Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh, các nhà khoa học thuộc Đại học khoa học-kỹ thuật Nara (Nhật Bản) đã phát hiện nguyên nhân gen trội được biểu đạt còn gen lặn bị ức chế trong quá trình di truyền của động thực vật.
Rất nhiều động thực vật đều di truyền một bộ phận gen cho thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp thế hệ F1 chỉ biểu đạt tính trạng của gen trội, trong khi đó tính trạng của gen lặn tạm thời không được biểu hiện. Sang thế hệ F2, gen lặn có thể được biểu hiện. Quy luật di truyền này được gọi là “Định luật phân ly Mendel.”
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu loại rau cải bẹ của Nhật Bản và phát hiện, một loại gen nào đó nằm gần vị trí gen trội đã tổng hợp một loại RNA phân tử thấp và khiến cho gen lặn bị methyl hóa, qua đó khiến gen lặn bị ức chế. Các nhà khoa học suy đoán động vật cũng có thể tồn tại cơ chế tương tự như vậy.
Giáo sư Alpine Seiji thuộc Đại học Nara cho biết, phát hiện này đã làm sáng tỏ cơ chế cụ thể về việc các gen lặn bị ức chế. Tính trạng di truyền trội của thực vật thông thường là tính trạng ưu thế.
Trên cơ sở của phát hiện này, các nhà khoa học có thể thông qua biện pháp nhân tạo, lợi dụng tính trạng ưu thế để tiến hành cải tạo chủng loại cây trồng./.
Theo Ngọc Thúy (Vietnam+)
Ảnh minh họa
Phát hiện trên có ý nghĩa quan trọng giúp cải tạo các chủng loại thực vật.Rất nhiều động thực vật đều di truyền một bộ phận gen cho thế hệ tiếp theo. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp thế hệ F1 chỉ biểu đạt tính trạng của gen trội, trong khi đó tính trạng của gen lặn tạm thời không được biểu hiện. Sang thế hệ F2, gen lặn có thể được biểu hiện. Quy luật di truyền này được gọi là “Định luật phân ly Mendel.”
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu loại rau cải bẹ của Nhật Bản và phát hiện, một loại gen nào đó nằm gần vị trí gen trội đã tổng hợp một loại RNA phân tử thấp và khiến cho gen lặn bị methyl hóa, qua đó khiến gen lặn bị ức chế. Các nhà khoa học suy đoán động vật cũng có thể tồn tại cơ chế tương tự như vậy.
Giáo sư Alpine Seiji thuộc Đại học Nara cho biết, phát hiện này đã làm sáng tỏ cơ chế cụ thể về việc các gen lặn bị ức chế. Tính trạng di truyền trội của thực vật thông thường là tính trạng ưu thế.
Trên cơ sở của phát hiện này, các nhà khoa học có thể thông qua biện pháp nhân tạo, lợi dụng tính trạng ưu thế để tiến hành cải tạo chủng loại cây trồng./.
Theo Ngọc Thúy (Vietnam+)