Tôi thấy cần phải mở một chủ đề riêng về ĐẠO VĂN

Đinh Văn Khương

Senior Member
Tôi thấy cần phải mở một chủ đề riêng về

Trong một vài bài viết ở diễn đàn tôi thấy có từ “ĐẠO VĂN” mà có lẽ nhiều người vẫn chưa rõ và thấy cần phải mở một chủ đề về vấn đề này. Rất mong được sự tham gia của những người có hiểu biết về vấn đề này, các bạn khác có thể hỏi thêm những vấn đề mà chưa rõ và nếu ai biết thì rất mong nhận được sự giúp đỡ vì điều này rất cần thiết cho tất cả mọi người.

Rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những sinh viên chưa bao giờ đụng chạm đến việc viết một tiểu luận hay báo cáo khoa học sẽ chẳng rõ đạo văn là cái gì, hay nghe đến nó như một khái niệm tương đối mơ hồ. Thật đáng tiếc là ở nhiều trường đại học ở VN lại chẳng hề dạy cụ thể về vấn đề này. Phần lớn những người biết được là do họ đã đụng chạm đến nó ở chỗ này hay chỗ khác, nhưng mà biết theo cách như vậy cũng chẳng đầy đủ.

Nếu không có một chủ đề thảo luận về vấn đề này tôi sợ rằng một số người sẽ không dám viết bài lên diễn đàn vì sợ bị tố cáo là Đạo Văn, đặc biệt là những sinh viên năm thứ nhất và thứ hai, vì với suy nghĩ đơn giản là mình viết những cái mình được học mà đột nhiên lại bị tố cáo là đạo văn, thế nên nhiều người thì cãi lại, nhiều người thì chẳng hiểu tại sao rồi đánh bài chuồn…. “Sợ quá”.

Vậy thế nào là Đạo văn: Cái này thì lonxon đã nói một cách rất ngắn gọn và đầy đủ đó là “cầm nhầm tài liệu của người khác” mà chủ yếu là do “vô tình không để ý đến tác giả của nó là ai”, và mặc nhiên sử dụng nó như của mình.

Nói như vậy thì không có nghĩa là chúng ta không được đụng chạm đến những gì mà người khác viết ra, chúng ta có thể đọc bất cứ tài liệu nào mà chúng ta có, tham khảo bất cứ bài báo khoa học nào mà chúng ta đọc, nhưng có một điều thật đơn giản là khi chúng ta sử dụng thông tin trong đó chúng ta phải khai rõ nó là của ai, viết bao giờ, xuất bản ở đâu hay đăng trên tạp trí nào (còn việc giá trị của đoạn trích dẫn thì lại là vấn đề khác). Thậm chí là bạn chỉ lấy ý tưởng của người khác chứ không lấy bất cứ một cái gì cụ thể trong đó bạn cũng phải khai báo. Thế nên mới có chuyện, một cuốn sách mà có tới hàng chục trang THAM KHẢO ở phía cuối mỗi chương, mỗi tập … rồi nếu bạn để ý trong các cuốn sách cứ vài câu hoặc thậm chí là một câu hoặc một phần của câu cũng có những phần trích dẫn rất rõ ràng về nguồn gốc của nó:

Ví dụ: Formerly named Ichthyosporidium hoferi and classified as a haplosporidian (CAULLERY & MESNIL 1905), PLEHN & MULSOW (1911) discovered the fulgal nature of this parasite by cultivation.
Hay
Signs of heavy Ichthyophonus Infection are tumbling swimming movements, emaciation of the body muscle and swelling of visceral organs (CHIEN & al. 1979, McVICAR 1979).

Như vậy, một việc không khó khăn lắm để không trở thành đạo văn đó là bạn phải khai báo vấn đề bạn viết ra nếu như nó không phải là của bạn. Chẳng hạn như: Biochimie có thể post cái cơ chế của carotenoid bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân oxy hóa, rồi ở phần cuối bạn có thể ghi thêm một dòng là bạn lấy nó từ đâu ra, như vậy, sẽ chẳng ai nói bạn là đạo văn hết.

Cũng có một vài lần, tôi đã đọc hai tài liệu khác nhau viết về cùng một vấn đề, có những đoạn rất dài cứ như là chúng được sinh đôi cùng trứng vậy, rồi ở cuối một cuốn sách có ghi tên tài liệu tham khảo là cuốn còn lại, nhưng trong cái đoạn “anh em sinh đôi cùng trứng ấy” chẳng thấy tác giả giải thích gì cả?

Tôi sẽ quay lại sau, rất mong các ban bổ sung thêm về vấn đề này
 
khuongaquatic, cứ tiếp tục vấn đề. tớ thì tớ sợ lắm rồi, hãi lắm rời, kinh lắm rời. Bạn tớ vừa bị đạo văn 1 tí, tớ lên tiếng bảo vệ 1 chút thế là tớ bị kẻ cắp mắng cho té tát vào mặt, hãi kinh hồn vía, văng cả xác lẫn bã.

Tớ được nghỉ hè vi vu 1 tháng, nhưng tớ hứa sẽ "theo dóm ăn tàn" cái vụ đạo văn này khi cần thiết.

take care.
 
Mấy lần phải nộp báo cáo cho thầy tớ mà vội quá tớ cứ cóp đại từ các article, chẳng sửa sang gì, cũng chẳng thèm nêu reference, thế mà lại được thầy khen sao tiếng Anh của mày dạo này tốt thế ... :oops:
 
Khà khàm tớ là chuyên gia đạo văn đấy. Nhất là khi ở trên các diễn đàn hay trao đổi tay đôi với ai đó, tớ cứ biết gì là phun ra, chả biết là mấy cái đó của ông bà chú bác nào. Có ai bắt bí tớ quá thì tớ mới đành phải tìm lại cái reference vậy.
Còn khi nào viết cho thầy tớ đọc thì khác à. Mấy lần viết cho ông thầy mà tớ ghét lắm, thế là cứ cái phần nào tớ lấy trong các tài liệu quý của tớ là tớ lờ tịt cái vụ reference đi, thế mà vẫn bị ông ý chộp ngay, thế là toi, lại phải cun cút mang tài liệu cúng cho ổng, thế mới đau chứ.
 
"Đạo văn", "cầm nhầm", "cố ý cầm nhầm", "plagiarism" là một việc xấu xa cho một người cầm bút. Nó không những nhanh chóng xóa sạch uy tín của cá nhân bị phát hiện mà còn có thể bôi nhọ lên một tập thể của những người muốn dùng ngòi bút của mình để xây dựng cái tập thể đó tốt đẹp hơn. Do đó việc nhắc nhở, giáo dục và phát hiện nó là nhiệm vụ của mọi người làm công tác quản bá kiến thức khoa học, vì nếu không, những gì mà tập thể này viết ra sẽ không phản ánh tính trung thực của nó.

Những gì đã xảy ra trong diễn đàn về vấn đề này thì thật đáng tiếc nhưng bài học rút ra cho mọi người thì thật quí giá và tôi hòan tòan đồng ý với khuơngaquatic là chúng ta nên hiểu biết thêm về vấn đề này.

Định nghĩa cho "plagiarism" hay dùng văn của người khác như là của riêng mình thì còn tùy vào tính nghiêm khắc của từng tác giả. Có người cho là không được "cầm nhầm" quá 3 chử, còn người khác thì không được quá 5 chử. Nhưng một ý tưởng chung là nếu một nhóm từ được dùng rất rộng rãi như "Rất mong được sự tham gia..." (của khuongaquatic đã viết ở trên) thì không ai phàn nàn nếu bạn dùng nhóm từ này. Còn nếu một nhóm từ được dùng rất riêng biệt, thể hiện văn phong của một tác giả, như trong "đặc biệt là những sinh viên chưa bao giờ đụng chạm..." của bác Khương nhà ta ở trên thì nếu không "nhớ ơn" bác ấy thì có chuyện. Nếu bạn thật sự phải dùng ý trên thì có thể sửa đổi (rephase) như sau: "nhất là những sinh viên chưa từng có kinh nghiệm". Tôi không nghĩ là bác Khương khó chịu vì đã sở hửu cụm từ " là những sinh viên". Đến đây tôi tin rằng bạn hiểu ý tôi.

Còn việc ai đó đã so sánh việc "cầm nhầm" của mình cũng giống như việc dùng từ DNA, là từ mọi người đã dùng trước đây, thì là lối biện hộ rất không khôn ngoan. Ta hãy so sánh xác suất của việc mọi người dùng từ "DNA" và cụm từ "đặc biệt là những sinh viên chưa bao giờ đụng chạm" để xem cái nào được dùng rộng rãi và cái nào thì độc nhất vô nhị? Đây cũng là nguyên lý của việc dùng DNA để xác nhận tội phạm. Xác suất trùng lập của DNA của tội phạm để lại trên nạn nhân với DNA của bất cứ một người bị nghi ngờ nào khác là con số 0 to tướng.

Còn việc đổ cho kẻ đã phát hiện ra việc cầm nhầm là có âm mưu xấu cố ý viết lại SAU NÀY những gì mình đã viết là cách lập luận rất có thể có. Nhưng đây là con dao hai lưỡi và người thi hành nó đã coi thường sự thông minh của mọi người khác trên diễn đàn.

Những gợi ý của Khuongaquatic về cách trích dẫn đã nói lên tất cả những gì bạn nên làm.
Nói như vậy thì không có nghĩa là chúng ta không được đụng chạm đến những gì mà người khác viết ra, chúng ta có thể đọc bất cứ tài liệu nào mà chúng ta có, tham khảo bất cứ bài báo khoa học nào mà chúng ta đọc, nhưng có một điều thật đơn giản là khi chúng ta sử dụng thông tin trong đó chúng ta phải khai rõ nó là của ai, viết bao giờ, xuất bản ở đâu hay đăng trên tạp trí nào. Thậm chí là bạn chỉ lấy ý tưởng của người khác chứ không lấy bất cứ một cái gì cụ thể trong đó bạn cũng phải khai báo.

(còn việc giá trị của đoạn trích dẫn thì lại là vấn đề khác).

Hay! Nếu bạn có trích dẫn đàng hòang thì sau này nếu câu trích dẫn đó hòan tòan vô dụng hay ngay cả sai lầm thì bạn sẽ chuyển mủi dùi về phía tác giả dỏm đó. :p
 
Mấy lần phải nộp báo cáo cho thầy tớ mà vội quá tớ cứ cóp đại từ các article, chẳng sửa sang gì, cũng chẳng thèm nêu reference, thế mà lại được thầy khen sao tiếng Anh của mày dạo này tốt thế

Những việc làm như vậy thì chẳng có lý do gì có thể biện hộ được cả (mặc dù có lần chính tôi cũng đã làm như vậy khi làm khóa luận tốt nghiệp). Không biết là thầy có khen theo nghĩa nào? Còn nếu thầy khen thực sự thì cũng thật là xấu hổ 8O. Chỉ có tự mỗi chúng ta tự đấu tranh với chính mình trước khi phải để người khác động đến thì mới có thể tiến bộ được.

Khà khàm tớ là chuyên gia đạo văn đấy. Nhất là khi ở trên các diễn đàn hay trao đổi tay đôi với ai đó, tớ cứ biết gì là phun ra, chả biết là mấy cái đó của ông bà chú bác nào. Có ai bắt bí tớ quá thì tớ mới đành phải tìm lại cái reference vậy.


Còn khi nào viết cho thầy tớ đọc thì khác à

Bạn có thể nói rõ là khác với đoạn trên như thế nào không?

Mấy lần viết cho ông thầy mà tớ ghét lắm

Mình không có bình luận gì về vấn đề này :!:

là cứ cái phần nào tớ lấy trong các tài liệu quý của tớ là tớ lờ tịt cái vụ reference đi, thế mà vẫn bị ông ý chộp ngay

Điều đó là không được phép cho dù bạn viết cho ai đi chăng nữa :roll:

"Đạo văn", "cầm nhầm", "cố ý cầm nhầm", "plagiarism" là một việc xấu xa cho một người cầm bút. Nó không những nhanh chóng xóa sạch uy tín của cá nhân bị phát hiện mà còn có thể bôi nhọ lên một tập thể của những người muốn dùng ngòi bút của mình để xây dựng cái tập thể đó tốt đẹp hơn. Do đó việc nhắc nhở, giáo dục và phát hiện nó là nhiệm vụ của mọi người làm công tác quản bá kiến thức khoa học, vì nếu không, những gì mà tập thể này viết ra sẽ không phản ánh tính trung thực của nó.

Bất cứ khi bạn làm về một vấn đề gì đó, bạn sẽ phải tham khảo hàng loạt những tài liệu liên quan đế nó để có thể có được một cái nhìn cụ thể về vấn đề bạn đang làm, đó là những cơ sở bước đầu để bạn định hướng cho nghiên cứu của bạn. Bạn hãy thử đặt địa vị của bạn đang nằm ở trong đống tài liệu tham khảo của ai đó, nhưng khi họ sử dụng những thành quả mà bao lâu suy nghĩ bạn mới viết ra được mà chẳng hề có ý kiến gì, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Nếu bạn đặt mình vào hoàn cảnh đó thì tôi tin là bạn sẽ khác.

Nếu bạn tôn trọng những gì của người khác thì cũng chính là bạn đang tự tôn trong chính công việc của bạn đang làm, hoặc nếu không thì chính bạn sẽ đánh mất những giá trị công việc mà bạn đang cố gắng để thực hiện, điều này đặc biệt quan trọng trong khoa học.

Định nghĩa cho "plagiarism" hay dùng văn của người khác như là của riêng mình thì còn tùy vào tính nghiêm khắc của từng tác giả. Có người cho là không được "cầm nhầm" quá 3 chử, còn người khác thì không được quá 5 chử. Nhưng một ý tưởng chung là nếu một nhóm từ được dùng rất rộng rãi như "Rất mong được sự tham gia..." (của khuongaquatic đã viết ở trên) thì không ai phàn nàn nếu bạn dùng nhóm từ này. Còn nếu một nhóm từ được dùng rất riêng biệt, thể hiện văn phong của một tác giả

Đúng vậy, nếu là những câu rất chung chung thì sẽ chẳng ai có thể nói là bạn đạo văn cả, cho dù là những câu đó hai người có thể dùng hoàn toàn giống nhau. Chẳng han: Việt Nam là một đất nước nông nghiệp.

Nếu bạn có trích dẫn đàng hòang thì sau này nếu câu trích dẫn đó hòan tòan vô dụng hay ngay cả sai lầm thì bạn sẽ chuyển mủi dùi về phía tác giả dỏm đó

Nếu bạn có những trích dẫn sai lầm thì trước hết là nó sẽ thể hiện ngay ra năng lực của bạn và cơ sở khoa học của phương pháp mà bạn đang tiến hành. Khi đó thì trước tiên người ta sẽ nghi ngờ đến kết quả của bạn trước khi đánh giá về "tác giả dởm" kia.

Do đó việc nhắc nhở, giáo dục và phát hiện nó là nhiệm vụ của mọi người làm công tác quản bá kiến thức khoa học

Có lẽ là cần phải đấu tranh chứ không chỉ nhẹ nhàng là nhắc nhở với những người tái phạm nhiều lần. Và hơn ai hết là chính bạn phải đấu tranh với bản thân mình trước khi để người khác phải nhắc nhở.

Cám ơn tuchau, casper, shortgun và những người khác đã và sẽ tham gia vào chủ đề này. Rất mong các bạn bổ sung thêm cho những gì tôi viết và hỏi thêm những gì mà bạn còn chưa rõ.

:D
 
khuongaquatic phê bình đúng lắm. Nói chung không dám nói là tất cả nhưng hầu như ai cũng có lúc từng làm đạo văn, vấn đề là có biết nhìn lại và sửa chữa hay không.
Mà quả thật trước đây tôi không mấy chú trọng vào vấn đề này nhưng hiện ngày càng thấy nó nghiêm trọng. Có lẽ trong các trường Đại học nên đưa môn đạo văn vào giảng dạy.
Hiện tôi thấy các thầy giáo cũng có những người không chú ý đến chuyện này, có lẽ một phần do bận quá, nên các thầy chả bao giờ sửa cho học trò cách viết tài liệu tham khảo, thậm chí có bài viết vài chục trang không hề trích dẫn những vẫn được thầy giáo chấp nhận và cho điểm cao mới chết chứ.
 
Bó tay!!! Chủ đề hay!!! Ngày xưa làm luận văn phần Tổng quan tôi "chơi" từ 4, hay 5 cuốn luận văn, chẳng lẽ lại ghi vào phần Tài liệu tham khảo là "đoạn này copy từ khoá luận của anh X, đoạn kia copy từ khoá luận của chị Y" à? Nhất là khi tài liệu ta... copy nó cũng đã được... photo lại từ... rất rất nhiều tài liệu khác!!! :lol:
Bạn thử đọc khoá luận của các sinh viên tốt nghiệp xem? Phần người ta hay gọi là "TỔNG QUAN" ấy? Na ná nhau cả thôi. Đừng khắt khe quá! Quan trọng là cách làm, quá trình thực hiện nghiên cứu, và kết quả công việc ta làm được như thế nào, chứ chả lẽ có mỗi phần giới thiệu về lịch sử nghiên cứu, hay tính chất, mỗi tài liệu lại 1 khác nhau thì... quả là khó. Vả lại sinh viên Việt Nam đa số tiếng Anh, xin lỗi, là kém (tôi cũng nằm trong số đó nên việc bảo ngồi dịch tiếng Anh 1 đống thầy cô ném cho, quả là 1 công việc... khủng khiếp). Nói chung là cũng còn tuỳ trường hợp mà ta có cách nhìn khác nhau!. :roll:
Quên không nói, tôi là một người rất tôn trọng quyền tác giả, có thể bạn không tin nhưng đó là sự thật, và tôi ủng hộ bạn khuongaquatic :o
 
Nếu bạn có những trích dẫn sai lầm thì trước hết là nó sẽ thể hiện ngay ra năng lực của bạn và cơ sở khoa học của phương pháp mà bạn đang tiến hành. Khi đó thì trước tiên người ta sẽ nghi ngờ đến kết quả của bạn trước khi đánh giá về "tác giả dởm" kia.

Úi cha, bác Khuong nghĩ sâu sắc hơn tui nhiều rồi. Đúng vậy, nếu trích dẫn của bạn đều từ tài liệu dõm thì bạn cũng khá dõm. Do đó, người đọc thường phải rèn luyện khả năng phân tích tài liệu của người khác để đánh giá nghiêm khắc trước khi công nhận kết qủa của nó. Tuy nhiên, ngay cả khi trích dẫn từ những tạp chí khá uy tín (peer-reviewed) trong ngành nhưng những kết quả củ đó vẫn có thể trở nên sai lầm sau này khi điều kiện và dụng cụ thí nghiệm trở nên tinh tường hơn và có khả năng quan sát những hiện tượng mà với điều kiện trước đây thì không thể nào làm được.

Nhân tiện sẳn bác Khương là chuyên gia về nước, phiền bác lặn qua topic đa dạng sinh học cho tôi hỏi đôi điều về sinh học biển.
 
Dạo này anhTuchau đang bận tùi bụi với cái project của anh, mà cũng hứng chi tham gia sinhhocvietnam ghê hen, săp đến hạn 15/9 cho anh xài tiền đó, ráng làm nhanh lên.
 
Lonxon đi nghỉ hè mà cũng còn bận tâm quá hén. Không biết là đi nghỉ hè hay đi chọc phá workshop của người ta :lol:

Tiền? tiền nào vậy? kiếm tiền thì khó chứ xài tiền thì khỏe ru. Không biết lonxon có muốn xài giùm của mình không. Nhưng chắc đi nghỉ hè về thì sạch túi là cái chắc.

Thôi để quay trở lại chủ đề này nếu không dontcry lên tiếng thì xấu hổ lắm.

Tôi mới ghé qua mấy bài đọc từng được đăng lên trước đây trong phòng đọc trực tuyến. Cái bài dấu vân tay DNA đăng rỏ ràng là bài dịch và cách chọn bài rất rỏ ràng và dể hiểu. Chúc mừng. Chỉ có điều nếu chỉ để nguồn là internet không thôi thì e là chưa đủ đó. Bạn nên trích dẫn luôn chi tiết website cho rỏ ràng nhé. Tôi nghĩ là cái site này ở đây nè, cho tiện việc bạn khỏi quay trở lại nó thêm một lần nữa:

http://protist.biology.washington.edu/fingerprint/dnaintro.html

Còn cái bài thứ hai về HIV đấy, nếu muốn người đọc theo dỏi bài viết của mình thì tác giả nên đăng hết cái phần tài liệu tham khảo nhé. Cho dù cái list có dài thường thược đi nữa nhưng không có nó thì khó biết được nó là bản dịch hay tài liệu tổng hợp của tác giả. Còn nữa, mấy cái hình minh họa rất là đẹp. Tác giả nếu đã cất công tạo nên những hình này thì cho mình chúc mừng nha. Vì sao này mình sẽ nhờ đến tài minh họa này để giúp mình trang trí cho những bài viết khác (với hậu tạ, dĩ nhiên). Còn nếu không thì nên để cái nguồn ở dưới mỗi tấm hình nhé.
 
Cái bài dấu vân tay DNA đăng rỏ ràng là bài dịch và cách chọn bài rất rỏ ràng và dể hiểu. Chúc mừng. Chỉ có điều nếu chỉ để nguồn là internet không thôi thì e là chưa đủ đó

Còn cái bài thứ hai về HIV đấy, nếu muốn người đọc theo dỏi bài viết của mình thì tác giả nên đăng hết cái phần tài liệu tham khảo nhé. Cho dù cái list có dài thường thược đi nữa nhưng không có nó thì khó biết được nó là bản dịch hay tài liệu tổng hợp của tác giả. Còn nữa, mấy cái hình minh họa rất là đẹp. Tác giả nếu đã cất công tạo nên những hình này thì cho mình chúc mừng nha.

to doncry: kiểm tra lại nhé!

to casper! bác tuchau đang nhắc khéo chúng ta về chuyện "đạo văn" đấy. Ví dụ "sống" mà :mrgreen:

Có lẽ trong các trường Đại học nên đưa môn đạo văn vào giảng dạy.

Không có môn học nào có tên gọi là "đạo văn" đâu. Nội dung này nó nằm trong một môn học nào đó có cái tên đại khái là "phương pháp luận nghiên cứu khoa học" (tên cụ thể có thể thay đổi theo từng trường mà có giảng dạy). :mrgreen:
 
chà chà, cái vâ'n đề này nói lâu rồi nhỉ bây giờ em mới thâý, nhưng mà đạo văn có phải là vi phạm bản quyền không hả mâý anh? Theo em được biết thì nếu mình không dùng những tài liệu đó vào mục đích kiếm lợi nhụân thì vân~ có thể sử dụng tài liệu đó thoải mái (với điều kiện là không dược ghi chú bài đó là bài của mình). :twisted:
 
thực ra đạo văn "plagiarism" có mặt khắp nơi trên thế giới (học sinh cao học trường Cornell còn chép bài của bạn cuối cùng bị thầy cho 0 điểm cả hai), tuy nhiên ở VN có vẻ như đạo văn còn tồn tại 2 hình thức: vô tình và cố tình. Biên giới giữa hai cái này cũng không rõ lắm, ví dụ vội quá nên copy một bài của tác giả nào đó nhận làm của mình để viết tiểu luận là cố tình, nhưng có thông tin mà quên không biết nó có từ đâu nên không khai báo thì vừa vô tình vừa cố tình.
Để tránh đạo văn ta còn phải học nhiều. Tôi học nhiều năm về đạo văn nhưng vẫn chưa thạo lắm về những cấm kỵ của nó. Ví dụ thông tin này do ông thầy mình giảng cho mình, vậy thì khi mình muốn viết vào bài văn của mình thì trích dẫn như thế nào?
 
bà boss của tôi khó cực kỳ trong việc đạo văn. Tôi đỏ mặt xấu hổ 2 lần vì mình thừa hiểu chữ đạo văn nó xấu xa thế nào, ấy vậy mà vô tình phạm phải, bà ấy chỉ hỏi tui: Mày có biết đạo văn là gì kô? Nghe mà lạnh xương sống.

Còn để biết thế nào là đạo văn à, dễ ợt, cứ thử suy nghĩ "phóng thóang" như dân VN, là bạ đâu đọc đấy, đọc xong chép từa lưa cứ nghĩ: kô ai biết đâu mà sợ. XOng rồi nộp bài cho 1 boss ra boss tức là boss xịn, boss đọc xong tự khắc biết mình đạo chỗ nào, boss giũa cho vài lần là sợ ngay. Lập tức hết dám đạo nữa, dù là vô tình hay cố ý.

Nói thật mất lòng, ở VN cứ tha hồ mà đạo, vì nộp bài lên boss Vnese có biết đâu mà sửa. Chưa kể boss Vnese cũng đạo tùm lum, sao mà dạy dỗ SV cho được. Nghe thì hơi chóang và cực đoan, nhưng thử nghĩ xem, kô sai đâu.

Tui từ kinh nghiệm của mình và của người khác, để tránh đạo văn chỉ có 1 cách là học từ cụ Nguyễn Tuân, tức là viết cái gì nó đã ngấm vào xương vào máu của mình. Mà đã là xương máu mình thì đố ai dám nói mình đạo. Mà để được xương máu đó thì chỉ có 1 cách là đọc và học thuộc thật nhiều.

Lấy ví dụ dễ hiểu, năm 1 vô ĐH, học về DNA, quen quá ha, thầy kêu viết lại cấu trúc DNA, chắc chắn 99,99% SV sẽ mở sách sinh học đại cương ra coi lại chương DNA mà chép vô. Nhưng sang năm 2-3-4 và lên dần dần hơn nữa, cái cấu trúc DNA nó đã ngấm dần vào máu vào xương mình rồi, kêu viết lại à, dễ ợt, viết liền. Đúng kô? Suy rộng ra những vấn đề sinh học khác, nó cũng vậy thôi, có điều thời gian kô cho phép nó ngấm lâu lắc đến mấy năm mà yêu cầu bây giờ là càng nhanh càng tốt. Bỏi vậy học, học nữa, học ... hết


à, nói về ví dụ đạo văn hả, trên 4rum này nhiều lắm nè, nói kô phải tôi chê bai gì ai, bài

TÍNH LÃNH THỔ CỦA SINH VẬT của Nguyễn Quang Huy
Nghiên cứu sinh - Khoa Sinh học - ĐH Khoa học Tự Nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội

là 1 ví dụ điển hình rõ ràng nhất về sự đạo văn đấy?

Tin hay không tùy bạn.
 
Nói thật mất lòng, ở VN cứ tha hồ mà đạo, vì nộp bài lên boss Vnese có biết đâu mà sửa. Chưa kể boss Vnese cũng đạo tùm lum, sao mà dạy dỗ SV cho được. Nghe thì hơi chóang và cực đoan, nhưng thử nghĩ xem, kô sai đâu.

Chẳng biết nữa. Ở Khoa tôi có dạy môn "Phương pháp nghiên cứu khoa học" cho sinh viên, và đây là một trong những môn có tỷ lệ thi lại và học lại cao nhất: Khoảng 1/3 là qua trong đợt 1.

Thực ra cũng không hẳn là không biết. Tôi cũng đã chứng kiến những cái cảnh sinh viên viêt 1 tiểu luận dài "vô tận" trong có khoảng 1 ngày đêm không ngủ, tôi cũng xin bái phục. Khi sửa chuyên đề tốt nghiệp, chẳng biết người khác thế nào chứ tôi quý cô học trò đến nỗi bắt viết lại tới lần thứ 4, và sau lần đó thì không thấy cô sinh viên quay lại gặp tôi nữa mà gửi qua một người bạn cho tôi mội cuốn đề tài đã đóng bìa hoàn chỉnh và ở bên ngoài có ghi cả tên tôi, lúc đó tôi cũng chẳng biết làm thế nào cả, đành nhắm mắt mà làm ngơ thôi vì các cuốn khác đã nộp lên hội đồng để chấm rồi.

còn lắm chuyện lắm, đang đọc phần tổng quan của một đề tài tốt nghiệp tự nhiên giật mình vì nó là một summary của một luận án tiến sỹ. Trời đất 8O !

Cần phải làm một cái gì đó, tôi đồng ý điều đó, nhưng làm như thế nào? tôi thấy khó quá. Bác lonxon khi nào về tới VN, rồi cũng sẽ gặp những vấn đề như tôi thôi. Nếu không tin bác cứ thử hỏi thầy Tường Anh mà xem.
 
Tôi nghe nói sinh viên Sài Gòn rất "Sòng phẳng". Hè này tôi sẽ được "mục tận sở thị" xem thế nào, chỉ mong là đừng có bị "vỡ mộng".
 
"Ví dụ thông tin này do ông thầy mình giảng cho mình, vậy thì khi mình muốn viết vào bài văn của mình thì trích dẫn như thế nào?"

Có một điều chắc chắn rằng thầy không thể tự "phát minh" ra cái thông tin đó, điều đó cũng có nghĩa là thầy phải lấy nó từ đâu đó!!!!!!!!! Thông tin chỉ có giá trị về mặt khoa học khi nó đã được qua hội đồng thẩm định và công bố. Đó là những thông tin dù bạn có muốn hay không thì khi bạn sử dụng đến nó cũng phải nhớ tới cái ông đã mất công mất sức tìm ra, vì vậy có thể hỏi thầy xem cái thông tin gốc nó ở đâu mà trích dẫn. Những thông tin mà chưa công bố ở bất cứ đâu mà bạn có thì đó có thể là của bạn????????? Thế nên mới có cái chuyện bản quyền, rồi chuyện tổng thống Clinton phải đứng ra dàn xếp cái vụ "Bộ gen người" (nếu như tôi nhớ không nhầm).
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top