Giới thiệu sách "Công nghệ Tế bào gốc"

2) Bằng chứng đạo văn của GS. TS. Trần Ngọc Thơ
...
sosanh-sachGSTho.jpg (1009.17 KiB) Đã xem 8466 lần.

Bạn đọc có thể xem một số bằng chứng cụ thể trong phần trả lời bài viết này.

Có thể có một số bình luận về tình trạng đạo văn của “giáo sư” Trần Ngọc Thơ:

(1) Đảo lộn hết trật tự của cuốn sách gốc do GS. Jeff Madura viết. Phải công nhận con vịt trời này rất khôn! Chứ không như cuốn sách mà PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang và PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa dịch ra nguyên văn. Nhưng cả hai cuốn sách này giống nhau ở chỗ là ném tên tất cả tác giả vào trong sọt rác, ngay trong danh mục tài liệu tham khảo cũng không thấy tên tác giả. Có thể xem hành vi này là bỉ ổi nhất và vô đạo đức nhất trong lịch sử nghiên cứu và viết giáo trình của Việt Nam. Họ hành xử theo phương châm: Xa hơn nửa vòng trái đất mà, hơn nữa tụi bay đâu có biết tiếng Việt đâu, mà có đến đây đi nữa tụi tao cũng có cả một hệ thống để bảo vệ cho tụi tao, cùng lắm là nói tiếng xin lỗi là xong chứ gì! Tôi rất trân trọng các cuốn sách dịch ở Hà Nội, có ghi tên tác giả đàng hoàn, dù không biết là có sự đồng ý của tác giả chưa.

(2) Bóc tách các bảng biểu và hình vẽ thành những phần nhỏ để đánh lừa những con cừu non. Ông Thơ thật tinh vi, chẳng những đảo lộn trật tự cuốn sách gốc, mà còn xé lẻ bảng biểu và hình vẽ của người ta thành những phần nhỏ để không thể nhận ra. Hành xử này theo cái lối là: Tên cướp nào cũng phải ngụy trang bên ngoài thật hoành tráng và có mặt nạ để đeo vào lấy cớ là để che khói bụi nhưng lại để cho người ta không thể nhận ra. Bạn ở nước ngoài, thì không thể có được sách của “Giáo sư” Thơ và ngược lại ở trong nước thì khó có thể có được sách của Jeff Madura và nếu có cả hai thì cũng khó nhận ra. Mà nếu có nhận ra, thì làm gì được nhau nào? Ông cũng có ý định thách đố cả công luận chắc? Trình độ xào nấu tinh vi này đáng bậc “giáo sư”, vì làm cho người ta không thể phân biệt được nguyên liệu chế biến thô ban đầu.

(3) Dịch không nổi và không đủ sức để hiểu hết nên lược bỏ khá nhiều. Tôi biết “Giáo sư” Thơ từ thuở hàn vi, từ khi mà học xong cái phó tiến sĩ, ngủ một đêm thành tiến sĩ. Ông Thơ này học trong nước, tiếng Anh đâu rành, dịch không nổi nên bỏ qua luôn một số phần của cuốn sách. Nếu mình không biết hay nằm ngoài tri thức của mình, thì mình sử dụng kỹ thuật cắt đi là xong (censor technique). Xem qua hai cuốn sách thì mới thấy trình độ giáo sư này tệ hại như thế nào! Nhiều thuật ngữ dịch sai, nhất là Chương 13.

Trên đây là các bằng chứng đạo văn của “giáo sư” Trần Ngọc Thơ.
Tác giả ẩn danh nên không biết những thông tin về sự so sánh sự giống nhau một cách kỳ cục (file đính kèm) giữa sách của GS. Thơ với sách tiếng Anh có tin cậy được không. Chắc phải chờ kết luận của cơ quan điều tra thì mới có thể tin cậy được.
 

Attachments

  • sosanh-sachGSTho.jpg
    sosanh-sachGSTho.jpg
    1,009.2 KB · Views: 26
Toi khong tin la o vn co ai do viet duoc sach ve te bao goc dau, chac day la sach dich tu mot text book nao do roi ghi bua ten minh vao coi do la ten tac gia.
Thong thuong khi viet viet sach tac gia truoc het phai la nguoi co nhieu cong trinh cong bo tren cac journals lon nhu Nature, the cell, the Science, dong thoi da thu tay nghe qua cac bai review, duoc dong nghiep va dac biet la cac nha xuat ban de bat toi VD Sciencedriect, CSHL press... con o vn toi chac chan vao luc nay ngay ca thu vien quoc gia cung khong co du subscrition for the three mention journals vay thi nhung nguoi tu phong ta tac gia cua sach do so te bao goc o tren lay dau ra tu lieu (referances) de viet va rang truoc do ho da dang cong trinh khoa hoc nao chua, hay chi copy va cat xen tu cac sach nuoc ngoai roi gan ten minh vao do
Xin loi cho toi noi thang!
tác giả sach này là thầy Phan Kim ngọc trưởng phòng thí nghiệm va ứng dụng tế bào gốc dh KHTN tphcm ....
dĩ nhiên là thây đã co nghiên cứu nhiều năm và phòng đã có nhiều ứng dụng thiết thực ....
http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/368059/Hi-vong-da-gieo.html

“Chúng tôi chưa có nghiên cứu riêng gì mới, tất cả còn đang học những quy trình mà thế giới họ đã làm và xem mình có thực hiện được hay không”
câu nói đó thê hiện sự khiêm tôn của ngừoi làm khoa hoc ....và bài bao trên cũng đã chỉ ra nhiều thành tưu của phòng tn ...vây mà nhiều ngừoi vẫn lấy câu nói đó mà xuyên tạc....


a có thể vào đây để bít thêm phòng này như thế nào
http://vinastemcelllab.com/vi/
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Luong-tuong-trung-sinh-vien-gioi-van-xin-o-lai-truong/20765243/188/
http://www.giaoduc.edu.vn/news/chuyen-hoc-duong-753/nhung-hat-ngoc-mua-xuan-139672.aspx ( theo bài nay thì ptn đã có hơn 100 bai bao trong nứoc và quốc tế )
http://www.sggp.org.vn/trithuccongnghe/2010/3/220201/
http://www.giaoduc.edu.vn/news/xa-hoi-680/nhung-nguoi-linh-tren-buc-giang-bai-3-%E2%80%9Cminh-von-la-nguoi-linh-ma-%E2%80%9D--136440.aspx

có quyển sách khoa hoc nào mà ko phải tổng hơp kiến thức từ nhiều nguồn
cuốc sach giáo khoa mà a hoc tư khi còn be bé cho tới nhưng cuôc sach bây h ....có tác giả nào dám nói kiến thưc trong sách là từ mình tự tìm ra ????có quyển sách khoa học nào ma ko phai tham khảo kiên thưc từ các sach khác ..viết sách khoa hoc đâu phai la viêt tiểu thuyết ,,,,????

thiêt nghĩ khi viêt bất cứ sách này , (cho dù chỉ là như a nói thui) ngừoi viêt cũng đã phỉa bỏ ra rất nhiều tâm huyết .....vì thế khi cầm quyền sách trên tay mình rất trân trong ....

đừng vì những suy nghỉ chủ quan mà đưa ra những bình luận >"< .....
 
Tác giả ẩn danh nên không biết những thông tin về sự so sánh sự giống nhau một cách kỳ cục (file đính kèm) giữa sách của GS. Thơ với sách tiếng Anh có tin cậy được không. Chắc phải chờ kết luận của cơ quan điều tra thì mới có thể tin cậy được.

Giống đấy,tuy nhiên em không quan tâm nên không rõ rõ tỉ lệ % thế nào, dựa vào cases

1. Chú TS ở chung nhà (trước đây) phe cô Cúc
2. Ông anh chung nhà (giờ ở Úc) học trò cưng thầy Thơ
3. Nhỏ bạn ngân hàng chung nhà từng học môn này, có cả sách tiếng việt lẫn tiếng anh.

Lỗi lạc đề là không thể chấp nhận. Issue: Giới thiệu sách công nghệ tế bào gốc.
 
Mình tình cờ đọc được cái entry này trong lúc gõ Google tìm sách về stemcell bằng tiếng Việt và mình có 1 số ý kiến nhỏ như sau:

- đầu tiên thì phải rất cảm ơn các thầy cô đã nhọc công dịch sách sang tiếng Việt để có thể phổ cập thông tin 1 cách dễ dàng hơn. Bản thân mình biết dịch 1 cuốn sách ... khó khăn đến mức nào (vì năm thứ 2 mình có 1 bài tập của 1 môn là dịch 1 cuốn sách mỏng thôi, chừng 60 trang từ tiếng Đức ---> và quả thật là khủng khiếp).

- Thế nhưng đứng trên khía cạnh của một người học về khoa học thì:

+ Bạn có thể dịch sách nếu như bạn tôn trọng tác giả (đề rõ dịch từ tác giả nào, sách xuất bản năm nào và phải giữ gần đúng ít nhất 90% nội dung, và cả list tài liệu tham khảm), ngoài ra 1 số tác giả còn yêu cầu bản quyền, nhưng về vấn đề này mình k nhắc đến. Mình chỉ nhắc đến sự tôn trọng về mặt tinh thần.

+ Còn nếu bạn viết, tổng hợp sách mà có trích dẫn hay nguồn tham khảo từ đâu thì cũng phải ghi rõ ra. Mình được dạy khi nào cần phải trích dẫn: đó là khi cái câu nói, câu viết đó k phải do bạn nghĩ ra, phát minh ra nó, vậy thì khi viết sách, làm ơn chú thích định nghĩa này của ai, từ đâu, năm nào. Bởi vì cùng 1 vấn đề, nhưng các nhà khoa học khác nhau với các thuyết khác nhau sẽ đưa ra các định nghĩa, phân loại, tính chất và các cách nhìn nhận khác nhau.

Thế nhưng đáng buồn là VN chúng ta chưa có cái thói quen đấy, ngay cả đối với nhiều thầy cô giáo đã ở chức vụ cao và lâu năm trong ngành. Mình có thể ví dụ như: 4 quyển trong bộ Công nghệ Sinh học (mình sr vì mình đã cho nó ra đi cách đây vài năm nên cũng k nhớ đc chi tiết, của NXB Giáo dục), mình chỉ đề cập đến phần "thuốc trừ sâu sinh học" - đã đc copy y nguyên (thậm chí đến từng cái gạch đầu dòng và dấu chấm phẩy) với 1 quyển sách giáo khoa của nước ngoài xuất bản cách đây hơn 20 năm. Thế nhưng trong phần tài liệu tham khảo thì đưa ra có 1 vài tài liệu bằng tiếng Anh, mà mình (bởi vì bức xúc) đã xem qua mấy tài liệu đấy thì thấy nó chẳng có liên quan quái gì đến cái phần đấy cả. Vậy thì với 1 người k hề được đọc mấy quyển tài liệu gốc đó sẽ nghĩ rằng tác giả của phần này tự viết về nó. Vậy thì tác giả đích thực của cuốn sách ở đâu. Giả sử nếu họ đã chết thì chúng ta cũng phải tôn trọng họ.

Thừa kế và phát triển khác xa rất nhiều với sao chép và đi lên bằng trí óc của người khác.

For những thầy cô vẫn còn giữ thói quen đó:
Các thầy cô rất giỏi, k ai phủ nhận điều đấy, thế nhưng chúng em sẽ tôn trọng các thầy cô hơn khi các thầy cô cũng tôn trọng người khác hơn!
 
Mình thấy mọi người có vẻ căng thẳng quá nhỉ ^^!! đây chỉ là chủ đề giới thiệu 1 cuốn sách thôi mà. Mình đã từng đọc qua 1 chút cuốn sách này ( sách đi mượn nên không coi được hết) và cũng từng được học thầy Ngọc. Cuốn sách được viết khá cẩn thận, trau chuốt, qua đó cũng thấy được tâm huyết của tác giả như thế nào. Và thầy Ngọc cũng là người thầy được rất nhiều bạn sinh viên trường khtn tphcm mến mộ, trong đó có mình và các bạn lớp 09cs.
Có lẽ bạn sv ha noi va ban tho đang làm quá lên chăng ? Chắc chỉ cần bàn về 1 vấn đề nóng hổi nào đó, công nghệ tiến tiến 1 chút mà để tên người việt nam là các bạn liền cho rằng họ đi sao chép sách, rồi diễn giải ra đủ thứ. Các bạn cũng chẳng cần biết cuốn sách viết cái gì, người viết là ai, rồi tìm tư liệu chứng minh gs này nọ " luộc" sách của người này, người kia ( mà chẳng liên quan tới tác giả cuốn sách này ). Người ta không ai nhìn vào 1 người để đánh giá 1 đất nước đâu bạn. Đó chỉ là thiểu số thôi, nếu là đa số thì..chết mất. Với lại kiến thức là của chung, không ai dám bảo kiến thức đó là của tui, của tui, chỉ có những người đi đầu tìm ra nó. Chúng ta có thừa hưởng thì mới bước tiếp được.
Nói tóm lại, người mở chủ đề này chỉ muốn giới thiệu đến những ai có đam mê muốn tìm hiểu thêm về công nghệ tế bào gốc 1 cuốn sách khá hay. Còn ai không quan tâm thì miễn bàn, đừng có mang nhân cách người này, người kia ra bàn tán. Nếu đúng thì giải quyết được gì, nếu sai thì chắng khác nào bạn cứa 1 vết thương lên người họ.
 
Ôi trời ơi. Từ sau khi post bài giới thiệu lên, em bận quá nên cũng không có lên xem lại nó như thế nào. Hôm nay chợt nhớ ra mình có 1 cái nick ở đây nên ghé vào xem có gì mới không thì hỡi ôi 5 trang ^_^
Vâng, rất cảm ơn anh chị, các bạn và các em đã quan tâm đến cuốn sách và cho nhiều comments.
Em xin có 1 số ý kiến như sau:
1. Sách do 1 nhóm giảng viên khoa Sinh trường ĐH Khoa học tự nhiên tổng hợp tài liệu và dịch.
2. Trong sách có nhiều chương, và mỗi chương là tâm huyết của những thầy cô đang làm về lĩnh vực đó. Trong phần 4, từ chuơng 22 đến 29, đề cập đến ứng dụng của tế bào gốc, thì xin vui mừng thông báo đến các anh chị và các bạn rằng Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc đang tiến hành thí nghiệm cho tất cả những ứng dụng trên.
- Giai đoạn 1: Phân lập, nuôi cấy và xác định tính chất tế bào gốc: tế bào gốc máu (máu cuống rốn và máu KINH NGUYỆT), trung mô, tiền thân nội mô, thần kinh, nhũ nhi, ung thư (commercial human cell lines và tế bào từ khối u bệnh nhân Việt Nam). [đã xong trên chuột, đang tiến hành cho người]
- Giai đoạn 2: Phòng đã tạo thành công mô hình chuột tiểu đường, chuột Suy giảm miễn dịch, chuột thiếu máu chi, chuột gãy xương, chuột ung thư da, lão hóa sớm, chuột xenograft u người [và vẫn đang tiếp tục tạo ra các mô hình khác]
- Giai đoạn 3: thử nghiệm điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, đã có báo cáo về thành công cho chuột tiểu đường, chuột gãy xương. Mình tạm thời không làm việc ở lab đã gần 1 năm rồi nên cũng chưa update thành công mới.

Ngoài ra, trong phòng còn có các nhóm về Hỗ trợ sinh sản (tiến hành với phôi heo, bò, chó, mèo và đề tài gần đây nhất mà mình được biết là cloning mèo), về Thực phẩm chức năng của Tiến sĩ Lê Thanh Hưng, Công nghệ vật liệu mới của Tiến sĩ Trần Lê Bảo Hà, Miễn dịch của Tiến sĩ Đỗ Minh Sĩ.

Trong 10 năm vừa qua, là giai đoạn vô cùng khó khăn vì cái gì cũng phải học mới, mua sắm vận hành máy móc, training về kỹ thuật, thiết kế phòng ốc, chọn hướng đi phù hợp với xu hướng thế giới và điều kiện Việt Nam... Tại sao phải lặp lại công trình của thế giới mà không phát minh sáng kiến vĩ đại đi?!? Theo suy nghĩ nông cạn non nớt của em thì chưa thể ạ, công nghệ này cũng còn đang mới với thế giới, mình là người đi tiên phong ở VN, hơn nữa chính thức được đầu tư quy mô là vào ngày 24-12-2008.

Đúng như anh Hưng nói, các tác giả đã đọc rất nhiều bài báo cũng như review, có cả text book, và sắp xếp các chương mục theo vốn hiểu biết của mình. Tài liệu tham khảo rất rõ ràng và đầy đủ, được in kèm ngay sau mỗi chương. Trong sách cũng có tham khảo chính các công trình của phòng.
Và cuối cùng, xin hãy hiểu nó như là 1 lời giới thiệu bằng tiếng Việt dễ hiểu về công nghệ tế bào gốc. Mục đích của tác giả là mong muốn có thêm nhiều người đồng tình ủng hộ cho công nghệ này, nhiều học sinh sinh viên đam mê theo đuổi, nhiều nhà đầu tư quan tâm.
 
Tế bào gốc (stem cell) đang được cộng đồng xã hội và các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Với niềm hy vọng to lớn, đông đảo công chúng đang dõi theo những kết quả mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc. Tin tức về những đột phá, tiến bộ mới, về những thành tựu trong nghiên cứu tế bào gốc không chỉ xuất hiện trên các tạp chí khoa học chuyên sâu, mà còn xuất hiện trên các báo hằng ngày, trên ti vi, đài phát thanh, internet… Người ta bàn thảo, tranh luận về tế bào gốc không chỉ trong các phòng nghiên cứu, mọi người cũng thông tin cho nhau, thảo luận sôi nổi về tế bào gốc tại Liên hiệp quốc, trên phố tài chính Wall, trong nhiều phiên họp của chính phủ, quốc hội. Giải thưởng Nobel năm 2007 được trao cho 3 nhà khoa học: Mario Capecchi, Martin Evans và Oliver Smithies là những người có liên quan mật thiết với lĩnh vực tế bào gốc.
Cho đến nay chúng ta có thể khẳng định diện mạo tế bào gốc có những đặc điểm chính như sau:
- Tế bào gốc là những tế bào có tiềm năng phát triển, tự làm mới và biệt hóa thành nhiều loại tế bào bình thường khác của cơ thể, chúng có thể bù đắp, thay thế các tế bào bị chết hoặc bị bệnh.
- Tế bào gốc tạo nên một lĩnh vực khoa học rất đặc biệt, rất chuyên sâu liên quan đến hầu hết các lĩnh vực y sinh học; lĩnh vực này đã biết đến từ lâu nhưng chỉ mới phát triển mạnh gần đây; tế bào gốc là vấn đề lý luận sinh học nhưng có tầm ứng dụng rộng lớn; nghiên cứu tế bào gốc đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền bạc, sức lực, nhưng hứa hẹn nhiều lợi nhuận.
- Nghiên cứu tế bào gốc không chỉ là nghiên cứu về sinh học tế bào, việc nghiên cứu này phải kết hợp với nghiên cứu sinh học phân tử, kỹ nghệ di truyền (genetic engineering), thao tác tế bào, chuyển gen… Nghiên cứu tế bào gốc cũng đang kết hợp với những nghiên cứu về kỹ nghệ mô (tissue engineering).
- Tính ứng dụng của tế bào gốc ngày càng rõ rệt. Bước đầu đã có một số bệnh nhân bị liệt tủy sống, tiểu đường, động mạch vành, ung thư… được điều trị có kết quả khả quan bằng công nghệ tế bào gốc.
- Nhiều chuyên gia về tế bào gốc hy vọng sẽ có một dự án tế bào gốc toàn cầu theo kiểu dự án bộ gen người (human genome project) mà đã được thực hiện thành công.
Ở Việt Nam, một số các nhà khoa học đã và đang bắt tay vào nghiên cứu tế bào gốc. Một số nhóm nghiên cứu tế bào gốc đã hình thành. Bộ Khoa học Công nghệ đã quan tâm đến lĩnh vực này và đầu tư cho các nghiên cứu. Mặc dù kết quả nghiên cứu còn khiêm tốn nhưng hy vọng tương lai gần, các nhà khoa học Việt Nam có thể đạt được những thành tựu quan trọng, đặc biệt là trong ứng dụng điều trị một số bệnh.
Các sách chuyên đề và thông tin về tế bào gốc ở nước ta còn rất hạn chế.
Trên tay của bạn đọc là quyển sách “Công nghệ tế bào gốc” đầu tiên ở Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phan Kim Ngọc cùng các đồng nghiệp trẻ tuổi với nhiệt huyết và cố gắng, vừa nghiên cứu thực hiện nhiều đề tài về tế bào gốc vừa tích lũy kiến thức để biên soạn quyển sách này. Đây là quyển sách có nội dung nghiêm túc, phong phú, khá toàn diện và chuyên sâu. Các tác giả không chỉ đề cập đến khái niệm, lý luận sinh học tế bào gốc, mà còn cũng cấp các kỹ thuật cơ bản về thu nhận, nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc. Các tác giả cũng đề cập đến các lĩnh vực ứng dụng, những vấn đề về đạo đức có liên quan khi nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.
Hi vọng quyển sách này sẽ được các nhà khoa học, sinh viên, các nhà hoạch định chính sách, doanh nhân và đông đảo bạn đọc đón nhận.
Bạn đọc đang có trên tay “Công nghệ tế bào gốc”. Xin hãy đọc, và bạn sẽ thấy nhiều điều bổ ích, lý thú, đồng thời cũng sẽ phát hiện những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức của của sách và góp ý, trao đổi với các tác giả để khi tái bản, sách sẽ hoàn thiện hơn.
Rất mong được góp ý và trao đổi.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2009
GD. TS. TRƯƠNG ĐÌNH KIỆT
(Trường Đại học Y – Dược TP. Hồ Chí Minh)

MỤC LỤC
Phần 1: Đại cương về tế bào gốc
Chương 1: Vài nét về việc nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc
Chương 2: Tế bào gốc: Định nghĩa và phân loại
Chương 3: Tế bào gốc và tiềm năng ứng dụng
Chương 4: Tính vạn năng và sự tự làm mới

Phần 2: Tế bào gốc phôi
Chương 5: Tế bào gốc phôi và việc thu nhận tế bào gốc vạn năng
Chương 6: Nuôi cấy và tạo dòng tế bào gốc phôi
Chương 7: Tế bào mầm

Phần 3: Tế bào gốc trưởng thành
Chương 8: Ổ (niches) tế bào gốc trưởng thành
Chương 9: Nhận diện tế bào gốc: từ sinh học đến kỹ thuật
Chương 10: Tế bào gốc tạo máu
Chương 11: Tế bào gốc trung mô
Chương 12: Tế bào gốc vạn năng cảm ứng
Chương 13: Tế bào gốc rìa giác mạc và ứng dụng
Chương 14: Tế bào gốc cơ xương
Chương 15: Tế bào gốc da
Chương 16: Tế bào gốc của mô mỡ
Chương 17: Tế bào tiền than nội mô
Chương 18: Tế bào gốc thần kinh
Chương 19: Tế bào gốc nhũ nhi
Chương 20; Tế bào gốc ung thư
Chương 21: Các tế bào gốc khác

Phần 4: Liệu pháp tế bào gốc
Chương 22: Thử nghiệm tiền lâm sang liệu pháp tế bào gốc
Chương 23: Tế bào gốc trong điều trị bệnh thần kinh
Chương 24: Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tim mạch
Chương 25: Liệu pháp tế bào gốc trong bệnh tiểu đường
Chương 26: Tái tạo biểu mô và da
Chương 27: Ứng dụng tế bào gốc trong chấn thương chỉnh hình
Chương 28: Liệu pháp tế bào gốc tạo máu trong điều trị bệnh tự miễn
Chương 29: Liệu pháp gen tế bào gốc

Phần 5: Bảo quản tế bào gốc
Chương 30: Bảo quản tế bào gốc
Chương 31: Ngân hàng tế bào gốc
Chương 32: Ngân hàng máu cuống rốn

Phần 6: Sản phẩm, sở hữu trí tuệ và đạo lý sinh học
Chương 33: Đạo lý sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc

Sách hiện đang được bán tại nhà sách Thăng Long, số 2 - Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP Hồ Chí Minh, giá bìa 130000 VND.

Rất cảm kích sự tâm huyết của anh vì sự nghiệp phát triển công nghệ sinh học của nước nhà. Hiện tôi đang có cơ hội tiếp xúc nhiều với 2 công trình khoa học của PGS.TS.BS Phan Toàn Thắng về việc bóc tách tế bào gốc từ màng lót cuốc rốn và nghiên cứu ra môi trường nuôi dưỡng tế bào gốc ngoài có thể (http://dantri.com.vn/c36/s251-230901/phan-toan-thang-nha-nghien-cuu-te-bao-goc-tinh-co.htm). Thực sự công nghệ tế bào gốc mở ra một hướng đi rất khả quan giải quyết việc chữa trị nhiều căn bệnh nan ý cho con người. Tôi rất muốn kết bạn với những người như anh để trao đổi thêm về thông tin cũng như có những công việc ủng hộ nền khoa học nước nhà.

Nguyễn Minh TiếnBộ phận phát triển thị trường
FNCThăng hoa cùng công nghệ
Ad : Số 11 Bis, Nguyễn Gia Thiều, P6, Q3, TP.Hồ Chí Minh

http://www.fnc.com.vn/limit/ttpp.html
Hà Nội Office : Số 87 Nguyễn Khang, Cầu Giấy

Mobile : 0912 820 263 – 0168 5454 666
Website : http://www.fnc.com.vn
Email : tienfnc@gmail.com
 
Ôi trời ơi. Từ sau khi post bài giới thiệu lên, em bận quá nên cũng không có lên xem lại nó như thế nào. Hôm nay chợt nhớ ra mình có 1 cái nick ở đây nên ghé vào xem có gì mới không thì hỡi ôi 5 trang ^_^
Vâng, rất cảm ơn anh chị, các bạn và các em đã quan tâm đến cuốn sách và cho nhiều comments.
Em xin có 1 số ý kiến như sau:
1. Sách do 1 nhóm giảng viên khoa Sinh trường ĐH Khoa học tự nhiên tổng hợp tài liệu và dịch.
2. Trong sách có nhiều chương, và mỗi chương là tâm huyết của những thầy cô đang làm về lĩnh vực đó. Trong phần 4, từ chuơng 22 đến 29, đề cập đến ứng dụng của tế bào gốc, thì xin vui mừng thông báo đến các anh chị và các bạn rằng Phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc đang tiến hành thí nghiệm cho tất cả những ứng dụng trên.
- Giai đoạn 1: Phân lập, nuôi cấy và xác định tính chất tế bào gốc: tế bào gốc máu (máu cuống rốn và máu KINH NGUYỆT), trung mô, tiền thân nội mô, thần kinh, nhũ nhi, ung thư (commercial human cell lines và tế bào từ khối u bệnh nhân Việt Nam). [đã xong trên chuột, đang tiến hành cho người]
- Giai đoạn 2: Phòng đã tạo thành công mô hình chuột tiểu đường, chuột Suy giảm miễn dịch, chuột thiếu máu chi, chuột gãy xương, chuột ung thư da, lão hóa sớm, chuột xenograft u người [và vẫn đang tiếp tục tạo ra các mô hình khác]
- Giai đoạn 3: thử nghiệm điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc, đã có báo cáo về thành công cho chuột tiểu đường, chuột gãy xương. Mình tạm thời không làm việc ở lab đã gần 1 năm rồi nên cũng chưa update thành công mới.

Ngoài ra, trong phòng còn có các nhóm về Hỗ trợ sinh sản (tiến hành với phôi heo, bò, chó, mèo và đề tài gần đây nhất mà mình được biết là cloning mèo), về Thực phẩm chức năng của Tiến sĩ Lê Thanh Hưng, Công nghệ vật liệu mới của Tiến sĩ Trần Lê Bảo Hà, Miễn dịch của Tiến sĩ Đỗ Minh Sĩ.

Trong 10 năm vừa qua, là giai đoạn vô cùng khó khăn vì cái gì cũng phải học mới, mua sắm vận hành máy móc, training về kỹ thuật, thiết kế phòng ốc, chọn hướng đi phù hợp với xu hướng thế giới và điều kiện Việt Nam... Tại sao phải lặp lại công trình của thế giới mà không phát minh sáng kiến vĩ đại đi?!? Theo suy nghĩ nông cạn non nớt của em thì chưa thể ạ, công nghệ này cũng còn đang mới với thế giới, mình là người đi tiên phong ở VN, hơn nữa chính thức được đầu tư quy mô là vào ngày 24-12-2008.

Đúng như anh Hưng nói, các tác giả đã đọc rất nhiều bài báo cũng như review, có cả text book, và sắp xếp các chương mục theo vốn hiểu biết của mình. Tài liệu tham khảo rất rõ ràng và đầy đủ, được in kèm ngay sau mỗi chương. Trong sách cũng có tham khảo chính các công trình của phòng.
Và cuối cùng, xin hãy hiểu nó như là 1 lời giới thiệu bằng tiếng Việt dễ hiểu về công nghệ tế bào gốc. Mục đích của tác giả là mong muốn có thêm nhiều người đồng tình ủng hộ cho công nghệ này, nhiều học sinh sinh viên đam mê theo đuổi, nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Đây có thể là 1 quyển sách tuyệt vời mặc dù mình chưa có cơ hội đọc qua nó, nhưng với những gì bạn tả thì mình thấy được bao nhiêu công sức đã đổ vào để hoàn thành cuốn sách.

Mình rất đồng ý với bạn Autumm Luna về vấn đề trích dẫn, nó không chỉ là tôn trọng tác giả mà còn giúp tác giả có thêm được nhiều người biết đến thông qua Citation Index hay h-index, vấn đề này đặc biệt rất nghiêm trọng tại các nước khác thì dụ như Đức, bộ trưởng quốc phòng Karl-Theodor zu Guttenberg bị áp lực phải từ chức sau khi phát hiện ra luân văn tiến sĩ của ông đã "đạo" rất nhiều mà ko ghi trích dẫn, và thậm chí các trường đại học tại Đức sẽ đuổi học và phạt số tiền rất lớn nếu phát hiện bạn ko trích dẫn.

Nếu có ghi các nguồn trích dẫn thì mình thấy ko việc gì phải cần phải có uy tín thế giới gì để viết 1 quyển sách cả, vì nếu như vậy ko biết phải chờ đến bao giờ sinh viên ở Việt Nam mới được đọc 1 quyển sách review hay về tế bào gốc.
 
Thấy mấy bác bàn dữ quá nên em muốn góp vài lời chơi. có đụng chạm thì xin lượng thứ.
1. Về việc mấy bác nhận xét người khác thì chớ có vơ đũa cả nắm.
2. Làm ơn nhớ rằng khi mình nhận xét về ai đó thì mọi người cũng đang nhận xét về mình. Em thấy "văn hoá" của 1 số ai kia khi nhận xét về văn hoá của người khác thật là...
3.Nếu các bác có cho em là thiếu khách quan thì em cũng đành chịu vậy nhưng vì em là học trò của thầy Phan Kim Ngọc nên em mún nói là " nếu được học, làm việc với thầy thì không ai có thể nghi ngờ gì về những thành tựu của thầy"
:botay::please::please::please::???:
 
Tìm sách công nghệ tế bào gốc của Phan kim ngoc

Tớ đang rất cần cuốn sách này, bạn nào có có thể share file hoặc bán cho mình được không, tớ tìm ở các hiệu sách nhưng không còn nữa. Liên hệ với mình nhanh nhé, sdt 0947735048 hoặc email: nguyenhongngannd@yahoo.com
Mình cám ơn nhiều.
 
Thật bất ngờ là chủ đề này lại nóng thế! Nó cho thấy một điều rằng trong chúng ta đang có một sự đấu tranh quyết liệt giữa cái đúng, cái sai trong mối tương quan với cái tình cái lý. Đọc topic dài quá không nhớ hết được ai nói gì nhưng nó cho tôi một vài gợi ý nhỏ như sau:

1) Ban quản trị diễn đàn nên mở một topic riêng về giới thiệu sách (hoặc sách mới) do các tác giả Việt Nam xuất bản tại VN.

2) Mỗi cuốn sách có một topic riêng để các thành viên có dịp phản biện về tính pháp lý, nội dung etc của cuốn sách. Định kỳ, sinh học Việt Nam sẽ tổng hợp lại, trao đổi thêm với những nhà chuyên môn có tiếng và gửi góp ý đến cho tác giả với hy vọng đóng góp thêm ý kiến để hoàn thiện cho sách, giáo trình. Tôi nghĩ đó mới là cách làm mang tính xây dựng thay vì việc phản đối hay ủng hộ một cách chung chung như ở đây.

3) Mở một chủ đề chung để thảo luận về thế nào là viết sách chuyên khảo, giáo trình, bài giảng, sách dịch. Những anh chị có kinh nghiệm có thể trao đổi thêm cho các anh em trên diễn đàn học hỏi, cho những GS tương lai có thể tập bắt đầu với những một chương nào đó về lĩnh vực chuyên môn của mình một cách khắt khe theo những qui định chung của thế giới. Biết đâu đó lại có những dự án viết sách thành công từ diễn đàn shvn?

ĐK
 
Tranh luan vui

Bạn Trung thân mến!
Nếu bạn chưa biết chắc chắn thì đừng nói như vậy, không giống ngôn từ của một người trí thức. Nếu bạn là Việt kiều thì hãy về nước xem rồi kết luận. Nếu bạn là người Việt Nam đi du học thì hãy nghĩ lại ai là người chắp cánh cho bạn bay xa như vậy. Tôi chắc chắn rằng sự thành đạt của bạn hôm nay là nhờ công sức của những người Thầy ngày đêm cặm cụi dịch sách và tổng hợp tài liệu như thế đấy (cho dù họ đã từng thực nghiệm hoặc chưa từng có điều kiện để thực nghiệm).
Tôi không quen biết gì nhóm tác giả ấy nhưng cũng cảm thấy bất bình khi nghe bạn phát biểu.

MINH DC BIET O VIET NAM MINH HIEN CO GS.BS PHAN TOAN THANG HIEN DANG LA GIAM DOC DIEU HANH DU AN PHAT TRIEN TE BAO GOC . HIEN DANG LAM VIEC TAIJ SINGAPO NGUOI DA NLOI TIENG VOI BANG DANG KY SO HUU TRI TRUE VE NHUNG CONG TRINH NGHIEN CUU KHOA HOC VE TE BAO GOC VA UNG DUNG.
BAN LA NGUOI TIM HIEU CHUA KY DA VOI CHE BAI CON NGUOI VA DAT NUOC CUA CHINH MINH. THAT LA HO THEN KHI CHINH MINH LA CONG DAN CO NGUON GOC vIET NAM > BAN TRUNG NHE
 
Minh dang lam de tai tim hieu ve " cong nghe san suat cacs san pham cham soc da tu te bao goc " ban nao co file cuon sach nay vui long cho minh xin voi hay cho minh muon pho to cung dc ! Email cua minh xuanbinh368@gamail.com xin cam on moi nguoi !
 
Em ở HN rất muốn tìm đọc cuốn sách này, không biết cuốn sách này có bán ở HN không. Anh em nào ở HN có mà không dùng nữa hoặc biết ở đâu bán thì share em địa chỉ để em mua nhé. Email em là leminhduc93@gmail.com có gì thông tin cho em qua email hoặc SMS qua số ĐT 092.400.8292 nhé. Em xin cám ơn !
 
Ai còn sách này ko ạ, có thể bán lại or scan làm ebook cho mọi ng với, vấn đề này đang hot Hì Thanks
Email:binhknight2000@gmail.com
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top