Ho Huu Tho
Senior Member
Tác giả ẩn danh nên không biết những thông tin về sự so sánh sự giống nhau một cách kỳ cục (file đính kèm) giữa sách của GS. Thơ với sách tiếng Anh có tin cậy được không. Chắc phải chờ kết luận của cơ quan điều tra thì mới có thể tin cậy được.2) Bằng chứng đạo văn của GS. TS. Trần Ngọc Thơ
...
sosanh-sachGSTho.jpg (1009.17 KiB) Đã xem 8466 lần.
Bạn đọc có thể xem một số bằng chứng cụ thể trong phần trả lời bài viết này.
Có thể có một số bình luận về tình trạng đạo văn của “giáo sư” Trần Ngọc Thơ:
(1) Đảo lộn hết trật tự của cuốn sách gốc do GS. Jeff Madura viết. Phải công nhận con vịt trời này rất khôn! Chứ không như cuốn sách mà PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang và PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa dịch ra nguyên văn. Nhưng cả hai cuốn sách này giống nhau ở chỗ là ném tên tất cả tác giả vào trong sọt rác, ngay trong danh mục tài liệu tham khảo cũng không thấy tên tác giả. Có thể xem hành vi này là bỉ ổi nhất và vô đạo đức nhất trong lịch sử nghiên cứu và viết giáo trình của Việt Nam. Họ hành xử theo phương châm: Xa hơn nửa vòng trái đất mà, hơn nữa tụi bay đâu có biết tiếng Việt đâu, mà có đến đây đi nữa tụi tao cũng có cả một hệ thống để bảo vệ cho tụi tao, cùng lắm là nói tiếng xin lỗi là xong chứ gì! Tôi rất trân trọng các cuốn sách dịch ở Hà Nội, có ghi tên tác giả đàng hoàn, dù không biết là có sự đồng ý của tác giả chưa.
(2) Bóc tách các bảng biểu và hình vẽ thành những phần nhỏ để đánh lừa những con cừu non. Ông Thơ thật tinh vi, chẳng những đảo lộn trật tự cuốn sách gốc, mà còn xé lẻ bảng biểu và hình vẽ của người ta thành những phần nhỏ để không thể nhận ra. Hành xử này theo cái lối là: Tên cướp nào cũng phải ngụy trang bên ngoài thật hoành tráng và có mặt nạ để đeo vào lấy cớ là để che khói bụi nhưng lại để cho người ta không thể nhận ra. Bạn ở nước ngoài, thì không thể có được sách của “Giáo sư” Thơ và ngược lại ở trong nước thì khó có thể có được sách của Jeff Madura và nếu có cả hai thì cũng khó nhận ra. Mà nếu có nhận ra, thì làm gì được nhau nào? Ông cũng có ý định thách đố cả công luận chắc? Trình độ xào nấu tinh vi này đáng bậc “giáo sư”, vì làm cho người ta không thể phân biệt được nguyên liệu chế biến thô ban đầu.
(3) Dịch không nổi và không đủ sức để hiểu hết nên lược bỏ khá nhiều. Tôi biết “Giáo sư” Thơ từ thuở hàn vi, từ khi mà học xong cái phó tiến sĩ, ngủ một đêm thành tiến sĩ. Ông Thơ này học trong nước, tiếng Anh đâu rành, dịch không nổi nên bỏ qua luôn một số phần của cuốn sách. Nếu mình không biết hay nằm ngoài tri thức của mình, thì mình sử dụng kỹ thuật cắt đi là xong (censor technique). Xem qua hai cuốn sách thì mới thấy trình độ giáo sư này tệ hại như thế nào! Nhiều thuật ngữ dịch sai, nhất là Chương 13.
Trên đây là các bằng chứng đạo văn của “giáo sư” Trần Ngọc Thơ.