Nguyên tắc tạo bộ KIT chẩn đoán dựa trên phản ứng KN-KT

Dương Văn Cường

Administrator
Staff member
Nguyên tắc tạo bộ KIT chẩn đoán dựa trên phả

Chẩn đoán nhanh sự tồn tại của tác nhân gây bệnh dựa trên cơ sở phản ứng Kháng nguyên - Kháng thể là một trong những hướng ứng dụng đang được quan tâm trên thế giới cũng như Việt Nam.

Có 2 cách để tạo bộ KIT theo phương pháp này, một là Phát hiện Kháng thể trong cơ thể người bệnh và hai là phát hiện Kháng nguyên trong cơ thể người bệnh.
Nguyên tắc để tạo một bộ KIT chẩn đoán dựa trên cơ sở phản ứng KN-KT như sau:

Tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước (cấp bộ chắc không làm nổi đâu) để tìm hiểu và thực hiện những công việc sau:
- Protein nào của vật gây bệnh đóng vai trò kháng nguyên quan trọng gây ra đáp ứng miễn dịch ở cơ thể sinh vật bị bệnh. Và kháng thể của sinh vật bị bệnh đáp ứng lại kháng nguyên đó là protein nào.
- Gen nào mã hóa cho kháng nguyên đó.
(thông thường cái này được tìm trên mạng, chứ nếu mò mẫm từ đầu thì ...)
- Tách dòng và biểu hiện gen đó. Sau khi tách dòng thành công đã được một kết quả rồi, biểu hiện thành công là kết quả thứ 2. Nhưng quan trọng là sau đó phải có khả năng BIỂU HIỆN LƯỢNG LỚN và có khả năng TINH SẠCH protein tái tổ hợp dạng hòa tan (inclusion body là ốm rùi). Đây là hai yếu tố quan trọng để có thể áp dụng ra thực tiễn, nếu không chắc protein tái tổ hợp biểu hiện được có thể chỉ nằm trong tủ -20 mà thôi.

Nếu theo phương án Phát hiện Kháng thể trong cơ thể người bệnh thì đến lúc này ta đã có trong tay KHÁNG NGUYÊN TÁI TỔ HỢP. Nếu kháng nguyên này có thể biểu hiện lượng lớn và tinh sạch thì OK. Nó có thể được sử dụng để làm phản ứng ELISA với kháng thể từ huyết thanh bệnh nhân.

Nếu phương án này không thành công, buộc lòng phải chuyển sang phương án 2 là Phát hiện kháng nguyên trong cơ thể người bệnh. Ta sẽ phải làm tiếp các công việc sau:

- Lấy protein tái tổ hợp thu được sau khi biểu hiện thành công (chính là Kháng nguyên của vật gây bệnh) đem gây miễn dịch trên một đối tượng phù hợp (thỏ, dê, khỉ ...). Đây là công đoạn mất thời gian. Sau đó thu lấy huyết tương của con vật đó, tinh chế lấy kháng thể được cơ thể con vật sản xuất ra để chống lại kháng nguyên tái tổ hợp mà ta đã tiêm vào nó trước đó.
- Bây giờ ta có trong tay kháng thể. Tinh chế kháng thể này và sử dụng để làm phản ứng Western Blot với kháng nguyên có thể có trong cơ thể người bệnh.

Thường thì người ta chỉ làm theo cách 1, phát hiện kháng thể trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, những trường hợp đặc biệt không thể làm theo cách đó thì buộc lòng nhà nghiên cứu phải tìm các phương án khác.

Có nhiều bệnh người ta phải kết hợp cả 2 loại KIT (kit dựa trên PCR và kit dựa trên phản ứng KN-KT) để chẩn đoán.

Ở Việt Nam có thể sẽ có các bộ kit phát hiện nhanh Viêm gan B và sốt DENGUE, theo nguyên lý này (mà hình như đã có rồi hay sao ý, do một công ty SHPT tư nhân sản xuất).


Lưu ý:
Công việc này rất phức tạp. Bản thân tôi chưa làm công việc này bao giờ, nên trên đây chỉ là phần nguyên lý. Tuy nhiên các bạn có thể tiếp tục trao đổi sâu hơn. Tôi chưa trực tiếp làm nhưng có thể hỏi các anh các chị cùng phòng đã có kinh nghiệm để trả lời các câu hỏi.
 
Vậy cho em hỏi cụ thể trong phương pháp làm kit thử kiểu que thử thì người ta dùng cách gì để gắn các loại kháng nguyên, kháng thể lên que thử. DÙng phương pháp vật lý hay hóa học hay???
 
Cho tớ hỏi. Khi nào thì sử dung cách 2. Hiệu quả của cách 1 (dựa trên KN để phát hiện KT) có cao không?
nếu sử dụng cách 2 thì cách tinh chế như thế nào? Có thể cho tớ biết rõ 1 chút không? Cụ thể thì càng tốt, cám ơn nhiều.
 
nếu sử dụng cách 2 thì cách tinh chế như thế nào? Có thể cho tớ biết rõ 1 chút không? Cụ thể thì càng tốt, cám ơn nhiều.
- Thu lấy máu của con vật được gây miễn dịch (thỏ, dê ...)
- Để máu ở 37 độ C trong một thời gian khoảng 3-4 tiếng với mục đích là làm cho huyết thanh tách ra khỏi các thành phần khác. Nếu bạn làm thí nghiệm này thì bạn sẽ thấy rõ khi mới thu máu thì nó đông lại, thành một dạng kiểu như tiết gà khi mình cắt tiết ý. Còn sau khi đã để ở 37 độ C một thời gian thì sẽ có một dung dịch màu vàng xuất hiện, và cái phần máu đông (hồng cầu là chủ yếu và các yếu tố đông máu) sẽ co lại.
- Hút lấy cái phần dịch màu vàng đó, trong đó có chứa kháng thể của mình và dĩ nhiên, hix, có cả các thành phần cần loại bỏ khác. Cho vào ống ly tâm và ly tâm nhẹ nhàng (1000vòng) trong thời gian 2 phút.
- Cho dịch nổi sang ống mới. Bỏ lại phần cặn nếu có. Thường thì nếu làm thí nghiệm tốt sẽ không có cặn.
- Bảo quản ở -25 độ C hoặc đông khô để dùng cho các mục đích xa hơn.
Đến bước này chúng ta đã thu được Kháng thể tái tổ hợp. Đã có thể dùng cho thí nghiệm Western Blot.

Việc tinh chế Kháng thể tái tổ hợp này có thể thực hiện bằng cách tinh chế qua cột. Cụ thể thế nào cho mình thêm thời gian tìm hiểu nhé.

Câu hỏi nữa của purin cũng vậy, để tìm hiểu đã. OK



Vậy cho em hỏi cụ thể trong phương pháp làm kit thử kiểu que thử thì người ta dùng cách gì để gắn các loại kháng nguyên, kháng thể lên que thử.
Tôi có hỏi anh Nguyễn Tiến Minh, và đây là câu trả lời:

Có nhiều cách để đưa protein lên que thử, trong đó thông dụng nhất là 2 cách sau:

1. Nhỏ trực tiếp protein lên que thử: Protein sau khi tinh chế được pha loãng theo quy trình nào đó, và sẽ được nhỏ trực tiếp lên que thử. Cách này nhanh, đơn giản nhưng có hạn chế là protein đưa lên đó có thể không hoàn toàn sạch.

2. Cách 2: Thực chất cách 2 là phương pháp chuyển màng của Western Blot. Protein được điện di trên gen polỉacrylamide và sau đó được chuyển lên màng. Người ta sẽ cắt nhỏ màng này ra và dán màng có chứa protein lên que thử. Phương pháp này tốt hơn phương pháp 1 rất nhiều vì như bạn biết đấy, sau khi điện di thì protein cần thiết sẽ nằm thành một băng, còn những protein tạp khác sẽ nằm rải rác. Khi ta cắt lấy phần màng có chứa băng này thì cũng chính là ta đã loại bỏ rất nhiều protein tạp nằm ở các băng khác.
 
cho em hỏi tiếp, nghe anh nói đơn giản thế, vậy thời gian bảo quản của que thử này được bao lâu ạ.
Với lại cứ chuyển lên que thử như thế không cần thêm chất bao gói hay phủ bên ngoài cái gì à, em sợ bọn protein nó biến tính mất thì sao?
Một vấn đề nữa là thường trong phản ứng của que thử với cơ chất thì protein trên que thử chỉ hoạt động tối thích ở một điều kiện nào đó thôi, vậy phải có cách nào đó để có thể ứng dụng rộng rãi que thử chứ, ý em hỏi là chẳng nhẽ mỗi lần dùng que thử lại phải chỉnh một loạt các điều kiện khác thì mới dùng được à? Có cách nào để tăng khả năng hữu dụng của que thử không ạ?
 
Cho em hỏi thế cái Kit để xác định các enzyme hình như làm theo nguyên lý khác hòan toàn phải ko ạ? hình như nó dựa theo nguyên lý của cái máy spectrophotometre, rồi đo độ hấp thụ :?:
 
Để máu ở 37 độ C trong một thời gian khoảng 3-4 tiếng với mục đích là làm cho huyết thanh tách ra khỏi các thành phần khác. Nếu bạn làm thí nghiệm này thì bạn sẽ thấy rõ khi mới thu máu thì nó đông lại, thành một dạng kiểu như tiết gà khi mình cắt tiết ý. Còn sau khi đã để ở 37 độ C một thời gian thì sẽ có một dung dịch màu vàng xuất hiện, và cái phần máu đông (hồng cầu là chủ yếu và các yếu tố đông máu) sẽ co lại.

Làm thế nào để lấy huyết thanh không bị đỏ?

Hút lấy cái phần dịch màu vàng đó, trong đó có chứa kháng thể của mình và dĩ nhiên, hix, có cả các thành phần cần loại bỏ khác. Cho vào ống ly tâm và ly tâm nhẹ nhàng (1000vòng) trong thời gian 2 phút.

Anh hay làm với mục đích lấy những gì mà lại ly tâm nhẹ nhàng như vậy?
-----------------------

Với ELISA có các phương pháp nào dùng để gắn kháng nguyên trên phiến? (phương pháp chung thôi, chứ mỗi loại protein của các kháng nguyên khác nhau lại có cách gắn phù hợp)
 
àh không biết khi protein được điện di thì nố co thay đổi it nhều tính chất đi ko nhỉ ??
Theo em nghĩ ở đây đương nhiên là protein sẽ bị mất cấu trúc không gian rồi (do sử dụng SDS-PAGE) nhưng nó vẫn giữ được cấu trúc bậc 1 (tức là trình tự các acid amin). Mà trong kỹ thuật Western blot thì kháng thể sẽ nhận diện trình tự các acid amin này ( trình tự này gọi là linear epitope ). Do vậy thì protein có bị thay đổi tính chất cũng không cần quan tâm.
 
Tuỳ theo điều kiện điện di như điện áp, cường độ dòng điện, môi trường điện di, bản chất của protein mà mức độ thay đổi khác nhau. Do đó để phân tách các protein khác nhau mà người ta sử dụng kỹ thuật điện di đa chiều.
 
Tuỳ theo điều kiện điện di như điện áp, cường độ dòng điện, môi trường điện di, bản chất của protein mà mức độ thay đổi khác nhau. Do đó để phân tách các protein khác nhau mà người ta sử dụng kỹ thuật điện di đa chiều.

Kỹ thuật điện di đa chiều là kỹ thuật gì thế? bác có thể viết cho em biết thuật ngữ tiếng Anh của nó được không?
 
Tớ chỉ nghe các giáo sư trình bày trong một hội thảo ở học viện Quân y từ năm 2005.
Ngài viện trưởng viện CNSH, tên là Bình giới thiệu.
Kỹ thuật điện di đa chiều mới được sử dụng phổ biến ở nhật, có máy đó, chạy dựa trên khối lượng, kích thước và điện tích khác nhau nên phân tách được các phần tử protein khác nhau trong 1 điện trường.
Mình chỉ chuyên làm mảng ADN, điện di ADN thì mình hiểu hơn.
Thuật ngữ tiếng Anh liên quan là Proteomic. Khi nào mình hỏi được cậu bạn đang làm tiến sĩ ở nhật về mảng này thì tớ sẽ trả lời rõ hơn.
Giờ đi tìm địa chỉ của nó đã ...:buonchuyen::???:
 
Tớ chỉ nghe các giáo sư trình bày trong một hội thảo ở học viện Quân y từ năm 2005.
Ngài viện trưởng viện CNSH, tên là Bình giới thiệu.
Kỹ thuật điện di đa chiều mới được sử dụng phổ biến ở nhật, có máy đó, chạy dựa trên khối lượng, kích thước và điện tích khác nhau nên phân tách được các phần tử protein khác nhau trong 1 điện trường.
Mình chỉ chuyên làm mảng ADN, điện di ADN thì mình hiểu hơn.
Thuật ngữ tiếng Anh liên quan là Proteomic. Khi nào mình hỏi được cậu bạn đang làm tiến sĩ ở nhật về mảng này thì tớ sẽ trả lời rõ hơn.
Giờ đi tìm địa chỉ của nó đã ...:buonchuyen::???:

À, thì hóa ra là chưa biết.

Không phải mất thời gian hỏi đâu, vào google gõ keyword '2-D electrophoresis' là ra ngay thôi. Khi dịch ra tiếng Việt là 'điện di 2 chiều'

Có 2 chiều thôi, đừng nói phóng đại quá là đa chiều.

Nếu muốn thu thập thông tin một cách tổng quan (chung chung) theo hình thức quản lý hoặc là phương hướng làm việc thì hãy nghe những người có cái mác to oạch 'Viện trưởng, Giám đốc, Thứ trưởng, Bộ trưởng'. Còn nếu muốn nghe những kiến thức sâu (chính xác, cập nhật) về chuyên môn thì hãy lắng nghe những người làm về chuyên môn. Đường nhầm lẫn 2 điều này.
 
đa hình như nghĩa là nhiều và lớn hơn 1, vậy thì 2 cung thuộc "đa "??!!! nghĩa là bác Viet nói cũng đúng đấy chứ !! hè hè , dùa vậy thôi, chứ tôi cũng mới chỉ được làm với 2D chứ cung chưa đuọc nghe " 3D" hay nhiều hơn..
 
Có lẽ tớ nhầm lẫn 1 chút, tham khảo thêm ở đây nhé www.3D-gel.com
Hehe, tiếng Việt mà, có lần tớ nói xem phim 4D, chiều thứ tư của không gian thì cũng rất nhiều người phản ứng bởi từ tiếng anh dịch sang đôi khi không đủ từ để dịch.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top