Sinh học - Vài vấn đề cần mọi người giải đáp

Khác chứ em. Tiết ra là sự tạo ra hormon hoặc chất nào đó từ các tuyến, bộ phận tr cơ thể. Còn dự trữ là sự tích tụ lại, để lấy ra sử dụng khi cần tr trường hợp sản xuất quá nhiều! Cứ tưởng tượng giống như con người nạp nhiều chất béo vào, cơ thể k dùng hết, chuyển thành dạng tích tụ dự trữ dưới da & đc mang ra sử dụng lúc đói vậy:hoanho:. Cortisol rất ư quan trọng tr những khi mình căng thẳng đó! Nên fai cố gắng thư giãn đầu óc. Được dự trữ sẵn tr mỡ, giúp kiểm soát tốt cảm xúc hơn!
 
Mọi người quay lại trọng tâm chỗ canh cut muốn hỏi đi nào::)
Về việc hỏi về thay đổi tâm lý thì chị chỉ nói sơ qua rằng khi người mẹbị trầm cảm => đứa trẻ sinh ra trở nên nhạy cảm, dễ nổi cáu & có lượng hormon căng thẳng tăng gấp nhiều lần so với trẻ bt
. Các trẻ này cũng dễ mắc phải những vấn đề liên quan đến thần kinh & ứng xử. IQ là 1 vấn đề cực kỳ phức tạp, rất khó giải thích cho em hiểu, mà thường chỉ có ở tài liệu chuyên môn thoai! Chị có hỏi các bs nhưng bác không trả lời đc vì fai tốn thời gian dài để nghiên cứu ra mới hiểu sâu đc em à! Nói chung, tâm lý mẹ thay đổi, ảnh hưởng rất nhiều đến con.
Trong khi đó, các bà mẹ bị căng thẳng thường có lượng hormone Cortisol cao. Kích thích tố này rất cần cho sự phát triển của những cơ quan trong cơ thể của thai nhi.

Giáo sư Janet DiPietro, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Những căng thẳng mà các bà mẹ mang thai phải đối phó đã tạo cho họ một sức mạnh. Sức mạnh này truyền sang đứa con và kích thích nó phát triển nhanh khi chào đời."

Vì vậy, bà khuyên các bà mẹ mang thai không có gì phải lo lắng khi bị stress vì các công việc thường ngày.
Thế tóm lại là tâm lí bà mẹ khi mang thai ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến sự di truyền trí năng đây? Hai đoạn này mâu thuẫn nhau quá ? Nếu như đoạn 2 là đúng thì khi mang thai, người mẹ tâm lí càng xấu thì càng tốt cho sự phát triển của trẻ ạ?
 
Em

Tại sao tâm lý mẹ càng xấu thì ảnh hưởng càng tốt đến phát triển của trẻ đc? Nó tỷ lệ thuận với nhau mà! Để nói về vấn đề này thì rất nhiều, rất rộng mà khi nào em vào chuyên ngành Sản - Nhi mới có thể bàn luận hết đc. Ở đây, chị chỉ nêu để em hiểu sơ bộ thôi.:rose: Trí não của trẻ có thể hiểu rằng ảnh hưởng ở 2 hướng:
1. Bố mẹ càng thông minh bao nh thì sẽ truyền đạt gene thông minh, giỏi giang cho con bây nhiêu. => Đó là theo hướng di truyền - những gene tốt của bố mẹ sẽ đc chọn lọc để chuyển sang cho đứa con!
2. TH bố mẹ không thông minh là mấy nhưng tr quá trình mang thai, mẹ đã áp dụng các hình thức " giáo dục" ban đầu cho con như trên đã nêu [ nghe nhạc cổ điểm giúp não hoạt động tốt, giải các bài toán hay chơi Sudoku, suy nghĩ những điều liên quan đến logic...] thì khi sinh ra, trẻ cũng sẽ có IQ rất cao:dance:, chẳng kém chi trẻ có gene thông minh ở trên.
3. Đây là yếu tố phụ. Đó chính là mẹ có nuôi con bằng sữa mẹ hay nuôi sữa ngoài? Tỷ lệ những trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinh - nhất là sữa đầu tiên có màu vàng nhạt tiết ra ở đầu vú mẹ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ & não thường có trí thông minh cao vượt trội hẳn so với trẻ đc nuôi bằng sữa ngoài là chính! Ngoài ra, ng ta cũng so sánh đc rằng, tr trường hợp mẹ k thể có sữa hoặc sữa ít, mẹ có thể cho trẻ bú bằng sữa bò:chuan:. Lượng dưỡng chất của sữa bò tươi & sữa mẹ đc coi tương đương nhau! Nhưng chú ý, đừng nên lạm dụng nó!

 
Căng thẳng ở người mẹ giúp đứa con sắp chào đời phát triển
Các nhà khoa học Mỹ cho biết rằng những căng thẳng vừa phải trong thời kỳ mang thai của bà mẹ không làm hại đến đứa con sắp chào đời, ngược lại còn giúp nó phát triển tốt hơn lúc lên hai tuổi.
....

Vì vậy, bà khuyên các bà mẹ mang thai không có gì phải lo lắng khi bị stress vì các công việc thường ngày.
Lời khuyên này trái ngược với kết quả nghiên cứu thì phải? Nếu đúng theo kết quả nghiên cứu thì nên để các bà mẹ phải lo lắng nhiều hơn chứ nhỉ, sao lại "không có gì phải lo lắng"...
 
Đó là căng thẳng vừa fai. Chứ còn lo lắng quá mức, stress dẫn đến trầm cảm thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều! Mong các bạn hãy đọc & suy nghĩ kỹ trc khi hỏi những câu như thế!:rose:
 
sao chả thấy liên quan mấy? .
Không phải là không liên quan mấy, mà là chẳng thấy liên quan tẹo nào:bithuong:
Tại sao tâm lý mẹ càng xấu thì ảnh hưởng càng tốt đến phát triển của trẻ đc? Nó tỷ lệ thuận với nhau mà! Để nói về vấn đề này thì rất nhiều, rất rộng mà khi nào em vào chuyên ngành Sản - Nhi mới có thể bàn luận hết đc. Ở đây, chị chỉ nêu để em hiểu sơ bộ thôi.:rose: Trí não của trẻ có thể hiểu rằng ảnh hưởng ở 2 hướng:
Hu hu, em biết là nó rộng rồi, nhưng mà ở đây em chỉ mún quan tâm đến yếu tố tâm lí của người mẹ thui, thế mà chẳng ai đi sâu vào, toàn nói những đâu đâu, em biết là chị mún em biết thêm thông tin, nhưng những cái đó chưa thật sự cần thiết để giải quyết vấn đề trước mắt ạ:cry:
Đó là căng thẳng vừa fai. Chứ còn lo lắng quá mức, stress dẫn đến trầm cảm thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều! Mong các bạn hãy đọc & suy nghĩ kỹ trc khi hỏi những câu như thế!:rose:
Thê nào là vừa phải ạ? căng thẳng ko cân, đo, đong đếm được, cũng chẳng có nồng độ để xác định ( em đùa tí:mrgreen:) thì biết thế nào là vừa phải ạ?
Bàn tới bàn lui chắc mọi người cũng quên mất bài tập của canh cut rồi, câu hỏi đó hơi dài, nhưng có thể được hiểu nôm na như thế này: Tại sao tâm lí của người mẹ khi mang thai lại ảnh hưởng lớn đến sự di truyền trí năng của trẻ?
Chị 00792 có nêu ra nguyên nhân là do hooc-mon, nhưng nó đi theo con đường nào ạ?

 
Bao giờ chúng ta giải mã được bộ não con người thì may ra mới hiểu hết mấy thứ này :))
Nhưng hình như lại có câu nt này (ko nhớ của ai) : "Nếu bộ não con người đủ đơn giản để ta có thể hiểu nó, thì ta sẽ ngu dốt đến mức không thể hiểu được nó"
:mrgreen:
 
Bao giờ chúng ta giải mã được bộ não con người thì may ra mới hiểu hết mấy thứ này :))
Nhưng hình như lại có câu nt này (ko nhớ của ai) : "Nếu bộ não con người đủ đơn giản để ta có thể hiểu nó, thì ta sẽ ngu dốt đến mức không thể hiểu được nó"
:mrgreen:
Phải có cơ sở xác thực thì mới khẳng định được điều đó chứ? Điều đó đã được công bố rất lâu rồi, nên phải có cơ sở thì mới tồn tại được, vậy dựa vào đâu để chứng minh điều đó?
 
Không phải là không liên quan mấy, mà là chẳng thấy liên quan tẹo nào:bithuong:

Hu hu, em biết là nó rộng rồi, nhưng mà ở đây em chỉ mún quan tâm đến yếu tố tâm lí của người mẹ thui, thế mà chẳng ai đi sâu vào, toàn nói những đâu đâu, em biết là chị mún em biết thêm thông tin, nhưng những cái đó chưa thật sự cần thiết để giải quyết vấn đề trước mắt ạ:cry:

Thê nào là vừa phải ạ? căng thẳng ko cân, đo, đong đếm được, cũng chẳng có nồng độ để xác định ( em đùa tí:mrgreen:) thì biết thế nào là vừa phải ạ?
Bàn tới bàn lui chắc mọi người cũng quên mất bài tập của canh cut rồi, câu hỏi đó hơi dài, nhưng có thể được hiểu nôm na như thế này: Tại sao tâm lí của người mẹ khi mang thai lại ảnh hưởng lớn đến sự di truyền trí năng của trẻ?
Chị 00792 có nêu ra nguyên nhân là do hooc-mon, nhưng nó đi theo con đường nào ạ?

Em a, chị đã bảo là nó di chuyển theo đường máu. Căng thẳng vừa fai có nghĩa là thay vì 1 tuần đi làm 6 ngày, ngày còn lại vẫn phải chúi đầu vào làm trên máy tính tại nhà thì nay mình giảm lại, tuần còn đi làm khoảng 5 ngày thôi. 2 ngày cuối tuần sẽ nghe nhạc, đi dạo 1 chút ngoài công viên chẳng hạn! Nếu như công việc đang làm mà khiến mẹ cảm thấy quá nặng nề [ tỷ dụ như dễ stress hay mang vác nặng], hãy nên nói chuyện trực tiếp với quản lý công ty để giảm bớt hoặc chuyển sang công việc nhẹ nhàng, nhàn nhã hơn:dance:. nghỉ ngơi nhiều sẽ cho phép linh động, thoải mái hơn. Tâm lý bà mẹ càng nặng nề, đứa con càng kém phát triển trí não & dễ tổn thương về tâm thần.
Tr tháng cuối gần sinh, như những bài trên đã nói, có thể cho phép lo lắng 1 chút để giúp bạn sinh con tốt hơn, não bé làm việc thích ứng với mẹ tốt hơn nhưng chỉ ít thôi đó! Và để nói về những vấn đề này, em nên học chuyên ngành đi sâu vào Sản - Nhi thì mới nói hết đc nghe!:hihi:
 
Quá trình loài cá xương di cư ( VD cá chình, cá hồi) thay đổi môi trường sống của chúng từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt và ngược lại diễn ra như thế nào? :mrgreen:
 
Cá chẽm rất rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng nước ngọt như sông, hồ. Khi thành thục (3-4 năm tuổi ), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sông, ven biển có độ mặn thích hợp từ 30 - 32%--o để sinh sản. ấu trùng sau khi nở ra sẽ đưa vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành:yeah:
Di cư sinh sản
Nhiều loại cá hồi sống phần nhiều thời gian ngoài biển nhưng lại sinh sản trong vùng nước ngọt. Chúng di cư những đoạn đường xa để lên các con sông hay suối để sinh sản.
Vòng đời của cá Hồi
Di cư trú đông :Hiện tượng di cư trú đông gặp ở cá nước ngọt là chủ yếu, ít thấy ở cá bỉên.
 

Attachments

  • Migrating masses.pdf
    111.8 KB · Views: 259
Quá trình loài cá xương di cư( VD cá chình, cá hồi) thay đổi môi trường sống của chúng từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt và ngược lại diễn ra như thế nào?

Cá chẽm rất rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng nước ngọt như sông, hồ. Khi thành thục (3-4 năm tuổi ), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sông, ven biển có độ mặn thích hợp từ 30 - 32%--o để sinh sản. ấu trùng sau khi nở ra sẽ đưa vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên, cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành:yeah:
Di cư sinh sản
Nhiều loại cá hồi sống phần nhiều thời gian ngoài biển nhưng lại sinh sản trong vùng nước ngọt. Chúng di cư những đoạn đường xa để lên các con sông hay suối để sinh sản.
Vòng đời của cá Hồi
Di cư trú đông :Hiện tượng di cư trú đông gặp ở cá nước ngọt là chủ yếu, ít thấy ở cá bỉên.
Em ko mở được file chị ơi :mrgreen: Chị 00792 và mọi người giúp em bài tập này với :D
 
Migrating masses

:rose: Kết đàn di cư
Người dịch: Nguyễn Quốc Ân
Cá di cư góp phần duy trì sản lượng cá hạ lưu sông Mê Công.
Quản lý và bảo vệ chúng đòi hỏi sự cố gắng chung của 4 nước ven sông.
Chúng đã trải qua một giai đoạn cuộc đời ở vùng nước ấm biển Nam Trung Hoa. Chúng
bị khai thác ở vùng nước lạnh bên trên thác Khôn. Chúng có thể không vượt trên 3000
km như loài cá da trơn ở sông A-ma-zôn, nhưng cá bông lau (Pangaius krempfi) có thể là
loài cá ở sông Mê Công có đường di cư dài nhất. Hiện nay nhờ phương pháp đồng vị
phóng xạ đã khẳng định cá bông lau đánh được ở Lào đã di cư từ cửa sông Mê Công ở
Việt Nam qua đoạn Cam-pu-chia. Loài này còn phổ biến tận trên thượng nguồn, nó có
thể là loài cá duy nhất có đường di cư qua cả 4 nước hạ lưu sông Mê Công.
Một loài khác có đường di cư dài như vậy có thể so sánh với cá bông lau là cá tra dầu
(Pangasianodon gigas). Cá tra dầu hiện nay rất hiếm. Trong mấy năm trở lại đây, người
ta đánh được chỉ ở 2 nơi thuộc hạ lưu sông Mê Công với số lượng rất ít. Một là ở sông
Tông-lê-sáp của Cam-pu-chia, và một nơi khác là ở Chiềng-không và Huổi-xay trên dòng
chính sông Mê Công, biên giới Lao-Thái. Hiện không rõ cá ở 2 nơi này có phải cùng một
đàn hay không. Nếu đúng là một đàn thì đường di cư của chúng cũng dài trên 2000 km.
Cá di cư để làm gì? Thông thường di cư là do nơi cư trú liên quan đến điều kiện sinh tồn
của chúng ở cách nhau cả không gian và thời gian. Di cư được điều khiển bởi sự thay đổi
theo mùa của môi trường và nơi có thể cư trú. Cá di cư của sông Mê Công thông thường
sống ở sông chính vào mùa khô. Mức nước sông dâng lên vào đầu mùa mưa là tín hiệu
cho cá di cư đến bãi đẻ hoặc nơi kiếm mồi ở những vùng ngập. Sau nhiều tháng sống ở
vùng ngập, khi mức nước hạ xuống vào cuối mùa mưa là tín hiệu cho cá quay trở về nơi
an toàn trước khi vùng ngập trở nên khô hạn.
Như vậy, cá di cư đi lại theo mùa giữa hai nơi cư trú là vùng ngập và nơi ẩn náu mùa khô.
Ở vùng hạ lưu, cự ly di cư được tính bằng hàng trăm kilômét giữa vùng ngập quanh sông
Tông-lê-sáp và Biển Hồ đến vùng có nhiều vực sâu ở phía Bắc Cam-pu-chia và phía Nam
Lào.
Người dân sống dọc sông đã bắt nhịp cuộc sống của họ với thời gian đến và đi của cá di
cư. Họ nắm được khi nào thì một loài nào đó xuất hiện và sắp đặt ngư cụ thích hợp để
khai thác. Một số người thậm chí coi những đàn cá di cư quan trọng như biểu trưng của
cuộc sống và văn hóa của người dân sông Mê Công.
Với số lượng lớn loài cá di cư, mà mỗi loài có đặc điểm riêng, nên thực tế sự di cư rất
phức tạp. Cho dù coi nhịp nước lên xuống là động lực của quá trình di cư thì một số loài
có dặc tính tính di cư đặc biệt, xem ra không liên quan trực tiếp với mực nước lên xuống.
Thí dụ, cá trà sóc 7 sọc (Probarbus jullieni) khá quí, lại tiến hành di cư sinh sản vào giữa
2
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 2. Chúng tạo cơ sở cho nghề cá quan trọng của vùng trên
thác Khôn của Lào và một số nơi khác ở sông Mê Công.
Di cư một số loài cá khác lại liên quan tới tuần trăng. Thí dụ sự di chuyển hàng đàn lớn
diễn ra vào những ngày trăng tròn từ tháng thứ nhất đến tháng thứ năm đầu mùa khô.
Trong số này, loài cá linh, một loài cá cỡ nhỏ thụộc giống Henichorhynchus họ cá chép,
chiếm ưu thế. Người Cam-pu-chia gọi là Trây-riên, người Lào gọi là Pa-soi và người
Thái gọi là Pla-soi. Loài cá này cho sản lượng rất cao ở tất cả các nước ven sông. Chúng
di cư từ đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và vùng ngập miền Nam Cam-pu-chia
đến miền Bắc Cam-pu-chia, miền Nam Lào và có thể cả miền Đông Bắc Thái Lan. Ngoài
ra có thể một đàn cá khác sống ở đoạn trên thượng nguồn sông Mê Công. Quản lý những
loài cá này yêu cầu phải có sự hợp tác của cả 4 nước ven sông.
Muốn bảo vệ và quản lý cá di cư cần phải có những yêu cầu sau đây:
* Kế hoạch phát triển lưu vực phải nhìn nhận vai trò quan trọng của nghề cá và phải đảm
bảo rằng dự án chỉ được phê duyệt khi mà ở chỗ đó những ảnh hưởng đến đường di cư
của cá dọc theo dòng chính sông Mê Công và đoạn hạ lưu của các sông nhánh lớn đã
được khắc phục đến mức tối đa.
* Những ảnh hưởng và giá trị thực của các dự án phát triển đối với nghề cá phải được
cân nhắc ngay từ giai đoạn đầu phê duyệt.
* Các kế hoạch quản lý nước hiện hành cần có biện pháp giảm tối đa tác hại đối với nghề
cá bằng cách hợp tác với các chuyên gia nghề cá và chuyên gia môi trường. Các dự án
phát triển trong tương lai cũng cần phải áp dụng những biện pháp như vậy trong quá trình
xây dựng và quản lý dự án.
* Các cơ quan quản lý nghề cá nên hợp tác và thông tin cho nhau về số liệu khai thác để
đảm bảo tổng sản lượng cá khai thác không vượt quá khả năng khôi phục đàn của những
loài cá di cư này.
 
Chị ơi, em ko hỏi về sự di cư của cá, mà em hỏi về: "Quá trình cá hồi (đại diện của cá xương di cư) thay đổi môi trường sống của chúng từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt và ngược lại diễn ra như thế nào" cơ ạ:cry:
 
Chị ơi, em ko hỏi về sự di cư của cá, mà em hỏi về: "Quá trình cá hồi (đại diện của cá xương di cư) thay đổi môi trường sống của chúng từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt và ngược lại diễn ra như thế nào" cơ ạ:cry:
Em có thể hỏi thêm thầy cô nhé!
 
Em có thể hỏi thêm thầy cô nhé!
:mygod: Bài tập về nhà của em mà chị.
"Quá trình cá hồi (đại diện của cá xương di cư) thay đổi môi trường sống của chúng từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt và ngược lại diễn ra như thế nào"
Em lục tunh đống tài liệu mà em có cũng như search nhiều lần trên google mà ko thấy :cry:
 
Khả năng cá hồi tự thay đổi môi trường sống của chúng từ nước mặn sang nước ngọt (và ngược lại) do 2 loại gen quy định, 2 loại gen đấy là 2 loại gen nào thế ạ?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top