Khám phá thế giới bên trong của Thực vật

Phùng Thị Hằng

Senior Member
Cũng giống như tất cả sinh vật sống trên trái đất này. Thực vật cũng trãi qua quá trình phát triển lâu dài nghĩa là trãi qua quá trình tiến hoá từ những cơ thể đơn giản đến các tổ chức phức tạp. Chúng cũng có quá trình phát triển cá thể, có sự thay đổi về hình dạng ngoài và cấu tạo trong ở những mức độ khác nhau và tuỳ vào điều kiện môi trường khác nhau mà thực vật lại hình thành các đặc điểm thích nghi rất đặc trưng.
Có thể bạn cũng đã từng quan sát các tế bào thực vật trong KHV khi còn là học sinh phổ thông, bạn cũng đã từng tận tay làm những thí nghiệm để xem sự sắp xếp các mô, các cơ quan của một cây nào đó… nhưng có khi nào bạn đã tự hỏi trong quá trình tồn tại và phát triển, hình thái bên ngoài và cấu tạo bên trong của thực vật có theo 1 quy luật phát triển nào không?? Các tổ chức cơ thể từ tế bào, mô, cơ quan… đã tạo thành 1 thể thống nhất như thế nào để đảm nhận các chức năng riêng biệt?? và mối quan hệ giữa các tổ chức đó với môi trường bên ngoài như thế nào để mỗi loài thực vật tạo cho mình 1 lãnh địa riêng??
371-286 TCN Théophraste trong các tác phẩm “lịch sử thực vật”, “nghiên cứu về cây cỏ” … lần đầu tiên đề cặp đến các dẫn liệu có tính hệ thống về hình thái, cấu tạo của cơ thể thực vật cùng với cách sống cách trồng, cũng như công dụng của nhiều loại cây. Trong 1 thời gian dài vì chưa có phương tiện để phân tích cấu trúc bên trong nên người ta chỉ dựa vào hình thái bên ngoài để làm tiêu chuẩn đánh giá và phân loại thực vật. Đến TK XVII khi Robert Hook phát minh ra KHV, 1 giai đoạn mới của sinh học bắt đầu cộng thêm sự nở rộ của các ngành khoa học khác, việc nghiên cứu thực vật không còn bó hẹp trong việc sưu tầm mô tả nữa nó đã mở rộng về nghiên cứu giải phẫu bước đầu đưa phân loại học thực vật đạt được những kết quả to lớn. Cũng từ đó ngành Giải phẫu hình thái học thực vật (GPHTHTV) không ngừng phát triển cung cấp kiến thức cho các môn học thực vật khác và có thể phục vụ cho nhiều ngành nghiên cứu ứng dụng khác nhưng công, nông, lâm nghiệp…
Đây là lát cắt ngang của thân măng tây (Asparagus officinalis) và thân thuỷ tùng (Asparagus plumosus), có thể hình thái ngoài của chúng thay đổi nhưng với câu tạo giải phẫu giống nhau như thế này sẽ là cơ sở để sắp xếp chúng vào 1 họ (Asparagus L.)

P1010167.jpg


Thân măng tây (Asparagus officinalis)

P1010202.jpg


Thân thuỷ tùng (Asparagus plumosus)

Nhiệm vụ cơ bản nhất của GPHTHTV là quan sát, mô tả hình dạng cấu tạo của các cơ quan, các mô và các loại tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau trong đời sống của cây. Bạn hãy quan sát 1 lát cắt ngang thân cây bông bụp (Hibiscus rosa-sinensis) với những loại tế bào khác nhau tập hợp thành các mô khác nhau để đảm nhận những nhiệm vụ riêng, ngoài cùng là mô che chở (mô bì) với các tế bào có vách tẩm suberin ngăn cản sự thoát hơi nước, che chở các mô bên trong, kế tiếp là các lớp tế bào có vách mõng bằng celluloz làm nhiệm vụ dự trữ hoặc có vách celluloz dày hơn đó là những bó libe làm nhiệm vụ dẫn truyền nhựa luyện (các chất được tổng hợp trong quá trình quang hợp) để nuôi cây, xen kẽ với các tế bào có vách dày tẩm mộc tố tạo thành tế bào cương mô vững chắc làm nhiệm vụ nâng đỡ, trong cùng là các bó gỗ lớn với các tia gỗ có vách rất dày ngoài nhiệm vụ dẫn truyền nước, muối khoáng nó còn giúp cây vững chắc và chính các bó gỗ và tia gỗ này quyết định chất lượng gỗ của các loại cây.

P1010061.jpg


Thân cây bông bụp (Hibiscus rosa-sinensis)

Đó mới chỉ là hình thái mô tả, mỗi tế bào, mỗi mô, mỗi cơ quan đều có quá trình phát triển cá thể. Ở dạng trưởng thành chúng sẽ có những đặc điểm khác với lúc còn non. Bạn hãy nhìn và so sánh 2 lát cắt ngang của rễ cây đu đủ (Carica papaya L.) lúc còn non và lúc trưởng thành để cảm nhận được sự khác biệt đó.

P1010018.jpg


Rễ đu đủ lúc còn non

P1010024.jpg


Rễ đu đủ ở vùng già hơn

Không chỉ thế, việc tìm ra mối quan hệ giữa các tính chất về hình thái giải phẫu với điều kiện sống của nó cũng là một hướng nghiên cứu mới, thực vật sống trong môi trường luôn luôn chịu ảnh hưởng của các tác nhân sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, địa hình…) nếu không thích nghi được với các điều kiện này cây sẽ chết, còn thích nghi được sẽ tồn tại và phát triển, chính hướng nghiên cứu này làm cơ sở cho ngành phỏng sinh học (Bionic)…Với hình ảnh như thế này có thể giúp bạn liên tưởng và sáng tạo ra 1 sản phẩm nào không, có thể lắm chứ, thử xem!!!

P1010037.jpg


Lát cắt ngang trụ trung tâm của rễ măng tây (Asparagus officinalis)

Ngày nay KHV điện tử với độ phóng đại khoảng vài chục nghìn lần đã góp phần thoả mãn mong ước của các nhà giải phẫu học, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chưa giải quyết được vẫn cần sự góp sức của bạn bởi thế giới thực vật thật là phong phú và đa dạng. Hãy cùng góp 1 tay nhé !!!
 
Cảm ơn chị PTH về bài viết, nếu chị có thể cung cấp thêm độ phóng đại, phương pháp làm tiêu bản của mỗi ảnh chị chụp thì đây sẽ là một tài liệu rất hay.
 
Đây là lát cắt ngang của thân măng tây (Asparagus officinalis) và thân thuỷ tùng (Asparagus plumosus), có thể hình thái ngoài của chúng thay đổi nhưng với câu tạo giải phẫu giống nhau như thế này sẽ là cơ sở để sắp xếp chúng vào 1 họ (Asparagus L.)

=============

xếp vào một CHI hay một HỌ????
 
SHVN bị trục trặc chức năng chèn hình trong bản tin nên bài chị Hằng hoãn lại đến khi nào lỗi kỹ thuật khắc phục xong.

Sorry
 
Xin chào mọi người!!
cám ơn mọi người rất nhiều vì đã quan tâm và góp ý cho bài viết của tôi. Tôi sẽ upload các hình này vào thư viện hình và sẽ mô tả rõ ràng hơn ở đó, như vậy sẽ hợp lí hơn phải không Hưng. Còn các bạn có quan tâm đến phương pháp nhuộm các bạn hãy email cho tôi, tôi sẽ gửi quy trình cho các bạn.
Đáng lí ra tôi phải post cả hình thái bên ngoài của cây "Thủy tùng" lên, nhưng vì hôm trước tôi chụp các hình này bằng máy cơ, máy scan trong cơ quan lại hư ?nên tôi ko đưa hình thái ngoài lên được, có thể cách gọi tên khác thôi, nếu được Hoàng đưa hình cây "Thủy Tùng" ở vùng của bạn lên cho mọi người xem để học hỏi thêm và có thể so sánh có giống cây "thủy tùng" của tôi ko ?(^_^), những tên phân loại này tôi sử dụng bộ "Cây cỏ miền Nam" của Thầy Phạm Hoàng Hộ (bộ cũ) chúng tôi vẫn theo trường phái này để phân loại.
Cám ơn Dũng rất nhiều, đúng là Chi Asparagus L thuộc họ Liliaceae. ?:) ?(Thanks!!)
 
Phùng Thị Hằng said:
Xin chào mọi người!!
cám ơn mọi người rất nhiều vì đã quan tâm và góp ý cho bài viết của tôi. ?Còn các bạn có quan tâm đến phương pháp nhuộm các bạn hãy email cho tôi, tôi sẽ gửi quy trình cho các bạn.

Nếu phần nhuộm tiêu bản kô có gì là bí mật, chị Hằng có thể mang lên SHVN luôn được kô? sẽ là nguồn tư liệu quý cho mọi người về sau.
 
Dear Dũng,
không có gì là bí mật cả đâu, Sinh viên Bộ môn Sinh ĐH Cần Thơ ai cũng biết quy trình này hết. Tuy nhiên để mẫu đẹp và bắt màu tốt thì phải có 1 số "mánh" về kĩ thuật ?:) , Tôi đã giới thiệu trang Web này với Cô Hà Thị Lệ Ánh, Cô chuyên về giảng dạy Hình thái Giải phẩu và làm tiêu bản cố định (và là Sư Phụ của tôi :D ?:D ), Tôi đã mời cô tham gia vào diễn đàn, khi nào đăng nhập xong, chắc chắn Cô sẽ có nhiều ý kiến hay cho diễn đàn của các bạn. Các bạn đợi nhé!!

PS: về phần tài liệu tham khảo tôi gửi tin nhắn riêng cho bạn hả, hay cứ post lên DD này, tôi đọc sách lung tung hết sau đó tổng hợp rồi ngẫu hứng viết, để tôi coi lại rồi mail cho bạn, vậy nhé.
 
Chị Hằng làm ơn post tài liệu tham khảo lên diễn đàn cho chúng em còn tham khảo với!
Về mánh, cái nào có thể chia sẻ được thì chị làm ơn chia sẻ, còn cái nào là bí quyết gia truyền thì tùy tâm :D
 
Xin lỗi chen ngang chút, thực ra chị Hằng vẫn ít hơn anh Dũng 2 tuổi đấy, anh Dũng có thể gọi Bạn Hằng cũng được.

Nếu không phiền, mong mọi người cùng khai báo ngày sinh nhật để tiện giao tiếp ạ!

Rất cảm ơn chị Hằng vì đã giới thiệu SHVN với sư phụ của chị.
 
Phùng Thị Hằng said:
Dear Dũng,
không có gì là bí mật cả đâu, Sinh viên Bộ môn Sinh ĐH Cần Thơ ai cũng biết quy trình này hết. Tuy nhiên để mẫu đẹp và bắt màu tốt thì phải có 1 số "mánh" về kĩ thuật  :) , Tôi đã giới thiệu trang Web này với Cô Hà Thị Lệ Ánh, Cô chuyên về giảng dạy Hình thái Giải phẩu và làm tiêu bản cố định (và là Sư Phụ của tôi :D  :D ), Tôi đã mời cô tham gia vào diễn đàn, khi nào đăng nhập xong, chắc chắn Cô sẽ có nhiều ý kiến hay cho diễn đàn của các bạn. Các bạn đợi nhé!!

PS: về phần tài liệu tham khảo tôi gửi tin nhắn riêng cho bạn hả, hay cứ post lên DD này, tôi đọc sách lung tung hết sau đó tổng hợp rồi ngẫu hứng viết, để tôi coi lại rồi mail cho bạn, vậy nhé.

Chị cứ post lên đây cũng được, nếu chị kô nhớ toàn bộ TLTK thì chị nhớ những tài liệu chính. TLTK của bài nào chị ghi ngay dưới bài đó.

Thân
 
Nếu em không nhầm thì những hình này được nhuộm tiêu bản hai màu , bộ môn HTGPTV là khắc tinh của tất bọn khoa sinh chúng em ,hic , học môn này hổng biết sau này có áp dụng gì k hông chứ hiện tại bọn em đang điên đầu về nó, tiêu bản nhuộn đẹp thật đấy , quan sát thấy đấy , nhưng khi vẽ các mô cũng như cơ quan trong bài thi thì cứ ?là"die up die down" hic.nhân đây xin chị Hằng mách cho bọn em biết ít phương pháp để làm bài thi nha, chứ duy trì tình cảnh này bọn em dễ out lắm.thanks chị trước. :wink:
 
Thực tập HTGPTV là môn học để trước hết là biết cấu tạo bên trong của cơ thể thực vật. Môn học này bổ sung cho phần lý thuyết HTGPTV và nó cũng quan trọng trong môn Sinh lý học của chuyên ngành Sinh.
Các hình chụp cho thấy cấu tạo bên trong của rễ, thân. Đúng như "người bạn nhỏ" đã nói, các mãu tiêu bản được cắt thành lát mỏng và nhuộm hai màu tương phản rất rõ rệt. Muốn vẽ hình chi tiết một lát cắt, trước hết em phải vẽ cho được hình vẽ chi tiết những tế bào của từng loại mô theo những qui ước nhất định. Từ đó, em mới có thể nối kết các loại mô đó với nhau và có được hình cuôi cùng (theo yêu cầu bài thực tập).
Hãy nói "phương pháp thi" thực hành hay lý thuyết thì "người bạn lớn" này mới có thể giúp được "người bạn nhỏ". OK.?
 
Xin chào mừng cô Hà Thị Lệ Ánh tham gia diễn đàn Sinh học Việt Nam.

Nhóm Biopro chúng em rất mong nhận được những góp ý và những bài viết của cô đối với sân chơi này.

Chúng em biết cô đã lớn tuổi mà các thành viên ở đây đa số đều còn trẻ. Vì vậy xin cô vui lòng cập nhật phần Ngày sinh cho các bạn biết để xưng hô với cô sao cho phù hợp.
 
Cảm ơn cô đã trao đổi , thật sự thì lí thuyết HTGPTV em không tệ chút bào , vị trí các mô , cũng như cấu tạo và hình dáng của từng loại mô từng loại tế bào thì em cũng biết khá rõ , nhưng khổ nổi khi thi thực tập thì phải vẽ sơ đồ và chi tiểt của một mẫu đề cho mà không biết trước đó là thân hay rễ , nhiệm vụ của bọn em là xác ?định và vẽ . HIc , cô thì bảo nhìn thấy sao vẽ vậy còn chúng em thì bảo " nhìn thấy vậy vẽ sao cô?". Thật sự nhìn thì dễ vẽ mới là khó , còn cái việc nối các tế bào của từng mô lại với nhau thì chúng em cũng được chỉ bảo nhiều nhưng quả là khó , vì chằng thà không vẻ , nối bậy sẽ bị trừ điểm ngay , hic . Ví dụ như khi vẽ cơ cấu hậu lập , biết là các tế bào thẳng hàng xuyên tâm thật đấy , nhưng khi vẽ thì không cách nào đúng được , đến hàng thứ ba là " hàng của ai nấy đi".
?Tập vẽ ?thì chúng em cũng có tập , rất nhiều là đằng khác , nhưng thật sự cách thi ở trường em hơi bị phiêu . Thế mới biết thực hành khác quá nhiều so với lí thuyết cô ha . Vì môn thực tập này mà học kì rồi em bị out học bổng đó cô , hic :evil:
 
Trước khi cô Ánh trả lời chi tiết nội dung của bạn, tui xin "thèo lẻo" một chút

01- Hồi đó tui không biết vẽ là gì, đến nỗi suốt thời đi học bất kỳ cái sơ đồ (sinh,  sử, địa ...) là đều do bạn tui vẽ vào tập cho tui hết. Đi thì thì tùy ý, gặp câu nào vẽ sơ đồ thì "hãy đợi đấy". Thế nhưng lên ĐH tui và nhóm bạn của tui (5 đứa) phải ăn thư viện, ngủ thư viện nói chuyện ....vẽ hình. Từ vẽ mẫu tb đến mẫu động vật bậc thấp đến cao, và dĩ nhiên kô môn HTGP cũng kô thoát. Cả 2 năm ròng rã, ngày nào cũng như ngày nào (trừ thứ 2, TV đóng cửa) là chúng tôi đều vẽ và vẽ. Nhờ đó mà tay nghề tụi tui cứng hẳn lên sau 2 năm luyện .... vẽ. Đến giờ tui có thể tự tin nhìn mẫu mà vẽ lại cũng ... tàm tạm. Vậy muốn vẽ đúng và và đẹp chỉ có cách trước tiên từ bản thân SV phải là nỗ lực tập vẽ.

02-Về những nội dung của bạn cần hỏi. Bây giờ bạn hãy hệ thống hóa từng phần một, các câu hỏi nên rõ ràng mạch lạc, đừng cà kê tâm sự, để cô biết chính xác trọng tâm mà chỉ cho bạn. Bạn có thể tập hợp các câu hỏi từ bạn bè và hệ thống hóa nó lại để cô "xử nó một lần" chứ không phải trả lời lắc nhắc.
 
8) ?:lol: . Các bạn đã hỏi đúng người rồi đó, và Cô cũng đã chịu "xuất hiện" rồi, hi` hi`, không phải quảng cáo cho "sư phụ" đâu mà thực sự là "người bạn lớn" của chúng ta vẽ hình thì tuyệt vời đấy các bạn hãy xem 2 hình này nha, 1 hình là tui làm mẫu chụp và 1 hình la Cô Ánh vẽ

image002.jpg
? ? ? ?
image004.jpg


Với bao nhiêu năm giảng dạy, "kinh nghiệm đầy mình" hy vọng Cô sẽ truyền "bí kiếp" và tung "tuyệt chiêu" ra cho các bạn chiêm ngưỡng (hi hi). Thay mặt các bạn nhỏ, Con xin cám ơn Cô nhiều nhiều. hi` hi`.
 
To: Anh Trần Hoàng Dũng
?HI , em sẽ rút kinh nghiệm lần sau , em vẽ khônh đến nỗi tồi , thật đấy , lí thuyết thì em không đến nỗi tệ nhưng ngặt nỗi thi vẽ thì rớt , em nhớ năm nhất có học môn này rùi , và đã qua. Thế mới đâu chứ anh , em chỉ muốn hỏi kinh nghiệm thôi . Vì thật sự các cô thầy ở trường cũng đã chỉ em nhiều ,nhưng em cảm giác còn thiếu sót một cái gì đó mà mình chưa vượt qua được , biết đâu trao đỏi với những " người bạn lớn " như anh , chị Hằng , cô Ánh em sẽ lượm được bí kíp ?:oops:
 
Steven E. Ruzin (1999) – Plant mircotechnique and mircocopy – New York Oxford.
Có ai có link đọc trực tiếp của sach nj k?
Em lên mi thư viện tìm đọc muk k tìm thấy
Qua nhà sach hỏi mua cũng không có lun

Giải phẫu hình thái học thực vật là môn khó nhằn với lại không có nhiều tài liệu tham khảo nên nếu anh chị nào có sách hay tài liệu hay co thể cho em xin lun link đọc trực tuyến hoặc địa chỉ nào để mua hoặc tìm đọc cũng được
em ở ĐÀ NẴNG
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top