Phát hiện thú vị về cơ thể con người

00792

Moderator
Staff member
Bạn nhìn mọi người và nhìn bạn trong gương sẽ thấy cơ thể chúng ta có vẻ như rất đối xứng: trên mặt, hai bên có hai tai, hai mắt, mũi ở giữa… Vậy thực ra cơ thể chúng ta có đối xứng hay không? Bạn bảo có, tôi bảo không. Đọc bài dưới đây xem ai đúng nhé.
Hình thức có vẻ đối xứng, nhưng chất lượng thì không
Chúng ta cùng xem xét từ trên xuống dưới để xem cơ thể chúng ta đối xứng và không đối xứng thế nào.
Tai phải xử lý thông tin tốt hơn tai trái: nghiên cứu của TS. Luca Tommasi và Daniele Marzoli thuộc Đại học Chieti (Italia) tiến hành quan sát thái độ của hàng trăm người về cách họ lắng nghe và cách họ phản ứng, cho thấy, con người thích nghe ở phía tai phải hơn bởi khi đó họ dễ xử lý thông tin hơn và dễ thực hiện yêu cầu được đề ra. Các nhà khoa học tin rằng “lợi thế tai phải”, là thông tin nhận qua tai phải được xử lý bằng bán cầu não trái có xu hướng giải mã thông tin bằng lời nói logic hơn và tốt hơn bán cầu não phải. Vì vậy, bí quyết để muốn ai đó thực hiện theo yêu cầu đặt ra là hãy nói vào tai phải của họ.
Mắt phải tinh hơn mắt trái: nghiên cứu của Đại học Vinhius (Liên Xô cũ) cho mỗi người thử nhìn ba vật thể khác nhau lần lượt bằng mắt phải, rồi mắt trái, cuối cùng là bằng cả hai mắt nhìn độc lập với nhau (dùng một tấm ngăn giữa hai mắt). Kết quả là ở tất cả mọi người, mắt phải đều xác định vật thể tốt hơn mắt trái. Từ đó kết luận rằng: Bán cầu não phải nhận thông tin thị giác nhanh nhạy hơn bán cầu não trái. Một thực tế là khi tập bắn súng, chúng ta dễ thấy hai mắt không đồng đều và có sức nhìn rất khác nhau. Nheo mắt phải thấy gượng, khó khăn và không kín bằng mắt trái. Nhưng mở mắt phải mà ngắm thì dễ bắt mục tiêu và bắn trúng hơn là nheo mắt phải, ngắm bằng mắt trái. Rõ ràng là mắt phải tinh hơn nhiều.
doixung.jpg
Năng lực của lỗ mũi bên trái và lỗ mũi bên phải có một số khác biệt tinh tế, nhất là cảm thụ mùi của lỗ mũi trái và phải không hoàn toàn giống nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi dùng lỗ mũi phải để ngửi ta thường có sự đánh giá “xông xênh” hơn. Nếu dùng lỗ mũi trái để phân biệt mùi thì kết quả sẽ chính xác hơn. Điều này được lý giải vì bán cầu não phải điều khiển cảm tính nên lỗ mũi phải chịu pha trộn sắc thái cảm tính. Lỗ mũi bên trái bị chi phối bởi bán cầu não trái nên sẽ nghiêng theo lý tính và thực tế.
Qua hình thức bề ngoài đối xứng, cơ thể giấu kín sự không đối xứng bên trong. Hai bán cầu não có hình dạng tương tự, song nửa não phải có những trung tâm chỉ huy các chức năng khác với chức năng do nửa não trái đảm nhiệm. Trái tim chỉ có một và không tròn trĩnh, lại còn đặt lệch sang ngực trái. Phổi phải to hơn phổi trái và có nhiều thùy hơn. Có một buồng gan thì lại xếp lệch sang bên bụng phải. Một lá lách, xếp lệch bên trái, một tụy tạng để lệch ở bên phải. Ruột non, ruột già sắp xếp ở hai bên phải trái chả cân đối tí nào. Hai quả thận thì quả to quả bé, thận trái cao hơn thận phải một đốt sống. Hai tinh hoàn ở nam cũng “kẻ 8 lạng người nửa cân”. Ở trình độ phân tử, đơn cử chất hữu cơ anilin tổng hợp thì có cả hai dạng phân tử quay phải và quay trái, nhưng trong cơ thể sống chỉ tồn tại một dạng phân tử anilin quay trái mà thôi.
Đại thể thì đối xứng nhưng chi tiết lại so lệch
Hai tay về đại thể rất cân xứng, nhưng về chi tiết, đường nét thì không: Nếu bạn thuận tay phải thì tay phải bao giờ cũng to hơn tay trái và ngược lại, bạn thuận tay trái thì tay trái rõ ràng to hơn tay phải. Bàn tay và các ngón tay, đường chỉ tay, đường vân tay khác nhau rất nhiều giữa hai bên phải trái. Bình thường, huyết áp ở hai cánh tay có thể chênh lệch nhau 10mmHg. Còn khi mắc bệnh, huyết áp hai tay hơn kém nhau tới 50mmHg, nhất là ở phụ nữ bị nhiễm độc thai nghén. Hai chân cũng y chang như thế. Nhìn chung, nửa người bên phải mạnh hơn nửa trái: hàm bên phải nhai nhiều và khỏe hơn, chân tay phải cũng cứng cáp hơn chân tay trái. Quả thận trái hay bị ứ nước và viêm bể thận hơn quả thận phải do các mạch máu vào thận trái được bố trí khác thận phải. Ở phụ nữ, tử cung thường vặn từ trái sang phải, làm cho dây chằng rộng bên trái căng hơn, cản trở tuần hoàn máu, do đó khi mang thai, chân trái hay bị phù hơn chân phải.
Có chuyện kể rằng, một em bé đi theo cha vào rừng kiếm củi, mải mê với tiếng chim kêu vượn hót không may bị lạc. Người cha trở lại chỗ con đứng lúc trước, rồi cứ xiên tay trái mà đi, quả nhiên tìm thấy con. Một người nhắm mắt hay bịt mắt mà đi thì thế nào cũng hướng về bên trái, vì chân phải khoẻ hơn chân trái, đẩy xuống đất mạnh hơn nên đã lái người sang trái. Còn có một giả thuyết cho rằng, ưu thế của nửa người phải là do một lực sinh ra khi trái đất quay. Minh chứng cho điều này người ta thấy số người thuận tay trái ở Bắc bán cầu chỉ có khoảng 3%, nhưng ở Nam bán cầu lại rất nhiều, chẳng hạn ở Nam Phi tới 26%.
Như vậy là ý kiến của bạn và tôi đều đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta lấy ý kiến của bạn và tôi bổ sung cho nhau là nhận thức đúng về cơ thể vừa đối xứng vừa không đối xứng của mình.
Theo Sức khỏe Đời sống
 
Chế tạo gel tự phục hồi từ trai

Một nhóm khoa học gia quốc tế đã chế tạo thành công phiên bản tổng hợp của chất dính tự phục hồi (self-healing) mà loài trai sử dụng để gắn mình vào đá nhằm đối phó với các con sóng và những đợt thủy triều lên xuống, theo Newswise.
trai.jpg
Loại keo mới hứa hẹn nhiều ứng dụng tiềm năng trong tương lai như sử dụng làm lớp sơn phủ máy móc dưới nước, chế tạo keo dính phẫu thuật hay chất liên kết cho các mô cấy ghép.
Nghiên cứu sinh người Đan Mạch, Niels Holten-Andersen cùng giáo sư Ka Yee Lee thuộc ĐHaaij học Chicago (Mỹ) và các cộng sự đã lấy ý tưởng phát minh này từ những sợi móc lông mỏng mà loài trai tiết ra để gắn mình vào đá ở hồ, sông và đại dương.
Các nhà khoa học cho biết, nhiều loại sơn bọc tổng hợp có đặc điểm chung là bền nhưng dễ gãy. Những loại sơn phủ này dựa vào các liên kết cộng hóa trị vĩnh viễn, một dạng liên kết hóa học phổ biến bao gồm 2 phân tử có chung 2 hoặc nhiều electron. Trong khi đó, các liên kết của vật liệu lấy ý tưởng từ loài trai lại liên kết thông qua kim loại. Theo Holten-Andersen, những liên kết này rất ổn định, tuy nhiên, nếu bị gãy, chúng có thể tự phục hồi mà không cần phải gia cố.
Thành phần chủ chốt của vật liệu này là một polymer, bao gồm các chuỗi phân tử dài do chuyên gia Phillip Messersmith thuộc ĐH Northwestern (Mỹ) chế tạo. Khi được trộn với các muối kim loại ở nồng độ pH thấp, loại polymer này có dạng dung dịch xanh lá cây. Nhưng dung dịch này ngay lập tức chuyển hóa thành một chất gel mà khi được trộn với sodium hydroxide sẽ thay đổi độ pH từ a-xít cao thành kiềm cao. “Thay vì là một dung dịch xanh lá cây, nó chuyển thành một chất gel dính tự phục hồi màu đỏ”, theo Holten-Andersen.
Công trình nghiên cứu trên được Quỹ Khoa học Quốc gia MỹHội đồng Nghiên cứu Độc lập/Khoa học Quốc gia Đan Mạch cùng tài trợ.
Theo Thanh Niên
 
Phát hiện hóa thạch gấu khổng lồ

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phần còn lại của loài gấu khổng lồ từng sống tại Nam Mỹ. Dấu vết hóa thạch cho thấy đó là một loài gấu có khuôn mặt ngắn, khi đứng thẳng trên hai chân sau có thể cao đến 3,35m.
gau2.jpg
Hóa thạch được tìm thấy ở thành phố La Plata, Argentina. Loài gấu này được đặt tên khoa học là Arctotherium angustidens. Giới khoa học nhận định đó là loài thú ăn thịt sống trên mặt đất, rất mạnh mẽ.
Theo báo Daily Mail, các công nhân xây dựng đã phát hiện hóa thạch gấu trong lúc họ đang thi công một bệnh viện. Các nhà cổ sinh học đã đo xương chân của hóa thạch và ước tính trọng lượng của nó từ 1.600 - 1.750 kg. Phân tích xương cho thấy con gấu này có rất nhiều thương tích lúc còn sống. Có thể đó là vết thương qua các trận đánh với những con gấu đực khác hoặc khi nó tấn công con mồi và bị đánh trả. Theo nhà khoa học Leopoldo Soibelzon của Bảo tàng LaPlata thì đây là loài gấu lớn nhất từ trước đến giờ được phát hiện, phá kỷ lục loài gấu đang sống ở Nam cực với trọng lượng chừng 1 tấn.
Các tiến sĩ Soibelzon và Blaine Schubert đã công bố nghiên cứu khoa học này trên tạp chí Cổ sinh vật học. Họ tin rằng lũ gấu khổng lồ này từng sống rất đông đúc tại Nam Mỹ vào 2,6 triệu năm trước.
Theo Thanh Niên
 
Bạn nhìn mọi người và nhìn bạn trong gương sẽ thấy cơ thể chúng ta có vẻ như rất đối xứng: trên mặt, hai bên có hai tai, hai mắt, mũi ở giữa… Vậy thực ra cơ thể chúng ta có đối xứng hay không? Bạn bảo có, tôi bảo không. Đọc bài dưới đây xem ai đúng nhé.
Hình thức có vẻ đối xứng, nhưng chất lượng thì không
Chúng ta cùng xem xét từ trên xuống dưới để xem cơ thể chúng ta đối xứng và không đối xứng thế nào.
Tai phải xử lý thông tin tốt hơn tai trái: nghiên cứu của TS. Luca Tommasi và Daniele Marzoli thuộc Đại học Chieti (Italia) tiến hành quan sát thái độ của hàng trăm người về cách họ lắng nghe và cách họ phản ứng, cho thấy, con người thích nghe ở phía tai phải hơn bởi khi đó họ dễ xử lý thông tin hơn và dễ thực hiện yêu cầu được đề ra. Các nhà khoa học tin rằng “lợi thế tai phải”, là thông tin nhận qua tai phải được xử lý bằng bán cầu não trái có xu hướng giải mã thông tin bằng lời nói logic hơn và tốt hơn bán cầu não phải. Vì vậy, bí quyết để muốn ai đó thực hiện theo yêu cầu đặt ra là hãy nói vào tai phải của họ.
Mắt phải tinh hơn mắt trái: nghiên cứu của Đại học Vinhius (Liên Xô cũ) cho mỗi người thử nhìn ba vật thể khác nhau lần lượt bằng mắt phải, rồi mắt trái, cuối cùng là bằng cả hai mắt nhìn độc lập với nhau (dùng một tấm ngăn giữa hai mắt). Kết quả là ở tất cả mọi người, mắt phải đều xác định vật thể tốt hơn mắt trái. Từ đó kết luận rằng: Bán cầu não phải nhận thông tin thị giác nhanh nhạy hơn bán cầu não trái. Một thực tế là khi tập bắn súng, chúng ta dễ thấy hai mắt không đồng đều và có sức nhìn rất khác nhau. Nheo mắt phải thấy gượng, khó khăn và không kín bằng mắt trái. Nhưng mở mắt phải mà ngắm thì dễ bắt mục tiêu và bắn trúng hơn là nheo mắt phải, ngắm bằng mắt trái. Rõ ràng là mắt phải tinh hơn nhiều.
doixung.jpg
Năng lực của lỗ mũi bên trái và lỗ mũi bên phải có một số khác biệt tinh tế, nhất là cảm thụ mùi của lỗ mũi trái và phải không hoàn toàn giống nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi dùng lỗ mũi phải để ngửi ta thường có sự đánh giá “xông xênh” hơn. Nếu dùng lỗ mũi trái để phân biệt mùi thì kết quả sẽ chính xác hơn. Điều này được lý giải vì bán cầu não phải điều khiển cảm tính nên lỗ mũi phải chịu pha trộn sắc thái cảm tính. Lỗ mũi bên trái bị chi phối bởi bán cầu não trái nên sẽ nghiêng theo lý tính và thực tế.
Qua hình thức bề ngoài đối xứng, cơ thể giấu kín sự không đối xứng bên trong. Hai bán cầu não có hình dạng tương tự, song nửa não phải có những trung tâm chỉ huy các chức năng khác với chức năng do nửa não trái đảm nhiệm. Trái tim chỉ có một và không tròn trĩnh, lại còn đặt lệch sang ngực trái. Phổi phải to hơn phổi trái và có nhiều thùy hơn. Có một buồng gan thì lại xếp lệch sang bên bụng phải. Một lá lách, xếp lệch bên trái, một tụy tạng để lệch ở bên phải. Ruột non, ruột già sắp xếp ở hai bên phải trái chả cân đối tí nào. Hai quả thận thì quả to quả bé, thận trái cao hơn thận phải một đốt sống. Hai tinh hoàn ở nam cũng “kẻ 8 lạng người nửa cân”. Ở trình độ phân tử, đơn cử chất hữu cơ anilin tổng hợp thì có cả hai dạng phân tử quay phải và quay trái, nhưng trong cơ thể sống chỉ tồn tại một dạng phân tử anilin quay trái mà thôi.
Đại thể thì đối xứng nhưng chi tiết lại so lệch
Hai tay về đại thể rất cân xứng, nhưng về chi tiết, đường nét thì không: Nếu bạn thuận tay phải thì tay phải bao giờ cũng to hơn tay trái và ngược lại, bạn thuận tay trái thì tay trái rõ ràng to hơn tay phải. Bàn tay và các ngón tay, đường chỉ tay, đường vân tay khác nhau rất nhiều giữa hai bên phải trái. Bình thường, huyết áp ở hai cánh tay có thể chênh lệch nhau 10mmHg. Còn khi mắc bệnh, huyết áp hai tay hơn kém nhau tới 50mmHg, nhất là ở phụ nữ bị nhiễm độc thai nghén. Hai chân cũng y chang như thế. Nhìn chung, nửa người bên phải mạnh hơn nửa trái: hàm bên phải nhai nhiều và khỏe hơn, chân tay phải cũng cứng cáp hơn chân tay trái. Quả thận trái hay bị ứ nước và viêm bể thận hơn quả thận phải do các mạch máu vào thận trái được bố trí khác thận phải. Ở phụ nữ, tử cung thường vặn từ trái sang phải, làm cho dây chằng rộng bên trái căng hơn, cản trở tuần hoàn máu, do đó khi mang thai, chân trái hay bị phù hơn chân phải.
Có chuyện kể rằng, một em bé đi theo cha vào rừng kiếm củi, mải mê với tiếng chim kêu vượn hót không may bị lạc. Người cha trở lại chỗ con đứng lúc trước, rồi cứ xiên tay trái mà đi, quả nhiên tìm thấy con. Một người nhắm mắt hay bịt mắt mà đi thì thế nào cũng hướng về bên trái, vì chân phải khoẻ hơn chân trái, đẩy xuống đất mạnh hơn nên đã lái người sang trái. Còn có một giả thuyết cho rằng, ưu thế của nửa người phải là do một lực sinh ra khi trái đất quay. Minh chứng cho điều này người ta thấy số người thuận tay trái ở Bắc bán cầu chỉ có khoảng 3%, nhưng ở Nam bán cầu lại rất nhiều, chẳng hạn ở Nam Phi tới 26%.
Như vậy là ý kiến của bạn và tôi đều đúng nhưng chưa đủ. Chúng ta lấy ý kiến của bạn và tôi bổ sung cho nhau là nhận thức đúng về cơ thể vừa đối xứng vừa không đối xứng của mình.
Theo Sức khỏe Đời sống

Nếu xét nội quan thì còn thấy rất nhiều điểm bất đối xứng nữa bạn àh
 
Chỉ vấn đề DNA xoắn trái xoắn phải đã là bất đối xứng rồi. Các bác cho hỏi vấn đề xoắn trái hay xoắn phải gần đây có mô tả hoặc giải thích gì không vậy?
(Về mặt vật lý thì người tạo bởi vật chất chứ không phải phản vật chất đã là bất đối xứng.)
 
Mắt phải tinh hơn mắt trái: nghiên cứu của Đại học Vinhius (Liên Xô cũ) cho mỗi người thử nhìn ba vật thể khác nhau lần lượt bằng mắt phải, rồi mắt trái, cuối cùng là bằng cả hai mắt nhìn độc lập với nhau (dùng một tấm ngăn giữa hai mắt). Kết quả là ở tất cả mọi người, mắt phải đều xác định vật thể tốt hơn mắt trái. Từ đó kết luận rằng: Bán cầu não phải nhận thông tin thị giác nhanh nhạy hơn bán cầu não trái. Một thực tế là khi tập bắn súng, chúng ta dễ thấy hai mắt không đồng đều và có sức nhìn rất khác nhau. Nheo mắt phải thấy gượng, khó khăn và không kín bằng mắt trái. Nhưng mở mắt phải mà ngắm thì dễ bắt mục tiêu và bắn trúng hơn là nheo mắt phải, ngắm bằng mắt trái. Rõ ràng là mắt phải tinh hơn nhiều.
Thế tại sao có nhiều người mắt phải cận nặng hơn mắt trái ạ? :mrgreen:
 
Có thể do còn tùy vào ng đó thuận tay nào, bán cầu nào chỉ huy nữa. Tuy nhiên, cũng k hẳn. :rose: VD như chị thuận tay trái, bán cầu não sẽ chỉ huy nhưng mắt trái của chị nhìn vẫn kém hơn mắt fai. Điều đó chị cũng k rõ là họ chứng minh bằng cách nào. Hẳn, số đông đều bị như chị dù họ k thuận tay trái! Chị đã từng kiểm tra xem mắt nào yếu hơn = cách lấy 1 tấm bìa che 1 bên mắt lại, rồi nhìn bằng mắt kia. Cứ thế so sánh 2 bên, cũng ra đc kết quả tương tự như bài viết trên vừa nói đó em à! Có nh điều m cần fai chấp nhận thực tế mà các nhà khoa học đưa ra, đừng hỏi vì sao!:socool:
 
Em không nghĩ thế :|

Có nh điều m cần fai chấp nhận thực tế mà các nhà khoa học đưa ra, đừng hỏi vì sao!:socool:

Khoa học là thực nghiệm.
Chính vì những mâu thuẫn trong khoa học mà khoa học mới có thể phát triển đến ngày hôm nay mà :D
Đâu phải kết quả nghiên cứu nào của các nhà khoa học cũng đúng. Có trường hợp nó được thừa nhận cả hàng mấy trăm năm rồi sau đó mới bị bác bỏ.

Còn phần thuận hay không thì em có thắc mắc vớ vẩn một chút:
Tại sao những người khác có thể nhắm một bên mắt trong khi bên kia vẫn mở to, còn em thì chỉ có thể làm vậy với mắt phải, mắt trái thì không tài nào làm được :| Em muốn biết là điều khiển cơ mặt thì có phân ra 2 bán cầu không ạ :D
 
chào

:rose: Các cơ mặt được điều khiển bởi các dây thần kinh mặt vận động. Ngoài ra còn có dây thần kinh vận nhãn là dây III & dây V. Cũng có liên quan đến bán cầu đấy - bán cầu não phải sẽ làm nhiệm vụ cảm nhận hình ảnh này! Với những người thuận mắt phải, cùng bán cầu não trái đó cũng điều khiển các cử động mắt phải của họ luôn. :chuan: Với những người thuận mắt trái, mắt trái được bán cầu não phải kiểm soát, bán cầu não này thường không ảnh hưởng gì tới quá trình kiểm soát các chuyển động của tay thuận.
=> Những người nào thuận mắt bên trái sẽ có khả năng đọc, lấy thông tin hay phân tích logic nhanh hơn nhiều so với những người thuận mắt trái! Cơ mặt, các cơ vẫn thuộc điều khiển của 2 bán cầu não đấy & phụ thuộc vào người đó thuận bên nào nữa. Từ những gì em nói, có thể em đang thuận bán cầu não trái đó - giỏi về nghệ thuật, các thứ liên quan đến màu sắc.:socool:
 
theo mình nghĩ bạn ButThep có vấn đề về cơ mặt hơn là do sự điều khiển của não (có thể bẩm sinh đã thế rồi)!
Vì phần lớn ai cũng có thể mở 1 mắt thật to trong khi mắt kia nhắm mà ko phân biệt mắt trái hay phải!
thế tại sao các cầu thủ hay ghi bàn bằng chân trái?
nếu giải thích là tại cấu tạo cơ thể thì có lẽ cái này là do gen nhiều hơn là do não.Vì thế là ko công bằng vs người thuận trái. Có người thuận tay trái nhưng lại thuận chân phải và ngược lại...
 
:rose: Cũng k hẳn. Gen, Não chỉ là 2 yếu tố cùng quyết định thôi nhưng trg đó vẫn còn 1 thứ rất quan trọng nữa đó là giáo dục từ gia đình. Khi trẻ sinh ra, tới tuổi cầm muỗng, bút... thì nó sẽ theo xu hướng là... cầm mọi thứ bằng tay trái ( chứ hok fai do nó thuận tay trái) - gia đình bé có gen thuận phải chẳng hạn, nhưng họ cùng cô giáo k để ý quan sát & cùng sửa đổi, tập cho bé đổi từ từ sang đúng tay thuận của nó thì cũng sẽ ít nhiều quyết định nên sau này bé thuận tay nào!:chuan: Ko sửa, sau này, nó thuận tay trái thật.
Từ gen ---> não --> thuận chân tay... Nó theo 1 quy trình như thế. Vì tr quá trình giao phối, những gen tốt - gen xấu của bố mẹ đc tập hợp, chọn lọc để truyền sang cho con nên đó âu cũng là cái gốc đầu tiên. :rose: Bạn này không fai có vấn đề về cơ mặt mà có thể là do não đã quen điều khiển như thế từ bé rồi nên bây giờ khó sửa đc thôi! Chẳng có gì đáng lo lắng đâu!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top