Đinh Văn Khương
Senior Member
Tôi thấy cần phải mở một chủ đề riêng về
Trong một vài bài viết ở diễn đàn tôi thấy có từ “ĐẠO VĂN” mà có lẽ nhiều người vẫn chưa rõ và thấy cần phải mở một chủ đề về vấn đề này. Rất mong được sự tham gia của những người có hiểu biết về vấn đề này, các bạn khác có thể hỏi thêm những vấn đề mà chưa rõ và nếu ai biết thì rất mong nhận được sự giúp đỡ vì điều này rất cần thiết cho tất cả mọi người.
Rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những sinh viên chưa bao giờ đụng chạm đến việc viết một tiểu luận hay báo cáo khoa học sẽ chẳng rõ đạo văn là cái gì, hay nghe đến nó như một khái niệm tương đối mơ hồ. Thật đáng tiếc là ở nhiều trường đại học ở VN lại chẳng hề dạy cụ thể về vấn đề này. Phần lớn những người biết được là do họ đã đụng chạm đến nó ở chỗ này hay chỗ khác, nhưng mà biết theo cách như vậy cũng chẳng đầy đủ.
Nếu không có một chủ đề thảo luận về vấn đề này tôi sợ rằng một số người sẽ không dám viết bài lên diễn đàn vì sợ bị tố cáo là Đạo Văn, đặc biệt là những sinh viên năm thứ nhất và thứ hai, vì với suy nghĩ đơn giản là mình viết những cái mình được học mà đột nhiên lại bị tố cáo là đạo văn, thế nên nhiều người thì cãi lại, nhiều người thì chẳng hiểu tại sao rồi đánh bài chuồn…. “Sợ quá”.
Vậy thế nào là Đạo văn: Cái này thì lonxon đã nói một cách rất ngắn gọn và đầy đủ đó là “cầm nhầm tài liệu của người khác” mà chủ yếu là do “vô tình không để ý đến tác giả của nó là ai”, và mặc nhiên sử dụng nó như của mình.
Nói như vậy thì không có nghĩa là chúng ta không được đụng chạm đến những gì mà người khác viết ra, chúng ta có thể đọc bất cứ tài liệu nào mà chúng ta có, tham khảo bất cứ bài báo khoa học nào mà chúng ta đọc, nhưng có một điều thật đơn giản là khi chúng ta sử dụng thông tin trong đó chúng ta phải khai rõ nó là của ai, viết bao giờ, xuất bản ở đâu hay đăng trên tạp trí nào (còn việc giá trị của đoạn trích dẫn thì lại là vấn đề khác). Thậm chí là bạn chỉ lấy ý tưởng của người khác chứ không lấy bất cứ một cái gì cụ thể trong đó bạn cũng phải khai báo. Thế nên mới có chuyện, một cuốn sách mà có tới hàng chục trang THAM KHẢO ở phía cuối mỗi chương, mỗi tập … rồi nếu bạn để ý trong các cuốn sách cứ vài câu hoặc thậm chí là một câu hoặc một phần của câu cũng có những phần trích dẫn rất rõ ràng về nguồn gốc của nó:
Ví dụ: Formerly named Ichthyosporidium hoferi and classified as a haplosporidian (CAULLERY & MESNIL 1905), PLEHN & MULSOW (1911) discovered the fulgal nature of this parasite by cultivation.
Hay
Signs of heavy Ichthyophonus Infection are tumbling swimming movements, emaciation of the body muscle and swelling of visceral organs (CHIEN & al. 1979, McVICAR 1979).
Như vậy, một việc không khó khăn lắm để không trở thành đạo văn đó là bạn phải khai báo vấn đề bạn viết ra nếu như nó không phải là của bạn. Chẳng hạn như: Biochimie có thể post cái cơ chế của carotenoid bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân oxy hóa, rồi ở phần cuối bạn có thể ghi thêm một dòng là bạn lấy nó từ đâu ra, như vậy, sẽ chẳng ai nói bạn là đạo văn hết.
Cũng có một vài lần, tôi đã đọc hai tài liệu khác nhau viết về cùng một vấn đề, có những đoạn rất dài cứ như là chúng được sinh đôi cùng trứng vậy, rồi ở cuối một cuốn sách có ghi tên tài liệu tham khảo là cuốn còn lại, nhưng trong cái đoạn “anh em sinh đôi cùng trứng ấy” chẳng thấy tác giả giải thích gì cả?
Tôi sẽ quay lại sau, rất mong các ban bổ sung thêm về vấn đề này
Trong một vài bài viết ở diễn đàn tôi thấy có từ “ĐẠO VĂN” mà có lẽ nhiều người vẫn chưa rõ và thấy cần phải mở một chủ đề về vấn đề này. Rất mong được sự tham gia của những người có hiểu biết về vấn đề này, các bạn khác có thể hỏi thêm những vấn đề mà chưa rõ và nếu ai biết thì rất mong nhận được sự giúp đỡ vì điều này rất cần thiết cho tất cả mọi người.
Rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những sinh viên chưa bao giờ đụng chạm đến việc viết một tiểu luận hay báo cáo khoa học sẽ chẳng rõ đạo văn là cái gì, hay nghe đến nó như một khái niệm tương đối mơ hồ. Thật đáng tiếc là ở nhiều trường đại học ở VN lại chẳng hề dạy cụ thể về vấn đề này. Phần lớn những người biết được là do họ đã đụng chạm đến nó ở chỗ này hay chỗ khác, nhưng mà biết theo cách như vậy cũng chẳng đầy đủ.
Nếu không có một chủ đề thảo luận về vấn đề này tôi sợ rằng một số người sẽ không dám viết bài lên diễn đàn vì sợ bị tố cáo là Đạo Văn, đặc biệt là những sinh viên năm thứ nhất và thứ hai, vì với suy nghĩ đơn giản là mình viết những cái mình được học mà đột nhiên lại bị tố cáo là đạo văn, thế nên nhiều người thì cãi lại, nhiều người thì chẳng hiểu tại sao rồi đánh bài chuồn…. “Sợ quá”.
Vậy thế nào là Đạo văn: Cái này thì lonxon đã nói một cách rất ngắn gọn và đầy đủ đó là “cầm nhầm tài liệu của người khác” mà chủ yếu là do “vô tình không để ý đến tác giả của nó là ai”, và mặc nhiên sử dụng nó như của mình.
Nói như vậy thì không có nghĩa là chúng ta không được đụng chạm đến những gì mà người khác viết ra, chúng ta có thể đọc bất cứ tài liệu nào mà chúng ta có, tham khảo bất cứ bài báo khoa học nào mà chúng ta đọc, nhưng có một điều thật đơn giản là khi chúng ta sử dụng thông tin trong đó chúng ta phải khai rõ nó là của ai, viết bao giờ, xuất bản ở đâu hay đăng trên tạp trí nào (còn việc giá trị của đoạn trích dẫn thì lại là vấn đề khác). Thậm chí là bạn chỉ lấy ý tưởng của người khác chứ không lấy bất cứ một cái gì cụ thể trong đó bạn cũng phải khai báo. Thế nên mới có chuyện, một cuốn sách mà có tới hàng chục trang THAM KHẢO ở phía cuối mỗi chương, mỗi tập … rồi nếu bạn để ý trong các cuốn sách cứ vài câu hoặc thậm chí là một câu hoặc một phần của câu cũng có những phần trích dẫn rất rõ ràng về nguồn gốc của nó:
Ví dụ: Formerly named Ichthyosporidium hoferi and classified as a haplosporidian (CAULLERY & MESNIL 1905), PLEHN & MULSOW (1911) discovered the fulgal nature of this parasite by cultivation.
Hay
Signs of heavy Ichthyophonus Infection are tumbling swimming movements, emaciation of the body muscle and swelling of visceral organs (CHIEN & al. 1979, McVICAR 1979).
Như vậy, một việc không khó khăn lắm để không trở thành đạo văn đó là bạn phải khai báo vấn đề bạn viết ra nếu như nó không phải là của bạn. Chẳng hạn như: Biochimie có thể post cái cơ chế của carotenoid bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân oxy hóa, rồi ở phần cuối bạn có thể ghi thêm một dòng là bạn lấy nó từ đâu ra, như vậy, sẽ chẳng ai nói bạn là đạo văn hết.
Cũng có một vài lần, tôi đã đọc hai tài liệu khác nhau viết về cùng một vấn đề, có những đoạn rất dài cứ như là chúng được sinh đôi cùng trứng vậy, rồi ở cuối một cuốn sách có ghi tên tài liệu tham khảo là cuốn còn lại, nhưng trong cái đoạn “anh em sinh đôi cùng trứng ấy” chẳng thấy tác giả giải thích gì cả?
Tôi sẽ quay lại sau, rất mong các ban bổ sung thêm về vấn đề này