Nguyên tắc tạo bộ KIT chẩn đoán dựa trên phả
Chẩn đoán nhanh sự tồn tại của tác nhân gây bệnh dựa trên cơ sở phản ứng Kháng nguyên - Kháng thể là một trong những hướng ứng dụng đang được quan tâm trên thế giới cũng như Việt Nam.
Có 2 cách để tạo bộ KIT theo phương pháp này, một là Phát hiện Kháng thể trong cơ thể người bệnh và hai là phát hiện Kháng nguyên trong cơ thể người bệnh.
Nguyên tắc để tạo một bộ KIT chẩn đoán dựa trên cơ sở phản ứng KN-KT như sau:
Tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước (cấp bộ chắc không làm nổi đâu) để tìm hiểu và thực hiện những công việc sau:
- Protein nào của vật gây bệnh đóng vai trò kháng nguyên quan trọng gây ra đáp ứng miễn dịch ở cơ thể sinh vật bị bệnh. Và kháng thể của sinh vật bị bệnh đáp ứng lại kháng nguyên đó là protein nào.
- Gen nào mã hóa cho kháng nguyên đó.
(thông thường cái này được tìm trên mạng, chứ nếu mò mẫm từ đầu thì ...)
- Tách dòng và biểu hiện gen đó. Sau khi tách dòng thành công đã được một kết quả rồi, biểu hiện thành công là kết quả thứ 2. Nhưng quan trọng là sau đó phải có khả năng BIỂU HIỆN LƯỢNG LỚN và có khả năng TINH SẠCH protein tái tổ hợp dạng hòa tan (inclusion body là ốm rùi). Đây là hai yếu tố quan trọng để có thể áp dụng ra thực tiễn, nếu không chắc protein tái tổ hợp biểu hiện được có thể chỉ nằm trong tủ -20 mà thôi.
Nếu theo phương án Phát hiện Kháng thể trong cơ thể người bệnh thì đến lúc này ta đã có trong tay KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP. Nếu kháng nguyên này có thể biểu hiện lượng lớn và tinh sạch thì OK. Nó có thể được sử dụng để làm phản ứng ELISA với kháng thể từ huyết thanh bệnh nhân.
Nếu phương án này không thành công, buộc lòng phải chuyển sang phương án 2 là Phát hiện kháng nguyên trong cơ thể người bệnh. Ta sẽ phải làm tiếp các công việc sau:
- Lấy protein tái tổ hợp thu được sau khi biểu hiện thành công (chính là Kháng nguyên của vật gây bệnh) đem gây miễn dịch trên một đối tượng phù hợp (thỏ, dê, khỉ ...). Đây là công đoạn mất thời gian. Sau đó thu lấy huyết tương của con vật đó, tinh chế lấy kháng thể được cơ thể con vật sản xuất ra để chống lại kháng nguyên tái tổ hợp mà ta đã tiêm vào nó trước đó.
- Bây giờ ta có trong tay kháng thể. Tinh chế kháng thể này và sử dụng để làm phản ứng Western Blot với kháng nguyên có thể có trong cơ thể người bệnh.
Thường thì người ta chỉ làm theo cách 1, phát hiện kháng thể trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, những trường hợp đặc biệt không thể làm theo cách đó thì buộc lòng nhà nghiên cứu phải tìm các phương án khác.
Có nhiều bệnh người ta phải kết hợp cả 2 loại KIT (kit dựa trên PCR và kit dựa trên phản ứng KN-KT) để chẩn đoán.
Ở Việt Nam có thể sẽ có các bộ kit phát hiện nhanh Viêm gan B và sốt DENGUE, theo nguyên lý này (mà hình như đã có rồi hay sao ý, do một công ty SHPT tư nhân sản xuất).
Lưu ý:
Công việc này rất phức tạp. Bản thân tôi chưa làm công việc này bao giờ, nên trên đây chỉ là phần nguyên lý. Tuy nhiên các bạn có thể tiếp tục trao đổi sâu hơn. Tôi chưa trực tiếp làm nhưng có thể hỏi các anh các chị cùng phòng đã có kinh nghiệm để trả lời các câu hỏi.
Chẩn đoán nhanh sự tồn tại của tác nhân gây bệnh dựa trên cơ sở phản ứng Kháng nguyên - Kháng thể là một trong những hướng ứng dụng đang được quan tâm trên thế giới cũng như Việt Nam.
Có 2 cách để tạo bộ KIT theo phương pháp này, một là Phát hiện Kháng thể trong cơ thể người bệnh và hai là phát hiện Kháng nguyên trong cơ thể người bệnh.
Nguyên tắc để tạo một bộ KIT chẩn đoán dựa trên cơ sở phản ứng KN-KT như sau:
Tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước (cấp bộ chắc không làm nổi đâu) để tìm hiểu và thực hiện những công việc sau:
- Protein nào của vật gây bệnh đóng vai trò kháng nguyên quan trọng gây ra đáp ứng miễn dịch ở cơ thể sinh vật bị bệnh. Và kháng thể của sinh vật bị bệnh đáp ứng lại kháng nguyên đó là protein nào.
- Gen nào mã hóa cho kháng nguyên đó.
(thông thường cái này được tìm trên mạng, chứ nếu mò mẫm từ đầu thì ...)
- Tách dòng và biểu hiện gen đó. Sau khi tách dòng thành công đã được một kết quả rồi, biểu hiện thành công là kết quả thứ 2. Nhưng quan trọng là sau đó phải có khả năng BIỂU HIỆN LƯỢNG LỚN và có khả năng TINH SẠCH protein tái tổ hợp dạng hòa tan (inclusion body là ốm rùi). Đây là hai yếu tố quan trọng để có thể áp dụng ra thực tiễn, nếu không chắc protein tái tổ hợp biểu hiện được có thể chỉ nằm trong tủ -20 mà thôi.
Nếu theo phương án Phát hiện Kháng thể trong cơ thể người bệnh thì đến lúc này ta đã có trong tay KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP. Nếu kháng nguyên này có thể biểu hiện lượng lớn và tinh sạch thì OK. Nó có thể được sử dụng để làm phản ứng ELISA với kháng thể từ huyết thanh bệnh nhân.
Nếu phương án này không thành công, buộc lòng phải chuyển sang phương án 2 là Phát hiện kháng nguyên trong cơ thể người bệnh. Ta sẽ phải làm tiếp các công việc sau:
- Lấy protein tái tổ hợp thu được sau khi biểu hiện thành công (chính là Kháng nguyên của vật gây bệnh) đem gây miễn dịch trên một đối tượng phù hợp (thỏ, dê, khỉ ...). Đây là công đoạn mất thời gian. Sau đó thu lấy huyết tương của con vật đó, tinh chế lấy kháng thể được cơ thể con vật sản xuất ra để chống lại kháng nguyên tái tổ hợp mà ta đã tiêm vào nó trước đó.
- Bây giờ ta có trong tay kháng thể. Tinh chế kháng thể này và sử dụng để làm phản ứng Western Blot với kháng nguyên có thể có trong cơ thể người bệnh.
Thường thì người ta chỉ làm theo cách 1, phát hiện kháng thể trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, những trường hợp đặc biệt không thể làm theo cách đó thì buộc lòng nhà nghiên cứu phải tìm các phương án khác.
Có nhiều bệnh người ta phải kết hợp cả 2 loại KIT (kit dựa trên PCR và kit dựa trên phản ứng KN-KT) để chẩn đoán.
Ở Việt Nam có thể sẽ có các bộ kit phát hiện nhanh Viêm gan B và sốt DENGUE, theo nguyên lý này (mà hình như đã có rồi hay sao ý, do một công ty SHPT tư nhân sản xuất).
Lưu ý:
Công việc này rất phức tạp. Bản thân tôi chưa làm công việc này bao giờ, nên trên đây chỉ là phần nguyên lý. Tuy nhiên các bạn có thể tiếp tục trao đổi sâu hơn. Tôi chưa trực tiếp làm nhưng có thể hỏi các anh các chị cùng phòng đã có kinh nghiệm để trả lời các câu hỏi.