ống 2: mt cơ bản + riboflavin
ống 3: mt cơ bản + riboflavin + axit lipoic
ống 4: mt cơ bản + riboflavin + axit lipoic + NaClO
trong đk thích hợp, sau 1 t/g , lấy 4 ống nghiệm ra quan sát
a/ nêu hiện tượng và gt?
b/ Clostrium tetani thuộc loại vsv nào?
c/ nêu vai trò của riboflavin, axit lipoic, NaClO đối với Clostrium tetani

Thực ra Clostridium tetani là vi khuẩn uốn ván đó bác, còn riboflavin là vitamin B2. Việt hóa mấy cái tên đó cho nó dễ :mrgreen: Còn axit lipoic trong 1 tài liệu mình đọc thì nó được xếp vào nhóm vitamin B.


Cái câu hỏi Clostridium Tetani thuộc loại VSV nào mình nghĩ hơi mơ hồ. Mình đọc trên Wiki về nó, có đoạn: During vegetative growth, the organism cannot survive in the presence of oxygen => mình nghĩ chắc nó là VSV kị khí :???:(link: http://en.wikipedia.org/wiki/Clostridium_tetani#Characteristics).

Theo mình thì riboflavin, acid lipoic là chất dinh dưỡng; còn NaClO là chất ức chế sinh trưởng :mrgreen:
Mình không biết Clostridium Tetani sử dụng chất dinh dưỡng là chất nào nên không chắc chắn lắm :botay:=> chưa kết luận được nó có hiện tượng gì.
Bạn nào có ý kiến khác thì post lên nhé. Thân :)
 
Clostridium tetani is a rod-shaped, anaerobic bacterium of the genus Clostridium ==> Vi khuẩn kị khí :mrgreen:

Thực ra cả 3 chất này đều không phải chất dinh dưỡng (tất nhiên :D). Vitamin B2 tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể VSV, lipoic acid là tác nhân chống oxy hóa, còn NaClO là chất oxy hóa.

Còn về phần hiện tượng thì có thể như thế này :
1. MT cơ bản => ptr bt
2. MT cơ bản + B2 => ptr mạnh hơn
3. MT cơ bản + B2 + lipoic acid => vẫn thế
4. MT cơ bản + B2 + lipoic acid + NaClO => cũng vẫn thế
 
Clostridium tetani is a rod-shaped, anaerobic bacterium of the genus Clostridium ==> Vi khuẩn kị khí :mrgreen:

Thực ra cả 3 chất này đều không phải chất dinh dưỡng (tất nhiên :D). Vitamin B2 tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể VSV, lipoic acid là tác nhân chống oxy hóa, còn NaClO là chất oxy hóa.

Còn về phần hiện tượng thì có thể như thế này :
1. MT cơ bản => ptr bt
2. MT cơ bản + B2 => ptr mạnh hơn
3. MT cơ bản + B2 + lipoic acid => vẫn thế
4. MT cơ bản + B2 + lipoic acid + NaClO => cũng vẫn thế
riboflavin là vitamin B12 chứ nhỉ?
Với lại Clostridium tetani là vi khuẩn khuyết dưỡng nên không thể phát triển trên mt cơ bản được
Và NaClO là chjất ức chế sinh trưởng nên vi khuẩn ko thể phát triển được
Nói chung đáp án là thế này (cô mình vừa chữa xong :mrgreen:)
a/ ht: ống 3 trở nên đục, ốn 1,2,4 vẫn trong suốt
gt vì Clostridium tetani là vk khuyết dưỡng nên chỉ pt được khi có nhân tố sinh trưởng( riboflavin + axit lipoic)
b/ vsv khuyết dưỡng :D
c/nhân tố sinh trưởng( riboflavin + axit lipoic)
chất ức chế sinh trưởng : NaClO:mrgreen:
 
Trả lời giúp lananh mấy câu này nha
1.Thêm chuối vào rượu khi làm giấm có tác dụng gì?
2.Vì sao muối dưa mà ko đậy thì lại thấy sủi bọt?
3.Tại sao nấm mốc lại oxi hóa ko hoàn toàn glucozo và tiết ra axit xitric trong môi trường nuôi cấy là rỉ đường?
 
Cả nhà ơi, ở NTBS tại sao A không thể liên kết với G hay với X mà chỉ liên kết được với T? Tại sao A lk với T bằng 2 lk hiđro trong khi G lk với X bằng 3 lk hiđro?
P/S: Câu hỏi của cô em đấy. Cô đòi bọn em phải trả lời chi tiết vì lần sau kiểm tra bài cũ cô sẽ hỏi câu này. Cả nhà giúp em với, cô em khó tính kinh khủng ( các anh chị khoá trên bảo thế!:))

có lẽ mấy clip search trên youtube sẽ giúp em đấy, thử search từ khóa "genome" xem.
 
muối dưa là việc ứng dụng của quá trình lên men mà lên men là quá trình không cần sự có mặt của oxi. Nếu có mặt oxi thì sẽ chuyển sang hô hấp hiếu khí. Lúc này vk sẽ oxh hoàn toàn nguyên liệu tânhf co2 + h2o tạo ra nhiều bọt khí.
Cũng tương tự nếu lên men rượu mà có sự tham gia của oxi thì tạo ra ít rượu, nhiều co2 và nhiều nấm men
 
Sự di truyền trí năng

Chỉ số IQ bị chi phối bởi nhân tố môi trường như thế nào?
Xét trong trường hợp cụ thể: nhân tố đó là tâm lí của người mẹ khi mang thai?:botay:
Mọi người giúp em với (y)
 
IQ

Điều này cũng xảy ra đối với trẻ có mẹ nghiện thuốc lá (trên 10 điếu/ngày) ở thời kỳ mang thai.
Các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng, môi trường có ảnh hưởng đến những vấn đề sức khoẻ của con người như bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, nhưng chưa có nghiên cứu nào nêu được ảnh hưởng của môi trường với não bộ.:rose:
Ở nghiên cứu này, các nhà khoa học đã theo dõi 202 trẻ từ 8-11 tuổi ở Boston và thấy rằng: Sau khi loại trừ tất cả các yếu tố như trình độ học vấn của cha mẹ, người mẹ hút thuốc trong thai kỳ... những trẻ hằng ngày phải sống trong môi trường có nhiều khí carbon đen - loại khí thải ra từ các động cơ của các phương tiện vận tải - chỉ số IQ sẽ bị giảm trung bình 3-4 điểm so với những trẻ khác.
Ngoài ra, ở những nơi có nhiều khí carbon đen, não cũng bị thoái hoá nhanh hơn dẫn đến nguy cơ cao của các bệnh: Mất trí nhớ hoặc liệt rung.
[ sưu tầm].


Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến IQ của trẻ

:???:
Kết quả một nghiên cứu khoa học của Trung tâm nghiên cứu sức khỏe môi trường trẻ em Columbia (Mỹ) công bố ngày 21/7 cho biết phụ nữ mang thai sống trong điều kiện ô nhiễm sẽ sinh ra con có chỉ số thông minh (IQ) thấp hơn so với những trẻ bình thường khác.
Công trình nghiên cứu kéo dài 5 năm nói trên đã tập trung theo dõi tiến trình phát triển của 249 trẻ em sống tại hai khu vực bị ô nhiễm nặng nề là Harlem và Bronx ở thành phố New York, Mỹ.
Kết quả cho thấy các chất gây ô nhiễm môi trường như hydro cacbon vòng thơm (PAHs) - sinh ra trong quá trình đốt than, dầu diesel và khí ga, đã gây tác động không nhỏ tới chỉ số IQ của trẻ, theo đó những trẻ phơi nhiễm với mức cao nhất các chất ô nhiễm kể trên có chỉ số thông minh thấp hơn khoảng 4,31 tới 4,67 điểm so với các trẻ khác.
Giám đốc Trung tâm Columbia đồng thời là chủ nhiệm công trình nghiên cứu trên Frederica Perera cho biết kết quả nghiên cứu trên rất đáng lo ngại do IQ là chỉ số quan trọng đánh giá bước trưởng thành của trẻ khi theo học tại các trường, trong khi chất PAHs lại xuất hiện tràn lan tại các khu vực thành thị và trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, theo bà Perera, một điều may mắn là các chương trình kiểm soát ô nhiễm, các nguồn năng lượng tái tạo hiện nay cũng đang phát huy tác dụng trong việc giảm thiểu một phần chất PAHs tập trung trên không./. (TTXVN/Vietnam+:divien:
 
Nâng cao chỉ số IQ cho trẻ từ những năm đầu đời

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đi đến kết luận: sự biến đổi tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, và việc dạy dỗ trẻ tốt từ khi chưa lọt lòng có thể làm tăng chỉ số thông minh (iq) ở trẻ.
Nâng cao IQ từ trong bụng mẹ
Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, êm dịu, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những cuốn sách hay… thì biểu đồ sóng siêu âm cho thấy hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi đều diễn ra rất tốt. Còn ngược lại, nếu trong thời gian mang thai, người mẹ phải chịu những áp lực không thuận lợi từ điều kiện sống thì những biểu hiện hoạt động tích cực của thai nhi cũng kém đi.
Các bà mẹ có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây để giúp nâng cao chỉ số IQ cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ
images597024_1.jpg

Âm nhạc: Từ khi người mẹ biết mình đã có thai, nên cho thai nhi tiếp xúc với âm nhạc mỗi ngày và mỗi khi có thời gian cho đến khi trẻ ra đời. Tốt nhất là nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc nhẹ, nhạc cổ điển. Điều này sẽ kích thích sự phát triển tri giác, đem lại hiệu quả “an thần” cho thai nhi.
Trò chơi: Khi người mẹ cảm nhận được sự vận động của thai nhi thì đã bắt đầu có thể chơi trò “vỗ một cái, động một cái; vỗ hai cái, động hai cái”. Trò chơi này kéo dài khoảng một tháng thì trẻ sẽ có những phản ứng phối hợp nhịp nhàng với động tác của mẹ.
Nói chuyện: Từ tháng thứ 6 trở đi, hệ thống thần kinh thính giác của thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp tim và sự hô hấp của mẹ. Sau bảy tháng, sẽ dần dần có phản ứng với những âm thanh đến từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ có thể “nói chuyện” với thai nhi một cách dịu dàng, điều này không chỉ kích thích sự phát triển thính lực của thai nhi mà còn làm thai nhi cảm thấy thoải mái hơn.
Ăn uống: Những thai phụ có chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ sau này, đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển trí não của trẻ.
Từ lúc sinh đến 3 tuổi
Giao tiếp bằng mắt: Những khoảnh khắc tuy ngắn ngủi này cũng đem lại những lợi ích cho trẻ. Khi trẻ mở to mắt, hãy nhìn vào mắt trẻ. Trẻ có khả năng phân biệt khuôn mặt từ rất sớm, và mỗi lần trẻ nhìn thấy bạn khả năng quan sát và trí nhớ của trẻ dần dần được hình thành.
Cho trẻ bú sữa mẹ: Cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ một thời gian dài. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, những trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số IQ khá cao. Khi cho trẻ bú, bạn hãy tranh thủ hát cho trẻ nghe, đó chính là cơ hội tốt để “giao lưu” với trẻ.
Tán gẫu: Lúc đầu chắc chắn bạn sẽ chỉ nhận được cái nhìn ngơ ngác của trẻ, hãy dừng lại một chút cho trẻ có cơ hội tham gia câu chuyện. Dần dần, trẻ sẽ “a…a…” trò chuyện với bạn cho mà xem.
Xem phản ứng của trẻ: Cho trẻ tự soi mình trong gương. Ban đầu, có thể trẻ sẽ tưởng bóng mình trong gương là một đứa trẻ dễ thương nào đó, nhưng chẳng bao lâu sẽ đến lúc trẻ sẽ rất thích thú vẫy tay chào chính mình trong gương.
Cù nhẹ vào chân trẻ: Bạn có thể cù nhẹ vào chân trẻ. Tiếng cười chính là hạt giống đầu tiên của sự hài hước. Bạn có thể nói rằng: “Mẹ đã bắt được con rồi!”, sau đó cù vào chân trẻ và dẫn dắt trẻ tham gia trò này.
Chỉ ra sự khác biệt: Lấy hai bức hình có sự khác biệt, đưa cách mắt trẻ khoảng 20-30cm cho trẻ xem, trẻ sẽ xem đi xem lại và dần dần phát hiện ra sự khác nhau. Điều này rất có ích cho việc học chữ của trẻ sau này.
Chia sẻ cùng trẻ những điều hai mẹ con nhìn thấy: Khi bế trẻ đi dạo, hãy chỉ cho trẻ những thứ bạn nhìn thấy và chia sẻ, trò chuyện cùng với trẻ. Như vậy trẻ sẽ có thêm cơ hội biết thêm nhiều từ mới cùng những sự vật ở thế giới xung quanh.
Ca hát: Hãy học thêm thật nhiều bài hát, hoặc nếu có khả năng, bạn cũng có thể tự soạn một số bài hát để hát cho trẻ nghe. Các chuyên gia cho rằng âm điệu của những bài hát có liên quan tích cực đến việc học toán của trẻ sau này.
Học tập ngay cả khi thay tã: Nhân cơ hội thay tã hãy chỉ cho trẻ biết cách gọi các bộ phận cơ thể hoặc tên của áo quần để giúp trẻ hiểu thêm về bản thân mình.
Tạo niềm vui bất ngờ: Những lúc rảnh rỗi, bạn nên nhẹ nhàng vuốt ve mặt, bụng hoặc tay chân để tạo niềm vui cho trẻ. Lúc đó bạn hãy quan sát phản ứng và khả năng phối hợp của trẻ.
Đọc sách: Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng trẻ 8 tháng tuổi đã có thể nhớ thứ tự của một số từ vựng trong những câu mà bạn nói với trẻ, điều này rất có lợi cho khả năng ngôn ngữ sau này của trẻ.
Giúp trẻ cảm nhận: Bạn hãy chuẩn bị một ít loại vải khác nhau như tơ tằm, nhung, vải sợi thô…, rồi nhẹ nhàng cọ xát những loại vải đó trên bụng, ngực, lòng bàn chân của trẻ. Vừa làm vừa miêu tả cho trẻ nghe cảm giác sẽ như thế nào.
Xem hình: Hình của những người thân hoặc họ hàng trong gia đình có thể giúp trẻ luyện trí nhớ. Chẳng hạn, khi bà nội gọi điện thoại cho trẻ, vừa để trẻ nghe giọng bà qua điện thoại, vừa đưa trẻ xem ảnh bà nội.
Tự tập ăn: Trẻ khoảng 10 tháng tuổi đã có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn có thể tập cho trẻ tự cầm thức ăn thử xem.
Vượt chướng ngại: Đặt một số chướng ngại dưới sàn nhà, như: Gối ôm, gối tựa lưng, hộp giấy… sau đó bạn biểu diễn cho trẻ xem trước cách làm thế nào để vượt qua những thứ đó, nên bước qua hay nên bò phía dưới. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động.
Mẹ và con cùng chơi: Khi trẻ sờ mũi bạn, bạn sẽ phùng hai má; trẻ kéo tai bạn, bạn phải le lưỡi ra; nếu trẻ đánh vào đầu bạn, bạn kêu lên một âm thanh khác lạ… Có thể lặp lại chừng ba bốn lần, sau đó có thể thay đổi quy luật và bắt trẻ đoán xem bạn sẽ làm gì.
Theo Sức khỏe & Đời sống
 
Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, êm dịu, thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những cuốn sách hay… thì biểu đồ sóng siêu âm cho thấy hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi đều diễn ra rất tốt. Còn ngược lại, nếu trong thời gian mang thai, người mẹ phải chịu những áp lực không thuận lợi từ điều kiện sống thì những biểu hiện hoạt động tích cực của thai nhi cũng kém đi.
Em rất cảm ơn chị, mod ra tay có khác :mrgreen:
Nhưng em vẫn chưa hiểu đoạn trên, tại sao nó lại thế chị ạ
Nói cách khác, bài tập về nhà của em có thể được hiểu như thế này: Tại sao tâm lí người mẹ khi mang thai lại ảnh hưởng tới sự di truyền trí năng của trẻ
Em đọc đi đọc lại bài của chị nhưng chưa thấy chỗ nào giải thích được chỗ đó cả :mrgreen:
 

Di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh

Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là một đề tài nghiên cứu từ rất lâu. Khả năng thừa kế của một gene lên thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền.
Ta có thể hiểu một cách khác là hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gene. Nghiên cứu ở những cặp sinh đôi và những gia đình có nhận con nuôi là những nơi thường được nghiên cứu nhiều nhất. Cho đến gần đây hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số trẻ trong nghiên cứu có gene đã biến dị. Phần còn lại được giải thích rằng do tính toán sai hay do yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông minh một phần là do thừa kế từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lến đến 0,8. Hiệp hội tâm lý học Hoa Kì vào năm 1995 trong công trình "Intelligence: Knowns and Unknowns" (Trí thông minh: những điều đã biết và chưa biết) kết luận rằng hệ số di truyền là "khoảng 0,75".


Môi trường


Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong nhiệm vụ xác định trí thông minh trong một số trường hợp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong lúc nhỏ được cho là rất quan trọng; sự dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất. Do đó, trong một xã hội đang phát triển càng hiện đại hơn, trí thông minh của con người càng di truyền.


Theo như một số nguồn khác, đối với hầu hết những tính cách khác nhau, trái ngược với những điều được mong đợi, những ảnh hưởng từ môi trường lên những trẻ em được nhận nuôi khác hẳn so với những trẻ em được nuôi bởi chính cha mẹ của chúng. Nói một cách khác, người ta thấy con nuôi có hệ số di truyền trí thông minh vào khoảng 0,32. Tuy vậy, những ảnh hưởng trên hoàn toàn bị xóa bỏ khi đến tuổi trưởng thành.


Những ảnh hưởng của môi trường lên gene cũng được nghiên cứu. Điều này cũng được coi là một yếu tố môi trường, nhưng thay vì xác phụ thuộc của IQ vào gene, người ta nghiên cứu sự phụ thuộc giữa gene vào môi trường. Một trong số những nghiên cứu trên cho rằng 40% sự khác nhau trong một gia đình là do sự biến dị của gene.


Phát triển


Có nhiều người tin rằng sự ảnh hưởng của gene lên chỉ số IQ càng ngày càng kém quan trọng trong cuộc sống khi con người già đi và học hỏi thêm càng nhiều kinh nghiệm. Thật ngạc nhiên là điều ngược lại lại xảy ra. Đối với trẻ em, hệ số di truyền là 0,2 (20%), một thiếu niên là 0,4 và có thể lên đến 0.8 đối với người lớn.


Những ảnh hưởng của gia đình cũng có vẻ biến mất khi lớn lên. Những trẻ em nuôi sau khi lớn lên có hệ số di truyền hầu như không hề liên quan (gần 0), trong khi những anh chị em cùng cha mẹ thì con số đó là 0,6. Nghiên cứu về những cặp sinh đôi cùng trứng cho thấy con số đó sẽ được nâng lên đến 0,86.


Sự chậm phát triển trí não


Khoảng 75-80% sự chậm phát triển trí não là do di truyền, và 20-25% còn lại là do những nguyên nhân bên trong cơ thể như sự bất thường ở các nhiễn sắc thể hay chấn thương ở não[4]. Sự chậm phát triển trí tuệ từ nhẹ đến vừa có thể có nguyên nhân là do sự rối loạn của một gene cho đến nhiều nhiễm sắc thể bất thường, có thể bao gồm hiện tượng mất đoạn nhiễm sắc thể. Theo như nhiên cứu trên những cặp sinh đôi, sự kém phát triển trí tuệ từ vừa đến nặng là không do yếu tố di truyền, nhưng dạng nhẹ của bệnh lại là do di truyền. Đó cũng là lý do họ hàng của những người kém phát triển trí tuệ nặng hầu hết đều bình thường còn trong những gia đình có người kém phát triển trí tuệ nhẹ thì có chỉ số IQ thấp hơn hẳn so với mức trung bình.

:rose: Theo chị nghĩ thì trước khi sinh ra, mẹ & thai nhi đã có quan hệ chặt chẽ thể hiện qua sự phát triển tình cảm trí tuệ. Thai nhi nhận chất dinh dưỡng qua dây nhau từ mẹ, thải ra nc tiểu... cũng qua đường này vào nc ối. Về khía cạnh phát triển, thai sẽ lớn lên từng ngày, cũng như các gen của bố mẹ tốt - xấu... sẽ đc hình thành dần. Khi thai đc 34 tuần tuổi, não của bé đc hình thành & hoàn thiện từ từ:dance:. Thai cử động - mà ta thường gọi là đạp bụng mẹ ấy để phản xạ - đáp ứng đối với những hoạt động của mẹ như vuốt ve trên bụng, khi mẹ nghe nhạc bé cũng cảm nhận đc...
Về việc hỏi về thay đổi tâm lý thì chị chỉ nói sơ qua rằng khi người mẹ bị trầm cảm => đứa trẻ sinh ra trở nên nhạy cảm, dễ nổi cáu & có lượng hormon căng thẳng tăng gấp nhiều lần so với trẻ bt:mygod:. Các trẻ này cũng dễ mắc phải những vấn đề liên quan đến thần kinh & ứng xử. IQ là 1 vấn đề cực kỳ phức tạp, rất khó giải thích cho em hiểu, mà thường chỉ có ở tài liệu chuyên môn thoai! Chị có hỏi các bs nhưng bác không trả lời đc vì fai tốn thời gian dài để nghiên cứu ra mới hiểu sâu đc em à! Nói chung, tâm lý mẹ thay đổi, ảnh hưởng rất nhiều đến con.
 
V vic hi v thay đi tâm lý thì ch ch nói sơ qua rng khi người m b trm cm => đa tr sinh ra tr nên nhy cm, d ni cáu & có lượng hormon căng thng tăng gp nhiu ln so vi tr bt.
Như vậy thì lượng hoocmon căng thẳng truyền từ mẹ sang con ạ? Nó dựa vào cơ chế nào chị?

Em dốt quá, vẫn chưa hiểu được chị ạ :mrgreen:
 
Căng thẳng ở người mẹ giúp đứa con sắp chào đời phát triển
Các nhà khoa học Mỹ cho biết rằng những căng thẳng vừa phải trong thời kỳ mang thai của bà mẹ không làm hại đến đứa con sắp chào đời, ngược lại còn giúp nó phát triển tốt hơn lúc lên hai tuổi.

Các nhà nghiên cứu yêu cầu 137 bà mẹ khỏe mạnh cho biết về những căng thẳng mà các bà gặp phải trong tuần lễ 24 đến 32 của thai kỳ. Khảo sát cho thấy những đứa con của các bà mẹ nào gặp căng thẳng nhiều hơn thì tiến bộ nhiều hơn những trẻ sơ sinh khác khi được hai tuổi.


Những nghiên cứu trước đây tin rằng căng thẳng ở các thai phụ làm cho thai nhi chậm phát triển và có thể bị khuyết tật.


Trong khi đó, các bà mẹ bị căng thẳng thường có lượng hormone Cortisol cao. Kích thích tố này rất cần cho sự phát triển của những cơ quan trong cơ thể của thai nhi.


Giáo sư Janet DiPietro, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Những căng thẳng mà các bà mẹ mang thai phải đối phó đã tạo cho họ một sức mạnh. Sức mạnh này truyền sang đứa con và kích thích nó phát triển nhanh khi chào đời."


Vì vậy, bà khuyên các bà mẹ mang thai không có gì phải lo lắng khi bị stress vì các công việc thường ngày.
 
Cortisol được coi là một loại hormone căng thẳng và nồng độ bài tiết của nó tăng lên trong thời gian bị căng thẳng. Lâu nay, loại hormone này được đo trong huyết thanh, nước tiểu hoặc nước bọt, nhưng nó chỉ báo hiệu sự căng thẳng vào thời gian tiến hành đo, chứ không có kết quả trong khoảng thời gian lâu hơn. :sad: Nó đc tiết ra từ tuyến thượng thận! Tuyến thượng thận rất quan trọng đó! Thường thì cortisol được chứa ở trong những tế bào mỡ. Khi cơ thể bị stress, nó tiết ra cortisol và quá trình này ngăn không cho cơ thể thải mỡ ra ở những tế bào có chứa cortisol.Các hormon này sẽ theo máu, truyền theo đường thai nhi và vào đứa trẻ.
 
Thường thì cortisol được chứa ở trong những tế bào mỡ. Khi cơ thể bị stress, nó tiết ra cortisol và quá trình này ngăn không cho cơ thể thải mỡ ra ở những tế bào có chứa cortisol.Các hormon này sẽ theo máu, truyền theo đường thai nhi và vào đứa trẻ.

1. Ở trên thì bảo cortisol tiết ra từ tuyến thượng thận, ở dưới bảo là đc chứa trong các tế bào mỡ là dư lào!??
2. Chức năng của cortisol là tác động vào hệ thống trao đổi chất, tăng những thứ cần cho stress (tăng đường huyết, plasma lipid, amino acid), chứ kg phải là ngăn lại.
3. Cortisol là stress hormone kg có nghĩa là nó giúp cơ thể giảm stress. Mà theo nghĩa giúp cho cơ thể chuẩn bị hoàn toàn thể đương đầu với stress.
 
1. Ở trên thì bảo cortisol tiết ra từ tuyến thượng thận, ở dưới bảo là đc chứa trong các tế bào mỡ là dư lào!??
2. Chức năng của cortisol là tác động vào hệ thống trao đổi chất, tăng những thứ cần cho stress (tăng đường huyết, plasma lipid, amino acid), chứ kg phải là ngăn lại.
3. Cortisol là stress hormone kg có nghĩa là nó giúp cơ thể giảm stress. Mà theo nghĩa giúp cho cơ thể chuẩn bị hoàn toàn thể đương đầu với stress.


Chuyện tiết ra & dự trữ là hoàn toàn kh nhau!
 
Trong khi đó, các bà mẹ bị căng thẳng thường có lượng hormone Cortisol cao. Kích thích tố này rất cần cho sự phát triển của những cơ quan trong cơ thể của thai nhi.
Giáo sư Janet DiPietro, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Những căng thẳng mà các bà mẹ mang thai phải đối phó đã tạo cho họ một sức mạnh. Sức mạnh này truyền sang đứa con và kích thích nó phát triển nhanh khi chào đời."

Theo ch nghĩ thì trước khi sinh ra, m & thai nhi đã có quan h cht ch th hin qua s phát trin tình cm trí tu. Thai nhi nhn cht dinh dưỡng qua dây nhau t m, thi ra nc tiu... cũng qua đường này vào nc i. V khía cnh phát trin, thai s ln lên tng ngày, cũng như các gen ca b m tt - xu... s đc hình thành dn. Khi thai đc 34 tun tui, não ca bé đc hình thành & hoàn thin t t. Thai c đng - mà ta thường gi là đp bng my đ phn x - đáp ng đi vi nhng hot đng ca m như vut ve trên bng, khi m nghe nhc bé cũng cm nhn đc...
V vic hi v thay đi tâm lý thì ch ch nói sơ qua rng khi người m b trm cm => đa tr sinh ra tr nên nhy cm, d ni cáu & có lượng hormon căng thng tăng gp nhiu ln so vi tr bt. Các tr này cũng d mc phi nhng vn đ liên quan đến thn kinh & ng x.
Em thấy mâu thuẫn quá:???:
Chuyện tiết ra & dự trữ là hoàn toàn kh nhau!
Khác nhau ở đâu ạ? :???:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,446
Messages
72,354
Members
56,629
Latest member
77betepress
Back
Top