Phân biệt Miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Phân biệt Miễn dịch tế bào và miễn dịch thể

Khi mới làm quen với môn miễn dịch ta rất hay lầm lẫn hai khái niệm này.

Theo định nghĩa:
- Miễn dịch tế bào (cellular immunity): (miễn dịch qua trung gian tế bào) một cơ chế đề kháng của cơ thể bằng hiện tượng thực bào.
- Miễn dịch thể dịch (humoral immunity): là cơ chế miễn dịch đặc hiệu thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác đặc hiệu với kháng nguyên.

Vậy tế bào nào tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào, tế bào nào tham gia đáp ứng miễn dịch thể dịch? Có loại tế bào nào tham gia cả 2 loại đáp ứng miễn dịch ko?
 
Em không biết mễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể là gì nhưng theo cách anh nói thì là đại thực bào kuffer(dịch thể),bạch cầu lympho B (tế bào) nếu em nhớ không lầm.Mấy cái miễn dịch này khó xơi quá!
 
:roll: Hiện giờ em mới chỉ biết miễn dịch tế bào có sự tham gia của các tế bào limphô T (Thymuch)  độc có nguồn gốc từ tuyến ức (sách sinh học vsv cao đăng thì viết là tuyến yên) .Miễn dịch thể dich có sự tham gia của tế bào limpho B .em nghĩ là tế bào limphô của tủy xương có 2 loai miễn dịch trên. :!:
 
sách sinh học vsv cao đăng thì viết là tuyến yên
Quyển nào thế? Tuyến ức ở ngực cơ mà. Còn tuyến yên thì ở cổ.

Hiện giờ em mới chỉ biết miễn dịch tế bào có sự tham gia của các tế bào limphô T (Thymuch) ?độc có nguồn gốc từ tuyến ức
Còn một lô một lốc các tế bào, các chất tham gia nhận biết nữa. Tế bào T độc chỉ "làm việc" tế bào đó khi tế bào có dấu hiệu nhận biết đã được trình diện trên bề mặt tế bào.

em nghĩ là tế bào limphô của tủy xương có 2 loai miễn dịch trên.

Không hiểu ý bạn là thế nào?
----------------------------------
Tế bào B có nhiệm vụ sản xuất ra kháng thể một cách ồ ạt để đi vào máu tiêu diệt tác nhân lạ. Chứ ko riêng rẽ như tế bào T.
 
:( sách sinh học vsv cao đăng thì viết là tuyến yên
chăc chắn mà sach ? ? 'sinh hoc vi sinh vat' ? (sach cao đăng sư phạm) của nhà xuất bản giáo duc
ko tin anh cứ mở trang 175 ra sẽ rõ.
Và thấy luôn tai sao em viết : ? em nghĩ là tế bào limphô của tủy xương có 2 loai miễn dịch trên :!:
 
miễn dịch



thực ra thì cả tế bào limfoT va B đều sản xuất ở tủy xương bắt nguồn từ các tế bào nguồn nhưng nơi trưởng thành của chúng thì có sự khác nhau:
?limfoT thì trưởng thành từ tuyến ức còn limfoB thì lại chín ở tủy xương
Limfo T thì lại có những thụ thể CD4 và CD8 có khả năng nhận diện những kháng nguyên đặc hiệu và có loại LimfoT có chức năng kích thích limfoB hoạt dộng
 
Miễn dịch tế bào là cơ chế miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các lympho T (có nguồn gốc từ tuyến ức ) thể hiện bằng hình thức gây độc tố và hình thành phản ứng viêm kiểu quá mẫn muộn .
Miễn dịch thể dịch là cơ chế miễn dịch đặc hiệu biểu hiện bằng sự sản sinh ra kháng thể có khả năng tương tác đặc hiệu với các chất lạ của cơ thể phá hủy hoặc vô hiệu hóa chúng những kháng thể này đươcj sản sinh từ lympho B.
-Các tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch tế bào:lympho T,các đại thực bào ,bạch cầu trung tính
khi các tế bào lympho T tương tác với kháng nguyên thì sẻ trơ thành nguyên bào và phân chia cho ra các tế bào :tế bào T gây độc tế bào , tế bào lymphokin ,tế bào T hỗ trợ ,tế bào T ức chế.
+tế bào T gây độc tế bào là loại tế bào có khả năng tấn công trực tiếp và gây độc cho các tế bào đích mang kháng nguyên đặc hiệu
+tế bào lymphokin :khi tế bào lympho T tiếp xúc với kháng nguyên đặc hiệu chúng tiết ra nhóm chất hòa tan có tên là lymphokin .Nhóm chất hòa tan này có tác dụng hoạt hóa các tế bào có trách nhiệm miễn dịch khác ,kể cả đại thực bào và bạch cầu trung tính các tế bào này sẻ thực bào các thể lạ đó (khác với trường hợp miễn dịnh không đặc hiệu cũng có hiện tượng ?đại thực bào và bach cầu trung tính thực bào nhưng không có sự tác động của lympho T)
+tế bào T hỗ trợ và tế bào T ức chế ?hỗ trợ hay ức chế việc ?sản xuất kháng nguyên .Nó tham gia vào miễn dịch thể dịch.
-Miễn dịch thể dịch có sự tham gia của lympho B ,tế bào T ?hỗ trợ ,tế bào T ức chế.
+tế bào T hỗ trợ :phối hợp với lympho bào B để kích thích sự sản sinh và biệt hóa của lympho bào B thành tương bào sản xuất ra kháng thể.
+tế bào T ?ức chế ?:gây ảnh hưởng lên tế bào T hỗ trợ để điều hòa hoặc hạn chế hoạt động của chúng .
+lympho B:tạo ra kháng thể .
Ngoài ra trong tài liệu còn nói có cả đại thực bào và một số tế bào khác cũng tham gia vào miễn dịch thể dịch nhưng mình không hiểu lắm bạn nào hiểu thì nói giùm nha.Cảm ơn.
 
Đại thực bào, dendritic cell và tế bào B là các tế bào trình diện kháng nguyên. Chúng là ngưỡng cửa đầu tiên của hệ miễn dịch chủ động.

1. Nếu kháng nguyên được trình diện cùng MHC II, tế bào T hỗ trợ (Th, CD4[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]) sẽ tham gia và giúp đỡ tế bào B trưởng thành và sản xuất kháng thể đặc hiệu. Các tế bào "nói chuyện" với nhau qua các cytokine. Bản thân tế bào B cũng có thể tự sản xuất kháng thể mà không cần Th, nhưng trên phương diện vaccine, sự tham gia của Th là quan trọng và đảm bảo trí nhớ miễn dịch.

2. Nếu kháng nguyên được trình diện cùng MHC I, tế bào T gây độc tế bào (Tc, CD8[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]) sẽ tham gia, trưởng thành và giết đặc hiệu các tế bào trình diện kháng nguyên. MHC I có mặt trên tất cả các tế bào của cơ thể (khác với MHC II chỉ có trên các tế bào trình diện kháng nguyên). Như trên, các tế bào "nói chuyện" với nhau qua các cytokine.

Để trả lời câu hỏi:
Miễn dịch thể dịch nhằm nói đến cơ chế (1) ở trên, tức sự sản xuất kháng thể đặc hiệu kháng kháng nguyên.
Miễn dịch tế bào (nói tắt của miễn dịch tế bào T) là miễn dịch có sự tham gia của tế bào T, chủ yếu nhằm nói đến cơ chế (2) ở trên, tuy một số người vẫn coi sự giúp đỡ của Th với tế bào B ở cơ chế (1) thuộc miễn dịch tế bào.

Tế bào T ức chế (Ts), hiện được gọi chung là tế bào T điều hòa (Treg, CD4[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]CD25[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]FOXP3[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]). Đây là một lớp tế bào đang rất được quan tâm nghiên cứu trong bệnh tự miễn.
 
May quá, em lại đuợc vào để hầu chuyện các bác rồi. Cứ tưởng là nick đã bị ban. Hic hic....

@ admin: Lầm sau các bác có khóa nick, xin khóa tất cả các nick vào trong chủ đề đó nhé. Bác khóa mỗi mình em khác gì bác bịt mồm em và banh tai em ra để nghe người khác nói?

@ bác Đức:

1. May quá, bác vào diễn đàn SHVN đã làm tăng hẳn tính miễn dịch cho diễn đàn để chống lại một số ông 'kháng nguyên cù nhầy'. Qua theo dõi một số topic, em thấy có mấy ông kháng nguyên khiếp lắm, có những lúc em cũng đưa ra một số chương trình vacine chủ động, có những lúc em cũng tiêm mấy ông kháng thể đặc hiệu theo kiểu miễn dịch bị động nhưng mấy ông kháng nguyên đó cũng khiếp quá. Các ông ấy đôi khi ngồi dưới giếng 'intracellular pathogen' rồi đấy nhưng vẫn cố thò cổ lên để cãi, khiếp quá, khiếp quá..... Cái loại này, kháng thể đặc hiệu của em không diệt nổi

Bác vào đây, hi vọng tính miễn dịch của diễn đàn sẽ tăng lên gấp nhiều lần để chống lại mấy ông 'super-antigen' đó. Hi vọng bác sẽ cùng mọi người góp sức để xây dựng diễn đàn SHVN ngày càng phát triển.

2. Qua đây, bác cho em hỏi:

Sau khi tế bào B sinh kháng thể xong, kháng thể tồn tại lại trong người rất lâu và rất lâu. Lần sau, khi kháng thể gặp trực tiếp kháng nguyên cũ. Chúng tấn công và tiêu diệt các kháng nguyên đó theo những cách mà trong sách đã viết. Vậy như thế có được xếp vào loại : Miễn dịch dịch thể không?

Cám ơn bác!
 
Trịnh Thành Trung said:
Sau khi tế bào B sinh kháng thể xong, kháng thể tồn tại lại trong người rất lâu và rất lâu. Lần sau, khi kháng thể gặp trực tiếp kháng nguyên cũ. Chúng tấn công và tiêu diệt các kháng nguyên đó theo những cách mà trong sách đã viết. Vậy như thế có được xếp vào loại : Miễn dịch dịch thể không?
Chào bạn Trung,
Kháng thể không tồn tại trong người lâu lâu lâu lắm lắm lắm đâu. Nó cũng là một protein và khi không còn cần đến nữa sẽ bị phân hủy. Cái tồn tại lâu là các tế bào B trưởng thành (plasma cell và memory B cell) luôn duy trì một lượng kháng thể nhất định trong máu và sẵn sàng sản xuất thêm nếu cần. Chúng thuộc về hệ miễn dịch thể dịch.
 
@ admin: Lầm sau các bác có khóa nick, xin khóa tất cả các nick vào trong chủ đề đó nhé. Bác khóa mỗi mình em khác gì bác bịt mồm em và banh tai em ra để nghe người khác nói?
Lý do bạn không post bài được trong ngày hôm đó là vì đúng lúc bạn post bài thì server có lỗi về thời gian và bài post của bạn bị đôn lên ngày hôm sau. Chỉ trong 1 thời gian ngắn server có lỗi này, sau đó mọi chuyện bình thường. Do lỗi này nên có 2 vấn đề xảy ra:

1. Các bài gửi sau bài của bạn trong topic đó bị đẩy lên trên.
2. Bạn kô tiếp tục post bài được trong diễn đàn do chức năng chống flood hiểu nhầm vấn đề thời gian.

Lúc bạn post bài cũng là lúc anh Lê Hồng Đức post, và anh ấy cũng bị tình trạng y như bạn. Sang đến ngày hôm sau thì chức năng flood nhận diện thời gian như bình thường nên bạn và anh Đức tiếp tọc post bài được.


====

1. May quá, bác vào diễn đàn SHVN đã làm tăng hẳn tính miễn dịch cho diễn đàn để chống lại một số ông 'kháng nguyên cù nhầy'. Qua theo dõi một số topic, em thấy có mấy ông kháng nguyên khiếp lắm, có những lúc em cũng đưa ra một số chương trình vacine chủ động, có những lúc em cũng tiêm mấy ông kháng thể đặc hiệu theo kiểu miễn dịch bị động nhưng mấy ông kháng nguyên đó cũng khiếp quá. Các ông ấy đôi khi ngồi dưới giếng 'intracellular pathogen' rồi đấy nhưng vẫn cố thò cổ lên để cãi, khiếp quá, khiếp quá..... Cái loại này, kháng thể đặc hiệu của em không diệt nổi

Bác vào đây, hi vọng tính miễn dịch của diễn đàn sẽ tăng lên gấp nhiều lần để chống lại mấy ông 'super-antigen' đó. Hi vọng bác sẽ cùng mọi người góp sức để xây dựng diễn đàn SHVN ngày càng phát triển.
Bạn là người vào được khu vực ẩn khi chúng ta giải quyết chuyện buồn lần trước, vì vậy thiết nghĩ bạn rất hiểu là trên SHVN không nên ví von, không nên sử dụng những câu chuyện bóng gió.

Đề nghị các admin ghi nhớ bài post trên của bạn Trung và cả ở topic trước (đại khái có bám quần bám váy gì đó). Đây là lần nhắc nhở thứ 2 của các admin SHVN với Trung. Nếu bạn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị ban nick, mức độ ban nick thường sẽ là vĩnh viễn như trong Quy định diễn đàn đã viết rõ ràng.

Còn một điều nữa là khi bị ban nick thì tên của người bị ban nick sẽ được công bố, cùng với lý do bị ban. Xin nhắc trước để mọi người cùng biết. Xin đừng hiểu nhầm là chúng tôi dọa dẫm mà vì từ bây giờ các admin SHVN sẽ rất thẳng tay, đúng luật, để tránh những chuyện đáng tiếc hơn có thể xảy ra.

Thân,
 
Lê Hồng Đức said:
Chào bạn Trung,
Kháng thể không tồn tại trong người lâu lâu lâu lắm lắm lắm đâu. Nó cũng là một protein và khi không còn cần đến nữa sẽ bị phân hủy. Cái tồn tại lâu là các tế bào B trưởng thành (plasma cell và memory B cell) luôn duy trì một lượng kháng thể nhất định trong máu và sẵn sàng sản xuất thêm nếu cần. Chúng thuộc về hệ miễn dịch thể dịch.
Vâng, cám ơn anh rất nhiều.
Lúc đang viết, em cũng chỉ nghĩ là cố phân tách cái dòng suy nghĩ của người đọc từ lúc ông kháng nguyên ngồi chễm trệ trên lưng ông MHCII đến lúc ông tế bào B tham gia vào cắt cái chân bẩn (chân không sạch vì sợ nước) của ông kháng thể, đuổi ông kháng thể ra khỏi nhà để cho ông ấy đi đánh giặc. Post xong, em mới biết cách tách như vậy của mình đã bị nhầm.
Tiện đây, anh cho em hỏi thêm câu nữa: thời gian tồn tại 'hafl-life' của các loại kháng thể là bao lâu? Nó có giống nhau giữa các lớp IgA, IgG...? có khác nhau ở tính đặc hiệu kháng nguyên (VD: cùng một loại IgG nhưng kháng các loại kháng nguyên khác nhau), có phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe cơ thể?
Thanks!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top