Em thấy các anh các chị nói đến việc dùng kit trong chuẩn đoán nhiều thứ, không biết nguyên tắc chế tạo một cái kit như vậy thế nào? Anh chị nào có tài liệu hoặc biết website nào nói về vấn đề làm các loại kit không cho em mượn với, em thấy cái này hay quá.
Hiện giờ tôi mới biết có 2 loại KIT chẩn đoán nhanh. Loại 1 dựa trên phản ứng PCR và loại 2 dựa trên phản ứng Kháng nguyên - Kháng thể.
Nguyên tắc tạo bộ kit loại 1:
+ Bước 1: Nghiên cứu xem để phát hiện một tác nhân gây bệnh nào đó (virus, vi khuẩn ...) thì tốt nhất là phát hiện dựa trên sự có mặt của đoạn acid nucleic nào của tác nhân đó. Thông thường người ta chọn đoạn DNA nằm ở vùng bảo thủ cao của sinh vật. Lưu ý ở đây là phát hiện đinh tính ĐOẠN DNA/RNA nào đó chứ không nhất thiết phải là phát hiện gen nào đó. Đây cũng là bước khó khăn, mất thời gian, tốn tiền nhất của quy trình.
+ Bước 2: Khi đã tìm được đối tượng của phản ứng PCR, dĩ nhiên phải tiến hành làm PCR để xem có tóm cổ được cái đoạn đó không.
+ Bước 3: Sau khi bước 2 thành công, chuẩn hóa quy trình PCR và tối ưu về chi phí.
+ Bước 4: Chuẩn hóa quy trình tách chiết DNA/RNA của đối tượng cần chẩn đoán nhanh (virus, vi khuẩn ...) theo một protocol mà sao cho đối tượng chỉ biết lơ tơ mơ, hoặc thậm chí chẳng biết gì về Sinh học phân tử cũng có thể tách chiết được.
+ Bước 5: Thiết kế, chuẩn bị và đóng gói quy trình, chuyển đến cho khách hàng. Cụ thể là các thành phần của phản ứng PCR (trừ template) được cho sẵn vào các ống eppendoft, thông thường được bổ xung chất bảo quản (BSA) và đem đông khô. Các thành phần và quy trình tách chiết DNA/RNA cũng được bán kèm theo. Người sử dụng phải làm công việc là tách DNA, cho DNA đó và H20 vào ống eppendoft KIT có tất cả các thành phần đó, và chạy PCR.
Cụ thể bệnh gây triệu trứng đốm trắng do virus ở tôm (White Spot Syndrome Virus) sử dụng KIT như thế này để chẩn đoán.
Nguyên tắc tạo bộ KIT dựa trên phản ứng Kháng nguyên - Kháng thể phức tạp hơn nhiều. Mấy ngày nữa tôi sẽ post lên. (tìm hiểu kỹ hơn đã :wink: )