Cá Anh Vũ

Tên Việt Nam: Cá anh vũ
Tên Latin:
Semilabeo notabilis
Họ: Cá chép Cyprinidae
Bộ: Cá chép Cypriniformes
Nhóm: Cá
Mô tả:

Vây lưng: II, 8, vây ngực: I, 14, vây bụng I, 8 - 9, vây hậu môn: III, 5, vây trên đường bên: 45 Cá có thân dày, tương đối. Có 2 đôi râu. Râu lõm lớn hơn râu hàm. Miệng đưới. Môi trên rộng có nhiều u tròn nổi. Rãnh sau môi dưới không có. Mắt vừa phải. Khoảng cách trước ổ mặt lớn hơn khoảng cách sau ổ mắt, khoảng cách hai ổ mắt rộng. Khởi điểm của vây lưng ở trước khởi điểm của vây bụng. Vây lưng không có tia gai cứug. Lỗ hậu môn ở gioữa vây bụng và vây hậu môn. Vảy vừa phải, xếp đều đặn.

Cá có thân màu xám tro, bụng màu vàng nhạt. Vây ngực, vây bụnmg, vây hậu môn có màu xám pha vàng. Vây lưng, vây đuôi có màu xám.

Sinh học:

Cá anh vũ ăn các loại chất hữu cơ vụn nát, tảo và động vật không xương sống ở nước cỡ nhỏ. Cá dùng môi sừng cải tạo các loài tảo và thức ăn bám trên mặt các tảng đá để ăn. Cá anh vũ có tốc độ lớn khá nhanh. Cá 2 tuổi thành thục. Mùa các anh vũ đẻ từ tháng 10 năm trước đến thánh 3 năm sau. Cá đẻ ở hang đáy sông.

Nơi sống và sinh thái:

Cá sống ở nơi nước chảy xiết ở trung lưư cá sông lớn.

Phân bố:

Việt Nam: Yên Bái (sông Thao, Lạng Sơn (sông Kỳ Cùng, Phú Thọ (Sông Lô vùng Việt Trì). Hòa Bình (sông Đà, Nghệ An (sông Lam, vùng Con Cuông).

Giá trị sử dụng:

Là loài đặc hữu của Việt Nam. Thịt cá anh vũ ăn rất ngon. Sản lượng cá khai thác tự nhiên thấp.

Tình trạng:

Cá anh vũ bị đánh bắt bừa bãi. Sản lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Mức đe dọa: Bậc V.

Đề nghị biện pháp bảo vệ:

Đã có quy chế khai thác cá anh vũ ở tự nhiên. Cấm khai thác vào thời gian cá đẻ tập trung vào tháng 10 - 12 ở các bãi đẻ ở chân cầu Việt Trì (sông Hồng, thị trấn Lai Châu, Vạn Yên, Trung Hà (sông Đà). Cần kiểm tra việc thực hiện các quy chế này ở các địa phương.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 260.
Senot_u2.jpg
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,028
Messages
71,935
Members
56,545
Latest member
win777place
Back
Top