Phát hiện cơ chế phát sinh của sự ức chế gen lặn

00792

Moderator
Staff member
Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh, các nhà khoa học thuộc Đại học khoa học-kỹ thuật Nara (Nhật Bản) đã phát hiện nguyên nhân gen trội được biểu đạt còn gen lặn bị ức chế trong quá trình di truyền của động thực vật.
avatar.aspx
Ảnh minh họa
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp cải tạo các chủng loại thực vật.

Rất nhiều động thực vật đều di truyền một bộ phận gen cho thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp thế hệ F1 chỉ biểu đạt tính trạng của gen trội, trong khi đó tính trạng của gen lặn tạm thời không được biểu hiện. Sang thế hệ F2, gen lặn có thể được biểu hiện. Quy luật di truyền này được gọi là “Định luật phân ly Mendel.”

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu loại rau cải bẹ của Nhật Bản và phát hiện, một loại gen nào đó nằm gần vị trí gen trội đã tổng hợp một loại RNA phân tử thấp và khiến cho gen lặn bị methyl hóa, qua đó khiến gen lặn bị ức chế. Các nhà khoa học suy đoán động vật cũng có thể tồn tại cơ chế tương tự như vậy.

Giáo sư Alpine Seiji thuộc Đại học Nara cho biết, phát hiện này đã làm sáng tỏ cơ chế cụ thể về việc các gen lặn bị ức chế. Tính trạng di truyền trội của thực vật thông thường là tính trạng ưu thế.

Trên cơ sở của phát hiện này, các nhà khoa học có thể thông qua biện pháp nhân tạo, lợi dụng tính trạng ưu thế để tiến hành cải tạo chủng loại cây trồng./.
Theo Ngọc Thúy (Vietnam+):yeah:
 
Tế bào tủy xương có tác dụng chữa bệnh suy tim

Theo các nhà khoa học Đức, những bệnh nhân bị suy tim mãn tính nếu được tiêm các tế bào gốc tủy sống của chính mình sẽ có trái tim khỏe mạnh hơn và có thể sống lâu hơn.
avatar.aspx
Trong nhiều năm các bác sỹ đã cố gắng sử dụng nhiều hình thức tế bào gốc để điều trị các bệnh về tim mạch và đã thu được các kết quả khác nhau.

Nghiên cứu mới này cho thấy liệu pháp chữa trị sử dụng tế bào gốc có một vai trò đối với những bệnh nhân bị bệnh suy tim mãn tính.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Daily cho biết các nhà khoa học tại Đại học Duesseldorf's Heinrich Heine đã tiến hành thí nghiệm đối với 391 bệnh nhân, trong đó 191 người đồng ý sử dụng liệu pháp chữa trị tế bào gốc tủy sống và 200 người không đồng ý.

Những tế bào gốc tủy sống này được lấy từ đầu các xương chậu của bệnh nhân và được lưu giữ trong phòng thí nghiệm trước khi được tiêm trở lại vào khu vực trái tim nơi chúng cải thiện chức năng tâm thất - tức là khả năng bơm máu của trái tim.

Kết quả cho thấy chỉ có 7 bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng phương pháp tế bào gốc tủy sống bị chết do bệnh suy tim so với tỷ lệ 32 ở nhóm so sánh. Một khác biệt tương đối lớn.

Tiến sỹ Bodo-Eckehard Strauer, chủ nhiệm công trình nghiên cứu, phát biểu: "liệu pháp chữa trị tế bào gốc tủy sống có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường chức năng tâm thất và do đó làm tăng cơ hội sống cho bệnh nhân."

Bệnh suy tim xảy ra khi mà các cơ tim mất khả năng bơm máu ra toàn bộ cơ thể con người một cách hiệu qủa, và do đó thường gây ra các cơn đau tim./.
Theo Khắc Hiếu/Washington (Vietnam+)
 
Kỹ thuật phân tích DNA nhanh tại nhiệt độ phòng

Ngày nay, DNA microarray là một trong những công cụ mạnh nhất trong lĩnh vực sinh học phân tử. Thiết bị này có để dùng để đánh dấu các mẫu sinh học và phát hiện các gene riêng biệt hoặc các trình tự di truyền. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ phân tích pháp y đến phát hiện bệnh hoặc phát triển thuốc.
Bây giờ Paul Li và cộng sự tại Đại học Simon Fraser, Bumaby, Canada đã kết hợp kỹ thuật DNA microarray với các thiết bị vi lỏng (The microfluidic device). Các thiết bị này được dùng để điều khiển chính xác các chất lỏng ở mức độ nano. Trong kỳ xuất bản tiếp theo của tạp chíBiomicrifluydics, được xuất bản bởi Viện Điều trị Hoa kỳ (the American Institute of Physics (AIP)), Li và cộng sự đã mô tả cách thiết bị kết hợp đầu tiên này có thể dùng để dò và phát hiện DNA.
100803175017.jpg
Chip sinh học kích thước trong lòng bàn tay dùng cho việc phát hiện DNA được phát triển bởi Paul Li tại Đại học Simon Fraser gần Vancouver, Canada. Con chíp kích thước 4 inches có chiều dày tương tự như đồng một dollar của Canada
(Trong hình này, đồng xu Canada được sử dụng để xác định kích thước con chip)
Điểm mấu chốt trong kết quả của Li là những mảnh nano vàng. Khi được huyền phù trong chất lỏng và trộn với DNA, những quả cầu vàng ở kích thước nana sẽ đóng vai trò là cục nam châm nhỏ và bám chặt vào sợi đôi DNA. Khi sợi đôi DNA được gia nhiệt, nó sẽ tách ra và các phần tử nano vàng giữ chúng cách nhau một khoảng. Điều này cho phép các sợi đơn DNA có thể dùng để dò các mảnh DNA đã được thiết kế để xác định những trình tự riêng biệt.
Công việc của Li được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật Nghiên cứu Canada (by the Natural Sciences and Engineering Research Council of Canada) và đang nộp hồ sơ đăng ký bản quyền cho kỹ thuật của ông ta. Ông đã nhận ra được lợi ích của việc kết hợp giữa DNA microarray và vi lỏng (microfluidic).
“Nó là phương pháp nhanh và yêu cầu một lượng mẫu tương đối nhỏ” Li bổ sung cho kết quả của bài báo “Toàn bộ quy trình được tiến hành ở nhiệt độ phòng trong một giờ và không yêu cầu các dụng cụ gia nhiệt”
Theo ThS. Lâm Vỹ Nguyên - CNSH TPHCM:hum:
 
Máu của loài cá ở Nam Cực có chất chống đông

Loài cá Nam Cực có thể tự do đi lại trong nước biển dưới 0 độ C là do trong máu của chúng có chất chống đông glycoprotein.

avatar.aspx

Loài cá tuyết Nam Cực. (Nguồn: Internet)
Báo cáo của Đại học Bochum, Đức hôm 23/8 cho biết, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã giải mã được cơ chế chống đông của chất glycoprotein.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Bochum đã hợp tác với các đồng nghiệp Mỹ tiến hành nghiên cứu chất chống đông glycoprotein trong máu của loài cá tuyết ở Nam Cực và phát hiện, glycoprotein phát huy vai trò hyđrat hóa đối với phân tử nước, qua đó có thể ngăn chặn sự băng hóa của chất lỏng, hơn nữa vai trò này còn được thể hiện rõ nét hơn khi ở môi trường nhiệt độ thấp.

Các nhà khoa học đã quan sát sự vận động của chất chống đông glycoprotein và phân tử nước. Trong trường hợp bình thường, phân tử nước sẽ không ổn định và “biến động” không theo quy luật. Tuy nhiên, trong trường hợp có chất chống đông glycoprotein, phân tử nước sẽ ổn định và “biến động” theo quy luật.

Thông thường, máu của loài cá sẽ đóng băng ở nhiệt độ âm 0,9 độ C. Tuy nhiên, do muối đã làm giảm điểm đóng băng của nước biển, vì thế nước biển ở Nam Cực thường đóng băng ở âm 4 độ C.

Dựa vào tác dụng chống đông đặc biệt của chất glycoprotein, loài cá ở Nam Cực có thể tự do đi lại trong môi trường nhiệt độ thấp./.
Theo Ngọc Thúy (Vietnam+):rose:
 
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu loại rau cải bẹ của Nhật Bản và phát hiện, một loại gen nào đó nằm gần vị trí gen trội đã tổng hợp một loại RNA phân tử thấp và khiến cho gen lặn bị methyl hóa, qua đó khiến gen lặn bị ức chế. Các nhà khoa học suy đoán động vật cũng có thể tồn tại cơ chế tương tự như vậy.
"RNA phân tử thấp" mà anh (chị) đề cập có phải là RNAi không, vì em từng được đọc một tài liệu có đoạn: "Khi RNAi (siRNA) tương tác với trình tự DNA tương đồng với nó thì RISC (một phức hệ protein gắn với siRNA) sẽ tham gia vào quá trình methyl hóa DNA, làm biến đổi tương tác của DNA và histon, từ đó làm tăng độ xoắn của NST và ngăn cản sự khởi động phiên mã". Liên hệ của em vậy có hợp lý không:hum:
 
Nghiên cứu thành công một loại protein tạp giao

Các nhà khoa học thuộc Đại học bang Iowa (Mỹ) vừa nghiên cứu một loại protein tạp giao có thể cắt bỏ các vị trí cần thiết của chuỗi đôi DNA (deoxyribonucleic acid) trong tế bào sống, và hàn gắn các đoạn gen cần thiết.
avatar.aspx
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng giúp tạo ra phương pháp cải tạo nhiễm sắc thể của thực vật, động vật thậm chí của con người.

Các nhà khoa học đã tạo ra protein tạp giao bằng cách kết hợp hai loại protein của các vi khuẩn khác nhau. Trong đó một loại protein có tên gọi Transcription activator-like Effector (TAL Effector) có nhiệm vụ tìm kiếm vị trí cần cắt bỏ. Protein còn lại chính là nuclease có nhiệm vụ cắt bỏ chuỗi DNA. Chính vì vậy protein tạp giao này được gọi là TAL Effector Nuclease.

Cắt đứt bộ phận DNA không cần thiết, và thay thế bằng các đoạn DNA chức năng được gọi là quá trình tái tổ hợp tương đồng.

Nguyên lý hoạt động của protein tạp giao là trước tiên làm cho TAL Effector đọc trình tự DNA và tìm kiếm vị trí cần cắt bỏ, đồng thời liên kết đoạn cần cắt bỏ này với DNA. Trong khi đó bộ phận nuclease sẽ cắt bỏ chuỗi đôi DNA tại vị trí liêt kết, qua đó cắt đứt đoạn DNA không cần thiết và hàn gắn đoạn DNA mới.

Các nhà khoa học cho biết, protein tạp giao có thể thực hiện việc tổ hợp tùy ý căn cứ vào các nhu cầu khác nhau, qua đó thực hiện việc tìm kiếm vị trí cần thiết trong bất kỳ DNA có tổ chức hữu cơ nào.

TAL Effector Nuclease đã giúp cải tiến công cụ chuyển đổi gen hiện tại, hơn nữa giá thành lại thấp, thời gian nhận biết trình tự DNA cũng dễ dàng./.
Theo Ngọc Thúy (Vietnam+)
 
Thuốc chữa bệnh tiểu đường có thể kháng ung thư

Thảo dược cổ truyền vốn là một đơn vị cấu thành trong thuốc chữa tiểu đường giờ đây lại có thể giúp chiến đấu với căn bệnh ung thư.
avatar.aspx
Bệnh nhân tiểu dường dùng thuốc metformin ít có nguy cơ phát triển căn bệnh ung thư. (Nguồn: Internet)
Các nhà khoa học Mỹ đã công bố một nghiên cứu đăng trên tạp chí Cancer Prevention Research củng cố thêm cho nghiên cứu trước đó cho rằng bệnh nhân tiểu dường dùng thuốc metformin ít có nguy cơ phát triển căn bệnh ung thư.

Metformin giúp ổn định lượng đường huyết bằng cách giảm sản sinh glucose ở gan và tăng khả năng tiêu thụ đường ở mô cơ.

Scott Lippman, bác sĩ chuyên khoa ung thư thuộc Trung tâm Ung thư M.D Anderson ở Houston, ước tính hơn 40 triệu toa thuốc có metformin được kê mỗi năm ở Mỹ.

Trong một nghiên cứu, metformin đã làm giảm sự hiện diện của những sang thương tiềm ẩn ung thư. Trong một nghiên cứu khác, loại thuốc này đã làm giảm kích thước các khối u phổi ở chuột.

Hợp chất metformin được chiết xuất từ cây cỏ và từng là loại thuốc phổi biến thời trung cổ để điều trị các bệnh về tiết niệu. Các nhà khoa học hiện đại ngày càng quan tâm đến loại thuốc này trong thập niên 1920 vì tác dụng hạ đường huyết của nó.

Được sử dụng từ rất lâu trong lịch sử với ít tác dụng phụ, metformin có nhiều khả năng trở thành một ứng cử viên tiềm năng trở thành một chiến sĩ chống ung thư.

Lippman cho biết: “Có nhiều tác dụng được biết tới liên quan đến độ an toàn của loại thảo dược này. Về khía cạnh nghiên cứu, loại thảo dược này thực sự rất thú vị. Bước tiếp theo sẽ là đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người”./.
Theo Cao Phong (Vietnam+)
 
Gen có vai trò chính trong sự phát triển trí nhớ

Các nhà khoa học thuộc Viện y học nghiên cứu trẻ em (Mỹ) vừa phát hiện gen Prox1 có vai trò then chốt trong quá trình phát triển bình thường của khu vực học tập và ghi nhớ trong não bộ.
Gen Prox1 luôn đảm bảo sự linh hoạt trong suốt cuộc đời của con người, hơn nữa nó có ý nghĩa quan trọng đối với động vật có vú.
Các nhà khoa học đã lần đầu tiên giải thích chi tiết về chức năng của gen Prox1 trong não bộ con người.

gen.jpg

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học tập trung vào khu vực dentate gyrus nằm trong đại não. Đây là khu vực hình thành chức năng kiểm soát ghi nhớ và học tập, đồng thời cũng là nơi phát sinh của lớp dưới tế bào granulosa từ tế bào gốc thần kinh. Trong khu vực dentate gyrus, tế bào gốc thần kinh liên tục sản sinh tế bào tiền thân và cuối cùng hình thành các neuron.
Prox1 là yếu tố phiên mã. Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra, trong quá trình sinh trưởng của dentate gyrus, gen Prox1 đã được thể hiện và phát huy vai trò nhất định trong một số bệnh ung thư.
Trong khu vực dentate gyrus ở đại não của động vật có vú trưởng thành, tế bào gốc thần kinh đã biến thành tế bào granulosa từ tế bào mẹ nguyên sơ và tế bào sơ cấp trung gian.
Trong giai đoạn này, gen Prox1 rất linh hoạt và được sản sinh từ tế bào sơ cấp trung gian. Tuy nhiên, việc thiếu hụt gen Prox1 sẽ gây tử vong tế bào sơ cấp trung gian. Không có tế bào sơ cấp trung gian, tế bào mới granulosa sẽ không thể được sản sinh.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học đã loại bỏ gen Prox1 trong các giai đoạn phát triển khác nhau của chuột và điều này khiến cho khu vực dentate gyrus hoạt động bất thường.
Các nhà khoa học cho biết, tế bào sơ cấp trung gian mất đi gen Prox1 khiến cho tế bào mẹ của chúng tức là tế bào gốc thần kinh cũng sẽ mất đi. Sự tồn tại của tế bào con là cần thiết để duy trì tế bào mẹ. Điều này cho thấy gen Prox1 có mối quan hệ mật thiết với cơ chế phản hồi tín hiệu khi tế bào gốc dừng phân hóa.

Theo VietnamPlus:rose:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top