Kiến thức cơ bản ngắn gọn Chương 1: Cá thể và quần thể Sinh vật

duonghoang

Senior Member
CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT


MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

1.Khái niệm và phân loại môi trường

a.Khái niệm: Môi trường sống của sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật.

b.Phân loại Môi trường nước, Môi trường đất, môi trường không khí, Môi trường sinh vật

2.Các nhân tố sinh thái

a.Nhân tố sinh thái vô sinh: (nhân tố vật lí và hóa học) khí hậu,thổ nhưỡng ,nước và địa hình

b.Nhân tố hữu sinh: vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người.

II.Giới hạn sinh thái.

1. Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

- Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất

- Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.

2. ổ sinh thái :Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể của loài.

- ổ sinh thái gồm: ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung

- Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua những dấu hiệu về hình thái của chúng

- Nơi ở: là nơi cư trú của một loài

III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.

1.Thích nghi của sinh vật với ánh sáng

- Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường.

Có hai nhóm cây chính:cây ưa sáng và cây ưa bóng

- Động vật:dùng ánh sáng để định hướng,hình thành hướng thích nghi:ưa hoạt động ban ngày và ưa hoạt động ban đêm.

2.Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

a. Quy tắc về kích thước cơ thể: Động vật đẳng nhiệt vùng ôn đới có kích thước > động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới

b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai ,đuôi, chi



QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể sinh vật

1. Quần thể sinh vật

Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới

2.Quá trình hình thành quần thể sinh vật.

Cá thể phát tán à môi trường mới à CLTN tác động à cá thể thích nghi à quần thể

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

1. Quan hệ hỗ trợ: quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống

-Ví dụ:hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông

Chó rừng thường quần tụ từng đàn..

-ý nghĩa: + đảm bảo cho quần thể tồn tạ ổn định

+ khai thác tối ưu nguồn sống

+ tăng khả năng sống sót và sinh sản

2. Quan hệ cạnh tranh: quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống.

-Ví dụ: thực vật cạnh tranh ánh sang, động vật cạnh tranh thức ăn,nơi ở,bạn tình.

-ý nghĩa: + duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể

+ đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển



CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

I. Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng các thể đực và cái trong quần thể

Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý...

Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

II. Nhóm tuổi

Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

III/ Sự phân bố cá thể

Có 3 kiểu phân bố

+ Phân bố theo nhóm

+ Phân bố đồng điều

+ Phân bố ngẫu nhiên

IV. Mật độ cá thể

Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

V. Kích thước của quần thể sinh vật

1.Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa

- Kích thước của của quần thể là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

- Ví dụ: quần thể voi 25 con, quần thể gà rừng 200 con.

- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển

- Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

2.Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật

a. Mức độ sinh sản của quần thể

Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian

b. Mức tử vong của quần thể

Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian

c. Phát tán cá thể của quần thể

- Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏquần thể đến nơi sống mới.

- Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể

VI.Tăng trưởng của quần thể

- Điều kiện môi trường thuận lợi:

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J)

- Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng của quần thể giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S)

VII. Tăng trưởng của quần thể Người

- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử

- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, à ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.



BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

I. Biến động số lượng cá thể

1.Khái niệm

Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể

2. Các hình thức biến động số lượng cá thể

a. Biến động theo chu kỳ

Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường

b. Biến động số lượng không theo chu kỳ

Biến động số lượng cá thể của quàn thể không theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên

II. Nguyên nhân gây ra biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

1.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể

a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh ( khí hậu, thổ nhưỡng)

- Nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể

- Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp

b. Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh (cạnh tranh giữa các cá thể cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt)

- Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhóm nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ quần thể

- Các nhân tố sinh thái hữu tính ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở.

2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc làm tăng số lượng cá thể của quần thể

- Điều kiện sống thuận lợi " quần thể tăng mức sinh sản + nhiều cá thể nhập cư tới " kích thước quần thể tăng.

- Điều kiện sống không tuận lợi " quần thể giảm mức sinh sản + nhiều cá thể xuất cư " kích thước quần thể giảm.

3. Trạng thái cân bằng của quần thể

Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
 
CHƯƠNG I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT



MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

1.Khái niệm và phân loại môi trường


a.Khái niệm: Môi trường sống của sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật,có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật.

b.Phân loại
Môi trường nước, Môi trường đất, môi trường không khí, Môi trường sinh vật

2.Các nhân tố sinh thái

a.Nhân tố sinh thái vô sinh: (nhân tố vật lí và hóa học) khí hậu,thổ nhưỡng ,nước và địa hình

b.Nhân tố hữu sinh: vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người.

II.Giới hạn sinh thái.

1. Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

- Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho sinh vật sinh thực hiện các chức năng sống tốt nhất

- Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.

2. ổ sinh thái :Là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể của loài.

- ổ sinh thái gồm: ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung

- Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào đó thì thường phản ánh đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua những dấu hiệu về hình thái của chúng

- Nơi ở: là nơi cư trú của một loài

III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.

1.Thích nghi của sinh vật với ánh sáng


- Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường.

Có hai nhóm cây chính:cây ưa sáng và cây ưa bóng

- Động vật:dùng ánh sáng để định hướng,hình thành hướng thích nghi:ưa hoạt động ban ngày và ưa hoạt động ban đêm.

2.Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

a. Quy tắc về kích thước cơ thể: Động vật đẳng nhiệt vùng ôn đới có kích thước > động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới

b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai ,đuôi, chi




QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ

GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể sinh vật

1. Quần thể sinh vật


Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo ra thế hệ mới

2.Quá trình hình thành quần thể sinh vật.

Cá thể phát tán à môi trường mới à CLTN tác động à cá thể thích nghi à quần thể

II. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

1. Quan hệ hỗ trợ
: quan hệ giữa các cá thể cùng loài nhằm hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống

-Ví dụ:hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông

Chó rừng thường quần tụ từng đàn..

-ý nghĩa: + đảm bảo cho quần thể tồn tạ ổn định

+ khai thác tối ưu nguồn sống

+ tăng khả năng sống sót và sinh sản

2. Quan hệ cạnh tranh: quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh nhau trong các hoạt động sống.

-Ví dụ: thực vật cạnh tranh ánh sang, động vật cạnh tranh thức ăn,nơi ở,bạn tình.

-ý nghĩa: + duy trì mật độ cá thể phù hợp trong quần thể

+ đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển



CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

I. Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng các thể đực và cái trong quần thể

Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: môi trường sống, mùa sinh sản, sinh lý...

Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

II. Nhóm tuổi

Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

III/ Sự phân bố cá thể

Có 3 kiểu phân bố

+ Phân bố theo nhóm

+ Phân bố đồng điều

+ Phân bố ngẫu nhiên

IV. Mật độ cá thể

Mật độ các thể của quần thể là số lượng các thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

V. Kích thước của quần thể sinh vật

1.Kích thước tối thiểu và kích thước tối đa

-
Kích thước của của quần thể là số lượng cá thể đặc trưng (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

- Ví dụ: quần thể voi 25 con, quần thể gà rừng 200 con.

- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển

- Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường

2.Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật

a. Mức độ sinh sản của
quần thể


Là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong 1 đơn vị thời gian

b. Mức tử vong của quần thể

Là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong 1 đơn vị thời gian

c. Phát tán cá thể của quần thể

- Xuất cư là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏquần thể đến nơi sống mới.

- Nhập cư là hiện tượng 1 số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống trong quần thể

VI.Tăng trưởng của quần thể

- Điều kiện môi trường thuận lợi:

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J)

- Điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi: Tăng trưởng của quần thể giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S)

VII. Tăng trưởng của quần thể Người

- Dân số thế giới tăng trưởng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử

- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút, à ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người.



BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ

I. Biến động số lượng cá thể

1.Khái niệm

Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể

2. Các hình thức biến động số lượng cá thể

a. Biến động theo chu kỳ

Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường

b. Biến động số lượng không theo chu kỳ

Biến động số lượng cá thể của quàn thể không theo chu kỳ là biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên

II. Nguyên nhân gây ra biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

1.Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể


a. Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh ( khí hậu, thổ nhưỡng)

- Nhóm các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là nhóm nhân tố không phụ thuộc mật độ quần thể

- Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, sức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp

b. Do sự thay đổi các nhân tố sinh thái hữu sinh (cạnh tranh giữa các cá thể cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt)

- Nhóm các nhân tố hữu sinh luôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là nhóm nhân tố sinh thái phụ thuộc mật độ quần thể

- Các nhân tố sinh thái hữu tính ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở.

2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Quần thể sống trong môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách làm giảm hoặc làm tăng số lượng cá thể của quần thể

- Điều kiện sống thuận lợi " quần thể tăng mức sinh sản + nhiều cá thể nhập cư tới " kích thước quần thể tăng.

- Điều kiện sống không tuận lợi " quần thể giảm mức sinh sản + nhiều cá thể xuất cư " kích thước quần thể giảm.

3. Trạng thái cân bằng của quần thể

Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,340
Messages
72,253
Members
56,618
Latest member
yo88pizza
Back
Top